1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

XIN MOI NGUOI CHI GIAO

Chủ đề trong 'Câu lạc bộ Hạ Long' bởi chi_phoi, 15/11/2003.

  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
  1. chi_phoi

    chi_phoi Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    15/11/2003
    Bài viết:
    1
    Đã được thích:
    0
    chào tất cả ! tôi có một câu hỏi này cần sự giúp đỡ của các bạn . Chẳng là thế này : bây giờ đang là mùa cưới , cô dâu chú rể thường trao nhẫn cuới cho nhau nhưng không hiểu tại sao những người nhận nhẫn thường đeo vào ngón áp út . Ai biết giải thích dùm tui được không ..........
  2. heavyrocker

    heavyrocker Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    25/02/2002
    Bài viết:
    894
    Đã được thích:
    0
    he he he,theo em biết thì nguyên nhân cái vụ này là từ cái quan niệm rằng"ở ngón áp út có 1 mạch máu chạy đến tim,khi cưới người ta trao nhẫn cưới cho nhau và deo vào đó để khẳng định rằng,2 người này có trái tim nối với trái tim vĩnh viễn ko bao giờ xa rời nhau" vậy thôi.nhưng ko biết có đúng ko nữa.Vì người ta cưới nhau xong rùi lại lôi nhau ra li dị xoành xoạch í mà.Còn cái nhẫn kia thi theo em là nên mang đi úp 1 con lô,tối về trời thương cho 4 cái nhẫn===>đủ để lừa 4 cô nữa
    LANG THANG TÌM KIẾM MỘT CUỘC TÌNH
    TÌM HOÀI MÀ VẪN THẤY MÌNH CÔ ĐƠN!
  3. HuongSoai

    HuongSoai Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    29/11/2002
    Bài viết:
    742
    Đã được thích:
    0
    Xin hầu các bạn một chút về lịch sử chiếc nhẫn ::
    Chuyện là thế này ::
    Chiếc nhẫn xuất xứ ở Phương Đông, phiên bản của người Hy Lạp cổ đại. Sau đó, người Rôma coi là thói quen và truyền thống, cuối cùng, cả thế giới đều theo. Ngày nay, chiếc nhẫn đeo tay làm theo kiểu dải băng lớn quấn quanh cổ tay, cổ chân hoặc eo. Loài người sơ khai tin vào ma thuật, người đàn ông quấn sợi dây quanh người phụ nữ mà chính người đó đã chọn cho mình, và tin rằng "Chiếc vòng kỳ diệu" này sẽ "Trói buộc" nàng với chàng.
    Như vậy, nàng thuộc về chàng bởi sức mạnh siêu nhiên không bao giờ khả dĩ phân ly. Người ta còn tin rằng có "bùa mê" trong chiếc nhẫn sẽ ngăn cản thần dữ "quấy nhiễu" cô dâu để đe doạ hạnh phúc hôn nhân.
    Trong nhiều huyền thoại đã có lệ "bắt" vợ . Do đó, chiếc nhẫn có từ thời mẫu hệ, khi người đàn ông còn quấn vải quanh cổ tay và cổ chân người phụ nữ để tượng trưng rằng nàng thuộc về chàng.
    Thực ra nhẫn cưới có từ chiếc nhẫn đính hôn. Chiếc nhẫn cưới do đó đã có thời gắn liền với việc mua bán phụ nữ và vẫn được ghi nhớ bằng của hồi môn của cô dâu.
    Chiếc nhẫn theo thói quen người Rôma cổ đại là để tránh sự phản bội và lời thề chung thuỷ. Theo thuật ngữ cận đại, chiếc nhẫn là sự thiết lập đầu tiên.Từ đó, chiếc nhẫn "nói" cho những chàng trai khác biết rằng " Hoa đã có chủ". Với người Do thái, chiếc nhẫn được biết đến từ thế kỷ thứ 8 (sau công lịch). Nó thay thế cho thói quen trao đồng tiền nhỏ cho cô dâu như một lời hứa về khả năng của người chồng phải có trách nhiệm với vợ mình. Chiếc nhẫn không chủ đích là đồ trang sức, nhưng là để phụ nữ biết quý trọng báu vật.
    Trao nhẫn cũng biểu hiện trao quyền: Vua Pharaoh đã tháo nhẫn và trao cho Joseph quyền cai quản. Cũng vậy, việc trao nhẫn cho vợ chứng tỏ nàng đến để chia vui sẻ buồn với chàng và được công nhận quyền bình đẳng trong gia sự, hình tròn biểu tượng tính vĩnh viễn của hôn ước. Năm 800 (sau công lịch), Đức giáo hoàng Nicholas đã áp dụng việc dùng nhẫn trong hôn lế tôn giáo, vừa là kỷ vật vừa là lời hứa trung thành của khế ước hôn nhân, biểu hiện tính vĩnh viễn trọn vẹn của tình yêu. Điều đó nhắc nhở người vợ về tính thánh thiện của hôn nhân. Hình tròn của của chiếc nhẫn cũng biểu hiện sự hoà hợp và hoàn hảo. Sự vừa vặn đeo nhẫn vào ngón tay là biểu hiện tính liên tục của hệ luỵ thiêng liêng và nhắc nhở cả hai vợ chồng rằng tình yêu "chảy'' vào nhau theo chu kỳ vòng tròn không ngừng và mãi mãi.
    Còn việc đeo nhẫn vào ngón tay áp út là vì 2 lý do ::
    Cả hai cùng đeo nhẫn ở ngón áp út vì cho rằng một mạch máu sẽ chảy từ đây về tim. (ờ mà mạch máu đ ếch nào chẳng phải chảy về tim nhở )
    Ngoài ra, không bàn đến cấu tạo cơ thể con người, còn có một lý do khác thực tế hơn để đôi vợ chồng chọn ngón tay áp út để đeo nhẫn. Người ta cho rằng, trên bàn tay, đây là ngón ít sử dụng đến nhất, vì vậy chiếc nhẫn ít có khả năng bị mòn hoặc hư hỏng. (Hờ hờ vì chí ít nhẫn cưới cũng bằng vàng chứ chẳng phải nhẫn cỏ nhỉ )
    Ký cọt cái giề ??
  4. the_river_of_love144

    the_river_of_love144 Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    08/07/2002
    Bài viết:
    968
    Đã được thích:
    0
    em được biết là cái nhẫn cưới là do ngày xủa ngày xưa có một chàng hoàng tử và 1 nàng công chúa,họ muốn cưới nhau,nhưng phụ hoàng không chấp nhận.Phụ hoàng mới ban lệnh,nếu mà hai người có thể chung sống với nhau trong tình trạng đeo gông thì được phepó lấy nhau,cuối cùng thì hai người đó đã sống trong tình cảnh phải đeo gông suốt 5 năm trời,cuối cùng phụ hoàng cũng đồng ý,họ liền xin phụ hoàng 1 đặc ân là vẫn chịu hình phạt,nhưng xin được thay gông xích bằng hai chiếc nhẫn....và thé là họ sống trọn đời bên nhau.
    Người đời thấy thế liền lấy nhẫn làm vật đính hôn,tượng trưng cho tình yêu và lòng chung thuỷ......he he he em xin hết
    từ bao lâu tôi đã yêu nụ cười của bạn!!!
    a secret makes woman woman
     
  5. HuongSoai

    HuongSoai Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    29/11/2002
    Bài viết:
    742
    Đã được thích:
    0
    --Một kiến giải lý thú của Chi_Phoi--
    Tôi thấy có nhiều truyền thuyết xung quanh chuyện chiếc nhẫn cưới quá . Nhưng tôi mới đọc một " sự tích" là như thế này không hiểu có đúng không nhưng tôi thấy cũng là hợp lí :
    2 người đồng ý cưới nhau thì ai chẳng muốn sống bên nhau càng nhiều càng tốt ( Đấy là mong muốn lúc yêu nhau ) Họ đeo nhẫn vào ngón áp úp chẳng qua là khi áp 2 bàn tay vào nhau rồi tách từng ngón ra một thì ngón áp út là khó tách nhất ( Tách từng ngón một rồi lại trở về vị trí cũ ) . Tôi đã thử rồi đúng là như thế thật Nếu bạn không tin thì Thử xem
  6. HuongSoai

    HuongSoai Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    29/11/2002
    Bài viết:
    742
    Đã được thích:
    0
    ....Dù cánh diều to hay cánh diều nhỏ; dù cánh diều đẹp hay xấu; dù nó là của chú bé nhà giàu hay trong tay cậu bé nhà nghèo; tất cả đều phải tuân theo quy luật ?ocam kết? của kiếp làm diều để có thể bay cao và tự do trong gió.
    Có những người tôn trọng lời cam kết nên khắc lời thề hoặc tên người yêu trên chiếc nhẫn cam kết của mình. Người ta như muốn nói, một lần đã cam kết là chẳng mong tháo gỡ bao giờ. Ngày nay ít người khắc tên người yêu trên nhẫn, nhưng người ta lại khắc tên của nhau trong tim. Vì khắc tên của nhau trong tim, nên khi tháo chiếc nhẫn cam kết, thì cũng có nghĩa là muốn xóa nhòa yêu thương, tẩy xóa tên người yêu khỏi tim mình. Tên càng khắc sâu thì vết thương càng đau khi xóa nhòa. Tim không là vàng, không là gỗ đá, nên khi xóa tẩy là gây nên niềm đau. Có những niềm đau rồi cũng nguôi ngoai, có những vết thương rồi cũng lành lặn, nhưng cũng có những đau đớn xót xa một đời. Có những mong manh của ly tan, thì cũng có những mẫu gương của sắt son chung thuỷ. Những hình ảnh đẹp ấy vẫn sống động quanh ta hôm nay....
    Nhẫn cưới như một sự minh chứng cho tự do và ràng buộc của 2 tâm hồn nó cũng như con diều kia muốn bay cao thì cũng cần có những sợi dây cam kết

Chia sẻ trang này