1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Xin tư vấn về Viêm gan B

Chủ đề trong 'Sức khoẻ - Y tế' bởi nghiasay, 28/06/2007.

  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
  1. nghiasay

    nghiasay Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    20/10/2005
    Bài viết:
    8
    Đã được thích:
    0
    Xin tư vấn về Viêm gan B

    Em có đọc các thông tin về Viêm gan B ở link http://www.ttvnol.com/SucKhoe/325524.ttvn

    Nhưng các thông tin ở đó gần đây bị gián đoạn vậy trong trường hợp em muốn hỏi về bệnh này với Bác Gerbit và Bs Tuấn thì hỏi được ở đâu ạ.

    Mong các Bác chỉ giáo.
  2. nghiasay

    nghiasay Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    20/10/2005
    Bài viết:
    8
    Đã được thích:
    0
    Không có Bác nào thông tin giúp em ạ?
  3. NoNameAtAll

    NoNameAtAll Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    13/04/2007
    Bài viết:
    108
    Đã được thích:
    0
    Tổng quát về viêm Gan B
    Trên toàn thế giới, 2 tỷ người (1 trong 3 người) đã bị nhiễm viêm gan B (HBV) và 400 triệu người "mang siêu vi khuẩn trong người kinh niên". Có quá nhiều người bị nhiễm siêu vi khuẩn này so với 47 triệu người bị nhiễm HIV/AIDS và 170 triệu người bị bệnh viêm gan loại C kinh niên.
    Viêm gan loại B thường thấy ở đâu nhất trên thế giới?
    Viêm gan loại B thường thấy nhất tại Á Châu, Ðông Nam Á, Ấn Ðộ, một số nơi ở Phi Châu và Nam Mỹ, Ðông Âu, và Trung Ðông. Tuy nhiên, ngay tại Hoa Kỳ, cứ 20 người Mỹ lại có 1 người bị nhiễm viêm gan loại B và có khoảng 1.25 triệu người bị nhiễm viêm gan loại B kinh niên.
    Tại sao người Việt nên quan ngại về viêm gan loại B?
    Tuy viêm gan loại B có thể nhiễm bất cứ người nào, người Á Châu có tỷ lệ bị nhiễm viêm gan loại B cao nhất trong số tất cả các nhóm chủng tộc. Theo Trung Tâm Gan Á Châu tại Viện Ðại Học Stanford, hai phần ba trong số 400 triệu người mang HBV kinh niên trong người là sống tại Á Châu. Ðiều này có nghĩa là có 260 triệu người mang siêu vi khuẩn kinh niên trong người đang sống tại Á Châu. Tại nhiều quốc gia Á Châu, khoảng 10% dân số bị nhiễm viêm gan loại B kinh niên. Tại Hoa Kỳ, hơn phân nửa số 1.25 triệu người mang HBV kinh niên trong người đều thuộc gốc Á Châu.
    Tại sao Người Mỹ gốc Việt nên quan ngại về viêm gan loại B?
    Tuy viêm gan loại B rất thường thấy tại Việt Nam, bệnh này cũng lan tràn trong số Người Mỹ gốc Việt sống tại Hoa Kỳ. Siêu vi khuẩn này thường lây nhất trong những người Á Châu là từ người mẹ bị nhiễm vô tình lây sang con khi sinh. Siêu vi khuẩn này cũng có thể lây từ thuở bé khi tiếp xúc với máu của một trẻ khác hoặc người lớn bị nhiễm kinh niên. Ða số người Á Châu bị nhiễm viêm gan loại B kinh niên không biết là mình bị nhiễm và có thể vô tình lây sang người khác. Vì thế, viêm gan loại B có thể ảnh hưởng đến cả gia đình trong nhiều thế hệ.
    Ðiều thật quan trọng người Á Châu cần phải biết là viêm gan loại B không phải là bệnh "di truyền" - mà là một căn bệnh truyền nhiễm do một loại siêu vi khuẩn gây ra. Các gia đình người Việt có thể phá vỡ vòng nhiễm khuẩn này bằng cách đi thử nghiệm, chủng ngừa, và điều trị viêm gan loại B kinh niên.
    Tại sao viêm gan loại B lại nguy hiểm đến thế?
    Viêm gan loại B nguy hiểm là vì đây là một "căn bệnh thầm lặng" có thể nhiễm mà không ai biết. Ða số những người bị nhiễm viêm gan loại B đều không biết là mình bị nhiễm và có thể vô tình lây sang người khác qua máu của họ. Ðối với những người bị nhiễm kinh niên, tức là siêu vi khuẩn này có thể tồn tại trong gan họ lâu hơn 6 tháng, thì có nhiều nguy cơ hơn là sẽ bị bệnh gan hiểm nghèo sau này trong đời. Siêu vi khuẩn này có thể thầm lặng tấn công gan liên tục trong nhiều năm mà không bị phát hiện. Ðể giúp chận đứng viêm gan loại B trong cộng đồng người Việt, quý vị nên đi thử nghiệm, chủng ngừa hoặc điều trị.
    Viêm Gan Loại B và Ung Thư Gan
    Ung thư gan là mối đe dọa lớn về sức khỏe đối với người Á Châu và thường có thể làm chết người vì có thể khi thấy được các triệu chứng thì đã quá muộn. Trong số người Mỹ gốc Việt, ung thư gan là loại ung thư đứng hàng thứ 2. Vì 80% tất cả những trường hợp ung thư gan trên thế giới là do HBV kinh niên gây ra, điều tối quan trọng là tất cả người Á Châu nên đi thử nghiệm tìm viêm gan loại B. Ngay cả trong những giai đoạn đầu của ung thư gan, người bệnh có thể vẫn không thấy triệu chứng gì nghiêm trọng cho đến khi quá muộn mà không điều trị được hiệu quả nữa.
    Chẩn đoán và điều trị sớm thật thiết yếu để cứu mạng!
    Tôi bị nhiễm viêm gan loại B như thế nào?
    Viêm gan loại B là một căn bệnh truyền nhiễm do một loại siêu vi khuẩn lan truyền qua máu gây ra. Bệnh này không lan truyền khi tiếp xúc bình thường. Quý vị không thể bị nhiễm viêm gan loại B trong không khí, ôm nhau, đụng chạm, nhảy mũi, ho, ghế bồn cầu hoặc nắm đấm cửa. Dưới đây là những cách thông thường nhất để viêm gan loại B lây sang người khác:
    - Tiếp xúc trực tiếp với máu hoặc chất dịch cơ thể bị nhiễm
    - ******** không bảo vệ với người ******** bị nhiễm
    - Dùng chung hoặc dùng lại kim chích (chẳng hạn như dùng chung kim chích các loại ma túy bất hợp pháp hoặc dùng lại kim không được khử trùng đúng mức để châm cứu, xâm mình, hoặc xuyên tai/thân thể)
    - Từ người mẹ bị nhiễm lây sang cho con khi sinh (đây là cách lây thông thường nhất ở những người Á Châu)
    Ai dễ bị nhiễm viêm gan loại B nhất?
    Tuy viêm gan loại B có thể nhiễm bất cứ người nào thuộc bất cứ tuổi hoặc chủng tộc nào, một số người có nhiều nguy cơ bị nhiễm hơn. Việc làm của quý vị, cách sống, hoặc sống chung nhà với một người hoặc người trong gia đình bị nhiễm có thể làm tăng rủi ro quý vị bị nhiễm siêu vi khuẩn viêm gan loại B. Sau đây là một số nhóm người có "nhiều nguy cơ" bị nhiễm viêm gan loại B, nhưng xin nhớ là danh sách này không thể liệt kê hết:
    - Người gốc Á Châu, nhất là những người có cha mẹ di cư sang Hoa Kỳ
    - Trẻ sơ sinh có mẹ bị nhiễm viêm gan loại B
    - Những người sống trong nhà gần gũi với người bị viêm gan loại B (kể cả trẻ sơ sinh, trẻ em và người lớn)
    - Những người ******** không bảo vệ hoặc có nhiều ********
    - hân viên y tế và những người khác tiếp xúc với máu hoặc chất dịch cơ thể bị nhiễm
    - Những người xử dụng ma túy bất hợp pháp
    - Những người đang lọc thận hoặc bị chứng dễ chảy máu
    - Những người sống tại các quốc gia rất thường bị viêm gan loại B (Á Châu, Ðông Nam Á, Ấn Ðộ, một số nơi ở Phi Châu và Nam Mỹ, Ðông Âu, và Trung Ðông)
    - Những người du lịch đến hoặc từ các quốc gia rất thường bị viêm gan loại B.
    Có thuốc chủng ngừa viêm gan loại B hay không?
    Có, có một loại thuốc chủng an toàn và hiệu quả. Thực ra, đây là loại "thuốc chủng chống ung thư" đầu tiên vì thuốc này có thể bảo vệ quý vị đối với viêm gan loại B, vốn là nguyên nhân gây ra 80% tất cả các trường hợp ung thư gan trên thế giới. Quý vị chỉ cần chủng ngừa 3 mũi để bảo vệ suốt đời cho chính mình và và những người thân thương đối với viêm gan loại B. Hãy xin hẹn với bác sĩ để bắt đầu loạt thuốc chủng này ngay hôm nay!
    Ai nên chủng ngừa?
    Bất cứ người nào thuộc những nhóm người "nhiều nguy cơ" bị nhiễm được liệt kê ở trên đều nên chủng ngừa viêm gan loại B. Tại Hoa Kỳ, bác sĩ đề nghị nên chủng ngừa cho tất cả trẻ sơ sinh và trẻ em đến 18 tuổi. Người lớn, nhất là những người gốc Á Châu, cũng nên hỏi bác sĩ về việc chủng ngừa viêm gan loại B. Trẻ sơ sinh, trẻ em và thanh thiếu niên có thể chủng ngừa miễn phí tại các sở y tế tiểu bang. Người lớn có thể đến bác sĩ của mình hoặc một y viện địa phương để chủng ngừa viêm gan loại B.
    Thuốc chủng viêm gan loại B có an toàn hay không?
    Với hơn một tỷ liều thuốc chủng HBV đã được chủng trên khắp thế giới, các cuộc nghiên cứu y khoa và khoa học đã cho thấy là thuốc chủng viêm gan loại B là một trong những loại thuốc chủng an toàn nhất từ trước đến giờ. Thuốc chủng này được chế tạo trong phòng thí nghiệm - quý vị không thể bị viêm gan loại B từ thuốc chủng. Các tác dụng phụ thông thường nhất là chỗ chủng trên cánh tay bị tấy đỏ và đau. Hãy hỏi bác sĩ về các phản ứng vì dị ứng hoặc các tác dụng phụ có thể xảy ra trước khi bắt đầu loạt thuốc chủng này.
    Tôi có thể làm gì khác để tự bảo vệ cho mình đối với viêm gan loại B?
    Vì viêm gan loại B lan truyền qua máu và chất dịch cơ thể bị nhiễm, có nhiều điều đơn giản quý vị có thể làm để tự bảo vệ cho mình không bị nhiễm:
    - Tránh dùng chung các vật dụng sắc bén như dao cạo râu, bàn chải đánh răng, bông tai, và kéo bấm móng tay
    - Nhớ khử trùng kim khi châm cứu, xâm mình, xuyên tai hoặc thân thể
    - Tránh trực tiếp đụng vào máu hoặc chất dịch cơ thể bị nhiễm
    - Ðeo bao tay và dùng dung dịch thuốc tẩy pha nước để chùi rửa chỗ bị dính máu
    - Rửa tay kỹ càng bằng xà bông và nước sau khi đụng chạm hoặc chùi rửa máu
    - Dùng bao cao su với những người ********
    - Tránh các loại ma túy
    - Ðiều quan trọng nhất, nhớ đi chủng ngừa viêm gan loại B!
    Nếu tôi bị nhiễm viêm gan loại B thì tôi có bị bệnh hay không?
    Viêm gan loại B được xem là một "căn bệnh thầm lặng" vì thường không gây ra triệu chứng nào. Ða số những người bị nhiễm đều cảm thấy khỏe mạnh và không biết là mình bị nhiễm, do đó họ có thể vô tình lây siêu vi khuẩn này sang người khác. Những người khác có thể có các triệu chứng nhẹ như sốt, mệt mỏi, đau nhức khớp hoặc bắp thịt, hoặc không muốn ăn mà tưởng lầm là bị cúm. Các triệu chứng hiếm xảy ra hơn nhưng nghiêm trọng hơn là buồn nôn và ói mửa dữ dội, mắt và da có sắc vàng (có tên gọi là "vàng da"), và trướng bụng - các triệu chứng này cần phải được chăm sóc y tế ngay và người đó có thể cần phải nhập bệnh viện.

    Có loại thử máu tìm viêm gan loại B hay không?
    Có một loại thử máu đơn giản tìm viêm gan loại B mà bác sĩ của quý vị hoặc y viện có thể cho thử. Quý vị chỉ cần đến phòng mạch bác sĩ. Ðôi khi bác sĩ có thể yêu cầu thử máu lại sáu tháng sau lần đầu để xác định kết quả thử máu. Muốn biết thêm chi tiết, hãy đến trang Thử Máu của chúng tôi.
    Tôi có bình phục sau khi bị nhiễm viêm gan loại B hay không?
    Vấn đề này tùy theo quý vị bị nhiễm khi là người lớn, trẻ em, hay trẻ sơ sinh. Ða số người lớn bị nhiễm sẽ bình phục dễ dàng, nhưng đa số trẻ sơ sinh và trẻ sm bị nhiễm sẽ trở thành người mang HBV kinh niên trong người.
    Người Á Châu thường bị nhiễm nhất khi mới sinh hoặc khi còn bé, vì thế mà họ có nhiều nguy cơ bị nhiễm viêm gan loại B kinh niên. Trong khi đó người Mỹ không thuộc gốc Á Châu thường bị nhiễm khi là người lớn và do đó dễ có thể bình phục sau khi bị nhiễm.
    - Người Lớn - 90% sẽ loại trừ được siêu vi khuẩn này và bình phục dễ dàng; 10% sẽ mang HBV kinh niên trong người; và trong một số trường hợp hiếm hoi, người đó có thể bị bệnh và thiệt mạng sau khi bị nhiễm viêm gan loại B.
    - Trẻ Em - 40% sẽ loại trừ được siêu vi khuẩn này và bình phục dễ dàng; 60% sẽ mang HBV kinh niên trong người.
    - Trẻ Sơ Sinh - 90% chắc chắn sẽ mang HBV kinh niên trong người; chỉ có 10% có thể loại trừ được siêu vi khuẩn này.
    Viêm Gan Loại B và Trẻ Em
    Trẻ sơ sinh và trẻ em dễ bị nhiễm viêm gan loại B nhất, do đó Hoa Kỳ đã đề nghị nên chủng ngừa viêm gan loại B cho tất cả trẻ sơ sinh và trẻ em đến 18 tuổi. Cộng đồng Á Châu nên bảo đảm cho tất cả trẻ sơ sinh và trẻ em chủng ngừa HBV. Ngoài ra, tất cả người lớn cũng nên hỏi bác sĩ về vấn đề thử nghiệm và chủng ngừa để giúp chận đứng tình trạng lan tràn nguy hiểm của viêm gan loại B. Viêm gan loại B là một trong những mối đe dọa lớn nhất đến sức khỏe của tất cả những nhóm người Á Châu.
    Bị nhiễm viêm gan loại B kinh niên có nghĩa là gì?
    Trẻ sơ sinh, trẻ em và người lớn nào không thể loại trừ được siêu vi khuẩn này sau sáu tháng thì được gọi là "mang siêu vi khuẩn viêm gan loại B kinh niên trong người". Ðiều này có nghĩa là họ bị nhiễm HBV kinh niên. Tuy người mang siêu vi khuẩn kinh niên trong người có thể không cảm thấy bị bệnh, siêu vi khuẩn này có thể tồn tại trong máu và gan của họ suốt đời. Vì thế, họ có thể lây siêu vi khuẩn này cho người khác và họ dễ có nguy cơ bị xơ gan và ung thư gan sau này trong đời.
    Tôi đến đâu để thử nghiệm và chủng ngừa?
    Quý vị có thể nhờ bác sĩ gia đình, sở y tế địa phương, hoặc y viện cộng đồng cho thử máu đơn giản để tìm viêm gan loại B. Vào lúc này quý vị cũng có thể bắt đầu loạt chủng ngừa.
    Có cách điều trị nào nếu tôi bị viêm gan loại B kinh niên hay không?
    Có nhiều loại thuốc được phê chuẩn tại Hoa Kỳ cho người bị nhiễm viêm gan loại B kinh niên. Những loại thuốc này cũng có thể có bán tại Việt Nam:
    Epivir-HBV hay Zeffix (lamivudine) là thuốc viên để uống
    Hepsera (adefovir dipivoxil) là thuốc viên để uống
    Baraclude (Entecavir) là thuốc viên để uống
    Intron A (interferon alpha) là thuốc chích
    Pegasys (pegylated interferon) là thuốc tiêm
    Ðiều quan trọng cần biết là không phải bệnh nhân nào bị viêm gan loại B kinh niên cũng cần phải dùng thuốc. Một số bệnh nhân chỉ cần được bác sĩ theo dõi đều đặn (ít nhất mỗi năm một lần, hoặc thường xuyên hơn). Bệnh nhân nào có dấu hiệu đang bị bệnh gan có thể có lợi nhất khi được điều trị. Nhớ hỏi bác sĩ xem quý vị có thể có lợi khi được điều trị hay không và hỏi về những loại điều trị có thể chọn lựa. Ngoài ra, cũng có những loại thuốc mới nhiều hứa hẹn trong những lần thử nghiệm lâm sàng và đang được nghiên cứu.
    Ðiều tối quan trọng là tất cả những người bị viêm gan loại B kinh niên phải đến bác sĩ khám đều đặn, dù họ có được điều trị hay không!

    Theo Hepatitis B Foundation - www.suckhoe360.com
    Thông tin khac có thể tham khảo:
    http://www.suckhoe360.com/benh-thuong-gap/Benh-thuong-gap/Viem-gan-sieu-vi-B/Xet-nghiem-mau-cho-benh-nhan-viem-gan-B.php
    http://www.suckhoe360.com/benh-thuong-gap/Benh-thuong-gap/Viem-gan-sieu-vi-B/Viem-Gan-Loai-B-Kinh-Nien.php
  4. hoa_hai_duong

    hoa_hai_duong Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    12/03/2007
    Bài viết:
    98
    Đã được thích:
    0
    Bạn có thể PM trực tiếp để hỏi. Còn nếu muốn tham khảo thêm cả ý kiến của mọi người trên diễn đàn thì post câu hỏi cụ thể lên.
  5. thachsanh123

    thachsanh123 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    18/04/2007
    Bài viết:
    257
    Đã được thích:
    0
    Tôi chưa thử viêm gan B, nhưng vợ tôi thử không bị! Vậy khả năng tôi bị nhiễm có cao không?
  6. nghiasay

    nghiasay Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    20/10/2005
    Bài viết:
    8
    Đã được thích:
    0
    Cảm ơn các Bác đã quan tâm:
    Câu hỏi 1của em là sau khi đọc được các bài viết về VIÊM GAN B thì nếu trong trường hợp bị VIÊM GAN B Mãn tức là vius ở thể hoạt động thì việc điều trị là cần thiết tuy nhiên em có thắc mắc là trong nhiều trường hợp tỷ lệ virus phát hiện là 10.000 copies hoặc 100.000copies thì Bác sỹ mới khuyên tiêm nhưng trong trường hợp virus phát hiện chỉ có là 1000 thì việc điều trị tiêm là có cần thiết hay không?
    Nhóm Câu hỏi 2 của em là:
    - Điều trị bằng thuốc uống thì tỷ lệ thành công là bao nhiêu %?
    - Điều trị bằng thuốc tiêm thì tỷ lệ thành công là bao nhiêu %.
    -Hiện tại chi phí điều trị bằng thuốc uống và thuốc tiêm độ chênh lệch rất lớn. Vậy thì tiêm có thực sự tốt hẳn hơn là uống hay không?
    - Tỷ lệ bệnh nhân điều trị bằng tiêm Intron 1 mũi/tuần ngay khi phát hiện là virus Viêm gan B bắt đầu hoạt động thì cần điều trị trong bao lâu và tỷ lệ thành công là bao nhiêu %.
    Em không học chuyên môn về Y cho nên có thể câu hỏi đặt ra không chuẩn xác nhưng mong các Bác thông tin giúp em nhé.
    Cảm ơn các Bác rất nhiều.
  7. hoa_hai_duong

    hoa_hai_duong Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    12/03/2007
    Bài viết:
    98
    Đã được thích:
    0
    - Câu 1: không. Hiện không có thông tin về lợi ích điều trị của thuôc diệt virut ở nhóm bệnh nhân này.
    - Câu 2: Phải xét thế nào là điều trị thành công: có 4 tiêu chí chính: (1) là chuyển đổi huyết thanh (tức là HBeAg đang dương về âm, HBsAg đang dương về âm, đây thường được lấy làm tiêu chí chính và các số liệu mới chủ yếu nói về sự mất HBeAg); (2) số lượng virut giảm xuống (XNo HBVDNA); (3) cải thiện về mô học (qua sinh thiết gan, tiêu chí này ít dùng do phải chọc sinh thiết), (4) men gan về bình thường (ALT bình thường).
    Thuốc tiêm tức Interferon nhìn chung có thời gian dùng ngắn hơn (thường dùng 16 tuần), tỷ lệ thành công cao hơn tuy nhiên có nhiều tác dụng phụ hơn (giảm bạch cầu phải theo dõi công thức máu khi dùng thuốc, rối loạn cảm xúc, bệnh tuyến giáp...), không phải trường hợp viêm gan nào cũng dùng được (như không dùng trong viêm gan kèm xơ gan). Còn thuốc uống (lamivudine) rẻ hơn, rất hiếm tác dụng phụ, nhưng hiệu quả thấp hơn, tuy dùng lâu hiệu quả có tăng lên song tỷ lệ đột biến virut cũng tăng theo (khoảng 60% sau 4 năm).
    Điều trị viêm gan B rất lằng nhằng và phức tạp. Trên đây là một vài ý, hy vọng giúp được bạn.
    Được hoa_hai_duong sửa chữa / chuyển vào 01:15 ngày 03/07/2007
    Được hoa_hai_duong sửa chữa / chuyển vào 01:19 ngày 03/07/2007
  8. VTS

    VTS Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    05/03/2003
    Bài viết:
    1.355
    Đã được thích:
    0
    Các pác cho hỏi:
    Tớ tiêm phòng Viêm gan B rùi... Nhưng mới tiêm có 2 mũi .... còn mũi cuối quên phéng mất, đến nay mới nhớ ra thì đã 6 tháng (1 tháng 1 mũi)... thế thì có vấn đề j ko? có phải tiêm lại 3 mũi ko?
  9. matnaibuonnet

    matnaibuonnet Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    15/10/2006
    Bài viết:
    33
    Đã được thích:
    0
    cho em xin tư vấn một chút
    người yêu em đã bị nhiếm vi rut viêm gan B khoảng 1 năm .Cho em hỏi có cách nào để chữa trị hoàn toàn viêm gan B ko ạh?
    nếu đã được tiêm phòng viêm gan B từ nhỏ thi khi tiếp xúc với nước bọt hay máu của bệnh nhân (như ăn uống chung, hôn , ...)
    thì có thể bị nhiễm bệnh ko ạ?
    nếu tiêm phòg rồi mà QHTD thì có bị nhiễm ko ?
    nếu bị nhiễm thì có cách nào có thể ngăn ngừa lây từ mẹ sang con đc ko ạ?
    Giải dáp hộ em với !!!
  10. hoa_hai_duong

    hoa_hai_duong Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    12/03/2007
    Bài viết:
    98
    Đã được thích:
    0
    Nếu đúng từ bị nhiễm như bạn dùng tức xét nghiệm HBsAg (+) 6 tháng và không kèm theo các bất thường xét nghiệm khác như men gan (ALT) tăng, HBeAg (+), HBVDNA (+) ....(nói nôm na là đang ở trường hợp người mang virut viêm gan B thôi, chưa phải là viêm gan B mãn) thì chưa cần dùng thuốc điều trị, chỉ nên khám bác sĩ định kỳ (tầm 6 tháng - 1năm / 1 lần) theo dõi xét nghiệm máu (men gan, AFP) và siêu âm bụng nhằm phát hiện sớm lúc bệnh trở nặng để điều trị. Người yên bạn chắc là nam giới, khuyên bạn đó không uống rượu, bia, không hút thuốc lá nữa .
    Nguyên tắc trong y khoa là chẳng có cái gì 100% cả. Nói vậy thì lo nhưng ok đi, tớ nghĩ không làm sao đâu. Câu trả lời cũng tương tự thế với QHTD.
    Nếu mẹ bị nhiễm, không thể ngăn ngừa hoàn toàn 100% nhưng có các biện pháp như thuốc, vaccin, mổ đẻ sẽ giúp con không bị mắc bệnh. (Link tham khảo: http://www.drthuthuy.com/Faq/HBSAG_Sinhcon.htm).
    Thế nhé, hy vọng giúp được bạn!
    Được hoa_hai_duong sửa chữa / chuyển vào 00:19 ngày 05/07/2007

Chia sẻ trang này