1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

xin tài liệu về ô nhiêm mt biển và bệnh của hải sản

Chủ đề trong 'Khoa học công nghệ và môi trường' bởi anhhungromday, 25/03/2005.

  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
  1. anhhungromday

    anhhungromday Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    06/10/2003
    Bài viết:
    155
    Đã được thích:
    0
    xin tài liệu về ô nhiêm mt biển và bệnh của hải sản

    chào cả nhà em đang làm luận van tốt nghiệp về biển nay bí quá nên mong sự giúp đỡ của cả nhà
    huynh nào có thể giúp được đệ tài liệu vè các loại bệnh của thuỷ hải sản sống trong moi trường ô nhiễm và vấn đề nữa là nitrogen và lọc sinh học, các vấn đề ô nhiễm biển ở việt nam và thế giới
    đệ xin chân thành cảm ơn
  2. anhhungromday

    anhhungromday Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    06/10/2003
    Bài viết:
    155
    Đã được thích:
    0
    khôngh bác nào giúp em sao buồn wa em sắp bảo vệ rồi bác nào có một chut cũng được cho em di em cảm ơn
  3. mr_tbao

    mr_tbao Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    16/12/2004
    Bài viết:
    6
    Đã được thích:
    0
    Ban nên đến cục nuôi trồng thuỷ sản II ở Ng Đình Chiểu để xin tài liệu!
    Bạn ở TP.HCM?
  4. Khoai_lang_new

    Khoai_lang_new Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    17/02/2002
    Bài viết:
    349
    Đã được thích:
    0

    Trùi ui, em đừng buồn nha, hic, làm mình đang bận mà cũng mủi lòng quá.
    Mình tìm được một số bài báo cũ, em xem nhé. Mình sẽ post từ từ:
    Đại dương = "thùng rác lớn"!
    Không chỉ có những mảnh lớn, cả các mẩu chất dẻo tí hon của b́inh sữa, vỏ chai nước, bật lửa, đồ chơi rẻ tiền... bồng bềnh trên đại dương, lắng xuống đáy biển và dạt vào bờ cũng đang gây những hậu quả khôn lường cho các hệ sinh thái biển.
    Các mẩu chất dẻo lớn, như chai lọ và bao gói, có tác động rơ rệt tới sinh vật biển, làm cá và chim chết nghẹn do chúng tưởng là "thức ăn". Đồng thời, loại rác này cũng là phương tiện đưa các sinh vật lạ tới những vùng nước mới.
    Theo Hiệp hội Bảo tồn Biển của Anh, hơn một triệu chim biển và 100.000 động vật có vú cũng như rùa biển trên toàn thế giới chết mỗi năm do bị vướng hoặc ăn phải những mảnh chất dẻo. Đối với rùa biển, các bao chất dẻo nặng nước trông giống như những con sứa. Chim biển nhầm lẫn các hạt nhựa thô bị tràn ra từ tàu chở container là trứng cá. Các nhà khoa học cũng đă t́m thấy các mảnh chất dẻo trong dạ dày của cá heo và cá voi. Chất dẻo có thể làm động vật tử vong ngay khi mắc trong ống tiêu hoá.
    Trong khi đó, có rất ít nghiên cứu được tiến hành về những mẩu chất dẻo nhỏ tí hon. Từ thực tế đó, các chuyên gia thuộc ĐH Plymouth (Anh) đă khảo sát ''''những mẩu nhỏ nhất'''' mà họ có thể t́m thấy: hạt chất dẻo có kích cỡ chừng 20micron, bằng chiều rộng của một sợi tóc người. Họ đă lấy mẫu cát từ 20 địa điểm trên khắp nước Anh, các đoạn bờ biển lộ ra định kỳ khi thuỷ triều xuống thấp cũng như trầm tích bị ngập bên dưới khoảng 15m nước.
    Trên: Một chiếc túi ni-lông. Dưới: Một đuôi tên lửa. Tất cả đều có mặt trên băi biển, nhưng loại rác trên th́ nhiều hằng hà sa số...
    Các nhà nghiên cứu phát hiện những mẩu nylon, polyester tí hon và bảy loại chất dẻo khác tồn tại phổ biến trong trầm tích khắp bờ biển nước Anh. Trầm tích được thu thập từ băi biển, cửa sông và những vùng nước nông. Richard Thompson, giảng viên cao cấp về sinh thái biển đồng thời là trưởng nhóm nghiên cứu, cho biết: ''''Mọi thứ trông không giống mảnh vụn hữu cơ sau đó được nhận dạng. Kết quả cho thấy 30% được xác định là các loại polymer tổng hợp được sử dụng trong chất dẻo''''. Nhóm nghiên cứu tin rằng những mảnh vụn trên có lẽ chỉ là một phần nhỏ của các hạt chất dẻo tí hon tồn tại trong môi trường. Số lượng có thể lớn hơn song đáng tiếc là họ đang thiếu công nghệ để phân biệt chính xác những hạt chất dẻo có đường kính nhỏ hơn 20micron.
    Không chỉ có các vùng bờ biển ''''dồi dào'''' chất dẻo, nhóm nghiên cứu cũng phát hiện các hạt chất dẻo phổ biến ở những vùng biển sâu. Để dự đoán xu hướng dài hạn, các nhà khoa học đă kiểm tra mẫu sinh vật phù du được thu thập trong hơn 40 năm qua ở hai tuyến đường biển giữa Iceland và Scotland. Kết quả cho thấy lượng chất dẻo trong nước vào những năm 1990 đă nhiều gấp ba lần so với những năm 1960.
    Đáng báo động là tuổi thọ của chất dẻo ước tính kéo dài từ 100 tới 1.000 năm. Mặc dù phần lớn các chất dẻo không thể tự suy biến sinh học song tác động của sóng và các yếu tố khác đă phân huỷ đồ vật bằng chất dẻo thành những mẩu nhỏ, đủ để vô số sinh vật biển khác xơi phải. Để kiểm tra liệu khả năng này có thể xảy ra hay không, Thompson và đồng nghiệp đă nhốt hàu, giun cát và giáp xác hai chân ăn mảnh vụn trong những bể nuôi có chứa một lượng nhỏ các mẩu chất dẻo tí hon. Những động vật không có xương sống này đều ăn các mảnh vụn đó trong vài ngày.

    Biến băi biển thành băi rác: Đừng!

    Dự kiến trong ba năm tới, nhóm nghiên cứu sẽ điều tra hai khả năng tác động tới môi trường của chất dẻo. Khả năng thứ nhất: Liệu những mảnh nhỏ này có thể làm tắc cơ quan ăn uống và tuyến tiêu hoá của những động vật biển không xương sống (giống tác động của bao nhựa đối với những động vật lớn hơn, như rùa)? Khả năng thứ hai: Chất dẻo truyền như thế nào các hoá chất của chúng cho những sinh vật trên? Nhiều chất dẻo chứa các hoá chất độc hại, bao gồm bioxit để ngăn chặn các sinh vật bám vào bề mặt, phẩm màu và các tác nhân tăng cường hoạt tính như chất làm dẻo. Những chất này có thể được giải phóng nếu sinh vật biển ăn mẩu chất dẻo.
    GS Thompson nói thêm: ''''Có một khả năng nữa, do các nhà nghiên cứu Nhật Bản chỉ ra gần đây, là khi bồng bềnh trên biển, chất dẻo sẽ tích tụ và hấp thụ những hoá chất độc hại từ các nguồn khác. Đó là các hoá chất sợ nước. Sau đó, hoá chất sợ nước được truyền sang sinh vật biển ăn phải chất dẻo. Các hoá chất độc hại như vậy bao gồm các loại PCB (polychlorinated biphenyl) và DDE (dichlorodiphenyldichloroethylene) phát sinh từ thuốc trừ sâu và các chất nhân tạo khác. Những tác nhân này được gọi là hoá chất can thiệp nội tiết, gây rối loạn các hệ thống sinh sản, phát triển và miễn dịch của động vật. Chúng liên quan tới sự thay đổi giới tính của gấu cái vùng cực, sự phát triển của trứng cá, cùng hiện tượng xảy thai tự nhiên và suy giảm số lượng nơi các đàn hải cẩu.
    Các nghiên cứu khác, gần đây, cho thấy một lượng khổng lồ các mẩu chất dẻo tí hon đang tích tụ trong các đại dương. Chẳng hạn, như các chuyên gia thuộc Viện Nghiên cứu Biển Algalita ở Long Beach (Mỹ ) đă phát hiện: Số lượng các mẩu chất dẻo ở nhiều vùng trung tâm Thái B́nh dương cao gấp sáu lần so với lượng sinh vật phù du thường trú. Thompson cho biết ông đă phân loại các mẩu chất dẻo tại nhiều vùng biển trên thế giới, trong đó có cả mảnh đuôi của tên lửa không gian bị dạt lên một băi biển ở đảo St Lucia ở Ấn Độ dương. Chất dẻo được sử dụng để làm nhiều đồ vật từ điện thoại cho tới radio, song đó không phải là những sản phẩm thường thấy trên băi biển. Những loại rác thải được t́m thấy và với số lượng ngày càng tăng là chai nhựa, bao gói, mũ - những đồ vật dùng một lần và sau đó bị ném đi.
    Hiệp hội Bảo tồn Biển của Anh cũng đă tiến hành một cuộc khảo sát lớn nhất về rác trên băi biển từ tháng 9/2003 và mới công bố vào tháng trước, với sự tham gia của 2.600 t́nh nguyện viên hoạt động trên 135km bờ biển. Họ phát hiện du khách tắm biển là những người gây ô nhiễm nặng nhất, thải ra 36,7% lượng rác được t́m thấy. Các đồ vật bằng chất dẻo chiếm hơn 50% tổng lượng rác được thu thập, bao gồm 5.831 bao nhựa hay 43 bao/1km bờ biển được khảo sát.
    Mỗi một mẩu rác có một chủ sở hữu. V́ vậy, mỗi một người có thể tạo nên "sự khác biệt" bằng cách mang theo rác của ḿnh khi rời băi biển. Bạn có sẵn sàng làm như vậy khi đí biển, như Nhóm sinh viên t́nh nguyện "V́ biển xanh" ở TP. Đà Nẵng đang vận động mọi người làm sạch và giữ sạch biển quê hương?
    Minh Sơn (Theo National Geographic)

    Các nguồn thuốc quý của đại dương bị đe doạ

    Động, thực vật biển có thể cung cấp cho con người nhiều loại thuốc mới như kháng sinh và giảm đau. Tuy nhiên, các nguồn tài nguyên chưa được khám phá này có nguy cơ biến mất trước khi chúng ta có cơ hội khai thác.
    Hiểu biết của con người về đa dạng sinh học biển còn quá ít.
    Đánh bắt cá, thay đổi khí hậu và ô nhiễm đang làm thay đổi các chuỗi thức ăn trong đại dương, làm suy giảm tính đa dạng sinh học. Theo các đoàn địa biểu tham dự Hội nghị châu Âu về Khoa học Biển và Công nghệ Đại dương (EurOCEAN 2004) được tổ chức ở Ailen, tình trạng suy giảm này cần được ngăn chặn trước khi quá muộn.
    Giáo sư Carlo Heip thuộc Viện Sinh thái Hà Lan nói: ''''Cuộc sống bắt nguồn ở đại dương và đã tiến hoá trong một thời gian dài hơn so với trên cạn. Do vậy, sự đa dạng sinh học lớn hơn rất nhiều''''. Tuy nhiên, con người biết rất ít về đa dạng sinh học biển. Chỉ có một vài trăm nghìn loài động, thực vật biển đã được mô tả về mặt khoa học. Còn về các vi sinh vật, chúng ta mới chỉ đang ''''cào bề mặt của những thứ tồn tại''''.
    Các loài đã tiến hoá để sống sót trong điều kiện khắc nghiệt của môi trường biển. Nhiều sinh vật tạo ra các phân tử để giúp chúng có lợi thế cạnh tranh trong cuộc chiến sinh tồn. Chẳng hạn, những phân tử đó làm cho vật chủ có mùi kinh khủng, thậm chí làm cho chúng đủ độc để giết chết kẻ săn mồi. Một số sinh vật lại tự bao phủ chúng trong các chất bài tiết để ngăn chặn vi khuẩn xâm nhập.
    Các nhà sinh học đang nghiên cứu những sinh vật biển như vậy nhằm hiểu biết nhiều hơn về các chức năng tế bào, đồng thời sử dụng hiểu biết này để phát triển các loại thuốc mới. Chẳng hạn như sên độc đang được thăm dò về tiềm năng giúp sản xuất các loại thuốc giảm đau.
    Mặc dù đại dương có tiềm năng lớn cung cấp các loại thuốc mới song chúng đang bị các hoạt động của con người làm biến đổi. Nạn đánh bắt cá quá mức đã làm giảm số lượng của các động vật săn mồi lớn như cá mập, ảnh hưởng tới các chuỗi thức ăn ở cấp vi mô. Các loài lạ được tàu bè mang ra khỏi môi trường của chúng đang làm thay đổi nhiều hệ sinh thái cục bộ.
    Ngoài ra, sự thay đổi khí hậu cũng có thể làm ảnh hưởng tới độ a-xít của nước biển. Không ai biết tác động của những thay đổi này là gì. Theo TS Ianora, điều quan trọng là nghiên cứu đa dạng sinh học cũng như chức năng của các hệ sinh thái. Chúng ta cần biết sự đa dạng sinh học được duy trì như thế nào vì đại đương là một nguồn tài nguyên quan trọng đối với nhân loại.
    Minh Sơn (Theo BBC)
  5. Khoai_lang_new

    Khoai_lang_new Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    17/02/2002
    Bài viết:
    349
    Đã được thích:
    0

    Chúng ta muốn biển và đại dương sống hay chết?

    Nhân Ngày Môi trường Thế giới năm nay, 5/6/2004, Tổng thư kư LHQ Kofi Annan cảnh báo: Không thể tiếp tục xem biển và đại dương như những băi rác thải, hay như nguồn tài nguyên phong phú không bao giờ cạn!
    - Nhân Ngày Môi trường Thế giới 2004 theo chủ đề "Chúng ta muốn biển và đại dương sống hay chết?" (nguyên văn tiếng Anh: "Wanted! Seas and Oceans ?" Dead or Alive?", do UNEP - Chương tŕnh Phát triển thuộc Liên Hiệp Quốc đưa ra), Bộ Tài nguyên - Môi trường Việt Nam sẽ trao các Giải thưởng Môi trường Việt Nam tại băi biển Mỹ Khê, thị xă Quảng Ngăi, tỉnh Quảng Ngăi. Mười tổ chức làm tốt công tác giảm thiểu ô nhiễm, trồng cây gây rừng... được trao Giải thưởng (mỗi giải trị giá tám triệu đồng). Bên cạnh đó, bảy cá nhân có những đóng góp sáng kiến, nghiên cứu vào công tác bảo vệ môi trường cũng được trao Giải thưởng (mỗi giải năm triệu đồng).
    Tại cảng Dung Quất, và bảy huyện đảo, huyện ven biển của Quảng Ngăi đă diễn ra các hoạt động thu dọn rác trên băi biển, trồng cây, thả cá, tôm vào biển,...
    Tại TP HCM, sáng nay đă diễn ra cuộc mít-tinh và hoạt động trồng cây sinh thái ở huyện biển Cần Giờ. Nhiều địa phương khác cũng tổ chức nhiều hoạt động: UBND tỉnh Điện Biên phối hợp với Bộ Quốc pḥng, UBND tỉnh Thừa Thiên Huế phối hợp với Bộ GD-ĐT, Liên đoàn Lao động tỉnh Quảng Ninh phối hợp với Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam,... tổ chức mit-tinh và các hoạt động môi trường xanh - sạch - đẹp ở địa phương.
    UBND tỉnh Bắc Giang phối hợp với Hội Nông dân Việt Nam phát động phong trào toàn dân tham gia trồng cây xanh, sản xuất ?ogạch không khói?o trong các ḷ gạch thủ công, xây dựng mô h́nh Làng Năng suất Xanh, chống ô nhiễm trong các làng nghề...
    Trước đó, tại buổi nói chuyện nhân Ngày Môi trường Thế giới ở Hà Nội vào hôm qua (4/6), GS Lê Quư An - chủ tịch Hội Bảo vệ Thiên nhiên và Môi trường Việt Nam cho biết: Bộ Thủy sản cùng Bộ Tài nguyên - Môi trường đang tŕnh Chính phủ xét duyệt công nhận gần 20 Khu bảo tồn thiên nhiên biển ở Việt Nam.
    Trong khi cả nước đă có 121 Khu bảo tồn thiên nhiên trên đất liền, trong đó có 27 Vườn quốc gia nhưng Khu bảo tồn thiên nhiên trên biển hiện mới chỉ có Ḥn Mun (Nha Trang) được Chính phủ công nhận. Ḥn Mun có rạn san hô dày đặc và quư hiếm nhất c̣n tồn tại ở Việt Nam, nơi đang triển khai một số dự án do thế giới tài trợ để giúp cộng đồng cư dân tại chỗ có ư thức và hành động bảo vệ đa dạnh sinh học cùng hệ sinh thái san hô hiệu quả hơn.
    - Hôm nay, UNEP sẽ tổ chức Ngày Môi trường Thế giới tại thành phố Barcelona (Tây Ban Nha), với sự tham gia của Diễn đàn Toàn cầu về Văn hoá. Trong khi đó, tại nhiều nước cũng sẽ diễn ra nhiều hoạt động trồng cây, thu rác, hoà nhạc gây quỹ môi trường, thảo luận và sáng tác, triển lăm áp-phích trong các trường học để kêu gọi bảo vệ môi trường biển,... với sự tham gia của các nhà lănh đạo chính phủ và cơ quan môi trường quốc gia,...
    Ngày Môi trường Thế giới được tiến hành vào dịp 5/6 hàng năm, để kỷ niệm ngày khai sinh sáng kiến này của Đại hội đồng LHQ vào năm 1972, nhân khai mạc hội nghị Stockholm về môi trường. Cũng vào dịp 5/6/1972 ấy, Đại hội đồng LHQ c̣n quyết định thành lập UNEP.
    Năm nay, Tổng thư kư LHQ Kofi Annan đă có thông điệp thúc giục các chính phủ, các nhà doanh nghiệp, cùng các cá nhân ở khắp nơi trên toàn thế giới "làm mới lại" sự tôn trọng biển và đại dương, nơi khởi nguồn tất cả sự sống trên Trái đất; cũng như làm hết sức ḿnh để đảm bảo sự bảo tồn và phát triển bền vững nguồn tài nguyên cực kỳ phong phú này của thế giới cho các thế hệ tương lai.
    Theo ông Kofi Annan, mặc dù đă có các định chế như Kế hoạch hành động toàn cầu để bảo vệ môi trường biển từ các hoạt động trên đất liền, Công ước LHQ về Luật Biển, cùng kế hoạch hành động của Tổ chức Lương Nông thuộc LHQ (FAO) về nghề cá, song vẫn không đủ ngăn chặn sự suy giảm tiếp tục của nguồn dự trữ cá trên toàn cầu, cùng sự gia tăng mức độ thoái hoá của môi trường biển. "V́ vậy, chủ đề của Ngày Môi trường Thế giới năm nay nhấn mạnh: Xă hội không thể tiếp tục xem các biển và các đại dương trên thế giới như những băi rác thải của ḿnh, hay như nguồn tài nguyên phong phú không bao giờ cạn!" - ông nói.
    Theo UNEP, có 50 sự kiện chủ yếu về biển và đại dương mà mỗi người cần biết rơ. Xin tóm lược các sự kiện này để các bạn dễ theo dơi một cách có hệ thống:
    - Biển và đại dương bao phủ 70% bề mặt Trái đất. Trên 90% sinh khối của Trái đất nằm trong biển và đại dương. (Đọc thêm trên VietNamNet: Thám hiểm đáy đại dương - khát vọng và thử thách)
    Trên 3,5 tỷ người lệ thuộc vào nguồn thực phẩm sơ cấp từ biển. Trong 20 năm tới, con số này có thể tăng gấp đôi: 7 tỷ người. (Đọc thêm trên VietNamNet: Những khoản vay nhỏ để... sống và bảo tồn biển / Ngư dân: Người bảo vệ loài hải cẩu thầy tu)
    40% dân số thế giới sống trong phạm vi 60km ven biển. Đến năm 2010, sẽ có 80% loài người sống trong phạm vi 100km ven biển. Trong khi đó, 60% đất ven bờ ở Thái B́nh dương, cùng 35% đất ven bờ ở Đại Tây dương lùi dần vào 1m/năm.
    Trung b́nh mực nước biển dâng lên khoảng 10-25cm trong 100 năm qua. Do hiện tượng ấm hoá toàn cầu, nếu băng tan ở Bắc Cực, các đại dương và biển sẽ dâng lên... 66m.
    - 80% nguồn ô nhiễm ở các biển và đại dương đến từ các hoạt động trên đất liền. Những trường hợp tử vong và bệnh tật gây ra bởi các vùng nước ven bờ đă gây tổn thất 12,8 tỷ USD/năm cho nền kinh tế toàn cầu. Trong đó, chỉ riêng tác hại của bệnh viêm gan do dùng hải sản nhiễm độc đă làm tổn thất 7,2 tỷ USD/năm.
    - Hàng năm, khoảng 100 triệu cá mập bị giết để lấy thịt và vây cá. Các hoạt động săn bắt cá voi nhỏ, cá heo cũng gây tử vong cho khoảng 300.000 cá thể. (Đọc thêm trên VietNamNet: Đánh cá bất hợp pháp - một loại cướp biển / Rùa biển: Bao giờ thoát kiếp nạn... lưỡi câu? / Đồi mồi Việt Nam, Indonesia: Trước nguy cơ tuyệt chủng...)
    - Mỗi năm, rác thải là chất dẻo đă làm chết trên một triệu chim biển, 100.000 động vật biển và cơ man không biết bao nhiêu là cá.
    Trong khi các sinh vật biển bị chết v́ chất dẻo sẽ phân huỷ th́ bản thân chất dẻo lại không phân huỷ mà tồn tại lâu dài trong hệ sinh thái, làm chết thêm nhiều sinh vật biển khác.
    - Sự bùng nổ tảo độc do hiện tượng phú dưỡng trong môi trường biển (chủ yếu do ni-tơ từ phân bón nông nghiệp theo các ḍng sông đổ ra biển, tích luỹ với nồng độ lớn sẽ tạo nên hiện tượng khử ô-xy trong nước biển), đă tạo ra khoảng 150 "vùng chết" ven bờ - với diện tích dao động từ 1 tới 70.000km2/vùng.
    - Trên 90% hàng hoá giao thương giữa các nước được chuyên chở bằng đường biển.
    - Ước tính mỗi năm có khoảng 21 triệu thùng (đơn vị dung tích, bằng khoảng 150l/thùng) dầu chảy ra biển do các hoạt động trên đất liền và các hoạt động rử két dầu của các tàu biển.
    Các tàu chở dầu chuyên chở 60% (xấp xỉ 2 tỷ tấn) dầu tiêu thụ trên thế giới. Trong thập niên vừa qua, trung b́nh mỗi năm có 600.000 thùng dầu đă bị đổ ra biển do các tai nạn tràn dầu từ các tàu biển, tương đương 12 lần so với mức thảm hoạ tràn dầu từ tàu dầu Prestige năm 2002.
    - Mỗi năm, có 10 tỷ tấn nước dằn được chở đi khắp thế giới và thải ra, tạo nên sự xâm hại của các loại sinh vật biển nguy hiểm, gây hại cho các loài bản địa và thiệt hại cho các nền kinh tế địa phương, lănh thổ. (Đọc thêm trên VietNamNet: Nước dằn và cuộc xâm lăng của sinh vật xâm hại)
    - Ô nhiễm, sự xâm hại của các loài không phải bản địa, cùng sự biến đổi của các sinh cảnh ven bờ đang là mối đe doạ không ngừng tăng lên đối với các hệ sinh thái biển quan trọng như rừng ngập mặn, thảm cỏ biển và các rạn san hô. (Đọc thêm trên VietNamNet: Cá cảnh trốn thoát đe doạ hệ sinh thái biển)
    - Mặc dù san hô chỉ bao phủ chưa đến 0,5% đáy biển song có đến trên 90% các loài sinh vật biển phụ thuộc gián tiếp hay trực tiếp vào các rạn san hô. Dải san hô ngầm Great Barrier ở Australia, dài khoảng 2.000km, có thể được nh́n thấy từ... Mặt trăng.
    Săn cá san hô bằng cyanide: Cực kỳ nguy hiểm!
    Có khoảng 4.000 loài cá san hô, chiếm khoảng 1/4 trong tổng số các loài cá biển. (Đọc thêm trên VietNamNet: Săn cá san hô: Sinh nghề tử nghiệp!)
    Các dải san hô nhiệt đới, bao bọc đáy bờ của 109 quốc gia, phần lớn đă kém phát triển. Sự suy thoái rơ rệt của các rạn san hô xuất hiện ở 93 quốc gia. Năm 1998, 75% dải san hô trên thế giới bị ảnh hưởng bởi hiện tượng tẩy trắng san hô (có 16% san hô bị chết).
    Gần 60% các dải san hô c̣n sót lại trên thế giới đang đối mặt với nguy cơ biến mất trong 30 năm tới do sự phát triển ven bờ của con người, do trầm tích, do các hoạt động đánh bắt cá mang tính huỷ diệt và hoạt động du lịch, do ô nhiễm, và do cả sự ấm hoá toàn cầu.
    Rừng ngập mặn.
    - Rừng ngập mặn là "chiếc nôi" cho 85% loài cá thương mại ở vùng nhiệt đới. Tuy vậy, do gây ô nhiễm hoá chất và phân bón trong nước, các trại tôm là nguyên nhân quan trọng trong việc phá huỷ gần 1/4 diện tích rừng ngập mặn trên thế giới. (Đọc thêm trên VietNamNet: Tài nguyên biển, sinh cảnh ven biển Việt Nam bị đe dọa!)
    Chúng ta muốn biển và đại dương sống hay chết?
    Chắc chắn ai cũng muốn trả lời, rất thật ḷng, theo hướng tích cực. Thế nhưng những hành vi cụ thể để bảo tồn biển lắm khi vẫn bị chi phối theo quán tính, theo sức ́ tâm lư bắt nguồn từ một số thói quen xấu của cá nhân, hay của cả một cộng đồng, không chỉ ở một nước.
    V́ vậy, cần soi rọi lại trong tâm tưởng của ḿnh, nhất là khi chúng ta là người Việt Nam, có cả một vùng biển rộng theo suốt chiều dài đất nước.
    Có bao giờ bạn nghĩ rơ ràng hơn, sâu sắc hơn về một Việt Nam Biển?
    - Nhân Ngày Môi trường Thế giới, Tổ chức T́nh nguyện Liên Hiệp Quốc (UNV) vừa phát động cuộc thi ?oSáng kiến khuyến khích hoạt động t́nh nguyện v́ mục tiêu phát triển thiên niên kỷ? tới tất cả bạn trẻ Việt Nam không quá 25 tuổi. Giải thưởng là một khoản tài trợ trị giá 1.000 USD.
    Bài dự thi gởi về: UNV, 25-29 Phan Bội Châu, Hà Nội; hoặc gởi email đến unv@undp.org.vn trước ngày 15-7.
    Linh Chi (tổng hợp)
  6. Khoai_lang_new

    Khoai_lang_new Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    17/02/2002
    Bài viết:
    349
    Đã được thích:
    0
    Đại dương đang chua dần
    Gần 50% lượng carbon dioxit mà con người thải vào khí quyển trong ṿng 200 năm qua đă được hấp thụ vào biển cả. Hệ quả là, bầu khí quyển trong lành hơn, nhưng đại dương th́ bị axít hoá, khiến nhiều loài sinh vật biển khó mà tạo được lớp vỏ ṣ đá vôi.
    Các nhà nghiên cứu rút ra kết luận này từ một cuộc khảo sát toàn cầu về lượng CO2 nhân tạo được biển hấp thụ, sau 10 năm thu thập hơn 72.000 mẫu nước từ khắp các đại dương và 5 năm phân tích dữ liệu.
    Cuộc khảo sát cho biết bắt đầu từ cuộc cách mạng công nghiệp (khoảng năm 1800), lượng CO2 trong bầu khí quyển đă tăng từ 280 phần triệu (ppm) lên 380 ppm. Mặc dù số lượng tổng cộng nhiều như vậy, song người ta ngạc nhiên phát hiện thấy chỉ có khoảng một nửa trong số chúng thoát lên không trung. Phần "mất tích" kia đă bị đại dương nuốt chửng (khoảng 48%). Nếu đại dương không thực hiện chức năng hấp thụ này, th́ hàm lượng CO2 khí quyển giờ đây đă cao hơn mức quan sát là 55 ppm.
    Nh́n từ khí cạnh nào đó th́ đây là tin tốt lành, v́ quá tŕnh trái đất ấm lên sẽ bị chậm lại. Nhưng tương lai lâu dài sẽ là thảm hoạ với hệ sinh thái biển, v́ nó làm thay đổi thành phần hoá học của đại dương. Thông thường san hô, động vật thân mềm và nhiều loài phù du hấp thụ ion carbonat trong nước biển để tạo ra lớp vỏ ṣ canxi carbonat của chúng. Song theo Richard Feely, thuộc Cơ quan nghiên cứu khí quyển và đại dương quốc gia Mỹ (NOAA), khi nồng độ CO2 trong nước tăng lên, hàm lượng ion carbonat sẽ giảm xuống, đồng nghĩa với việc động vật thiếu nguyên liệu để xây dựng lớp áo khoác này. Ở những nơi hàm lượng CO2 rất cao, vỏ ṣ của động vật thậm chí sẽ tiêu biến.
    Hiện tại, lượng CO2 được đại dương hấp thụ chủ yếu vào lớp nước bề mặt, do đó lớp này sẽ nhanh băo hoà hơn và không bao lâu nữa khó mà hút CO2 hiệu quả.
    Các nhà nghiên cứu ước tính nếu lượng phát thải CO2 tiếp tục tăng theo kịch bản của Uỷ ban liên chính phủ về Biến đổi khí hậu, nước bề mặt các đại dương sẽ bị chua đủ để làm giảm tốc độ tăng trưởng của các sinh vật như san hô, phù du, động vật hai mảnh vỏ từ 20 đến 50%. Hậu quả của quá tŕnh này có thể sẽ rất nghiêm trọng, bởi các loài trên là thành phần cơ bản trong chuỗi thức ăn, và nhiều loài sinh vật sống phụ thuộc vào chúng sẽ chết đói nếu thức ăn của ḿnh cạn kiệt.
    B.H. (theo NewScientist, Nature)
  7. Khoai_lang_new

    Khoai_lang_new Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    17/02/2002
    Bài viết:
    349
    Đã được thích:
    0

    Kinh nghiệm: QLMT Biển

    Công viên biển Đảo Mafia

    Vùng biển thuộc Công viên biển Đảo Mafia nằm trong vùng sinh thái biển Đông Âu, kéo dài 4.600km dọc bờ biển Đông Phi, từ Nam Somalia đến Đông Bắc Nam Phi. Vùng sinh thái này là một trong những nơi có san hô, rừng ngập mặn và tảo biển phong phú nhất miền Tây Ấn Độ dương, bao gồm một dải san hô gần như liên tục dọc bờ biển Tanzania và Kenya, những vùng đầm lầy quan trọng bậc nhất dọc bờ biển Đông Phi, 3.200 hecta rừng ngập mặn ở châu thổ Rufiji của Tanzania.
    Một trong những mối đe dọa nghiêm trọng đến vùng sinh thái này chính là t́nh trạng bờ biển xuống cấp do xói ṃn, ô nhiễm và hoạt động du lịch. Bên cạnh đấy, rừng ngập mặn bị khai thác đến mức kiệt quệ để lấy củi đun, làm than và thức ăn (cá, tôm cua, động vật thân mềm), c̣n san hô th́ chết v́ các phương pháp đánh bắt mang tính huỷ hoại (thuốc nổ, chất độc, lao móc, lưới mắt nhỏ ).
    Với sự hỗ trợ tích cực của WWF, năm 1995 Công viên biển Đảo Mafia được thành lập. Hiện nay, WWF đang giúp đỡ về mặt quản lư cho Công viên nhằm duy tŕ hệ sinh thái và đa dạng sinh học với mục đích sinh lợi cho người dân Tanzania, đặc biệt là cộng đồng dân cư đảo Mafia. Ngoài ra, WWF đang tăng cường phát triển các hoạt động kinh tế nhằm giảm áp lực lên nguồn tài nguyên thiên nhiên của công viên, đồng thời giảm mức nghèo đói trên các ḥn đảo. WWF cũng nâng cao giáo dục và nhận thức về môi trường, phối hợp với cộng đồng địa phương để t́m ra các hoạt động bền vững, chẳng hạn như nuôi trồng hải sản, nuôi ong, và thành lập các cơ sở tín dụng cho người dân nơi đây.
    Những khoản vay nhỏ để... sống và bảo tồn biển
    Hamidu Kimbao và cậu bạn Nahoda vừa tṛn 16 tuổi. Sống trên ḥn đảo Chole nhỏ bé, nằm ngoài khơi Tanzania, các em vừa mới rời ghế nhà trường. Trước đây, hai em cũng giống như bao thiếu niên khác trên đảo - luôn thừa thăi thời gian và chẳng có việc ǵ để làm. Nhưng một khoản vay nhỏ đă biến các em thành những mầm non doanh nghiệp bền vững tương lai.
    Quần đảo thiên đường
    Đảo Chole nổi tiếng với nguồn sản vật phong phú.
    Với chiều ngang chưa đầy 1km, Chole là một trong năm ḥn đảo của Công viên biển Đảo Mafia, với các rặng san hô, thảm tảo biển và rừng đước che chở cho một hệ sinh thái phong phú bậc nhất trên băi biển Đông Phi. Rùa biển, cá voi lưng gù, cá nhà táng, 400 loài cá, vô số rặng san hô, hải miên, sên biển, sao biển, nhím biển, hải sâm, thậm chí cả ḅ biển (dugong), tất cả đều quây quần nơi đây.
    Trên quần đảo có khoảng 15.000 dân sinh sống, hầu hết làm nghề thu hoạch dừa và đánh bắt hải sản. Cuộc sống ở đây tương đối dễ chịu -liệu bạn có thể t́m được ở đâu một nhà nghỉ dành cho du khách mang tên Pole Pole, tiếng thổ dân có nghĩa là "từ từ thôi, từ từ thôi"?
    Cư dân trên đảo nhận thức rất rơ về mối quan hệ giữa họ với các nguồn tài nguyên thiên nhiên biển. Thực ra, vào đầu những năm 1990, t́nh trạng đánh cá bằng thuốc nổ, đặt ḿn san hô và phát triển du lịch tràn lan trở nên đáng ngại đến mức họ phải lên tiếng kêu gọi bảo vệ môi trường biển. Cùng với chính quyền Tanzania, năm 1995, dân đảo đă phối hợp với Quỹ Thiên nhiên Hoang dă (WWF) để xây dựng nên Công viên biển Đảo Mafia, công viên biển đầu tiên của đất nước này.
    Nhận thức tốt nhưng... thiếu tiền
    Với dự án nuôi trồng hải sản, dân đảo Mafia được đảm bảo cho một tương lai bền vững.
    Giờ đây, mặc dù hiện tượng đánh cá bằng thuốc nổ đă hoàn toàn bị xoá bỏ trong Công viên biển và đàn cá đang dần hồi phục trở lại, khu vực này vẫn đang phải chịu một áp lực rất lớn. Nhiều cư dân trên đảo sống chủ yếu dựa vào hoạt động đánh cá, v́ thế dân số gia tăng không ngừng là vấn đề khiến cho không sớm th́ muộn người dân ở đây cũng phải gánh chịu hậu quả.
    Jason Rubens, người phụ trách Chương tŕnh Hỗ trợ Bảo tồn của WWF trong Công viên biển, cho biết: "Hiện nay, vấn đề lớn nhất có lẽ là hiện tượng sử dụng lưới kéo mắt nhỏ. Mắt lưới ở đây chỉ có kích thước bằng 1/4inch (0,6mm), v́ thế ngư dân bắt phải rất nhiều cá con. V́ được gắn nhiều thỏi ch́ và bị kéo lê dưới đáy biển, môi trường sống của loài cá như san hô và tảo biển cũng bị huỷ hoại theo. Tất cả những điều này khiến cho năng suất đánh bắt bị giảm sút nghiêm trọng."
    Mặc dù dân đảo đều đồng ư rằng đây là một vấn đề lớn song việc thay đổi tập quán đánh bắt đ̣i hỏi phải mất rất nhiều tiền, thứ mà họ không có. Trước thực trạng này, WWF đă đồng ư cho các cộng đồng đánh cá vay nợ không lăi suất để giúp họ xây dựng đời sống bền vững. Nhờ có các khoản vay này, năm cộng đồng ngư dân đă chuyển sang phương pháp đánh bắt bền vững hơn, như sử dụng lưới mắt rộng, hoặc dây câu. Một số cộng đồng thậm chí c̣n mua cả máy đuôi tôm để đi xa hơn ra khơi, nơi các đàn cá ít bị khai thác hơn.
    Để giúp đỡ ngư dân duy tŕ được các trang thiết bị mới, WWF c̣n hỗ trợ các khoản tiết kiệm cho làng chài và lập Hội Vay Nợ. Điều kiện để được vay tiền là người vay phải chứng minh được rằng ḿnh có thể tiết kiệm, sau đó họ có thể vay được một khoản nhiều gấp đôi số tiền cần để sửa máy tàu hoặc mua thiết bị tàu thuyền mới. Jason giải thích: "Cho đến nay, hệ thống này đang hoạt động khá tốt. Hầu hết các ngư dân đều không có chút kinh nghiệm nào trong việc sở hữu và duy tŕ tài sản vốn như thiết bị đánh bắt. Mục đích của dự án này là giúp đỡ họ nâng cao khả năng hoạch định và quản lư nguồn tài chính như thể là họ đang điều hành một doanh nghiệp nhỏ. Chúng tôi đă thành lập Hội Tiết kiệm ở mười làng chài. Mặc dù số tiền tiết kiệm tương đối khiêm tốn so với bên ngoài, chúng vẫn phát huy được tác dụng và nhiều người ở đây đang tỏ ra rất muốn tham gia."
    Hamidu và Nahoda cũng không phải là ngoại lệ. Hai cậu bé đă được bố mẹ và hàng xóm lựa chọn v́ các em khá nhanh nhạy, nghiêm túc và có khả năng làm việc tốt. Thông qua một khoản vay, các em đă xây dựng được một trại nuôi cá thử nghiệm từ hai chiếc ***g kích thước 4x4m. Tại đây, các em nuôi 1.000 con cá và cho ăn bằng tảo biển. Hiện nay, hai em đang được trả một khoản trợ cấp danh nghĩa là 2 đô-la mỗi ngày để duy tŕ "trại cá" của ḿnh và chờ cá lớn. Hamidu nói: "Rồi chúng em sẽ bán cá ra bên ngoài đảo, có thể là bán cho Dar es Salaam."
    Dar, thành phố lớn nhất Tanzania, chỉ cách Mafia khoảng 120km đường biển. Nếu mọi việc suôn sẻ, mẻ cá của hai cậu bé sẽ nặng khoảng 250kg và mang lại cho các em khoảng 125 đô-la. Jason cho biết: "Đối với một ngư dân b́nh thường, số tiền này tương ứng với thu nhập trong khoảng ba - bốn tháng, rất lớn đối với khả năng của những cậu bé ở độ tuổi này. Nếu biết rằng lũ cá phải mất ít nhất tám tháng để trưởng thành th́ quy mô nhỏ như thế này không nói lên được điều ǵ cả, nhưng đủ để chứng minh rằng đây hoàn toàn có thể là con đường sáng cho ngư dân thoát nghèo."
    Con đường sáng
    Quần đảo Mafia có được măi là một thiên đường trên biển?
    Những người khác trong Công viên biển cũng đang bắt tay vào công việc mới. Cách "trại cá" của hai cậu bé không xa, một nhóm phụ nữ đang thu hoạch tảo biển từ một "trang trại" dưới nước khi thuỷ triều xuống. Tảo biển được đưa sang châu Âu, chế biến thành một chất làm đặc thiên nhiên có tên là carrageenan, dùng để chế tạo rất nhiều sản phẩm như thuốc đánh răng hoặc kem. Đi xa thêm nửa cây số nữa, Mohammed, Hamisi và Fadhila đang xây dựng những chiếc đó, cũng bằng vốn vay của WWF, để bắt cá nhồng và cá chỉ vàng ngập mặn bán cho thị trường địa phương.
    Đồng thời, WWF và Công viên biển đang nghiên cứu về khả năng thành lập một dự án trai ngọc, và hiện nay họ đă bắt đầu thu thập trai con. Jason tuyên bố: "Nếu hoạt động, chắc chắn dự án trai ngọc sẽ mang lại nhiều lợi nhuận hơn cho người dân địa phương. Nuôi trai ngọc là nghề rất phát triển ở Tây Thái B́nh Dương và một phần Ấn Độ, nhưng ở Ấn Độ Dương th́ chưa có ai làm. Giá trị ngọc nằm ở màu sắc của nó. Nếu màu vàng, viên ngọc gần như không có giá trị ǵ. Nhưng nhân ngọc nằm trong vỏ của loài trai ngọc lưỡi đen ở đây thường có màu đồng, và nếu được chế tác thành chuỗi hạt, chắc chắn chúng sẽ bán rất được giá."
    Mặc dù dự án vay nợ khởi đầu rất tốt, nhiệm vụ giúp người dân địa phương có được cuộc sống bền vững vẫn c̣n rất bấp bênh và đ̣i hỏi nhiều thời gian. Nhưng theo Jason th́ đây chính là cách duy nhất để đạt được mục tiêu bảo tồn. Vùng đảo tuyệt vời với những rừng ngập mặn, rạn san hô, thảm tảo biển, cá và những loài có nguy cơ tuyệt chủng chỉ có thể được bảo vệ lâu dài bởi chính 15.000 người dân ở đây, chứ khôngphải là WWF hay chính phủ. Tuy nhiên, nếu có ư chí, chắc chắn họ sẽ thành công. Jason tự tin: "Tất nhiên là phải... pole pole rồi!".
    Khánh Hà (Tổng hợp)

    Con người làm tăng sức huỷ diệt của sóng thần

    Theo các chuyên gia môi trường, việc xây dựng quá nhiều khu nghỉ mát ven biển cũng như hành vi tàn phá thiên nhiên đă góp phần vào tổn thất lớn về người trong thảm hoạ sóng thần vừa qua ở châu Á.
    Jeff McNeedy thuộc Liên minh Bảo tồn Thế giới cho biết, sóng thần làm chết nhiều người bởi con người cư ngụ trên những vùng đất mà họ không nên ở. Các khu định cư lớn nằm ngay trên băi biển mặc dù con người biết rằng sống ở đó đầy nguy hiểm. Bờ biển chính là yếu tố ngăn sóng thần xâm nhập sâu vào bên trong. Chính v́ vậy mà các ngôi làng truyền thống thường nằm sau băi biển. Cách đây 50 năm, bờ biển không có nhiều khách sạn như hiện nay. Giờ th́ khách sạn nằm ngay sát biển.
    Nhiều người, đặc biệt là người nghèo, thường sống dọc bờ sông. Khi sóng thần ập vào bờ, nước ở cửa sông bị dồn ngược vào đất liền, gây ra lũ quét khủng khiếp. Hậu quả là người sống bên bờ sông có thể thiệt mạng v́ nước lũ dâng cao. Lẽ ra họ không nên sống ở đó.
    Ngoài ra, trong vài chục năm qua, nhiều rừng đước đă bị chặt hạ, nhường chỗ cho các vuông tôm. Rừng đước sinh trưởng dọc bờ biển, là tấm lá chắn bảo vệ mọi thứ trước sóng thần. Tuy nhiên, những người chặt hạ chúng không biết lợi ích lâu dài mà rừng đước mang lại. Họ chỉ thấy lợi trước mắt là bán tôm cho nước ngoài với mức giá không bao gồm chi phí môi trường. Và họ đang phải trả cái giá đó ngày hôm nay.
    Điều tương tự cũng xảy ra với các rạn san hô bảo vệ bờ biển. Khi sóng thần tiến gần bờ, trước tiên nó gặp rạn san hô, làm giảm bớt tốc độ lại. Sau đó, sóng thần sẽ gặp rào cản thứ hai là rừng đước. Rừng đước giảm tốc độ sóng thần thêm một lần nữa. Cuối cùng, sóng thần có thể đi qua rừng đước song nhiều năng lượng đă bị phân tán. Do vậy, thiệt hại mà sóng thần gây ra sẽ không c̣n đáng kể nữa.
    Minh Sơn (Tổng hợp)
  8. Khoai_lang_new

    Khoai_lang_new Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    17/02/2002
    Bài viết:
    349
    Đã được thích:
    0

    Đề xuất 15 khu bảo tồn biển đầu tiên tại Việt Nam

    (Vnexpress, 8/8/2004)
    Những địa danh du lịch nổi tiếng như đảo Cô Tô, Cát Bà, Bạch Long Vĩ, Cồn Cỏ, Lư Sơn, Ḥn Mun, Nam Yết, Côn Đảo, Cù Lao Chàm... không lâu nữa có thể sẽ trở thành các khu bảo tồn biển đầu tiên của Việt Nam.
    Khu bảo tồn biển được thế giới công nhận là một cách thức hiệu quả và ít tốt kém để duy tŕ và quản lư nguồn lợi hải sản cũng như bảo vệ đa dạng sinh học. Ở Việt Nam, hệ thống các khu bảo tồn trên đất liền được quan tâm từ lâu, nhưng các vùng biển vẫn c̣n bỏ ngỏ. Đến nay, tuy đă có 2 khu bảo tồn biển được thành lập ở Ḥn Mun (Nha Trang) và Cù Lao Chàm, song thực tế vẫn chưa có văn bản pháp quy nào ở cấp Chính phủ xác nhận sự tồn tại của hệ thống này.
    Mới đây, Bộ Thuỷ Sản đă xây dựng quy hoạch tổng thể hệ thống các khu bảo tồn biển Việt Nam đến năm 2010, dự kiến tŕnh Chính phủ vào cuối năm nay. Bản quy hoạch đề xuất 15 khu bảo tồn biển dọc theo chiều dài đất nước, với mục tiêu khoảng 2% diện tích vùng biển nước ta được bảo tồn vào năm 2010.
    Hệ thống các khu bảo tồn này được phân làm 3 loại theo tiêu chí của IUCN, gồm: Vườn quốc gia (biển), Khu bảo tồn loài và nơi cư trú, và Khu dự trữ tài nguyên thuỷ sinh vật. Tồn tại song song với hệ thống này là các khu bảo tồn được phân loại theo những hệ thống khác như Khu bảo tồn đất ngập nước (điểm RAMSAR, Xuân Thuỷ, Khu dự trữ sinh quyển (Cát Tiên)...
    Biển Việt Nam có trên 20 kiểu hệ sinh thái, với năng suất sinh học cao, tài nguyên lớn, là nơi cư trú của khoảng 11.000 loài, trong đó trên 2.000 loài cá. Đặc biệt có mặt các hệ sinh thái rạn san hô, thảm cỏ biển và rừng ngập mặn.
    Danh sách các điểm được đề xuất thành khu bảo tồn biển:
    - Đảo Trần, đảo Cô Tô (Quảng Ninh)
    - Đảo Cát Bà, Bạch Long Vĩ (Hải Pḥng)
    - Ḥn Mê (Thanh Hoá)
    - Đảo Cồn Cỏ (Quảng Trị
    - Sơn Trà - Hải Vân (Thừa Thiên Huế
    - Cù Lao Chàm (Quảng Nam)
    - Đảo Lư Sơn (Quảng Ngăi)
    - Ḥn Mun, Nam Yết (Khánh Hoà)
    - Ḥn Cau, Đảo Phú Quư (B́nh Thuận)
    - Côn Đảo (Bà Rịa - Vũng Tàu)
    - Phú Quốc (Kiên Giang)
    Bích Hạnh
  9. Khoai_lang_new

    Khoai_lang_new Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    17/02/2002
    Bài viết:
    349
    Đã được thích:
    0

    Chiến lược QLMT Biển VN?
    Môi trường biển: Thiếu một chiến lược tổng thể
    Năm 2002, một chiến lược quốc gia về quản lý môi trường biển và ven biển đã được soạn thảo với sự trợ giúp của Ngân hàng Phát triển châu Á và Cơ quan Hợp tác Phát triển Thụy Sĩ.
    Chiến lược gồm sáu hợp phần: Quy hoạch quản lý tổng hợp biển và ven bờ cho các tỉnh duyên hải. Phát triển các khu bảo tồn biển và ven bờ. Quản lý tổng hợp nghề cá ven bờ. Phát triển và cải thiện sinh kế của các cộng đồng ven biển dễ bị tổn thương. Bảo vệ duyên hải Việt Nam thoát khỏi thiên tai và xói mòn ven biển. Kiện toàn khung môi trường hành động quốc gia, nâng cao nhận thức về môi trường, đánh giá ô nhiễm và giám sát.
    (Nguồn: Báo cáo hội nghị khoa học "Biển đông - 2000", Nha Trang)
    (VietNamNet) - Trao đổi về Việt Nam Biển với PGS TS Nguyễn Tác An - viện trưởng Viện Hải dương học Nha Trang, trước chuyến đi công tác dài ngày của ông sang Pháp và Đức.
    Báo động nào về chất lượng môi trường biển?
    Chủ đề của Ngày Môi trường Thế giới (5/6) năm nay là "Chúng ta muốn biển và đại dương sống hay chết?". Từ chủ đề này, bạn đọc VietNamNet rất muốn biết hiện trạng về biển ở nước ta hiện nay...
    - PGS Nguyễn Tác An: Hiện nay, nguồn lợi biển đang phải chịu hai thách thức to lớn. Đối với toàn cầu, đó là thách thức do sự thay đổi của khí hậu. Sự thay đổi của khí hậu có tác động đến nguồn lợi tài nguyên biển. Đối với Việt Nam là nước đang phát triển, có những khó khăn về mặt kinh tế, về chính sách thì thách thức ấy lại càng nhân lên gấp nhiều lần. Tiềm lực để giải quyết tai biến thiên nhiên, tiềm lực để đầu tư bảo vệ môi trường biển, tiềm lực để nâng cao nhận thức cộng đồng về bảo vệ biển ở nước ta vẫn còn nhiều hạn chế vì các khó khăn không phải là ít.
    Xin nói cụ thể hơn về môi trường biển hiện nay?
    - Trước đây, tôi làm chủ nhiệm đề tài "Giải pháp nâng cao chất lượng môi trường biển từ Bắc đến Nam". Hiện nay, tôi đang nghiên cứu một đề tài cấp Nhà nước về giải pháp kỹ thuật nâng cao chất lượng môi trường, phục hồi các hệ sinh thái quan trọng như san hô, tảo biển. Qua đó, có thể nói môi trường biển nói chung và môi trường biển ở Việt Nam vẫn còn "đạt yêu cầu", chưa bị ô nhiễm nhiều nhưng hạn chế là quản lý biển địa phương còn gặp những khó khăn, như ô nhiễm hữu cơ do nuôi trồng hải sản, tai nạn về tràn dầu, ô nhiễm rác thải do hoạt động du lịch, do hoạt động dân cư,...
    Những ô nhiễm như vậy làm chất lượng nước giảm sút, hàm lượng vi sinh nhiều (có những nơi còn nhiều hơn mức cho phép đến vài trăm lần), hàm lượng ô nhiễm hữu cơ vượt mức cho phép do sử dụng thuốc bảo vệ thực vật trong nông nghiệp, ô nhiễm kim loại nặng do sử dụng hóa chất để khai thác vàng... Hệ sinh thái bị hủy hoại rất lớn, nuôi tôm thì phá rừng ngập mặn, đi du lịch thì phá hết quần đảo san hô, phá hoại rừng ven biển do quá trình phát trình phát triển kinh tế...
    Còn vấn đề ô nhiễm do rác thải khó phân hủy như bao nhựa, polymer?
    - Rác thải có chu kỳ phân hủy chậm như bao nhựa, polymer vẫn còn là vấn đề nan giải không chỉ ở Việt Nam mà ở rất nhiều nước khác trên thế giới. Khi những loại rác chất dẻo này bị vất xuống biển, chúng sẽ tạo thành những màng ngăn, khiến cho quá trình trao đổi khí giữa nước và đáy không thực hiện được, vùng đáy biển từ thoáng khí trở thành vùng yếm khí, phát sinh ra khí sunphua hydrô (H2S), gây nên mùi hơi thối, biến vùng nước sống thành vùng nước chết. Một khi đã biến thành vùng nước chết thì rất khó khăn để khôi phục lại được, hoặc phục hồi lại được thì cũng phải mất cả đời người.- từ 60 năm đến 100 năm sau mới khôi phục lại được.
    Nghiên cứu biển là phải ở ngoài biển, tuy nhiên...
    Mỗi năm, được biết Nhà nước đầu tư hơn mười tỷ đồng cho nghiên cứu khoa học về biển. Thế nhưng dường như nghiên cứu về biển ở Việt Nam dường như chỉ dừng lại ở ven bờ, chưa ra được biển sâu, đại dương?
    - Chúng tôi cũng xác định nghiên cứu biển là phải nghiên cứu ở ngoài biển, tuy nhiên nghiên cứu về biển rất tốn kém. Trong chừng mực đầu tư nghiên cứu của mình thì hầu hết mới tập trung ở vùng ven bờ, mặc dù vùng ven bờ cũng là vùng quan trọng của sự phát triển. Có khoảng 80-90% đề tài tập trung nghiên cứu ở vùng biển ven bờ.
    Có thể nói: Mặc dù chúng tôi rất mong muốn vươn ra biển để nghiên cứu nhưng công cụ, trang thiết bị để nghiên cứu hầu như rất thiếu. Thậm chí đến nay, chúng tôi vẫn không có nổi một con tàu nghiên cứu để ra đại dương!
    Bên cạnh đó, nguồn nhân lực để làm việc trên biển cũng thuộc loại "khan hiếm". Lớp cán bộ được đào tạo ở nước ngoài từ những năm 1960-1970 thì đã đến tuổi sắp về hưu, lớp cán bộ trẻ kế cận thì không kịp bổ sung. Tuy ta cũng có trường đào tạo nhưng chỉ đào tạo chay, học Hải dương học nhưng không có điều kiện tiếp xúc với tàu bè, không có cơ hội ra biển, sinh viên ra trường không đáp ứng được yêu cầu. Cán bộ Viện Hải dương học mà mỗi năm mới được ra khơi (đại dương) một - hai chuyến thì sinh viên làm gì có cơ hội!
    Cách đây 80 năm, trong điều kiện suy thoái kinh tế sau Chiến tranh Thế giới lần thứ nhất, thực dân Pháp vẫn bỏ tiền ra xây dựng Viện Hải dương học ở Nha Trang. Bởi vì họ xác định Viện Hải dương học là một đơn vị khoa học sẽ góp phần giải quyết các vấn đề kinh tế thông qua khai thác biển. Họ hy vọng phát triển về kinh tế biển sẽ là một nguồn lợi giúp khôi phục về mặt kinh tế.
    Ngày nay, Viện Hải dương học Nha Trang của chúng ta trông vẫn rất bề thế; các lãnh đạo cao cấp của Đảng và Nhà nước đều có ghé thăm Viện. Hình thức thì rất là mạnh, nhưng đóng góp vẫn hết sức nhỏ bé và khiêm tốn. So với yêu cầu thực tế thì cần có sự đầu tư nhiều hơn nữa, đầu tư đúng hướng, tập trung. Các nhà hải dương học phải có cơ hội tung hoành nhiều ở biển, đi điều tra ngang dọc, sánh vai với các nước khác, như Trung Quốc chẳng hạn. Cần phải có tàu đi biển, vì rất tiếc là hiện nay chúng ta vẫn chưa có một tàu nghên cứu nào.
    Ở Phòng triển lãm của Viện, chúng tôi có thấy hình chụp một con tàu khá đồ sộ?
    - À, con tàu đó đã có cách đây gần... 100 năm, từ thời thuộc Pháp! Tàu bắt đầu được sử dụng từ năm 1925, đến năm 1930 thì hỏng. Đến năm 1995, chúng tôi được cấp một con tàu dài 20m, đủ cho bảy nhà khoa học nghiên cứu từ độ sâu từ 50m trở vào trong thời gian khoảng hai tuần, sóng cấp 5 trở xuống. Nếu muốn đi xa hơn nữa, chúng tôi phải đi nhờ các tàu của các nước bạn thông qua các dự án hợp tác, chẳng hạn trước đây có tàu Liên Xô (cũ ). Gần đây, cán bộ Viện có dịp ra đại dương để nghiên cứu cũng chỉ được đi tàu thông qua một chương trình hợp tác do... chính phủ Đức trả tiền thuê tàu.
    Chúng tôi không đòi hỏi phải có... tàu ngầm hay tàu lớn, nhưng để có sự nghiên cứu về biển thì Việt Nam dứt khoát phải tự chủ, có tàu riêng để ra khơi nghiên cứu Hải dương học. Không nhất thiết tàu ấy phải thuộc Viện, vì cách tổ chức, quản lý tàu có thể theo dạng công ty để khai thác hợp lý.
    Vấn đề sống còn của Việt Nam là biển!
    Được biết ông cũng là người rất tích cực tham gia vào công tác đào tạo nguồn nhân lực?
    - Đào tạo ra một "anh hải dương học" là rất tốn kém. Hiện nay ở ta, nguồn nhân lực trẻ rất thiếu nhưng việc đào tạo cũng chỉ dừng ở đào tạo chay. Hải dương học đòi hỏi anh phải có sức khỏe, đi tàu không bị say sóng, nếu ra biển mà bị say sóng coi như uổng công. Học về Hải dương học cũng cần có kiến thức về khoa học cơ bản như Toán, Lý, Hóa. Thứ ba là phải biết sử dụng thiết bị, đi biển là phải thành thạo trong sử dụng thiết bị công nghệ. Vì vậy, phải có thói quen về kỹ thuật, tác phong công nghiệp.
    Đó là con người hết sức năng động, đi trên tàu phải hài hòa với con tàu và với biển. Người giỏi nhưng không có sức khỏe thì cũng rất khó để nghiên cứu về biển, nhưng người khỏe (như người đánh cá chẳng hạn) mà không có tri thức về khoa học vẫn không nghiên cứu được về biển. Do đó, nguồn nhân lực này đến nay vẫn còn quá nhỏ bé so với triệu cây số vuông!
    Vùng đặc quyền kinh tế biển của chúng ta rộng hơn một triệu kilomet vuông, rộng gấp ba lần so với đất liền. Bờ biển Việt Nam dài. hơn 3.260km nhưng dường như chúng ta vẫn thiếu một chiến lược phát triển về biển?
    Vai trò của biển đối với sự phát triển của Việt Nam?
    Đa dạng sinh học biển và ven biển, ước tính lợi nhuận ròng là 39 triệu USD/ năm.
    Ngoại tệ thu được từ dầu khí và thủy sản chiếm 23% tổng thu nhập quốc dân (GDP) vào năm 1998.
    Trong số 31 điểm du lịch cấp quốc gia, có 19 điểm thuộc về 29 tỉnh ven biển; chiếm 37% lượt khách du lịch của cả nước.
    65% hàng hóa được xuất, nhập khẩu thông qua các cảng biển.
    2% khu bảo tồn quốc gia là khu bảo tồn biển
    - Đúng là đến nay, chúng ta chưa có một chiến lược về phát triển và bảo vệ biển. Hoặc có thể đã có, nhưng Chính phủ chưa công bố, đang còn trong giai đọan soạn thảo. Đây cũng là băn khoăn của tôi. Hy vọng trong thời gian tới, chiến lược này sẽ được Nhà nước công bố.
    Với tư cách là chủ tịch Liên Chính phủ về Biển, ông có nhận xét gì về sự chậm trễ, hay thiếu sót ấy?
    - Làm việc gì cũng phải có kế hoạch, chiến lược. Chiến lược là bước đi, kế sách hiện tại cho tương lai. Mặc dù chúng ta có rất nhiều chương trình về biển nhưng rất tiếc đến nay, chúng ta vẫn chưa có kế hoạch tổng thể lâu dài. Chúng tôi cũng biết rằng soạn thảo một chiến lược về biển thì rất phức tạp và khó khăn, cần đến sự bàn bạc thống nhất của những nhà khoa học, những nhà kinh tế, quản lý và những nhà chiến lược tầm cỡ. Ngoài ra, còn phải có tiềm lực để thực hiện chiến lược ấy.
    Tuy vậy, vấn đề sống còn của Việt Nam là biển. Nghiên cứu phát triển và bảo vệ biển thì sẽ phải làm những gì? Từ năm nào đến năm nào, sẽ làm gì? Ai sẽ làm? Làm bằng cách gì?... Tất cả những vấn đề ấy, Nhà nước phải có trả lời. Phía những người làm khoa học, chúng tôi rất sẵn sàng tham gia vào những việc như thế. Kho tư liệu ở Viện Hải dương học khá phong phú và đầy đủ các tài liệu để soạn thảo. Chúng tôi nắm rất nhiều tư liệu trong và ngoài nước về khai thác và bảo vệ biển nhưng làm thế nào, lấy nguồn vốn, nhân lực ở đâu, kế sách bước đi như thế nào thì cần có sự phối hợp chặt chẽ giữa các nhà quản lý, các nhà chiến lược, chính sách. Khoa học chỉ đóng vai trò tư vấn về cơ sở khoa học, về các kho tài liệu,...
    Nói về chiến lược nghe lớn lao thế nhưng cách đây hơn 2.000 năm, ông Quản Trọng ở Trung Quốc đã đề ra một chiến lược về biển cho Trung Hoa rất đơn giản mà cực kỳ hiệu quả: Khai thác muối! Muối đã trở thành quốc sách của nước Trung hoa cổ đại thời Xuân thu Chiến quốc, chính phủ chỉ cần nắm về khai thác muối sẽ trở nên giàu có.
    Còn ở ta hiện nay, chúng ta sẽ nắm gì trong chiến lược về biển của một Việt Nam Biển? Chưa có câu trả lời chính thức, có vẻ vậy!
    Thu Thảo (thực hiện)

    Xây dựng gần 20 khu bảo tồn thiên nhiên trên biển

    TT - ?oVN đã có 121 khu bảo tồn thiên nhiên trên đất liền, trong đó có 27 vườn quốc gia nhưng vẫn chưa có khu bảo tồn thiên nhiên trên biển và Hòn Mun (Nha Trang) là khu bảo tồn biển đầu tiên ở nước ta được Chính phủ công nhận?- giáo sư Lê Quý An, chủ tịch Hội Bảo vệ thiên nhiên và môi trường VN, cho biết như trên tại buổi nói chuyện nhân Ngày môi trường thế giới ở Hà Nội hôm 4-6.
    Hòn Mun là nơi có rạn san hô dày đặc và quí hiếm nhất còn tồn tại ở nước ta, đang được thế giới tài trợ để giúp cộng đồng cư dân bản địa có ý thức và hành động bảo vệ giá trị sinh học một cách hiệu quả. Sau khu bảo tồn Hòn Mun hiện còn có gần 20 khu bảo tồn thiên nhiên biển đang được Bộ Thủy sản, Bộ Tài nguyên - môi trường trình Chính phủ xét duyệt công nhận nhằm xây dựng một hệ thống khu bảo tồn thiên nhiên trên biển.
    * Nhân Ngày môi trường thế giới 5-6, Tổ chức Tình nguyện Liên Hiệp Quốc (UNV) cũng đã phát động cuộc thi ?oSáng kiến khuyến khích hoạt động tình nguyện vì mục tiêu phát triển thiên niên kỷ? tới tất cả bạn trẻ VN không quá 25 tuổi với giải thưởng là một khoản tài trợ trị giá 1.000 USD.
    Bài dự thi phải được gửi cho UNV, 25-29 Phan Bội Châu, Hà Nội hoặc email đến unv@undp.org.vn trước ngày 15-7.
    Đ.TH. HUYỀN - C.HÀ
  10. Khoai_lang_new

    Khoai_lang_new Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    17/02/2002
    Bài viết:
    349
    Đã được thích:
    0

    Việt Nam có 125 huyện có vị trí ven biển với khoảng 81.500 hộ dân, chiếm 17% diện tích cả nước. Các cộng đồng ven biển đều là những cộng đồng ổn định và được tổ chức tốt. Cư dân địa phương phần lớn sinh sống từ nhiều năm nay hoặc từ nhiều thế hệ. Tình trạng suy thoái nguồn lợi đa dạng sinh học biển như hiện nay đang là một thử thách đối với tính đoàn kết trong cộng đồng của địa phương.
    Trong công cuộc cải tổ nền kinh tế cả nước, đời sống của người dân ven biển đã được cải thiện. Các địa phương được trao trách nhiệm lớn hơn trong việc ra các quyết định kinh tế. Tuy nhiên những cải cách này vẫn còn hạn chế do: thiếu cơ sở hạ tầng như đường giao thông có chất lượng tốt, thiếu các phương tiện cầu cảng thích hợp, thiếu các xưởng chế biến và đầu mối tiêu thụ...
    Cư dân ven biển: Khu bảo tồn biển là gì?
    (VietNamNet) - Đó là kết quả bất ngờ về nhận thức của người dân, thu được từ cuộc điều tra cộng đồng ở các vùng biển và ven biển theo Dự án ADB 5712-REG (quản lý môi trường vùng biển và ven biển ở khu vực biển Đông). . Và không chỉ có vậy, hãy còn lắm bất cập khác nữa...
    Cuộc khảo sát đã phỏng vấn chính quyền và các cộng đồng tại 150 xã thuộc 58 huyện duyên hải của 29 tỉnh ven biển Việt Nam. Dự án do Công ty GEC (Công ty Tư vấn Môi trường Toàn cầu) phối hợp với Quỹ Quốc tế Vì Thiên nhiên (WWF) thực hiện.
    Khảo sát sử dụng phương pháp RRA (Rapid Rural Appraisal - trao đổi, phỏng vấn nhanh người dân sống ở nông thôn) để tìm thông tin về mối quan hệ giữa các cộng đồng dân cư và tài nguyên biển, tác động qua lại giữa hai nhân tố này; về nhận thức và thái độ của cộng đồng đối với tài nguyên biển và ven biển, đặc biệt là vấn đề đa dạng sinh học biển và các khu bảo tồn biển; về các vấn đề luật pháp, thể chế, chính sách liên quan đến việc quản lý tài nguyên biển; cùng các vấn đề xã hội và nhu cầu về cơ sở hạ tầng.
    Kết quả khảo sát cho thấy:
    Nguồn lợi về sinh vật biển và ven biển đang bị suy giảm: Khảo sát 22 trong tổng số 29 tỉnh ven biển cho thấy số lượng loài bị biến mất ở địa phương ngày một tăng lên. Nguyên nhân bao trùm là do sự khai thác bừa bãi của các hộ ven biển vì mục đích sinh nhai. Cộng đồng ngư dân không còn áp dụng các phương thức khai thác truyền thống mà đa số (21/29 tỉnh) sử dụng phương thức đánh bắt có tính chất hủy diệt. Trong khi đó, các cơ quan có chức năng giám sát và thi hành luật lại rất thiếu thốn về nguồn nhân lực, tài chính, trang thiết bị và các quyền hạn cần thiết để xử lý vi phạm.
    Vấn đề quản lý vùng biển khai thác mới chỉ được khoanh vùng chức năng ở mức tối thiểu. Việc mở cửa nghề khai thác cá ở Việt Nam theo kiểu "tự do cho tất cả", cùng thời điểm nguồn lợi sinh vật biển đang bị suy giảm đã tạo nên một sự lộn xộn và tranh giành để thu hoạch nguồn lợi ít ỏi còn lại. Các chuyên gia cảnh báo: Khuynh hướng này chắc chắn sẽ ảnh hưởng tiêu cực đối với đa dạng sinh học các loài sinh vật biển. Nếu cứ để tình trạng này kéo dài cùng với sự lỏng lẻo của pháp luật như hiện nay, sẽ rất bất lợi cho khả năng tái phục hồi nguồn lợi này.
    Vệ sinh và rác thải: 20/29 tỉnh ven biển đều đề cập đến, với nhiều mức độ khác nhau, về tình trạng thiếu thốn nhà vệ sinh. Hầu như các xã ven biển đều thiếu nhà vệ sinh công cộng và tư nhân. Người dân vẫn có thói quen xả rác ở bãi biển, đợi thủy triều lên cuốn rác thải ra khơi. Ngoài ra, các phương tiện du lịch và giao thông cũng xả thẳng rác xuống biển mà không hề qua xử lý.
    Khu bảo tồn và ven biển: Khái niệm về khu bảo tồn biển được các cộng đồng dân cư ven biển hiểu biết rất ít, hoặc hầu như không có khái niệm gì. Nhiều cộng đồng cho rằng khu bảo tồn là khu vực hạn chế đánh bắt. Họ cho rằng việc thành lập một khu bảo tồn biển nào đó có nghĩa là một phần diện tích biển trong vùng sẽ vĩnh viễn bị cấm khai thác.
    Sự không ổn định của vùng ven biển: 19/29 tỉnh ven biển đều có hiện tượng nghẽn bùn ở vùng cửa sông, hiện tượng bị xói mòn ven biển, sa mạc hóa các vùng đất nông nghiệp. Vào một thời điểm nhất định trong năm, tại một số xã ở vùng cửa sông, tàu thuyền không đi lại được do bị nghẽn bùn.
    Thiếu vốn đầu tư, cơ sở hạ tầng yếu kém là vấn đề bao trùm trong công tác quản lý môi trường vùng biển và ven biển, ông Peter McNamee, chuyên gia dự án, cho biết. Các cộng đồng ven biển đang là nạn nhân của các buôn lái do giá cả không ổn định. Lái buôn là người quyết định giá, giá bán thường bị hạ thấp vào mùa đánh bắt cao điểm. Tại các địa phương có phần lớn cư dân sống bằng nghề đánh bắt, hầu hết đều không có các xưởng chế biến hải sản.
    Hệ thống giao thông vận tải yếu kém, trong khi thị trường địa phương không đủ lớn để tiêu thụ sản phẩm đánh bắt. Sản lượng đánh bắt trong những năm gần đây đã tăng nhiều so với trước do người dân đánh bắt xa bờ, tuy nhiên thị trường để tiêu thụ các loài không có giá trị xuất khẩu lại thiếu. Vòng lẩn quẩn này khiến cho người đánh bắt chẳng thu được mấy lợi nhuận từ các cố gắng khai thác của họ. Sản phẩm đánh bắt được không quay trở lại địa phương để thúc đẩy các ngành nghề liên quan phát triển.
    Nhà nước đã có chương trình phát triển đánh cá xa bờ với mục tiêu tăng số lượng tàu thuyền Việt Nam ngoài khơi để tăng sản lượng đánh bắt, phục hồi nguồn lợi cá ven bờ, tạo ra ảnh hưởng đa dạng nhiều ngành nghề khác nhau cho cộng đồng vùng biển. Tuy nhiên, kết luận của cuộc khảo sát điều tra cho thấy hiệu quả của chương trình là "chưa thấy rõ". Dù đã có Quỹ Phát triển Đánh bắt Xa bờ nhưng không đáp ứng đủ nhu cầu vay vốn của người dân. Đa số cư dân cộng đồng ven biển đều thiếu các yếu tố cần thiết khi vay vốn do không có thế chấp, không đủ khả năng đàm phán về điều khoản vay trong trường hợp sản lượng thấp hay thiên tai.
    Trong quá trình phỏng vấn, rất nhiều ngư dân cho biết họ cảm thấy rất "đói" kiến thức về kỹ thuật sử dụng tàu lớn để đánh bắt hải sản ở khơi xa. Các nông dân sống bằng nghề nuôi trồng thủy sản chủ yếu là do học hỏi kinh nghiệm lẫn nhau một cách không chính thức. Hiện tượng nuôi trồng tự phát và chỉ dựa vào kinh nghiệm là chính đã dẫn đến sự chết dần của các loài thủy sản nuôi trồng, sự lây lan dịch bệnh dẫn đến phá sản.
    Nhóm nghiên cứu cũng đưa ra các giải pháp được cộng đồng đề xuất trong cuộc phỏng vấn, bao gồm: Hỗ trợ cho đánh bắt cá xa bờ, hỗ trợ vốn vay, đầu tư nâng cấp cơ sở hạ tầng như đường xá, trường học, trạm y tế, xưởng chế biến hải sản, hệ thống xử lý nước thải, phương tiện thu gom rác... cần được các chính quyền ven biển xem là những giải pháp quan trọng nhất. Sự cần thiết phải có các cán bộ kỹ thuật giúp đỡ ngư dân về đào tạo kỹ thuật, giúp các xã trồng cây ngăn chặn xói mòn, di chuyển đụn cát, sa mạc hóa đất nông nghiệp...
    Các giải pháp khác được đề cập trong cuộc phỏng vấn: Nâng cao nhận thức là giải pháp cho những vấn đề vệ sinh cộng đồng cũng như giảm bớt những cách đánh bắt có tính hủy diệt. Ổn định giá cả: Chính phủ mua sản phẩm từ biển và xây dựng các xưởng chế biến hải sản, giúp ổn định thị trường. Xây dựng đê biển là giải pháp cho tình trạng không ổn định về đường ven biển (nghẽn bùn, xói mòn và xâm nhập mặn). Khoanh vùng biển để kiểm soát các phương thức đánh bắt có tính hủy diệt, tạo điều kiện quy hoạch và phát triển các ngành kinh tế. Kiểm soát vấn đề rác thải công nghiệp và sinh hoạt để giải quyết vấn đề ô nhiễm của xã từ ngoài khơi và trên thượng nguồn. Tái định cư đối với các xã có mật độ dân số quá cao, thiếu đất sản xuất; hoặc những xã bị đe dọa về môi trường như thiên tai hay xói mòn.
    Được biết các kết quả của cuộc khảo sát này đã được sử dụng để chuẩn bị cho các dự án sử dụng bền vững tài nguyên môi trường biển và ven biển; đầu tư hợp lý cho các chương trình phát triển kinh tế; các chương trình giáo dục nâng cao nhận thức cho người dân địa phương; cơ chế cho cộng đồng dân cư và các tổ chức tham gia bảo vệ, quản lý tài nguyên biển và ven biển.
    Thu Thảo
    Lập Trung tâm Quốc gia Cảnh báo Môi trường Biển
    (VietNamNet) - Một trong các nhiệm vụ của Trung tâm này: Hình thành cơ sở dữ liệu môi trường biển Việt Nam để phục vụ việc quy hoạch khai thác, nuôi trồng biển và xây dựng các khu bảo tồn biển.
    Bộ trưởng Bộ Thủy sản vừa có quyết định thành lập Trung tâm Quốc gia Quan trắc, Cảnh báo Môi trường Biển, trên cơ sở Phòng Nghiên cứu Môi trường biển, Trạm Quan trắc và phân tích môi trường biển thuộc Viện Nghiên cứu Hải sản.
    Khai thác gần bờ cũng góp phần làm cạn kiệt nguồn hải sản.
    Đặt tại 170 Lê Lai, quận Ngô Quyền, TP Hải Phòng, Trung tâm này có chức năng nghiên cứu môi trường biển, mối quan hệ giữa môi trường với nguồn lợi, giữa môi trường với sự phát triển nghề cá biển.
    Trung tâm có nhiệm vụ nghiên cứu đề xuất các thông số giám sát và cảnh báo môi trường, dịch bệnh thủy sản, các phương án, giải pháp xử lý ô nhiễm và bảo vệ môi trường biển; quan trắc, cung cấp các thông tin về chỉ tiêu chất lượng, hiện trạng môi trường phục vụ cho công tác giám sát, quản lý và bảo vệ môi trường biển. Đồng thời, xây dựng chương trình kiểm soát, mạng lưới quan trắc và cảnh báo môi trường, kịp thời phục vụ cho nuôi trồng, bảo vệ và phát triển bền vững nguồn lợi hải sản. Đặc biệt, Trung tâm sẽ cung cấp cơ sở dữ liệu môi trường biển Việt Nam - cơ sở để quy hoạch khai thác, nuôi trồng biển và xây dựng các khu bảo tồn biển.
    Việt Nam có dải bờ biển dài khoảng 3.260km và vùng biển đặc quyền kinh tế rộng gấp nhiều lần diện tích đất liền. Tuy nhiên, chúng ta đang đứng trước một loạt vấn đề về môi trường và tài nguyên trong phạm vi biển và đới bờ của mình, trong đó có vấn đề ô nhiễm do công nghiệp, mất tính đa dạng sinh học, đánh bắt cá quá mức và phá hoại vùng đầm lầy ngập nước ven biển.
    H.Y

Chia sẻ trang này