1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Xót xa Quảng Bình...

Chủ đề trong 'Quảng Bình' bởi mvc, 09/08/2007.

  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
  1. mvc

    mvc Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    25/02/2004
    Bài viết:
    1.706
    Đã được thích:
    1
    Xót xa Quảng Bình...

    Thứ Năm, 09/08/2007, 05:01 (GMT+7)

    Quảng Bình, Hà Tĩnh tan hoang trong mưa lũ


    Đội nóc nhà thoát ngập - Ảnh: L.Giang-L.Đ.Dục

    TT - Quảng Bình: kinh hoàng lũ thượng nguồn sông Gianh 7g sáng 8-8, khi chúng tôi lên tới vùng lũ huyện Tuyên Hóa, nước vẫn chảy xiết qua nhiều đoạn ngập trên quốc lộ 12A đi cửa khẩu Cha Lo. Nước thượng nguồn sông Gianh chảy rất xiết.

    Chiếc canô nhỏ của phòng cảnh sát giao thông tỉnh chao đảo trong dòng nước hung hãn, mênh mông. Canô chạy men các triền sông thuộc địa bàn xã Châu Hóa để cứu đói cho bà con. Nghe tiếng nổ của máy canô, từ những căn nhà lợp ngói thò ra những đầu người và tiếng kêu xin mì tôm.

    Anh Đặng Văn Thắng ở thôn Kinh Châu, ngồi trên nóc nhà ngập tới mái, giơ tay chụp gói mì tôm, kêu lên: ?oHai hôm ni rồi chưa có miếng chi ăn cả. Ngồi trên nước mà khát khô cả cổ rồi mấy eng ơi?. Chai nước ném qua, anh bắt lấy, tu một hơi gần hết. Thượng tá Trần Minh Thùy - trưởng phòng CSGT tỉnh - cho biết: từ chiều qua đến giờ anh em liên tục cứu hộ.


    Trung úy quân y Phạm Hữu Huyên
    Riêng đêm qua, chỉ canô này đã cứu hộ và đưa được hơn 60 người từ các căn nhà ven sông thoát khỏi dòng nước lũ mạnh. Lực lượng cứu hộ gần 100 người của công an tỉnh, bộ chỉ huy quân sự tỉnh, bộ đội biên phòng tỉnh... với gần 10 canô nhỏ và bo bo, ?ochiếc nào cũng cứu xấp xỉ từng đó dân cả?, có nghĩa là khoảng 1.000 người đã được cứu hộ khỏi sông Gianh trong đêm 7-8.

    Đến chiều 8-8, gần 300 người dân ở xã Thạch Hóa (huyện Tuyên Hóa) vẫn phải ngồi trên nóc nhà, mặc dù nước đã rút xuống hơn 1,5m so với đỉnh lũ đêm 7-8. Còn ở huyện Tuyên Hóa và Quảng Trạch, có tới 40.000 hộ với 125.000 người dân của 25 xã vẫn còn ngập trong lũ ở mức 1-3m nước. Hầu hết tài sản của các hộ dân nằm dọc hai bờ sông Gianh trong vùng ngập lũ đã bị cuốn trôi, đặc biệt là lương thực, thực phẩm.

    Trao đổi với Tuổi Trẻ tại trạm chỉ huy tiền phương, ông Phan Lâm Phương, chủ tịch UBND tỉnh, khẳng định: ?oTỉnh đã huy động hàng tấn mì tôm cứu đói kịp thời cho dân ở các vùng bị ngập nặng nhưng chắc chắn không thể đủ cho dân ăn trong những ngày tới?.


    Thi thể ông Hồ Thế Trung - nạn nhân duy nhất ở Hà Tĩnh bị lũ cuốn trôi được tìm thấy - được bà con đưa về làng - Ảnh: V.Toàn
    Người dân khắp xã Châu Hóa (Tuyên Hóa, Quảng Bình) trong lũ ngập



    Nỗ lực cứu tàu cứu hộ bị chìm - Ảnh: L.Giang-L.Đ.Dục
    Nỗ lực cứu tàu cứu hộ bị chìm - Ảnh: L.Giang-L.Đ.Dục



    Chiều tối, tin từ trạm tiền phương tỉnh cho biết tại xã Châu Hóa (Tuyên Hóa) một gia đình có năm người đã bị lũ cuốn trôi cả nhà lẫn người, canô cứu hộ vớt được hai người, còn ba người bị mất tích: hai người khác đi chăn bò trên rừng cũng mất tích từ hôm qua. Một người dân ở xã Văn Hóa trong khi lùa bò tránh lũ đã bị chết.

    Cứu dân, một trung úy quân y mất tích

    18g ngày 8-8, chúng tôi đến bệnh xá Bộ chỉ huy quân sự tỉnh Quảng Bình. Tại đây, mọi người đều trĩu nặng bởi tin trung úy quân y Phạm Hữu Huyên bị lật thuyền trong khi đi cứu nạn vẫn chưa tìm thấy.

    Trước đó chiều 7-8, khi được tin hàng trăm hộ dân các xã Thạch Hóa, Châu Hóa và Phong Hóa (huyện Tuyên Hóa) bị lũ đe dọa tính mạng, các chiến sĩ đã lập tức lên đường cứu dân. Đêm đến, nước sông Gianh dâng nhanh, trời tối đen kịt trong mưa xối xả. Chiếc canô cao tốc với 12 chiến sĩ quân đội xẻ sóng, đạp luồng nước dữ cứu được 47 người dân của hai xã Châu Hóa, Phong Hóa. Rạng sáng 8-8, canô trên đường về đến xã Châu Hóa thì bị nước xoáy lật úp. Mười chiến sĩ thoát ra ngoài bám vào thân tàu được cứu sống, trung úy Phạm Hữu Huyên và thiếu tá Trần Bá Thường (Công an huyện Quảng Trạch) bị kẹt lại trong khoang. Đến 9 giờ sáng 8-8, thiếu tá Trần Bá Thường được cứu thoát khi các thợ lặn vào khoang canô và kéo anh ra khi toàn thân đã tím tái, còn anh Huyên thì không tìm thấy.

    Trung úy Phạm Hữu Huyên quê ở thị trấn Kiến Giang, huyện Lệ Thủy, nhập ngũ từ 1992. Vợ anh Huyên, chị Mai Thị Hiền, vừa sinh cháu gái thứ hai chưa đầy bốn tháng tuổi, con trai đầu lòng chỉ mới lên 3. Chị là giáo viên trường làng, giờ đang sống ở quê.

    Hà Tĩnh: làng - sông - đồng xác xơ

    Sáng 8-8, ngược chiều gió, chúng tôi đi về phía huyện Kỳ Anh. Dọc đường, con sông nào cũng cuồn cuộn màu nước đục ngầu. Đồng ruộng đặc quánh bùn đỏ từ đồi núi bị sạt lở trôi dạt về, nhiều đoạn dài kênh mương, đê đập vỡ nát. Xơ xác nhất là những vùng làng sau lũ, những căn nhà cấp bốn bị bay mái đang trụ lại trong gió quật.

    Buổi trưa, vượt qua đoạn quốc lộ 1A đang sũng nước, chúng tôi có mặt tại trụ sở UBND huyện Kỳ Anh. Đoàn công tác phòng chống bão lụt của tỉnh cũng vừa đến. Một cuộc hội ý chớp nhoáng bên hành lang trụ sở với những thông tin vừa cập nhật từ các địa phương bị chia cắt trong tâm lũ. Trong đó, nghiêm trọng nhất là các con đập xung yếu Thầu Dầu, Cơn Mít ở xã Kỳ Lạc; đập sông Trí ở xã Kỳ Hoa và hệ thống kênh sông Rác bị vỡ. Nước lũ từ các đập này phong tỏa những vùng làng lân cận, làm 2.500 ngôi nhà bị cô lập.

    Đến 20g cùng ngày, riêng huyện Kỳ Anh có thêm bảy người chết do sét đánh và lũ cuốn (nâng tổng số lên tám người chết, một người bị thương). Thương tâm nhất là em Nguyễn Viết Cường (9 tuổi) ở xã Kỳ Phương đang chăn trâu thì bất ngờ bị lũ cuốn trôi cùng con trâu. Em Nguyễn Văn Thái (ở xóm Xuân Thọ, xã Kỳ Tân) và em Nguyễn Văn Nguyên (ở xã Kỳ Thượng), cả hai đều 14 tuổi, đang cùng gia đình di chuyển đồ đạc ra khỏi vùng nước xoáy thì bị lũ cuốn mất tích. Trong bảy người chết, chỉ có ông Hồ Thế Trung (55 tuổi) bị lũ cuốn từ đầu cầu Mụ Lược mới vớt được thi thể vào sáng 8-8.

    Cho đến chiều 8-8, tuy mưa đã dần ngớt nhưng 20/22 xã thuộc huyện miền núi Hương Khê vẫn đang là những ?oốc đảo? nhoi lên giữa biển nước. Hầu hết người dân các xã này phải dồn lên núi cao hoặc đường Hồ Chí Minh để lánh nạn. Hiện tỉnh đã điều ba xuồng máy ngược sông Ngàn Sâu để mang mì tôm, lương khô cứu đói cho dân trong vùng đang bị cô lập. Theo ông Nguyễn Văn Thanh - chủ tịch huyện Hương Khê, ngoài ba mẹ con bà Phan Thị Hợi trú tại xã Hương Giang bị sét đánh (hai người chết, một người bị thương), huyện Hương Khê còn có thêm một người khác bị thương do cây đổ.

    Chiều tối 8-8, chúng tôi nhận thêm bốn tin buồn ở huyện Can Lộc: một người dân ở xã Đại Lộc bị điện giật chết; em Trần Thị Bé (4 tuổi, ở xã Tiến Lộc) sang nhà ông nội chơi bị nước lũ cuốn; ông Thân Văn Sách - chủ tịch xã Sơn Lộc - đang đi kiểm tra vùng lũ bị mất tích; ông Hoàng Văn Thụ (43 tuổi, ở xóm Vạc Nâu, xã Sơn Lộc) bị lũ cuốn tại khe Giao. Như vậy, tổng số người chết toàn tỉnh Hà Tĩnh lên 15 người.

    ĐỨC DỤC - LAM GIANG - VŨ TOÀN - VŨ VIỄN

    http://www.tuoitre.com.vn/Tianyon/Index.aspx?ArticleID=214423&ChannelID=3
  2. mvc

    mvc Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    25/02/2004
    Bài viết:
    1.706
    Đã được thích:
    1
    Đại hồng thủy ở bắc Quảng Bình
    http://www.tuoitre.com.vn/Tianyon/Index.aspx?ArticleID=92552&ChannelID=3
  3. mvc

    mvc Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    25/02/2004
    Bài viết:
    1.706
    Đã được thích:
    1
    Quảng Bình, sau lũ dữ...
    15:46'' 09/08/2007 (GMT+7)
    (VietNamNet) - Vượt qua con đường nhão nhoét, sình lầy, nhóm PV VietNamNet có mặt tại xã Thạch Hoá. Tại đây, vào 2h chiều hôm qua, cháu bé tên Phạm Viết Cường (1993), học sinh lớp 8 (Thôn 1, Thiết Sơn, xã Thạch Hoá) bị lũ cuốn trôi. Không thể chạy bằng xe máy, chúng tôi đành gửi xe ở một nhà người dân, men theo những con đường ngập sâu trong bùn tìm đến nhà nạn nhân xấu số.

    Lớp trưởng không về nữa...

    Căn nhà nhỏ mới xây của vợ chồng anh Phạm Xuân Thắng và Nguyễn Thị Hạnh (bố mẹ cháu Cường) xơ xác tiêu điều sau trận bão.

    Mẹ và em trai Phạm Viết Cường bên bàn thờ.

    Bên ngoài, bàn ghế vứt chỏng chơ. Tiếng khóc ai oán, não nề của chị Hạnh làm những ai có mặt không kìm được nước mắt. Trên bàn thờ, khói hương nghi ngút. Di ảnh của em Cường với nụ cười hồn nhiên như cứa thêm vào nỗi đau của gia đình. Gọi là bàn thờ chứ thực ra, chỉ là mấy miếng gỗ ghép lại.

    Đồ đạc trong nhà bị lũ cuốn trôi, anh Thắng vội lấy mấy miếng ván, làm nơi hương khói cho cháu.

    Chị Nguyễn Thị Hạnh, mẹ cháu Cường nghẹn ngào: ?Lũ mới đến, thằng Cường không việc gì cả. Mấy hôm nay, nó chạy lăng xăng giúp cả nhà và hàng xóm, bụng đói meo. Trong lúc lũ, nó toàn nhịn cơm, bảo không đói.


    Tan hoang...
    Nhưng tui biết là nó nói dối, nó muốn nhường cơm cho thằng em. Biết là thế nhưng tui cũng chẳng làm gì được. Đồ đạc, lương thực trong nhà bị lũ cuốn trôi, cả gia đình có 5 lon gạo thì đã ăn hết mất rồi. 12 giờ trưa hôm qua, nó còn bảo là sẽ đi thả lưới, kiếm con cá, con tôm cho cả gia đình. Nào ngờ? Cường ơi!?o, giọng chị nghẽn lại.

    Anh Nguyễn Văn Siêu (cậu ruột của cháu Cường) nhớ lại: ?Lúc 2h chiều hôm qua, lũ vừa rút được một lúc thì cháu Cường chạy ra bờ sông thả lưới. Vừa đi ra đầu ngõ, nước chỉ ngang bụng nhưng cháu vẫn cố men từng bước một.

    Ai ngờ, dòng nước chảy quá xiết, cháu bị trượt chân, ngã xuống cống thoát nước. Một cháu bé hàng xóm thấy cháu Cường đưa tay vẫy, vội vàng chạy vào gọi người nhà.

    Mọi người hoảng loạn, tìm mọi cách để vớt cháu. Khoảng 30 phút sau, cả nhà tìm thấy thi thể cháu Cường cách đó 5m?.

    Cả ngày hôm nay, không khí u ám bao trùm căn nhà nhỏ của vợ chồng anh Thắng. Làng xóm người thì nắm gạo, người thì ít tiền ủng hộ để cả nhà lo tang lễ. Vợ chồng anh Thắng và chị Hạnh sinh được 3 cháu, Cường là con thứ 2.

    10h trưa, các bạn thân, cô giáo của Cường đến để tiễn đưa người học trò học giỏi, ngoan, người lớp trưởng năng động. Các bạn của Cường không ai có thể cầm được nước mắt. Từ đây, lớp 8A, truờng THCS Thạch Hoá sẽ không bao giờ được nghe giọng nói của cậu lớp trưởng này nữa.


    Sau lũ là nỗi đau...
    Cô giáo Nguyễn Thị Phương, giáo viên chủ nhiệm của Cường xúc động: ?oCường là lớp trưởng của lớp 8A, liên tục trong nhiều năm liền là học sinh giỏi. Lúc nghe tin Cường bị lũ cuốn trôi, tôi không dám tin đó là sự thật. Trước khi lũ ửô về, Cường còn đến thăm tôi và nói: ?oEm phải về thật nhanh để còn giúp gia đình và cất mấy bộ sách vở mà bố mẹ mua cho để chuẩn bị cho năm học mới?.

    12h trưa, mọi người vẫn tập trung tại nhà anh Thắng. Dù rất mệt nhưng không ai muốn về.

    Dòng người đổ về đây mỗi lúc một đông. Ai cũng muốn thắp một nén nhang để vĩnh biệt cậu học trò nhỏ. Anh Thắng vì quá thương con nên ở mãi ngoài mộ của cháu.

    Anh nói chuyện với Cường như em hãy còn sống: ?oCon ngoan của bố, con không thể bỏ bố mà ra đi được. Có phải là con chỉ tạm xa bố vài ngày rồi con sẽ trở về phải không??. Giọng anh khản đặc, lạc vào buổi trưa đầy gió.

    Vừa nói, anh Thắng vừa lấy khăn lau nước mắt và đắp thêm một ít đất vào mộ Cường.

    Phờ phạc sau lũ

    Tại xã Châu Hoá, người dân vẫn chưa hết kinh hoàng do cơn lũ đêm 07/08/2007 gây ra. Ai cũng phờ phạc vì phải vật lộn với dòng nước xiết ngay trên nóc nhà trong đêm tối mịt mùng.


    Xác xơ con đường vào rốn lũ

    Đường đi vào thôn xóm bùn nước nhão nhoẹt, cây cối ngả nghiêng, rác ngoài sông trôi vào vướng trên những bụi tre xiêu vẹo.

    Khi được hỏi về cơn lũ, người dân nơi đây ai cũng muốn chen lời vào, kể lại đêm hãi hùng 7/8: Trời quá tối, nước dâng lên quá nhanh, đến nửa đêm hầu hết các nhà của thôn Lâm Lang đều bị nước lũ nhấn chìm, mọi người phải trèo lên nóc nhà ngồi đợi thuyền ứng cứu.


    Thân nhân anh Ngô Khắc Huynh bên bàn thờ được kê tạm bợ, không di ảnh
    23 giờ, ngôi nhà của gia đình anh Ngô Khắc Huynh (thôn Lâm Lang) ở gần bờ sông bị nước cuốn trôi. Lúc này trong nhà có hai vợ chồng và con gái thứ ba. Dòng nước xiết và màn đêm đã cuốn trôi hai vợ chồng và đứa con gái anh Huynh. Nhiều người dân đã lao vào dòng nước để cứu nhưng bất lực. 3 đứa con gái khác đang ở nhà ông bà ngoại nên may mắn thoát khỏi dòng lũ.

    Chiều ngày 8/8/2007, xác anh Huynh được tìm thấy. Trên nền ngôi nhà cũ đã bị nước cuốn trôi hoàn toàn, bàn thờ anh Huynh được dựng lên.

    Không một tấm hình, không một di vật của người đã chết, mọi thứ trong nhà đều bị hà bá cuốn đi. 10 giờ sáng nay (09/08), lễ đưa ma diễn ra trong không khí ảm đạm, tang thương. Một đám tang vội trong cảnh đổ nát.

    Bà con hàng xóm đến thắp nén hương cho anh Huynh, an ủi mấy đứa nhỏ mà không ai cầm được nước mắt. Ông nội của các cháu, nay đã 80 tuổi nói: ?oThương mấy đứa nhỏ lắm các chú ơi. Bây giờ không nơi nương tựa, ông bà nội ngoại đều già cả rồi?.

    Sau hai đêm và một ngày, vẫn chưa có thông tin gì về vợ của anh Huynh là chị Trương Thị Tuyết (42 tuổi) cùng con gái thứ ba Ngô Thị Trang (12 tuổi). Ba người con còn lại của anh chị đều đang nhỏ tuổi. Con đầu Ngô Thị Nhung đang học lớp 11, hai đứa sau lần lượt là Ngô Thị Trinh (học lớp 9) và Ngô Thị Huyền (học lớp 5). Hiện các em đang ở với ông bà nội đã trên 80 tuổi.


    Sau lũ, là cảnh tan hoang...
    Theo ông Trương Thanh Lam, chủ tịch UBND xã Châu Hoá (Tuyên Hoá), toàn xã có 5 ngôi nhà bị cuốn trôi, 53 nhà bị sập đổ và hơn 100 con gia súc. Thiệt hại về vật chất vẫn chưa thể thống kê đầy đủ.

    ?oHiện tại, tấ t cả nhà dân đều bị thiệt hại nặng. Trước mắt, xã chỉ mới ủng hộ 500 nghìn cho gia đình bị thiệt hại nặng nhất là gia đình nạn nhân Ngô Khắc Huynh. Cái cần nhất của người dân bây giờ là thức ăn, nước uống, thuốc men và điện thắp sáng? - ông Lam nói.

    Hơn 1/3 số dân của xã Châu Hóa sẽ có nguy cơ đói, nếu không được cứu trợ kịp thời.

    Trôi hết cả rồi!
    Chúng tôi dọc theo quốc lộ 12, đi sâu vào rốn lũ, những nơi mà hôm qua những chiếu tàu công suất lớn không thể nào vào được. Quang cảnh hoang tàn, đau thương cứ hiền hiện trước mắt. Nhà sập, nhà trôi, đồ đạc ngổn ngang, tung toé. Những cặp mắt thất thần, đẫm lệ là những gì đang hiện hữu ở Tuyến Hoá hôm nay.
    Cụ Nguyễn Kiệm, 72 tuổi ở xã Mai Hoá mếu máo: "Trôi hết cả rồi chú ơi! Đến cái quần cũng không còn! May sáng nay mấy chú hàng xóm cho được một cái! Cả đời tui chưa bao thấy nước dữ như mấy hôm rồi! Tan nát hết cả rồi...".

    Người dân vẫn hy vọng cứu được lúa, chống cái đói trước mắt...
    Đến nhà anh Kiên ở xã Mai Hoá, nhà cửa trống trơn. Hôm qua, vợ anh khi chạy lũ bị tiện mất một ngón chân. Sáng nay, từ bệnh viện về anh định dọn nhà. Nhưng chảng còn gì để dọn...
    Bà Văn ở xã Phong Hoá, mắt hoẵm sâu, chỉ tay vào ngôi nhà đổ sập xuống sân: Cả đời tui dựng được một chỗ trú cái thân già. Chừ thì hết cả rồi!" Bà khóc. Trên tay cầm mẩu mì tôm ăn dở. Từ Hôm qua đến giờ, bà mới có chừng ấy vào bụng.
    Anh Võ Đức Thống, thôn Đồng Lâm, xã Đức Hoá nghẹn ngào: ?oNgán lắm rồi chú ơi! Nhà cửa đồ đạc đổ bể, trôi mỗi nơi một thứ, dọn bở hơi tai không hết. Mấy hôm ni phải ăn mì tôm, uống nước mưa để cầm cự qua ngày, lấy sức mô mà dọn dẹp!?.

    Nguy cơ dịch bệnh rất cao khi cơn lũ đi qua
    Tình cảnh nhà ông Tuyển, thôn Thiết Sơn, xã Thạch Hoá sau lũ bí bát hơn. Hai vợ chồng ông đã ngoài 80 tuổi, cả đời chắt chiu dành dụm mãi mới làm được cái nhà để ở. Lũ về, cuốn trôi. Nhà ông trôi, nhà đứa con tui cũng trôi nốt. Bây giờ gia đình ông không biết ở chỗ nào. Nhìn hàng xóm dọn dẹp lại nhà cửa, đồ đạc ông thấy xót xa cho mình.
    Đâu đó ở Mai Hóa, Đức Hóa, Thạch Hóa... thấp thoáng bóng diều hâu tìm xác chết! Hàng ngàn con gia súc bị lũ cuốn trôi, vương mắc lại bốc mùi! Trên những lùm tre, quần áo, rác bám đầy. Môi trường Tuyên Hóa đang đứng trước nguy cơ bị ô nhiễm nặng.
    Trên những cánh đồng lúa hè thu, mới cách đây vài ngày, lúa làm đòng tăm tắp. Sau lũ, lúa ngã rạp, phủ đầy phù sa vàng ệch. Những người nông dân đang hối hả tát nước rửa lúa. Một hy vong mong manh: Cứu lúa. Cứu được chừng nào hay chừng ấy. Lúa làm đòng, ngâm nước lũ mất ngày, khó thành hiện thực. Nhưng họ vẫn hy vọng.
    11h trưa ngày 9/8, ông Thiện chủ tịch UBND huyện Tuyên Hoá thông báo nhanh: nước lũ đã làm ngập 9.000 ngôi nhà của người dân, 30 ngôi nhà bị lũ cuốn trôi hoàn toàn, 11 ngôi nhà của bị sập đổ, 4 người chết, 2 người mất tích, 2 người bị thương. Thiệt hại tại Tuyên Hóa đến bây giờ vẫn chưa thống kê được. Điện, điện thoại vẫn chua được khôi phục. Nguồn nước sinh hoạt bị ô nhiễn nặng, nguy cơ sảy ra dịch bệnh khó tránh khỏi.
    Đau thương, mất mát, thiệt hại, phờ phạc, đói khát... Tình cảnh của nhiều vùng quê Quảng Bình, một ngày sau lũ dữ...

    Hoành Sang-Quang Cường-Vũ Hoàng-Kỳ Nhân-Chi Mai-Văn Minh (từ Quảng Bình)

    http://vietnamnet.vn/psks/2007/08/727981/
  4. AnBichPhuong

    AnBichPhuong Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    24/10/2006
    Bài viết:
    26
    Đã được thích:
    0
    Moi nguoi oi, anh em chu bac Quang Binh o Ha Noi co to chuc quyen gop cho cac huyen bi lut bao ko?
    Moi nguoi cho y kien thoi gian va dia diem di a!
  5. tendresses

    tendresses Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    27/04/2007
    Bài viết:
    160
    Đã được thích:
    0
    Vừa mới từ quê ra hôm trước thì hôm sau nghe điện thoại trong nhà thông báo lũ lụt, giông bão . Nhói cả tim gan ....
    Tuy nhà ở xa vùng bảo lũ nhưng khi nghe các phương tiện thông tin báo thì lòng tôi lại xót xa vô cùng.
    Miền trung ơi dãi đất cắn sỏi đá
    Bao thiên tai, lũ lụt .... mất mùa
    ...
    Anh em nắm thông tin nào thì post cho mọi người biết và sẽ chia nhé
  6. hdts

    hdts Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    29/04/2004
    Bài viết:
    2.524
    Đã được thích:
    0
    Hic, Quà?ng Bì?nh, HuẮ 'àf nghè?o rĂ?i mà? cứ bàfo lùt với hàn hàn suẮt.
    Cùfng may giơ? lùf rùt hf?n rĂ?i .
    http://vnexpress.net/Vietnam/Xa-hoi/2007/08/3B9F9118/
  7. tendresses

    tendresses Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    27/04/2007
    Bài viết:
    160
    Đã được thích:
    0
    Tối nay mua vè xe về quê. Vừa có việc trong nhà và tranh thủ xem tình hình sau bảo quê mình đã vươn lên thế nào . Ai gửi gắm gì thì cứ gửi nhé . Nhưng ít hàng hoá thôi, về có được 2 ngày không đi mô được.
  8. generous_true

    generous_true Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    10/03/2004
    Bài viết:
    761
    Đã được thích:
    0
    Các bạn Quảng Bình ơi. Mình vừa vận động từ bạn bè được một số lượng đồ để gửi về cho người dân huyện Tuyên Hóa các bạn chưnhg 4 thùng đồ). Các bạn giới thiệu giúp mình 1 người có thể liên hệ để mình gửi thẳng số đồ này tới xã Thạch Hóa - Tuyên Hóa - Quảng Bình được không? Nếu bạn ấy có thể nhận việc vận chuyển đồ tới tận xã để phân phát thì càng tốt.
    Hiện mình đang ở ngõ 165 Cầu Giấy - Hà Nội
    SĐT: 0989.7686.601
    YM: hotuyet37 (mình là người Nghệ An ^=^)
    e-mail: hotuyet37@gmail.com
    Các bạn hồi âm sớm giúp mình nhé. Mấy hôm nay mình toàn nằm ngủ chung với nó. Chiếm hết chỗ nằm của mình rồi.
  9. DEATHTOOLS

    DEATHTOOLS Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    09/09/2003
    Bài viết:
    549
    Đã được thích:
    0
    Mod đâu rồi tiếp bạn đi nào...
  10. buisuoi

    buisuoi Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    13/09/2003
    Bài viết:
    1.383
    Đã được thích:
    0
    Thay mặt những người dân bị thiệt hại trong trân lũ lụt vừa qua ở Quảng Bình chân thành cảm ơn bạn [nick]generous_true [/nick] rất nhiều. Mình đã liên hệ người ở Hà Nội để liên lạc với bạn và nhận hàng cứu trợ.
    Hy vọng bạn sẽ tiếp tục có những đóng góp quý báu cho Quảng Bình như việc làm vừa rồi.
    Thân!
    Được buisuoi sửa chữa / chuyển vào 17:26 ngày 22/08/2007

Chia sẻ trang này