1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Xin sự giúp đỡ của tất cả những tấm lòng yêu thương Chó Mèo!

Chủ đề trong 'Hoạt động xã hội.' bởi siginguyen, 14/03/2011.

  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
  1. siginguyen

    siginguyen Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    25/02/2011
    Bài viết:
    12
    Đã được thích:
    0
    Chào các bạn,

    Vú em của những con chó tật nguyền


    TTO - Tên bà là Nguyễn Thị Bích Vân, nhưng những người dân quanh Bệnh viện Nhiệt đới (190Hàm Tử, P1, Q5, TP.HCM) vẫn thường gọi là “bà Vân vú em của chó”.

    [​IMG] Cứ chiều xuống, bà lại ngồi ôm con chó bị bệnh mới lượm được vuốt ve mặc cho người qua kẻ lại dòm ngó
    Video clip: Vú em của những con chó tật nguyền

    Năm nay bà 54 tuổi, không nhà cửa, không chồng con, sống nhờ vào mái hiên, vỉa hè hơn 10 năm qua. Gia tài của bà vỏn vẹn chỉ có chiếc xe đạp, bốn cái chuồng với một bầy chó đủ các loại.



    Hằng ngày bà kiếm sống bằng cách đi lượm ve chai, rửa chén bát thuê ở các quán. Với số tiền ít ỏi kiếm được, bà ăn uống nhín nhịn để nuôi một bầy chó hơn 20 con, đó là những con chó bị người ta bỏ rơi ngoài đường, hay những con chó bị bệnh tật, mù lòa bị chủ vứt bỏ ở bệnh viện chó. Bất kỳ con chó nào bị chủ bỏ rơi bà đều đem chúng về nuôi như những đứa con cưng của mình.



    Hằng đêm, bên vỉa hè vắng lạnh, người ta thấy người phụ nữ này cùng những con chó hoang ngủ bên nhau như những người bạn. Điều kỳ diệu là bằng tình thương của bà, những con chó ốm yếu, bệnh tật đều trở nên khỏe đẹp dưới bàn tay chăm nom của bà.



    Một người dân ở đây kể lại: “Nhiều khi trời mưa tầm tả, bà dầm mưa che chắn cho đàn chó như gà mẹ xòe cánh ấp ủ cho đàn con vậy. Có người nói bà điên, nhưng sống ở đây tui biết, bà hoàn toàn bình thường, chỉ có cái tội là yêu chó hơn bản thân mình mà thôi. Có những lúc cơm không có mà ăn nhưng bà vẫn cố vay mượn mua chút sữa cho con chó bị bệnh"…



    Ở bệnh viện chó trên đường Lý Thường Kiệt, bà Vân thuộc tên hết tất cả các bác sỹ thú y ở đây. Bởi suốt 10 năm qua, bà đã lui tới đây không biết bao nhiêu lần để chạy chữa cho những con chó hoang bị chủ bỏ rơi… Mỗi khi ********, người ta lại thấy bà chảy nước mắt ẵm xác chúng qua Phạm Thế Hiển để thiêu.



    [​IMG] Tối đến, bà và lũ chó ngủ chung với nhau trên chiếc xe ba gác mặc cho mưa gió
    [​IMG] [​IMG] Sống bên vỉa hè, bà phải đi mua từng xô nước cho chó uống và tắm rửa cho chúng. Bà chăm nom chúng như một người mẹ. Dù mình có phải nhịn đói nhưng chưa bao giờ bà để cho đàn chó phải đói. Bà ăn uống kham khổ, tiền bạc kiếm được thì dành dụm mua thức ăn cho chó. Những con bị bệnh nặng, bà còn vào tận siêu thị mua cả thức ăn loại ngon nhập khẩu bồi dưỡng cho chúng

    [​IMG] Bà là khách hàng thường xuyên và nghèo khó nhất ở bệnh viện chó. Mỗi khi chó bị bệnh, bà lo lắng đến mất ngủ. Bà chăm chú nghe từng lời hướng dẫn của bác sỹ như người mẹ lo lắng cho chính con mình
    [​IMG] [​IMG] Mỗi khi bà đi lượm ve chai về, lũ chó lại nhào ra mừng rỡ như trẻ con đón mẹ đi chợ về Kể về chuyện đời mình, bà tâm sự: “Trước kia cô cũng có một gia đình, nhà cửa, nhưng vì nuôi chó quá nhiều nên phải ra sống bờ sống bụi thế này. Lúc đầu vì tình cờ thấy một vài con chó bị bỏ rơi nên đem về nuôi, riết rồi như cái nghiệp. Hễ ở đâu có chó bị què, bị bệnh, bị đui chột là người ta kêu tui. Cứ lứa này đến lứa khác, không dứt ra được… Tui thương tụi nó vì khi khỏe mạnh thì người ta ôm ấp, đến khi bệnh tật thì người ta đẩy chúng ra đường! Làm người ai lại làm thế, ai lại nỡ bỏ nhau khi hoạn nạn…? Nghĩ thế nên tui ráng làm thuê làm mướn để nuôi tụi nó, mặc cho thiên hạ dèm pha”.


    ------


    Ngọn lửa cuộc sống - Kỳ 3: Bài học từ vỉa hè



    TT - Bà từng xuất hiện như nhân vật lạ: 20 năm sống trên vỉa hè cùng những con chó tật nguyền mà người khác vứt bỏ. Sau khi mục “Nhịp đời qua ống kính” (bài “Vú em của những con chó tật nguyền”, Tuổi Trẻ ngày 8-2-2010) giới thiệu về một người đàn bà vô gia cư cưu mang đàn chó tật nguyền, người ta ùn ùn mang những con chó khuyết tật đến lén bỏ vào chiếc xe kéo chó của bà.



    [​IMG] Bà Vân và những con chó giờ có nơi ở mới - Ảnh: T.Anh


    Gánh... cuộc đời


    Sau mỗi lần đi lượm rác về, bà lại thấy đàn chó của mình ngày một nhiều hơn. Con què quặt, con bị mù hai mắt... Bà chẳng nỡ bỏ con nào. Đến bây giờ trong căn nhà của bà có đến 50 con chó và hơn 10 con mèo. Sau bao năm lây lất cùng chiếc xe kéo chó trên vỉa hè, tưởng rằng niềm tin yêu vào cuộc sống của bà đã bị hư hao, ai ngờ bà vẫn lạc quan nói: “Đời còn nhiều người tốt lắm, ráng sống và góp vui với đời theo cách của mình!”.
    Thời gian sau lúc bài báo đăng lên, liên hệ với bà thật khó. Khi thì bà bảo đang đi hỏa thiêu mấy con chó vừa chết, khi lại đang lần mò ở các bệnh viện chó để mang về những con chó bệnh tật bị bỏ rơi. Có lúc bà lại đẩy chiếc xe kéo chó ẩn mình đâu đó. Dường như bà sợ, nhưng hỏi bà nói chẳng biết sợ cái gì.



    Tên bà là Nguyễn Thị Bích Vân, nhưng trước đây những người dân quanh Bệnh viện Bệnh nhiệt đới (190 Hàm Tử, P.1, Q.5) vẫn thường gọi là “bà Vân vú em của chó”. Năm nay bà 54 tuổi, không nhà không cửa, không chồng con, sống nhờ vào mái hiên, vỉa hè gần 20 năm qua. Gia tài của bà vỏn vẹn chỉ có chiếc xe đạp, bốn cái chuồng với một bầy chó đủ các loại. Nay thì cuộc sống của bà đã khác, chiếc xe kéo chó ngày nào chẳng còn, thay vào đó là một căn nhà rộng rãi...


    Ngày gặp lại, cuộc sống hiện tại của bà Vân đỡ hơn nhiều, nhưng bà vẫn bị ám ảnh bởi những ngày đã qua. Bà kể: “Sau khi báo đăng, người ta ùn ùn tìm đến. Người đi xe hơi, kẻ đi xe đạp. Người một con chó, người hai ba con mèo. Con thì lành lặn, con thì mù cả hai mắt, con thì gãy chân... họ giao hết cho tui. Nhiều người còn chẳng thèm gửi gắm, họ lén khi tui đi lượm rác rồi xích con chó già lại bên chiếc xe kéo. Điện thoại từ các bệnh viện chó cũng nhiều hơn trước, số chó bị chủ bỏ rơi quá nhiều, các bác sĩ thú y gọi điện cầu cứu... Chỉ chưa đến một tuần mà số chó và mèo của tui tăng lên gần gấp ba, nếu trước đây chỉ độ 20 con thì lúc đó có khi lên đến gần 60 con. Nhiều con ốm yếu không qua được, tui lại phải chạy vạy lo tiền hỏa táng cho chúng”.


    Không chỉ vậy, nhiều đêm liền sau đó bà chẳng thể nào chợp mắt được vì bọn “cẩu tặc”. Bà trở thành mục tiêu của nhiều tay chuyên bắt trộm chó. Bà nhớ lại: “Tụi nó cứ lởn vởn quanh xe chó hằng đêm. Nhiều đứa còn liều lĩnh hăm dọa: Tui sẽ thịt bà cùng bầy chó! Có đứa lại mặc cả ra giá, xúi tui cứ nhận thật nhiều chó rồi bán lại cho chúng để kiếm tiền. Sợ chúng làm liều, tui phải thức suốt đêm canh bầy chó và lo cho thân mình”.


    Cái khó của người đàn bà gầy gò và chiếc xe kéo chó càng tăng thêm khi bầy chó ngày một đông hơn. Người ta không còn cho bà sống tạm bên vỉa hè nữa, bà phải dời đi nơi khác. Không thu nhập ổn định, bà sẽ về đâu với bầy chó mèo hơn 60 con? Bà bấm bụng làm liều, đem cái xe đẩy gắn bó với đời mình gần 20 năm qua rao bán. Rồi bà chạy vạy vay mượn thêm để thuê một căn nhà giữa đồng hoang ở Q.7 (TP.HCM). Đó là những ngày cận tết vừa qua. Lần đầu tiên sau 20 năm, bà và những con chó tật nguyền không phải ngồi ở vỉa hè đón tết.
    Chó - người và những chiêm nghiệm sống...


    Hỏi bà vì sao lại yêu những con chó đến vậy, bà chỉ nói đơn giản: “Tui nuôi chúng vì muốn giữ gìn sự nghĩa tình của con người. Khi nó khỏe mạnh thì người ta ôm ấp, vuốt ve, khi bệnh tật thì vứt nó ra đường, tại sao lại đối xử tệ như vậy? Nếu không biết ơn nghĩa dù là điều nhỏ nhất thì tệ lắm! Tui đã chứng kiến nhiều cảnh, khi chó bệnh thì họ mang đến gửi cho tui, đến khi thấy nó khỏe mạnh thì nằng nặc xin chuộc lại. Những trường hợp như vậy tui từ chối hẳn, không nhận của họ bất cứ thứ gì...


    Nhưng cuộc đời không phải lúc nào cũng buồn như vậy. Có lần tui chứng kiến cảnh một ông già, chẳng biết ông có con cái hay không nhưng mấy chục năm liền chỉ thấy ông thui thủi một mình làm bạn cùng con chó. Đến khi già yếu, biết mình khó qua khỏi ông mới mang nó đến gửi tui. Thấy cảnh ông già rơm rớm nước mắt chia tay nó mà tui không thể nào cầm lòng được. Sau đó mấy lần ông có ghé thăm rồi bặt tin... Mới đây tui mới biết ông cụ vừa qua đời. Vậy đó, tui nuôi chúng như một sự chia sẻ về tinh thần với chủ nhân của chúng...”.


    Còn nhớ sau khi bà dời về Q.7, một số người tốt bụng vẫn tìm đến nơi vỉa hè cũ để gặp bà. Không thấy bà, họ hỏi han những người quanh đó để xin số điện thoại, địa chỉ của bà. Biết họ tìm bà để giúp đỡ, có người ra giá: “Tiền nhận được, bà chia tui một nửa!”. Nhắc lại chuyện cũ, bà cười nhẹ tênh: “Chắc họ cũng nghèo khó nên mới làm thế. Thôi kệ họ, xem như mình san sẻ với họ chút lòng tốt của thiên hạ thôi mà”.


    Điều làm bà Vân vui nhất là có thêm rất nhiều bạn, được gặp nhiều người tốt sau dạo ấy. Bà kể có nhiều người ở tận Campuchia cũng gửi về cho bà ít thuốc men chữa trị cho chó. Những cuộc gọi điện hỏi thăm ngày cũng nhiều hơn, bà không còn cảm thấy cô đơn như trước nữa. Có nhiều người mời bà về tận Củ Chi, Đồng Nai, Long An... ở cùng họ. Nhưng bà đều từ chối vì sợ ở xa không có bệnh viện thú y để chăm lo cho bầy chó tật nguyền. Giờ đây, mỗi ngày bà vẫn đi nhặt rác, làm thuê quanh xóm để kiếm thêm tiền nuôi thân. Bà nói đối với bà như vậy là đủ rồi, chỉ mong sao có được sức khỏe để tiếp tục hành trình của đời mình.


    Hằng ngày bà đi chợ, tự nấu nướng cho lũ chó mèo hơn 60 con. Bà không cho chúng ăn thịt, hỏi tại sao, bà cười: “Để bớt đi tính hung hãn của loài thú, bớt cắn xé đồng loại hơn. Bởi tui tin rằng sự thanh tịnh không chỉ giúp con người sống tốt hơn, mà còn có thể cải biến cả những con vật!”.
    Chẳng hiểu niềm tin của bà đúng hay sai, nhưng tôi biết nó là sự chiêm nghiệm của một người từng lấy lề đường làm nhà, lấy loài thú tật nguyền làm bạn. Ấy là con người dám lấy tình thương yêu mà đối đãi bình đẳng cùng cuộc sống, bất kể đó là với người hay loài vật, bất kể đó là sự nguyên lành hay khiếm khuyết...

Chia sẻ trang này