1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Xinh đẹp + Thông minh = ...

Chủ đề trong 'Đại học Kinh tế Tp.HCM' bởi Gatgu, 03/08/2002.

  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
  1. Tao_lao

    Tao_lao Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    17/04/2002
    Bài viết:
    2.152
    Đã được thích:
    1
    Được nể trọng thì càng bị ế chứ huynh
    Moonlight+Blue-Solitary Mountain
    http://www.vnntu.com
  2. starry_river

    starry_river Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    24/02/2002
    Bài viết:
    2.027
    Đã được thích:
    0
    => xinh đẹp + thông minh = khó lấy chồng
    Ai nhất thì ta thứ nhì
    Ai mà hơn nữa ta thì... thứ ba.
    Kha` kha`...

  3. trungtamtuvan

    trungtamtuvan Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    21/10/2002
    Bài viết:
    134
    Đã được thích:
    0
    ngưòi ta nói
    chan ghê chưa
    giờ tui cần thêm :
    bồ đẹp là bồ ngưòi ta
    http://www.tuvanonline.com
  4. 36tru1

    36tru1 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    07/03/2003
    Bài viết:
    157
    Đã được thích:
    0
    Ai ế không có người rước thì để tui ôm xô hết cho ( mấy bác sợ vợ thông minh + đẹp thì em đây chịu khó hi sinh vậy , chỉ sợ mấy ẻm không chịu thôi )
    Đẹp thì đẹp , thông minh thì thông minh cũng là con người , cũng có những nhu cầu về tình cảm như người phình phường , kiếm mấy chỗ đó mà wánh thì có núi cũng chảy thành nước ...
    Vả lại em cũng hơi hơi thông thông minh chứ bộ
  5. pajero

    pajero Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    06/12/2002
    Bài viết:
    924
    Đã được thích:
    0
    Em cũng cùi bắp lém mấy chị wơi , ai chịu rước em thì em sẽ theo liền hà . Có ai rước tui hông dzzzị cà ???
    Ta đi nhưng biết về đâu chứ
    Đã đẩy phòng yên lộng bốn trời
    Thà cứ ở đây,ngồi giữa chợ
    Uống say mà gọi-Cố Nhân ơi !
  6. Violetmoon

    Violetmoon Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    22/06/2002
    Bài viết:
    335
    Đã được thích:
    0
    "Hồi ký Lý Quang Diệu_lịch sử Singapore: 1965-1995", chương 9, bản dịch của Saigonbook, NXB Trẻ có bàn về vấn đề này:
    "...Vào tối 14 tháng 8 năm 1983, tôi đã làm mọi người sửng sốt bằng bài diễn văn mừng Đại hội quốc khánh thường niên. Với số lượng đông đảo khán giả của 2 kênh truyền hình trực tiếp buổi lễ, tôi đã phát biểu rằng, thật là ngu xuẩn cho những người đàn ông tốt nghiệp đại học thích chọn vợ ít học và ít thông minh hơn nếu như họ muốn con cái cũng thành đạt như họ . Báo chí đã gọi đó là "cuộc luận chiến hôn nhân vĩ đại". Bài diễn văn này đã làm dấy lên một cuộc công kích mạnh mẽ trên khắp các phương tiện thông tin đại chúng. Kết quả, bài diễn văn này đã làm giảm 12% số phiếu dành cho đảng PAP trong cuộc bầu cử tiếp đó, cao hơn dự kiến của tôi.
    Điều khiến tôi quyết định thực hiện bài diễn văn gây nên "cuộc luận chiến hôn nhân vĩ đại" là bản báo cáo trên bàn làm việc của tôi phân tích những điều tra dân số năm 1980. Bản thống kê cho thấy những phụ nữ thông minh nhất không chịu lấy chồng, và như vậy sẽ không có thế hệ nối dõi. Những ẩn ý thật đáng lo ngại. Những phụ nữ giỏi nhất của chúng tôi không sinh đẻ bởi vì đàn ông có trình độ tương đương không chịu cưới họ. Khoảng gần phân nửa sinh viên tốt nghiệp ĐH là nữ, nhưng có hơn 2/3 số họ không lập gia đình. Đàn ông Châu Á, dù là người Hoa, người Ấn hay người Malaya đều thích cưới vợ có trình độ thấp hơn họ. Năm 1983 chỉ có 38% đàn ông tốt nghiệp ĐH cưới vợ cùng trình độ.
    Kiểu kết hôn và sinh đẻ không hài hòa này không thể tiếp tục mà không có sự quan tâm để ý. Tôi quyết định làm thay đổi những định kiến cổ hủ và lạc hậu của họ. Tôi trích dẫn các các nghiên cứu được thực hiện ở Minnesota trong những năm của thập niên 80 về những cặp song sinh giống nhau, đã cho thấy rằng những cặp song sinh này rất giống nhau trên nhiều phương diện. Mặc dù họ được dạy dỗ riêng biệt ở những quốc gia và nền văn hóa khác nhau, song khoảng 80% vốn từ ngữ, chỉ số IQ, thói quen, sở thích cũng như những đặc điểm tính cách khác đều giống nhau. Nói cách khác, 80% bản chất của con cái phụ thuộc vào di truyền và 20% còn lại là kết quả của sự nuôi dưỡng. Từ đó, tôi kết luận rằng nam giới có trình độ ĐH cưới vợ có trình độ thấp hơn thì con cái của họ không có nhiều cơ hội ở mức tối đa vào ĐH. Tôi khẩn khoản đề nghị họ hãy cưới vợ cùng trình độ và khuyến khích những phụ nữ có trình độ nên sinh 2 con trở lên.
    Những phụ nữ có trình độ rất bất bình vì tôi đã đưa ra cảnh ngộ đáng sợ của họ. Còn những phụ nữ không có trình độ và cha mẹ của họ thì giận dữ vì tôi đã khuyên can đàn ông có trình độ đừng cưới họ . Tôi bị phê phán dồn dập và thư từ của công chúng gửi đến báo giới chỉ trích tôi là kẻ cả tin vào tà thuyết giáo dục tinh hoa , bởi vì tôi tin rằng tư chất thông minh là kế thừa chứ không phải là kết quả của dạy dỗ, nuôi nấng và đào tạo. Một nhóm học giả thách thức giả định mang tính lập luận của tôi bằng cách đưa ra một loạt những tài năng có xuất thân từ các khu ổ chuột của phố Tàu, mà điển hình là Lee Pan Hon, nghệ sĩ violon đầu tiên của dàn nhạc Manchester. Một phụ nữ khác viết: "Toàn bộ chuyện này sặc mùi giáo dục tinh hoa !Tôi là một người chưa lập gia đình, một phụ nữ thành đạt ở tuổi 40. Tôi vẫn còn độc thân chỉ đơn giản bởi vì tôi thích như vậy. Tôi bị lăng nhục quá đỗi với gợi ý cho rằng tôi nên nhảy vào giường với một người đàn ông hấp dẫn đầu tiên mà tôi gặp chỉ để sinh ra một đứa trẻ xuất chúng vì tương lai của Singapore !" . Thậm chí cả Toh Chin Chye, khi đó là nghị sĩ Quốc hội của đảng PAP cũng lên tiếng chế giễu tôi. Ông phát biểu rằng mẹ ông ta chưa từng đi học, bố ông ta là 1 thư ký quèn, và nếu theo quan điểm của tôi thì ông ấy đã chẳng được như thế này..."
    Tôi ủng hộ quan điểm của mình bằng cách đưa ra các phân tích thống kê về trình độ học vấn của phụ huynh trong số 10% học sinh đỗ đầu các kỳ thi ở tuổi 12, 16 và 18 trong vài năm qua. Những thống kê này gần như xác nhận rằng yếu tố quyết định của một thành tích cao là có có được một cặp bố mẹ có trình độ cao. Song song với đó, tôi còn cho công bố các phân tích dữ liện của của những năm 60 và 70, lại cho thấy rằng hầu hết những học sinh đỗ đầu dành được học bổng học ĐH ở nước ngoài đều có bố mẹ có học vấn thấp, làm những công việc như bán hàng rong, lái taxi và công nhân. Tôi so sánh những dữ liện này với những dữ liệu của thời kỳ 80-90 cho thấy trên 50% số học sinh giành được 100 học bổng danh giá nhất có ít nhất bố hoặc mẹ là người có chuyên môn hay làm chủ. Kết luận này là hiển nhiên vì bố mẹ của những người dành được học bổng trong những năm 60,70 đã làm việc cật lực để cho con vào đại học, còn ở thế hệ sinh ra sau này thì giáo dục đã được phổ biến và chế độ an sinh xã hội, học bổng, lương, và cho vay tiền học đã rộng mở cho tất cả học sinh giỏi.
    Cuộc luận chiến này đã được giới truyền thông Phương Tây tường thuật rộng rãi. Các cây bút và nhà bình luận Phương Tây chế nhạo tôi là "ngu dốt và định kiến". Song có một tác giả đã lên tiếng bênh vực tôi là ông R.H. Hernstein, giáo sư khoa tâm lý của ĐH Harvard, trong bài báo "IQ và sự hạn chế sinh đẻ" đăng trên tờ Atlantic Monthly (Nguyệt san Đại Tây Dương) tháng 5 năm 1989.(...) Một vài năm sau, Herrnstein là đồng tác giả cuốn The Bell Curve ("Vòng tràng hoa") trình bày những dữ liệu phân tích trong nhiều năm cho rằng tư chất thông minh là kế thừa.
    Phần lớn là do lỗi của các bà mẹ có con trai học hành cao cũng như do bản thân các thanh niên đó. Các bà mẹ chồng thường thích có con dâu học ít, vì những người này dễ sai bảo và ít gây khó khăn cho họ. Thật là khó khăn để xóa bỏ đi cái định kiến đã hằn sâu hàng nghìn năm nay cho rằng nếu đàn ông không được xem là cột trụ chủ yếu (và có thể là duy nhất) trong gia đình là điều đáng thương hại và nhạo báng. Điều này rất phổ biến với người Hoa, lại càng phổ biến hơn đối với người Ấn và đa phần người Malay. Phụ nữ muốn lấy chồng học cao hơn, đàn ông muốn lấy vợ học thấp hơn. Một định kiến đã ăn sâu vào tận gốc rễ.
    (...)
    Kể từ bài diễn văn gây nên sóng gió năm 1983, tôi đều đặn công bố những những phân tích thống kê về trình độ học vấn của các bậc phụ huynh của nhóm 10% học sinh đứng đầu các kỳ thi quốc gia. Giờ đây người dân Singapore đã dần dần ý thức được điều này. Bài diễn văn của tôi đã có tác dụng. Một cuộc luận chiến công khai và dân chủ đã khuyến khích tạo nên sự mới mẻ. Những con số mặc dù đã được cải thiện, nhưng cũng đã cho thấy rằng phải mất nhiều năm mới đảo ngược được xu hướng này. Vào năm 1997, 63% nam giới tốt nghiệp ĐH cưới vợ cùng trình độ, so với 32% của năm 1982. Ngoài ra, ngày càng có nhiều phụ nữ học cao lập gia đình với những người có trình độ thấp hơn, thay vì vẫn duy trì tình trạng độc thân. Tôi đành đồng ý với Keng Swee rằng việc khắc phục một nền văn hóa tụt hậu sẽ là một tiến trình chậm, và chúng tôi cần nhiều hơn một thế hệ để có thể hoàn thành nó.
    Tháng ngày thấm thoát tựa chim bay,
    Ông gẫm mình ông, nghĩ cũng hay.
    Mái tóc chòm xanh, chòm lốm đốm,
    Hàm răng chiếc rụng, chiếc lung lay
  7. pajero

    pajero Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    06/12/2002
    Bài viết:
    924
    Đã được thích:
    0
    Hic hic, Violetmoon phân tích sâu sắc ghê . Đây cũng là chủ trương của Hitle khi cố tạo ra giống người Ariel thượng đẳng hay nỗ lưc tạo ra giống người Bắc Âu thuần chủng ở Thuỵ Điển những năm 60. Thuyết này đúng đấy nếu xét trên phương diện khoa học thuần tuý, nhưng nếu xét trên phương diện nhân văn thì bị chỉ trích mạnh mẽ.
    Tui thì tui vẫn khoái con gái thông minh hơn mấy cô lừ đừ . Hì hì, chắc tại tui kém thông minh nên cố bù trừ, vớt vát lại, thua me gỡ bài cào mừ. Ngày xưa tôi yêu 1 nhỏ kia, học giỏi lắm, xếp hạng toàn là top 3 của khoa Răng Hàm Mặt kô hà, hic hic, nhìn dzzô bảng điểm mà tui muốn lé xẹ con mắt, mà nàng ấy lại văn võ song toàn, tiếng Anh tiếng Pháp siêu đẳng ghê gớm, tui toàn ôm vở theo hỏi cô nàng tiếng Pháp kô hà ,rồi trả công bằng cách hả họng ra cho nàng thực tập ,ngắm nghía bộ răng 32 cái của mình, bây giờ tui còn giữ cái mô hình hàm giả của tui làm bằng thạch cao hay chất gì gì đó ở nhà. hic hic, lạc đề rùi, sơ-ri nha
    Ta đi nhưng biết về đâu chứ
    Đã đẩy phòng yên lộng bốn trời
    Thà cứ ở đây,ngồi giữa chợ
    Uống say mà gọi-Cố Nhân ơi !
  8. Tao_lao

    Tao_lao Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    17/04/2002
    Bài viết:
    2.152
    Đã được thích:
    1
    Tương lai thành đạt của con cái phụ thuộc rất nhiều vào các bậc cha mẹ. Trước hết là di truyền gen,sự thông minh cũng cha mẹ sẽ di truyền cho thế hệ con . Hai là điều kiện vật chất cũng như trình độ của cha mẹ cũng góp phần không nhỏ vào sự nghiệp của con cái họ sau này. Cha mẹ "thông minh" (thường thì thành đạt) sẽ có điều kiện vật chất đầy đủ cho con cái học tập, gầy dựng sự nghiệp... Ai cũng phải thừa nhận những điều này, tuy nhiên cái mà người ta không thể thống nhất được là sự ảnh hưởng riêng của từng yếu tố chiếm tỉ trọng như thế nào. Như moon trích hồi kí của ông Lí Quang Diệu thì tỉ trọng của di truyền là 80% so với các điều kiện khác. Tôi không có điều kiện để xem xét các thông kê cụ thể để có thể đồng ý hay bác bỏ, nhưng theo thiển ý của tôi thì tôi chẳng dám tin con số này lắm,nó có vẻ hơi phóng đại.
    Vị thực tế vấn đề thông minh (hay đầu óc con người nói chung) chịu ảnh hưởng như thế nào của di truyền là một vấn đề đang được tranh cãi,nghiên cứu chưa ngã ngủ. Có phải người ta sinh ra thông minh bằng nhau,chính nhờ giáo dục mà họ khác nhau hay thật sự ngay từ đầu người ta đã vốn có sức thông minh khác nhau?
    Dù ảnh hưởng của di truyền đối với thông minh của con cái như thế nào đi nữa, đàn ông "tốt hơn" nên lấy vợ thông minh. Đàn bà thông minh là bạn đời lí tưởng để cùng nhau xây dựng sự nghiệp, và luôn làm "đàn ông" hạnh phúc trong cuộc sống lứa đôi. Họ ứng xử khéo léo với bạn bè chồng,với gia đình chồng,với tất cả mọi người xung quanh. Và điều này làm người chồng vô cùng hạnh phúc (nếu so với bất hạnh ngược lại lấy phải cô nàng ngớ ngẩn). Hai nữa là con họ sinh ra sẽ thông minh hơn,họ có khả năng giáo dục con cái tốt hơn (điều này đặc biệt quan trọng trong xã hội chúng ta,con cái tiếp xúc nhiều với mẹ hơn là cha)....
    Một người vợ tốt như thế chẳng có lí do gì mà người ta chê. Nói đàn ông không thích lấy vợ "khôn" hơn mình là không đúng lắm,đó là chỉ hiện tượng bên ngoài của thiểu số. Và người ta nói "cho quá" như vậy là để "khuyên bảo" đàn ông vậy thôi.Nói 10 để làm 9.
    Nhưng khi chọn vợ đàn ông không chỉ lựa trí thông minh không thôi mà con kể đến nhan sắc. Thông minh, tài giỏi thường thì xấu xí. Tôi thì chẳng rành nhân tướng học nên chẳng hiểu có sự liên quan gì giữa diện mạo và trí thông minh. Nhưng theo lí giải nữa đùa nữa thật của tôi thì nó cũng có lí do của nó. Nhưng cô xấu xí từ nhỏ họ tự thường nhận biết điều đó cho nên cố gắng tập trung vào việc học (để bù lại mà) cho nên học càng giỏi. Lớn lên một chút thì do nhan sắc chẳng được "chim sa cá lặn" gì nên họ chẳng có bạn trai. Nếu chẳng có ai theo đuổi hay bạn trai gì thì lại càng rãnh học bài, hơn nữa lúc nào cũng ế độ ở nhà thì biết làm gì hơn là học cho quên buồn...Mà càng học thì càng giỏi,càng xấu,càng chẳng có bạn trai... Cứ cái vòng lẫn quẫn như vậy (hay nói theo pháp biện chứng của Hegel) nên họ trở thành người rất xấu và rất giỏi.Những cô rất xinh đẹp thì đôi khi cũng lọt vô hoàn cảnh y như vậy. Nhưng khác hơn là họ ý thức họ đẹp nên chẳng thèm ai--->cũng chẳng bạn trai gì ráo---->Cũng càng học---->cũng ế luôn (cái này thì đúng nhất với chủ đề chúng ta đang bàn xinh đẹp+thông minh=...).
    Moonlight+Blue-Solitary Mountain
    http://www.vnntu.com

Chia sẻ trang này