1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Xin tư vấn về chuyển giao công nghệ ra nước ngoài

Chủ đề trong 'Khoa học Pháp lý' bởi vinhxuan2006, 12/03/2007.

  1. 0 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 0)
  1. vinhxuan2006

    vinhxuan2006 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    22/03/2006
    Bài viết:
    184
    Đã được thích:
    0
    Xin tư vấn về chuyển giao công nghệ ra nước ngoài

    Kính gửi các thành viên diễn đàn,
    Tôi là người không thuộc lĩnh vực chuyên môn pháp luật nay muốn được tư vấn về vấn đề sau:

    Tôi có nắm một loại hình công nghệ và được một đối tác ở Pakistant ưa chuộng và cho rằng có thể thích hợp để chuyển giao công nghệ ở đó. Họ có đề nghị với tôi việc chuyển giao công nghệ đó cho họ và khi họ chuyển giao tại Pakistant thì họ sẽ chia cho mình 15% lợi nhuận trpng vòng 5 năm.

    Tuy nhiên, Pakistant là một nước xa và chưa có quan hệ nhiều với Việt Nam. Vậy trong thủ tục pháp lý về việc ký kết hợp đồng có thể có gì đảm bảo rằng họ sẽ thực hiện đúng thỏa thuận không??

    Mong được sự tư vấn của những người am tường về các lĩnh vực này.

    Xin chân thành cảm ơn.
  2. LVHa74

    LVHa74 Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    09/11/2002
    Bài viết:
    479
    Đã được thích:
    0
    Nói thì phức tạp, nhưng thanh toán phí chuyển giao công nghệ có những hình thức sau:
    - Trả 1 lần (lump-sum), nói chung hình thức thanh toán này cũng giống như mua 1 chiếc TV hiện nay tại VN. Bác nhận tiền 1 lần, với giá trị xyz nào đó. Xong là xong!
    - Trả theo kỳ vụ (royalty), tức là bên nhận CGCN sẽ thanh toán định kỳ cho bên CGCN 1 khoản phí định kỳ, thường là hàng năm tương ứng với 1 tỷ lệ nhất định của giá bán tịnh (net sale value) của sản phẩm/ dịch vụ được sản xuất hoặc cung cấp nhờ CGCN hoặc royalty này cũng có thể được tính trên lợi nhuận gộp/ lãi ròng (trong 1 số ít trường hợp CGCN cả gói).
    Trong trường hợp bạn hỏi- bên nhân CGCN đã đề nghị bạn nhận phí chuyển giao theo hình thức royalty. Tại sao lại như vậy?- lý do ở đây là bên mua bao giờ cũng muốn ràng buộc trách nhiệm của bên chuyển giao về hiệu năng của công nghệ, tính cạnh tranh hoặc được cung cấp các cải tiến, đổi mới của công nghệ. Nếu công nghệ tốt và có tính cạnh tranh thì royalty sẽ càng cao, hoặc giả nó là công nghệ tồi, lạc hậu thì thị trường sẽ kiểm nghiệm và loại bỏ. Trong trường hợp này royalty của bên CGCN sẽ không đáng kể hoặc bằng zero.
    Đa số các HĐ CGCN đều được ký kết với điều kiện phí CGCN theo dạng royalty. Trong trường hợp của bạn và đối tác cũng không phải là 1 ngoại lệ. Lý do nghi ngờ và tâm lý muốn ăn chắc của bạn cũng là hữu lý- thử cố đàm phán để họ trả theo hình thức lump-sum xem sao?
  3. vinhxuan2006

    vinhxuan2006 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    22/03/2006
    Bài viết:
    184
    Đã được thích:
    0
    Cám ơn bạn đã trả lời. Tôi thì trước tới nay chỉ làm lum sum thôi nhưng nay cũng muốn chuyển sang hình thức này và muốn được tư vấn để làm sao hợp đồng, thỏa thuận của mình được chặt chẽ và cơ sở pháp lý nào để bên kia thực hiện được thỏa thuận đó bởi lẽ nếu họ vẫn đi chuyển giao và do mình không kiểm soát được họ nên họ không trả tiền cho mình thì mình thành phí công vô ích quá.
  4. longlanh

    longlanh Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    17/10/2003
    Bài viết:
    168
    Đã được thích:
    0
    các hợp đồng chuyển giao công nghệ thường được chuyển giao theo phương thức trả kỳ vụ như bạn LVHa đã nói đúng là hình thức thông thường. Dạng hợp đồng này cũng đem lại nhiều lợi ích hơn cho các bên. Bên chuyển giao kiểm tra được việc chuyển giao công nghệ (chuyển giao công nghệ không độc quyền) của mình cho đối tác. Thông qua khảo sát thị trường, nếu thấy việc phát triển sản phẩm sau khi áp dụng công nghệ đem lại lợi nhuận cao thì việc thanh toán cho chuyển giao công nghệ này sẽ thu được lợi nhuận nhiều hơn. Ngược lại, bên nhận chuyển giao cũng an tâm hơn khi được sự đảm bảo bằng hình thức trả kỳ vụ, nên sẽ được bên chuyển giao hỗ trợ hết mình trong kỹ thuật cũng như các khía cạnh khác có liên quan đến công nghệ. Còn về mặt kỹ thuật thì tôi nghĩ, dựa trên các bản phụ lục của hợp đồng, tính năng kỹ thuật của sản phẩm đã được bên nhận chuyển giao kiểm tra kỹ kèm theo chứng thư kỹ thuật đã nói lên điều đó.
    Vấn đề mà bên chuyển giao đang quan tâm khi chuyển giao công nghệ ở đây chính là việc đảm bảo việc bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ, sở hữu công nghiệp. Đảm bảo việc thanh toán. Việc này cũng không phải là quá khó. Việc bảo hộ các quyền trên đã có các quy định của quốc gia nơi bên nhận quy định phù hợp theo các công ước quốc tế, dưới sự theo dõi của một tổ chức cung cấp dịch vụ này (VD: công ty luật..), còn việc bảo đảm thanh toán thông qua kiểm tra, giám sát việc sản xuất sản phẩm thông qua kiểm toán độc lập. Có gì quá lo lắng đâu nhỉ
  5. vinhxuan2006

    vinhxuan2006 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    22/03/2006
    Bài viết:
    184
    Đã được thích:
    0
    Quả thực những gì bạn longlanh nói là những điều tôi đang quan tâm và nếu thực hiện được như thế thì còn gì bằng. Nếu có thể xin bạn hướng dẫn tôi các bước cụ thể nên làm, nơi nào tôi có thể xin tư vấn để công việc chuyển giao có thể thực hiện được thì tốt quá. Bên Pakistant thì bảo rằng họ có thể ký kết các thỏa thuận hợp đồng dưới sự chứng nhận của Đại sứ quán VN bên đó. Không biết những cái đó có đảm bảo được về mặt pháp lý không nhỉ ??
    Cám ơn bạn .
  6. thuao

    thuao Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    16/09/2005
    Bài viết:
    268
    Đã được thích:
    0
    Xin cùng góp ý với bạn . Truớc tiên, nếu đó là công nghệ của bạn, bạn phải tìm cách bảo hộ nó trước, tức phải đăng ký, tuỳ theo loại sẽ có tên khác nhau, nhưng gọi chung là quyền sở hữu công nghiệp. Như vậy , nếu nó bị vi phạm, tại VN hay ở nuớc ngoài, bạn có cơ sở được pháp luật bảo vệ.
    Hợp đồng chuyển giao công nghệ ra nước ngoài phải được đăng ký tại Sở KHCN hay tại Bộ KHCN (tuỳ theo giá trị lớn hay nhỏ của HĐ), (tôi sẽ chỉ dẫn cho ạan link của Văn bản này).
    Giá chuyển giao có thể được tính trọn gói hay tỷ lệ % như LVHa nó hay cả hai . Nếu quy định theo tỷ lệ %, bạn phải chú trong vào quy định kiểm tra sổ sách của phía bên kia trong HĐCGCN, vì khi nắm sổ sách hay báo cáo doanh thu của bên kia, bạn dễ dàng tính được số % họ trá cho bạn.
    Dù muốn hay không, thì nếu họ gian, họ vẫn vi phạm hđ, v à việc của bạn là (i) quyết định dùng biện pháp tư pháp là khởi kiện tại nước của họ đòi bồi thường; hay (ii) bỏ của chạy lây người
    Được thuao sửa chữa / chuyển vào 20:37 ngày 13/03/2007
  7. vinhxuan2006

    vinhxuan2006 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    22/03/2006
    Bài viết:
    184
    Đã được thích:
    0
    Cám ơn bạn thuao. Mấy hôm nay không vào được mạng nên bây giờ mới đọc được trả lời của bạn. Bạn có thể cho tôi cái link của những văn bản tôi phải đăng ký với Sở KHCN hay Bộ KHCN như bạn nói được không ??
    Cám ơn bạn,
  8. thuao

    thuao Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    16/09/2005
    Bài viết:
    268
    Đã được thích:
    0
    Xin gửi bạn NĐ 11 và TT 30 v/v chuyển giao công nghệ
    http://vbqppl.moj.gov.vn/law/vi/2001_to_2010/2005/200502/200502020001
    http://vbqppl.moj.gov.vn/law/vi/2001_to_2010/2005/200512/200512300008
  9. vinhxuan2006

    vinhxuan2006 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    22/03/2006
    Bài viết:
    184
    Đã được thích:
    0
    Cám ơn ban Thuao rất nhiều. Tôi sẽ tìm hiểu về các quy định này và sau này hy vọng rằng sẽ có những hợp tác với bạn trong quá trình sau đó.

Chia sẻ trang này