1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

XIN MỌI NGƯỜI GIÚP ĐỠ GẤP!!!

Chủ đề trong 'Kiến Trúc' bởi kammarin, 07/11/2005.

  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
  1. kammarin

    kammarin Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    22/08/2005
    Bài viết:
    8
    Đã được thích:
    0
    XIN MỌI NGƯỜI GIÚP ĐỠ GẤP!!!

    CHÀO BÀ CON CÔ BÁC! ĐÃ LÂU RỒI CHÁU CHƯA LÊN DIỄN ĐÀN CHƠI!
    HÔM NAY CHÁU BIẾT LÀ MẠO MUỘI NHƯNG CHÁU KO CÒN CÁCH NÀO KHÁC CẢ, ĐÀNH PHẢI NHỜ BÀ CON CÔ BÁC, CÁC VỊ ĐẠI GIA TIỀN BỐI VẬY! CHẢ LÀ CHÁU ĐANG LÀ SINH VIÊN KIẾN TRÚC NĂM NHẤT, CHÁU ĐANG PHẢI LÀM BÀI THUYẾT TRÌNH CỦA KIẾN TRÚC NHẬP MÔN, NHÓM BỌN CHÁU XUI XẺO BỐC PHẢI " MÔ TẢ CÔNG TRÌNH NHÀ THỜ ĐỨC BÀ", HIXX... BỌN CHÁU ĐÃ RẤT CỐ GẮNG, NHƯNG SAU MỘT TUẦN TÌM KIẾM, BỌN CHÁU CHẲNG TÌM ĐƯỢC GÌ NHIỀU. CỤ THỂ LÀ THIẾU RẤT NHIỀU THỨ NHƯ:
    1/ MẶT BẰNG NHÀ THỜ
    2/ DIỆN TÍCH XÂY DỰNG& DIỆN TÍCH SỬ DỤNG (BEST IMPORTANT)
    3/ CÁC HỆ THỐNG HẠ TẦNG NHƯ ĐIỆN,NƯỚC, ÁNH SÁNG....
    4/ LỊCH SỬ NHÀ THỜ+ TÊN KIẾN TRÚC SƯ THIẾT KẾ
    HIXX, BỌN CHÁU CHỈ LOĂNG QUĂNG CHỤP ĐƯỢC VÀI KIỂU ẢNH, KIẾM ĐƯỢC MỘT MỚ LỘN XỘN CHẲNG CÓ GÌ ĐÁNG KỂ... VẬY NÊN MỚI PHẢI NHỜ TỚI MỌI NGƯỜI!!! XIN MỌI NGƯỜI HẢO TÂM GIÚP ĐỠ!!!
    LƯU Ý[/size=6] : NGÀY THỨ HAI, 14/11/2005, BỌN CHÁU PHẢI NỘP BÀI RỒI, NÊN AI CÓ HẢO TÂM XIN HÃY GỬI THÔNG TIN CHO CHÁU TRƯỚC CHỦ NHẬT 13/11/2005.NÊU LÀ TRƯỚC THỨ NĂM 10/11/2005 CÀNG TỐT Ạ! BỌN CHÁU XIN CẢM ƠN LẮM LẮM!!!
    NHÂN TIỆN, CÓ AI Ở SÀI GÒN KO( CHẮC LÀ CÓ NHIỀU) ĐỂ BỌN CHÁU LIÊN LẠC LUÔN CHO TIỆN! HIỆN CHÁU ĐANG HỌC LỚP KT05A3 CỦA TRƯỜNG ĐH KIẾN TRÚC TPHCM.
    HOẶC KO CÓ THỂ LIÊN LẠC QUA EMAIL : KAMMA1987@YAHOO.COM
    XIN MỌI NGƯƠI HÃY GIÚP ĐỠ THẾ HỆ MĂNG NON!!!
  2. daysleeper__

    daysleeper__ Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    05/03/2003
    Bài viết:
    1.087
    Đã được thích:
    0
    thư viện trường có đầy !
  3. arcvubale

    arcvubale Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    24/11/2002
    Bài viết:
    2.676
    Đã được thích:
    0

    Đã là Kiến trúc nhập môn thì chẳng cần MB, MĐ, MC...gì cả . Hãy viết về cảm nhận của mình về công trình. Thêm tý hiểu biết về LSử, tác giả... Thế thôi . Mấy cái này chịu khó Search trên Mạng. Làm bài bản quá người ta bảo : Thôi cho em ra trường luôn, khỏi học chi mất công.
    Thật đấy.
  4. un_co

    un_co Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    08/09/2005
    Bài viết:
    479
    Đã được thích:
    0

    "Cháu" lên google.com mà tìm hoặc vào vinaseek.Đây là một đoạn anh tìm giúp em bằng cách đó:
    Nhà thờ Đức Bà TP HCM (còn gọi là nhà thờ lớn) đồ sộ, đẹp, luôn thu hút nhiều người lui tới trong 124 năm qua. Nhìn từ bên ngoài, toàn bộ nhà thờ từ mái đến tường là một màu đỏ gạch nung. Gạch và ngói giữ nguyên màu đến nay không hề đóng rêu mốc.
    Một số ngói vỡ trong nhà thờ có in hàng chữ Guichard Carvin, Marseille St André France (có lẽ là nơi sản xuất loại ngói này), mảnh ngói khác lại có hàng chữ Wang - Tai Saigon. Có thể đây là mảnh ngói được sản xuất sau tại Sài Gòn dùng để thay thế những mảnh ngói vỡ trong thời gian Chiến tranh thế giới thứ hai, thời gian mà theo linh mục Vương Sĩ Tuấn, có nhiều cửa kính của nhà thờ bị vỡ.
    Dài 91 m, rộng 35,5 m và vòm mái chính cao 21 m, hai tháp chuông cao 57 m, tường nhà thờ Đức Bà được xây bằng gạch và cột bằng đá tảng theo đồ án của kiến trúc sư J.Bourard, một chuyên gia về các công trình kiến trúc tôn giáo.
    Khởi công từ 7/10/1877 đến 11/4/1880 thì hoàn thành, nhà thờ còn là một nơi yên nghỉ của nhiều giám mục và linh mục của giáo phận, trong đó có giám mục Isidore Colombert - người đặt viên đá đầu tiên và làm lễ khánh thành nhà thờ, mất năm 1894.
    Nhà thờ Đức Bà hoàn toàn không có chỗ cho nến (đèn cầy). Toàn bộ đèn - có mặt ngay từ khi xây dựng xong - đều dùng điện.
    Bên trong nhà thờ khá rộng, có sức chứa 1.200 người, với hai hàng cột chính hình chữ nhật mỗi bên sáu chiếc tượng trưng cho 12 vị thánh tông đồ. Ngay sau hàng cột chính là một hành lang với khá nhiều khoang có những bàn thờ nhỏ (hơn 20 bàn thờ) cùng các bệ thờ và tượng thánh nhỏ làm bằng đá trắng khá tinh xảo.
    Trên tường được trang trí nổi bật 56 cửa kính mô tả các nhân vật hoặc sự kiện trong Thánh kinh, 31 hình bông hồng tròn, 25 cửa sổ mắt bò bằng kính nhiều màu ghép lại với những hình ảnh rất đẹp. Rất tiếc trong số cửa kính này hiện chỉ còn hai cửa là nguyên vẹn như xưa.
    Đứng từ bàn thờ chính của nhà thờ nhìn về phần trên cao phía cửa chính, sẽ thấy một bức tường gỗ lớn. Đó là nơi được gọi là ?ogác đàn? và bức tường gỗ ấy chính là cây đàn organ ống, một trong hai cây đàn cổ nhất nước hiện nay, theo linh mục Vương Sĩ Tuấn. Đàn này được các chuyên gia nước ngoài làm bằng tay, thiết kế riêng, để khi đàn âm thanh đủ cho cả nhà thờ nghe, không nhỏ mà cũng không ồn.
    Ước lượng phần thân đàn cao 3 m, ngang chừng 4 m, dài khoảng 2 m, chứa những ống hơi bằng nhôm đường kính khoảng một tấc. Phần điều khiển đàn nằm riêng nối với thân đàn bằng những trục, có những phím đàn như đàn organ bình thường hiện nay dùng tay gõ và những phím to đặt dưới sàn nhà (dài chừng 3m, ngang khoảng 1m) để người điều khiển đàn đạp lên khi dùng nốt trầm.
    Bên trong đàn được thiết kế tương tự đàn piano nhưng phức tạp hơn nhiều. Đàn còn có những thanh gõ lớn để đập vào phần dưới các ống hơi phát ra âm thanh, tương tự kiểu đánh đàn k?Tlông pút của Tây nguyên. Theo ông Nam Hải, người phụ trách phần nhạc của nhà thờ, để đánh được cây đàn này người đánh phải học riêng vì không có trường lớp nào dạy.
    Điều đáng tiếc là cây đàn này đã hoàn toàn hỏng do thiếu bảo quản (bị mối ăn phần gỗ bàn phím điều khiển bằng tay). Hiện nhà thờ còn có một cây đàn tương tự nhưng nhỏ hơn rất nhiều, trị giá khoảng 70.000 USD, còn khá mới, do một cựu lãnh sự Pháp tại TP HCM ?ogửi?.
    Hai bên hông gác đàn là một khoảng trống, đó là gác chuông. Từ khoảng trống này nhìn thẳng lên mái tháp chuông cao hun hút hơn 26m và chỉ có độc một chiếc cầu thang hẹp chừng 4 tấc bề ngang.
    Khoảng giữa cầu thang nhỏ ấy ở độ cao chừng 15m, có một khung cửa tò vò nhỏ bằng lưới. Chui vào cánh cửa ấy với khá nhiều bụi bặm và phân dơi, phần chủ yếu của chiếc đồng hồ nhà thờ Đức Bà hiện ra. Bộ máy đồng hồ to như một chiếc tủ chứa quần áo loại lớn, cao khoảng 2,5m, dài khoảng 3m và ngang độ hơn 1m.
    Để điều chỉnh đồng hồ, phía sau máy có một chiếc đồng hồ to cỡ đồng hồ reo trong gia đình. Chỉ cần theo dõi chiếc đồng hồ con này, có thể biết đồng hồ lớn chạy chậm, nhanh, đúng hay sai giờ. Theo anh Phan Vĩnh Du, người chịu trách nhiệm đánh chuông và bảo trì đồng hồ, mỗi tuần phải lên giây đồng hồ một lần và chiếc cần để lên giây đồng hồ giống như tay quay máy xe.
    Trên gác chuông cao 36,6m kể từ mặt đất, rất tối và sàn được lót sơ sài bằng những miếng gỗ nhỏ cách khoảng, nhìn xuống thấy sâu hút. Gác chuông bên phải (phía bên Trường Hòa Bình) có hai chuông mang tên nốt nhạc la và do. Gác chuông bên trái có bốn quả chuông sol, si, mi và re.
    Ba quả chuông to nhất là sol nặng 8.745 kg, si nặng 3.150 kg và re nặng 2.194 kg. Tổng cộng sức nặng của các quả chuông, theo linh mục Vương Sĩ Tuấn, là gần 30 tấn, tất cả đều được đúc ở Pháp vào năm 1879. Đặc điểm của chuông nhà thờ là có âm sắc riêng không thể lẫn vào đâu, vì vậy theo anh Nam Hải, không có nốt fa.
    Khi xây nhà thờ, gác chuông không có mái. Năm 1885, kiến trúc sư Gardes đã thêm mái chóp vào để che gác chuông với tổng chiều cao tính từ đất là 57 m. Những chiếc chuông của nhà thờ được điều khiển bằng điện từ bên dưới. Song riêng ba chiếc chuông lớn trước khi đánh đều được khởi động bằng cách đạp (vì quá nặng) cho lắc trước khi bật rơ-le điện. Khi đổ cùng lúc sáu chuông, tiếng chuông vang xa trong phạm vi chừng 10km.
    Khá nhiều khách tham quan trong và ngoài nước đã vào đây. Linh mục Vương Sĩ Tuấn cho biết năm 2005 là năm kỷ niệm 125 năm thành lập nhà thờ và cũng để ủng hộ ngành du lịch thành phố, nhà thờ sẽ thành lập một đội hướng dẫn viên tình nguyện biết nhiều thứ tiếng để hướng dẫn khách tham quan. Có thể việc này sẽ giúp nhiều người trong và ngoài nước hiểu biết thêm về nhà thờ Đức Bà và chúng ta có thêm một điểm tham quan thú vị nằm ngay trung tâm thành phố.
    (Theo Tuổi Trẻ)
  5. Adamour

    Adamour Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    28/09/2004
    Bài viết:
    1.124
    Đã được thích:
    0
    Sinh viên khoá 97 DHKT TPHCM có làm bài Vẽ Ghi Nhà thờ Đức Bà đấy, em tìm anh chị nào khoá 97 mà hỏi.
  6. hot_heart

    hot_heart Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    10/08/2003
    Bài viết:
    1.182
    Đã được thích:
    0
    Ặc... Mấy đồ án 7, 8 năm rồi mà còn giữ được mới lạ !
  7. Adamour

    Adamour Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    28/09/2004
    Bài viết:
    1.124
    Đã được thích:
    0
    Ừ, google đầy rẫy:
    NHÀ THỜ TPHCM:
    Nguồn: http://www.hochiminhcity.gov.vn/home/left/gioi_thieu/thang_canh_du_lich/tham_quan_du_ngoan/nha_tho?left_menu=1
    Các nhà thờ ở Sài Gòn chủ yếu xây dựng vào nửa sau thế kỷ 19. Nhìn chung, kiểu cách kiến trúc theo lối Pháp của giai đoạn này vừa kết hợp phong cách Rôman, Gôtic quen thuộc thời Trung cổ châu Âu. Có công trình xây dựng nhằm mục đích làm chỗ dựa tinh thần cho chính quyền thực dân Pháp, có nơi là công trình tôn giáo đáp ứng nhu cầu tâm linh của tín đồ bản xứ.
    Nhà thờ có quy mô lớn nhất thành phố là nhà thờ Đức Bà xây dựng xong vào năm 1880, còn gọi là nhà thờ Nhà nước vì do chính quyền thuộc địa Pháp bỏ tiền ra xây dựng, là nơi diễn ra các cuộc lễ lạc chính thức, sau này mới chuyển về cho giáo phận Sài Gòn quản lý. Vào thời đó, nhà thờ Đức Bà được xem là lớn nhất trong các thuộc địa Pháp. Ngôi nhà thờ xây bằng gạch ngói Marseille, kính màu và khung sườn thép mang từ Pháp sang kết hợp với đá xanh Biên Hòa. Các ô cửa cuốn tròn kiểu Rôman cùng cung vòm gãy kiểu Gôtic gợi nhớ dạng thánh đường lớn ở Pari, Chartres, Reim.
    Nhà thờ Tân Định nhỏ hơn, dành cho họ đạo người Việt, tiêu biểu của sự pha trộn nhiều phong cách khác nhau của kiến trúc nhà thờ Pháp do được xây dựng và nới rộng trong nhiều đợt. Nhà thờ Huyện Sĩ theo nguyên mẫu nhà thờ nhỏ ở Pháp. Nhà thờ Cha Tam ở Chợ Lớn cũng thế, nhưng bên trong lại trang trí hoành phi liễn đối như đền miếu người Hoa.
    Kiểu nhà thờ xây dựng vào thời kỳ sau này đã có nhiều nỗ lực đi tìm phong cách bản địa hơn. Điển hình là nhà thờ Vườn Xoài dung hòa được tính cách hiện đại và nét cổ Việt, với cửa tam quan, mái phủ lớn.
    Nhà thờ Đức Bà
    Công xã Paris, Đồng Khởi, quận 1
    Nhà thờ Tân Định
    289 Hai Bà Trưng, quận 3
    Nhà thờ Huyện Sĩ
    1 Tôn Thất Tùng, quận 1
    Nhà thờ Cha Tam
    25 Học Lạc, quận 5
    Nhà thờ Chợ Quán
    120 Trần Bình Trọng, quận 5
    Nhà thờ Vườn Xoài
    413 Lê Văn Sỹ, quận 3
    VƯƠNG CUNG THÁNH ĐƯỜNG TPHCM
    Nguồn:http://vietnamnet.vn/xahoi/guinness/2004/10/338725

    Nhà thờ có bộ chuông lớn nhất Việt Nam
    13:42'' 25/10/2004 (GMT+7)
    Tọa lạc giữa quảng trường Công xã Paris, Vương cung Thánh đường Đức Bà Sài Gòn là ngôi giáo đường nguy nga tráng lệ và cổ kính được xây dựng từ năm 1877 và hoàn thành vào năm 1880.
    Nhà thờ có chiều dài 93m, rộng 35,90m, cao 57m. Tất cả các vật liệu xây dựng như xi măng, gạch, ngói, sắt thép, đinh ốc? đều được đưa từ Pháp sang. Tường gạch mặt ngoài của nhà thờ là loại gạch đặc biệt do kiến trúc sư Bourard đặt hãng gạch ngói Marseille (Pháp) làm. Loại gạch này không phai sắc mà đến rêu và bụi cũng không thể bám vào được.
    Về mặt kiến trúc, tất cả các đường nét, gờ chỉ, hoa văn của Nhà thờ Đức Bà Sài Gòn đều tuân thủ theo kiểu thức kiến trúc Roman và Gothic. Các cột chịu lực chính xây bằng các tảng đá lớn. Các ô cửa hoa, khung cửa, gờ chỉ, hoa văn? đều được xây bằng đá phấn màu trắng, một loại đá rất mềm dùng trang trí cho tường gạch hồng.
    Đặc biệt, Vương cung Thánh đường Đức Bà Sài Gòn có một bộ chuông vĩ đại và quý hiếm gồm 6 quả được chế tạo tại Pháp, được kiến trúc sư Bourard đưa sang Sài Gòn vào tháng 5-1879. Bộ chuông có sức nặng gần 29 tấn (kể cả hệ thống đối trọng), các quả chuông có tên sol, la, si, đô, rê, mi.
    Bộ chuông này được xem là bộ chuông lớn nhất trong các ngôi nhà thờ ở Việt Nam. Trong hơn một thế kỷ qua, Vương Cung Thánh Đường Chánh tòa Đức Bà với vẻ đẹp trang nghiêm, cổ kính là một công trình kiến trúc mang tính lịch sử và nghệ thuật cao tạo dấu ấn sâu đậm trong lòng người dân thành phố Hồ Chí Minh và du khách trong và ngoài nước.
    Vietnam Records Books

    BÍ MẬT NHÀ THỜ ĐỨC BÀ
    Nguồn: http://vnexpress.net/Vietnam/Xa-hoi/Du-lich/2005/01/3B9DA20E
    ''Bí mật'' nhà thờ Đức Bà
    Đàn organ ống cổ phần còn lại.
    Nhà thờ Đức Bà TP HCM (còn gọi là nhà thờ lớn) đồ sộ, đẹp, luôn thu hút nhiều người lui tới trong 124 năm qua. Nhìn từ bên ngoài, toàn bộ nhà thờ từ mái đến tường là một màu đỏ gạch nung. Gạch và ngói giữ nguyên màu đến nay không hề đóng rêu mốc.
    Một số ngói vỡ trong nhà thờ có in hàng chữ Guichard Carvin, Marseille St André France (có lẽ là nơi sản xuất loại ngói này), mảnh ngói khác lại có hàng chữ Wang - Tai Saigon. Có thể đây là mảnh ngói được sản xuất sau tại Sài Gòn dùng để thay thế những mảnh ngói vỡ trong thời gian Chiến tranh thế giới thứ hai, thời gian mà theo linh mục Vương Sĩ Tuấn, có nhiều cửa kính của nhà thờ bị vỡ.
    Dài 91 m, rộng 35,5 m và vòm mái chính cao 21 m, hai tháp chuông cao 57 m, tường nhà thờ Đức Bà được xây bằng gạch và cột bằng đá tảng theo đồ án của kiến trúc sư J.Bourard, một chuyên gia về các công trình kiến trúc tôn giáo.
    Khởi công từ 7/10/1877 đến 11/4/1880 thì hoàn thành, nhà thờ còn là một nơi yên nghỉ của nhiều giám mục và linh mục của giáo phận, trong đó có giám mục Isidore Colombert - người đặt viên đá đầu tiên và làm lễ khánh thành nhà thờ, mất năm 1894.
    Nhà thờ Đức Bà hoàn toàn không có chỗ cho nến (đèn cầy). Toàn bộ đèn - có mặt ngay từ khi xây dựng xong - đều dùng điện.
    Bên trong nhà thờ khá rộng, có sức chứa 1.200 người, với hai hàng cột chính hình chữ nhật mỗi bên sáu chiếc tượng trưng cho 12 vị thánh tông đồ. Ngay sau hàng cột chính là một hành lang với khá nhiều khoang có những bàn thờ nhỏ (hơn 20 bàn thờ) cùng các bệ thờ và tượng thánh nhỏ làm bằng đá trắng khá tinh xảo.
    Trên tường được trang trí nổi bật 56 cửa kính mô tả các nhân vật hoặc sự kiện trong Thánh kinh, 31 hình bông hồng tròn, 25 cửa sổ mắt bò bằng kính nhiều màu ghép lại với những hình ảnh rất đẹp. Rất tiếc trong số cửa kính này hiện chỉ còn hai cửa là nguyên vẹn như xưa.
    Đứng từ bàn thờ chính của nhà thờ nhìn về phần trên cao phía cửa chính, sẽ thấy một bức tường gỗ lớn. Đó là nơi được gọi là ?ogác đàn? và bức tường gỗ ấy chính là cây đàn organ ống, một trong hai cây đàn cổ nhất nước hiện nay, theo linh mục Vương Sĩ Tuấn. Đàn này được các chuyên gia nước ngoài làm bằng tay, thiết kế riêng, để khi đàn âm thanh đủ cho cả nhà thờ nghe, không nhỏ mà cũng không ồn.
    Ước lượng phần thân đàn cao 3 m, ngang chừng 4 m, dài khoảng 2 m, chứa những ống hơi bằng nhôm đường kính khoảng một tấc. Phần điều khiển đàn nằm riêng nối với thân đàn bằng những trục, có những phím đàn như đàn organ bình thường hiện nay dùng tay gõ và những phím to đặt dưới sàn nhà (dài chừng 3m, ngang khoảng 1m) để người điều khiển đàn đạp lên khi dùng nốt trầm.
    Bên trong đàn được thiết kế tương tự đàn piano nhưng phức tạp hơn nhiều. Đàn còn có những thanh gõ lớn để đập vào phần dưới các ống hơi phát ra âm thanh, tương tự kiểu đánh đàn k?Tlông pút của Tây nguyên. Theo ông Nam Hải, người phụ trách phần nhạc của nhà thờ, để đánh được cây đàn này người đánh phải học riêng vì không có trường lớp nào dạy.
    Điều đáng tiếc là cây đàn này đã hoàn toàn hỏng do thiếu bảo quản (bị mối ăn phần gỗ bàn phím điều khiển bằng tay). Hiện nhà thờ còn có một cây đàn tương tự nhưng nhỏ hơn rất nhiều, trị giá khoảng 70.000 USD, còn khá mới, do một cựu lãnh sự Pháp tại TP HCM ?ogửi?.
    Hai bên hông gác đàn là một khoảng trống, đó là gác chuông. Từ khoảng trống này nhìn thẳng lên mái tháp chuông cao hun hút hơn 26m và chỉ có độc một chiếc cầu thang hẹp chừng 4 tấc bề ngang.
    Khoảng giữa cầu thang nhỏ ấy ở độ cao chừng 15m, có một khung cửa tò vò nhỏ bằng lưới. Chui vào cánh cửa ấy với khá nhiều bụi bặm và phân dơi, phần chủ yếu của chiếc đồng hồ nhà thờ Đức Bà hiện ra. Bộ máy đồng hồ to như một chiếc tủ chứa quần áo loại lớn, cao khoảng 2,5m, dài khoảng 3m và ngang độ hơn 1m.
    Để điều chỉnh đồng hồ, phía sau máy có một chiếc đồng hồ to cỡ đồng hồ reo trong gia đình. Chỉ cần theo dõi chiếc đồng hồ con này, có thể biết đồng hồ lớn chạy chậm, nhanh, đúng hay sai giờ. Theo anh Phan Vĩnh Du, người chịu trách nhiệm đánh chuông và bảo trì đồng hồ, mỗi tuần phải lên giây đồng hồ một lần và chiếc cần để lên giây đồng hồ giống như tay quay máy xe.
    Trên gác chuông cao 36,6m kể từ mặt đất, rất tối và sàn được lót sơ sài bằng những miếng gỗ nhỏ cách khoảng, nhìn xuống thấy sâu hút. Gác chuông bên phải (phía bên Trường Hòa Bình) có hai chuông mang tên nốt nhạc la và do. Gác chuông bên trái có bốn quả chuông sol, si, mi và re.
    Ba quả chuông to nhất là sol nặng 8.745 kg, si nặng 3.150 kg và re nặng 2.194 kg. Tổng cộng sức nặng của các quả chuông, theo linh mục Vương Sĩ Tuấn, là gần 30 tấn, tất cả đều được đúc ở Pháp vào năm 1879. Đặc điểm của chuông nhà thờ là có âm sắc riêng không thể lẫn vào đâu, vì vậy theo anh Nam Hải, không có nốt fa.
    Khi xây nhà thờ, gác chuông không có mái. Năm 1885, kiến trúc sư Gardes đã thêm mái chóp vào để che gác chuông với tổng chiều cao tính từ đất là 57 m. Những chiếc chuông của nhà thờ được điều khiển bằng điện từ bên dưới. Song riêng ba chiếc chuông lớn trước khi đánh đều được khởi động bằng cách đạp (vì quá nặng) cho lắc trước khi bật rơ-le điện. Khi đổ cùng lúc sáu chuông, tiếng chuông vang xa trong phạm vi chừng 10km.
    Khá nhiều khách tham quan trong và ngoài nước đã vào đây. Linh mục Vương Sĩ Tuấn cho biết năm 2005 là năm kỷ niệm 125 năm thành lập nhà thờ và cũng để ủng hộ ngành du lịch thành phố, nhà thờ sẽ thành lập một đội hướng dẫn viên tình nguyện biết nhiều thứ tiếng để hướng dẫn khách tham quan. Có thể việc này sẽ giúp nhiều người trong và ngoài nước hiểu biết thêm về nhà thờ Đức Bà và chúng ta có thêm một điểm tham quan thú vị nằm ngay trung tâm thành phố.
    (Theo Tuổi Trẻ)
    BỘ CHUÔNG LỚN NHẤT
    Nguồn: http://www.tuoitre.com.vn/Tianyon/Index.aspx?ArticleID=54691&ChannelID=10

    Bộ chuông lớn nhất trong các nhà thờ VN
    Vương cung thánh đường Sài Gòn (Nhà thờ Đức Bà) xây ba năm: 1877 - 1880, dài 93 mét, rộng gần 36 mét, cao 57 mét. Mặt ngoài bằng loại gạch không phai sắc, không bị rêu bám, do hãng Marseille làm từ Pháp chở sang. Đặc biệt Vương cung thánh đường Sài Gòn có bộ chuông nặng gần 29 tấn, gồm 6 quả mang tên: sol, la, si, do, ré, mi do kiến trúc sư Bourard đưa từ Pháp về, được xem là bộ chuông lớn nhất trong các nhà thờ ở Việt Nam.
    v.v. và v.v.
  8. Adamour

    Adamour Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    28/09/2004
    Bài viết:
    1.124
    Đã được thích:
    0
    Bài thuyết trình "kiến trúc nhập môn" thì đơn giản thôi, thu thập các bài viết trên mạng, trong sách ... trình bày lại cho gọn gàng, càng nhiều thông tin càng tốt, rồi kèm theo hình ảnh minh hoạ. Nếu chú thích thêm được vào hình hoặc vẽ phác chi tiết lại thì càng tốt.
    Nội dung cần có:
    - Bối cảnh, lịch sử
    - Những con số thống kê (diện tích sử dụng không có thì nói về kích thước của nó)
    - Hình thức kiến trúc (Mặt bằng nếu không có thì tìm hiểu xem mặt bằng nhà thờ dạng gì, hình thánh giá?, một tháp hay hai tháp? ... Hình thức kiến trúc nếu tìm hiểu thêm được trong sách "Lịch sử kiến trúc phương Tây - Những họa tiết thời kỳ Roman và Gothic" để minh họa cho bài thuyết trình thì càng tốt. Nhìn vào cái cửa sổ tròn ở mặt tiền nhà thờ ấy! Chi tiết đắt giá đấy)
    - Kỹ thuật xây dựng
    - Vật liệu sử dụng (tường, mái, các họa tiết ...)
    - Những câu chuyện ngoài lề (giảm căng thẳng khi thuyết trình)
    ...
    Bấy nhiêu là quá đủ cho một bài thuyết trình 10 điểm.
    Chúc bạn may mắn.
  9. LuuBang

    LuuBang Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    07/11/2005
    Bài viết:
    143
    Đã được thích:
    0
    Ở trường KT TpHCM lại có cái môn ấy à, nghe có vẻ khó quá nhỉ, thêm mấy yêu cầu nhận xét hay gì đó có khi làm ĐATN được ý chứ...
    Cháu học ngoài HN chỉ có mấy môn cơ sở là khó, còn mấy môn vớ vỉn toàn Chùa Thầy 1lít, đôi khi tệ nạn cũng dễ sống hơn.
    Cháu xin lỗi vì pót bài ko sát chủ đề lắm.
  10. highrisebuilding

    highrisebuilding Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    26/04/2004
    Bài viết:
    137
    Đã được thích:
    0
    CÁI KHÓ NÓ CÓ CÁI HAY BÁC À. TÔI RẤT MỪNG VÌ GIÁO ÁN GIẢNG DẠY TRONG TRƯỜNG ĐẠI HỌC KT TP ĐANG DẦN DẦN ĐƯỢC NGHIÊN CỨU CHO PHÙ HỢP VỚI SỰ PHÁT TRIỂN CỦA KT THẾ GIỚI. NHỚ LẠI NĂM ĐẦU ĐI HỌC, GIÁO SƯ MỸ CHO ĐỀ TÀI LÀ (THEO CÁCH NHÌN TRONG KIẾN TRÚC) MIÊU TẢ LINCOLN MEMORIAL, BÀI LUẬN DÀI 5 TRANG CỘNG VỚI HÌNH ẢNH DẪN CHỨNG. CŨNG CHẲNG KHÁC GÌ SO VÓI BÀI LUẬN NHÀ THỜ ĐỨC BÀ CẢ.
    MỘT ĐIỀU ĐÁNG MỪNG CHO NỀN KIẾN TRÚC VIETNAM.

Chia sẻ trang này