1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Xứ Đoài (Giới thiệu về Hà Tây)

Chủ đề trong 'Hà Tây' bởi quocanh_uk, 05/08/2006.

  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
  1. quocanh_uk

    quocanh_uk Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    29/10/2005
    Bài viết:
    1.277
    Đã được thích:
    0
    Tiếp...
    Mỗi vị Diêm Vương xét xử một loại tội khác nhau, và do đó tội nhân phải chịu những cực hình cụ thể. Ơở tranh, ngay cả trường hợp không đề tên điện vẫn có thể nhận ra tên từng vị Diêm Vương. Nhưng ở bộ tượng, xác định chính xác tên từng vị có phần khó khăn. 10 vị bày thành hai hàng đối nhau, mỗi bên 5 vị. Có ý kiến cho rằng cứ đếm từ ngoài vào trong, vị bên này rồi sang vị bên kia, cứ thế từ 1 đến 10, như vậy các vị số lẻ 1 - 3 - 5 - 7 - 9 một bên, các vị số chăợn 2 - 4 - 6 - 8 - 10 một bên. Trong chùa nhìn ra, bên phải là dương gắn với các vị số lẻ, bên trái là âm gắn với các vị số chăợn. Cả 10 vị là Diêm Vương với nghĩa là vua cõi âm, nhưng chỉ vị thứ 5 mới có tên riêng là Diêm La Vương, gọi tắt là Diêm Vương, có thể xem là đại diện, và do đó thường được tạc có bộ râu trắng rậm dài trước ngực.
    Mười vị Diêm Vương chùa Tây Phương tuy thế ngồi, cách phục trang và khuôn mặt gần như đồng nhất, nhưng tư thế tay mỗi vị một khác nên toàn thể luôn đổi mới, vị cầm sách bút, vị cầm hốt, tay để tự nhiên, tay kết ấn. Kiểu mũ giống nhau nhưng chi tiết có khác nhau, không phải loại mũ bình thiên, thuộc loại mũ phốc đầu. Có pho còn thêm dải lụa từ sau mũ chảy qua vai xuống ngực. Hình trang trí trên mũ và nhất là trên áo tránh được sự tủm mỉm, tập trung vào những cụm hoa lá lớn, ô bổ tử trước bụng chạm long mã trên sóng nước. Cả 10 vị đều có thân hình phốp pháp, khuôn mặt đầy đặn chỉ riêng Diêm La Vương được chạm chòm râu dài để trắng toát. Là Diêm Vương nhưng trang phục, trang trí và thế tay không phải vua xa lạ, mang biểu hiện quan văn gần đời.
    Với dáng hình cân đối, không bị bó theo công thức, chú ý mảng khối và các trang trí đại thể, bộ tượng Thập điện Diêm Vương chùa Tây Phương là bộ tượng sớm trong loại đề tài này, tiếp nhận được truyền thống thẩm mỹ Tây Sơn, thuộc loại tượng đẹp của thời Nguyễn.
    PHÂậT ĐIÊệN CHIíNH của các chùa thường được bố trí ở gian giữa của toà Thượng điện tức nếp cuối cùng trong khu Tam bảo, thì ở chùa Tây Phương lại kéo từ gian giữa toà chùa giữa vào gian giữa toà chùa trong, đã ngắt bởi khoảng sân lại đan cài vào bộ tượng Thập điện Diêm Vương. Cách bài trí này vẫn giữ được vẻ trang nghiêm song không hút sâu, luôn gần đời, thông thoáng với môi trường, chỉ ánh sáng tự nhiên cũng đủ để ngôn ngữ tạo hình phát huy hết giá trị tự thân. Phần cơ bản của Phật điện chính được bày ở toà chùa giữa với bốn lớp tượng, từ dưới lên trên cũng là từ trước về sau là:
    9. Lớp thứ nhất, mọi người dễ dàng tiếp cận là bộ Thích ca sơ sinh ở giữa, có Đế Thích ở bên trái và Phạm Thiên ở bên phải. Tượng Thích Ca sơ sinh vốn đã có ở thời Lê trung hưng nhưng phổ biến là ở thời Nguyễn. Theo Phật thoại, đức Thích Ca khi ra đời đi 7 bước trên 7 bông hoa sen, tay trái chỉ trời, tay phải chỉ đất, nói một câu nổi tiếng: "Thiên thượng, Địa hạ, duy ngã Độc tôn" khăớng định địa vị tôn quý của mình giữa thế giới tự nhiên và xã hội. Với Phật giáo, số 7 là chỉ tất cả, hoa sen là sự giác ngộ tuyệt đỉnh. Trên tinh thần đó, tượng Thích ca sơ sinh ở chùa Tây Phương mang hình một bé trai đứng nghiêm trên bông hoa sen, tay trái gấp lại chỉ lên, tay phải buông thõng chỉ xuống, mình trần chỉ mặc chiếc váy ngắn tượng trưng cho việc trẻ nhỏ quấn tã. Vì khi ngài ra đời có 9 con rồng đến phun nước tắm và có dấu hiệu ngài sẽ trở thành Phật tổ, sẽ là đức Thế Tôn, nên ở đây cũng như nhiều chùa, tượng Thích Ca sơ sinh đứng giữa một vòm do 9 con rồng kết thành, trên vòm có hệ thống tượng nhỏ đầy đủ của một Phật điện thu nhỏ: Các chư Phật, chư Bồ Tát... và bát bộ Kim Cương. Vì thế pho tượng này còn gọi là Cửu Long.
    10. Hai tượng Đế Thích và Phạm Thiên ở chùa Tây Phương cũng như ở nhiều chùa khác (nếu có) được tạo hình giống nhau, điểm khác duy nhất là do vị trí đặt tượng ở bên trái hay bên phải tượng Thích Ca sơ sinh, nên tay trong gấp ngang ngực cầm hốt và tay ngoài gấp chéo đỡ hốt sẽ ngược lại nhau. Hai vị thiên thần nay là những trợ thủ đắc lực trong suốt cuộc đời Đức phật Thích Ca Mâu Ni từ khi giáng sinh đến khi tịch diệt, luôn hiện hữu trong cả Đạo Bà La Môn với tên là Indra và Brahma và trong cả đạo Phật với tên là Đế Thích và Phạm Thiên (hay Phạm Vương, Phạm Thiên Vương hoặc Đại Phạm Thiên Vuơng). Đế Thích là vua ở trời Đạo Lị cõi Dục giới; Phạm Thiên là vua cảnh trời Đại Phạm, làm chủ cõi Ta Bà thuộc Sắc Giới. Khi Đức Thích ca giáng sinh, hai vị này đã ngự xuống rước mừng, về sau lại khuyến khích Thích Ca xuất gia. Khi đức Thích Ca thành Phật, hai vị lại đến thụ trì giáo lý và cầu đức Thích Ca đi truyền đạo cứu đời. Khi đức Thích Ca nhập tịch Niết bàn, hai vị lại cùng hiện mà tỏ lời thương tiếc. Đây là hai nhân vật song tồn và trong chùa tượng hai vị cũng song hành, đều ngồi bục (hoặc ngai), đội mũ bình thiên, mặc áo long bào màu đỏ nâu, các móng tay dài, hai chân buông thõng. Hai vị này do có hành trạng giống nhau, ở một số chùa đã đồng nhất và đặt ngồi ở chính giữa với tên là Ngọc Hoàng thượng đế hay Ngọc Hoàng đại đế, có Nam Tào và Bắc Đẩu ở hai bên coi sổ Sinh và sổ Tử. Tượng ngồi nghiêm, râu cước gắn vào như thật, cùng với bộ Cửu Long đều trang trí vụn, thuộc nghệ thuật Nguyễn có thể làm từ đời Tự Đức.
    Lớp thứ hai là bộ tượng Di Lặc tam tôn gồm tượng Di Lặc ở giữa, bên trái ngài là Bồ Tát Pháp Hoa Lâm và bên phải là Bồ Tát Đại Diệu Tường. Nhưng lần bày lại Phật điện, tượng Đại Diệu Tường đã bị bày nhầm lùi lại hàng sau đổi chỗ cho tượng Tổ thứ 2 là A Nam Đà. Những tượng này đều cao lớn hơn người thực một chút.
    11. Di Lặc hiện là một trong tám vị Đại Bồ Tát, nhưng đã bị đức Phật hiện tại báo trước người sẽ thành Phật trong tương lai. Khi nào "Di Lặc xuất thế, thiên hạ thái bình" nên hình tượng ngài được nghệ sỹ xây dựng bằng niềm hy vọng và sự trông chờ: con người béo tốt, đẫy đà, toàn thân cười hỉ hả, khuôn mặt rạng rỡ... có nghĩa đầy đủ cả về vật chất và tinh thần, không còn đòi hỏi gì hơn. Với tinh thần đó, tượng được xây dựng bằng những khối căng tròn nây nẩy, thân hình đã phốp pháp lại ngồi chân khoanh chống ngả ra đằng sau rất thoải mái, tay phải để úp nhẹ trên đùi, tay trái tỳ khuỷu lên chiếc túi hậu thiên phồng to, áo mặc mở phanh hở cả ngực và bụng. Tham gia vào tạo hình cùng với khối còn có những đường cong dường như song hành ở ngấn bụng, ở cổ tay áo, ở gấu quần càng làm tăng sự chuyển động ngầm trong một khối đóng kín tĩnh lại. Toàn thân tượng được sơn màu xanh xám như đồng càng chắc nịch. nếu theo Kinh Bát Đại Bồ Tát Mạn đồ la thì tượng Di Lặc phải màu vàng óng, tay trái cầm quân trì, tay phải kết ấn thí vô uý... Nhưng ở đây đã vượt qua cái công thức máy móc ấy. Từ tượng luôn thoát ra cái sinh khí của thời đại Tây Sơn đầy những tự hào. Đây là pho tượng Di Lặc thuộc loại sớm nhất hiện còn, là hình mẫu cho nhiều tượng cùng tính chất ở thời Nguyễn phỏng theo nhưng có phần sa đà.
    12. Bên trái tượng Di Lặc là Bồ tát Pháp Hoa Lâm ở tư thế đứng thăớng, chắp hai tay trước ngực theo thế kết ấn "Liên hoa hợp chưởng": Duỗi thăớng 10 ngón tay rồi chắp lại như bông sen hé nở. Kiểu ấn này là tay người khi còn ở bào thai, do đó có tên là ấn Bản Tam - muội - da, biểu thị sự bất nhị, không chia hai của lý trí. Khi con người ra đời thì hai tay tách ra và nắm bàn tay lại tạo ra vô số nghiệp. Tượng có khuôn mặt trẻ, dáng trầm ngâm, đứng yên mà như nhích bước nhẹ nhàng, áo cà sa dài trùm chân với những nếp gấp chảy rất sóng càng làm cho tượng chững chạc, vươn cao.
    13. Đối lại, ở bên phải Di Lặc vốn là Bồ Tát Đại Diệu Tường cũng ở tư thế đứng thăớng, hai tay đưa về trước ngực nắm lại tay trái bọc ra ngoài tay phải như lấy cái Định giữ yên cho cái Tuệ, được gọi là kiểu kết ấn Mật phùng. Người đã cao tuổi, trán có mấy nếp nhăn, mặt xương xương, ngực và tay lộ rõ các dải xương, da thịt khô, toàn thân biểu thị sự khắc khổ, chậm chạp. Aáo cà sa dài với một số nếp chảy xuôi, vạt vải mềm mại như có gió thổi bay về trước. Cổ đeo tràng hạt. Dáng nghiêm túc.
    Hai pho tượng Bồ Tát này cấu trúc cân đối, được nghiên cứu kỹ cả giải phẫu và tâm lý, mang tính chất chân dung sống động, thuộc phong cách nghệ thuật Tây Sơn. Có thể liên tưởng Đại Diệu Tường với Diệu Cát Tường là một pháp danh khác của Văn Thù Sư Lị tức Bồ Tát Văn thù. Và như thế có thể nghĩ Bồ Tát Phổ Hiền được nói đến nhiều trong kinh Pháp Hoa và phép tu Pháp Hoa Tam muội là Bồ Tát Pháp Hoa Lâm. Với liên tưởng trên thì Văn Thù = Diệu Cát Tường chủ về trí lại ở bên phải, còn Phổ Hiền = Pháp Hoa Lâm chủ về lý lại ở bên trái, và bộ tượng này còn được gọi là Diên Quang Tam Muội kéo dài ánh sáng Phật pháp trong cách tu của nhà Phật để được chính tâm hành xứ. Trong bài trí Phật điện, vị trí này thường bày bộ tượng Hoa Nghiêm Tam thánh bên trái đức Phật là Bồ Tát Văn Thù, còn bên phải là Bồ Tát Phổ Hiền. Nhưng thật ra vốn xưa Trí là ở bên phải còn Lý ở bên trái, nó phù hợp với quy ước tay phải là Tuệ còn tay trái là Định, đó cũng là sự hơn kém và sự dung thông Lý - Trí. Như vậy bộ tượng Di Lặc Tam tôn ở đây đã trở về nguồn xa hơn so với bộ Hoa Nghiêm Tam thánh thường gặp.
    14. Lớp thứ ba thông thường là bộ tượng Nhất Phật Nhị tsôn giaó gồm tượng đức Thích Ca thành đạo ở giữa, bên trái là Tổ thứ 1 Ca Diếp tôn giả và bên phải là tổ thứ 2 A Nan Đà tôn giả. Nhưng ở chùa Tây Phương, đức Thích Ca thành đạo được thay bằng tượng Tuyết Sơn tức Thích Ca đang tu khổ hạnh trên núi cao, chưa đạt được sự giác ngộ. Tuyết Sơn chưa thành Phật, chưa có nhục kháo, không ngồi trên toà sen. Theo Phật thoại, ngay khi còn nhỏ tuổi ở cương vị Thái tử, đức Thích Ca thấy cảnh đau khổ của con người, bèn bỏ nhà đi nhiều nơi tìm thầy học đạo, đã nghe thuyết pháp nhiều nhưng vẫn không thoả mãn. Ngài bèn vào khu rừng sâu ở trên núi cao để tu đạo khổ hạnh. Ngài khổ tu nhịn ăn, nhịn uống 6 năm liền ép xác, thân hình gầy đét, hy sinh thân mình để tập trung suy nghĩ mà vẫn không tìm được đạo giải thoát quanh năm đọng tuyết, mới chỉ là Bồ Tát nên gọi đầy đủ là Tuyết Sơn đại sĩ hay Tuyết Sơn đồng tử.
    Bám theo sự tích trên, nhà điêu khắc xưa đã tạc tượng Tuyết Sơn mang hình chân dung một ông già quê ngồi nhàn tản chân khoanh chân chống, tay tì tự nhiên trên gối, đầu hơi nhô về trước, khuôn mặt nhân hậu, dáng trầm ngâm. Toàn thể thu về một khối chóp tĩnh lặng, nhưng với khối đầu tròn căng mà má hóp, hốc mắt sâu, cổ ngăớng, ngực và tay nhô đủ bộ xương, các mạch máu hằn nổi rõ lại toát ra sự sôi động ngầm bên trong. Cùng với các khối lõm trên thân là chủ đạo, vạt áo với nhiều nếp nhăn vặn cũng toát lên nội tâm đau khổ, dằn vặt không lối thoát. Đây là pho tượng duy nhất sơn toàn thân một màu đen ánh nâu, tạo bóng tối cũng gợi cái chết hình thức bao trùm cái sống thuộc bản thể.
  2. quocanh_uk

    quocanh_uk Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    29/10/2005
    Bài viết:
    1.277
    Đã được thích:
    0
    tiếp...
    Nhà thơ Huy Cận đã có khổ thơ cô đọng về Tuyết Sơn:
    Đây vị xương trần, chân với tay
    Có chi thiêu đốt tấm thân gầy
    Trầm ngâm đau khổ sâu vòm mắt
    Tự bấy ngồi y cho đến nay.
    Với lối tả thực trên cơ sở nắm vững khoa học giải phẫu và đi sâu vào tâm lý nhân vật, tượng Tuyết Sơn mang đậm chất chân dung "giống và sống", chỉ có thể là sản phẩm nghệ thuật của thời Tây Sơn hiển hách và sôi động.
    Hai vị tổ thứ 1 và thứ 2 ở hai bên Tuyết Sơn, chúng tôi chuyển sang chương sau tập trung nói về các Tổ. Chỉ xin lưu ý ở đây vị Tổ thứ 2 bị đẩy lên hàng trước hoán đổi chỗ với tượng Bồ tát Đại Diệu Tường.
    15. Lớp thứ 4 cũng là cuối cùng cao nhất trong toà chùa giữa là nơi bày tượng A Di Đà tam tôn (hay còn gọi là A Di Đà tam thánh) gồm tượng Phật A Di Đà ở giữa và hai vị Bồ tát Quan Thế Âm ở bên trái, Đại Thế Chí ở bên phải. Trong toà chùa này, A Di Đà là pho tượng duy nhất được đứng trên đài sen, vì hoa sen là tiêu biểu cho công đức của đức Phật A Di Đà, cả hai đều thanh cao trên sự ô trọc phiền não. Cõi của ngài là Cực lạc quốc, ở đó hết thảy đều là châu báu, lại có tiếng chim ngâm những bài thuyết pháp. Cuộc sống ở cõi của ngài là dài vô biên nên tên ngài nghĩa là Vô Lượng Thọ Phật. Ngoài ra ngài còn 12 danh hiệu nữa đều gắn với Quang Phật biểu hiện ánh sáng của ngài là trí tuệ, chiếu khắp mọi nơi để giải thoát chúng sinh, sáng hơn hết thảy, không cái gì sánh được hay cản được, nó trong sạch, vui sướng, sáng suốt vô tận, không ai suy xét được trừ các chư Phật không ai cân lường được, nó lướt qua cả sức chiếu của mặt trời mặt trăng. Ngài thường hiện thân đi tiếp dẫn chúng sinh có duyên tu niệm. Các Phật tử Việt Nam chào nhau là niệm tên ngài.
    Tượng A Di Đà thường thể hiện ở thế ngồi thiền định, nhưng tượng A Di Đà chùa Tây Phương lại được tạc ở thế đứng. Có ý kiến cho rằng A Di Đà đứng là để biểu hiện sự cứu hộ gấp gáp, vì chúng sinh đã chìm đắm quá sâu vào tục lu???"ượng được biểu hiện rõ quý tướng với nhục kháo, tóc xoắn, tai dài. Ngài có khuôn mặt đầy đặn, mũi dọc dừa trong sáng, lông mày cong thanh tao, mắt khép hờ nhìn xuống chóp mũi như để soi tỏ nội tâm, miệng nhỏ khép với những khoé nhăn lại như mỉm cười đôn hậu. Thân hình chắc lăớn, khoẻ mạnh, đứng thăớng, tay phải buông xuôi, duỗi thăớng các ngón, tay trái ngang trước bụng cầm viên ngọc minh châu biểu hiện ánh sáng Phật pháp diệu kỳ của ngài, tư thế tiếp dẫn. A Di Đà được trang sức đơn giản, ngực đeo anh lạc là xâu chuỗi ngọc gắn với quý nhân, ngoài anh lạc là chữ Vạn có 4 đầu như 4 ngọn lửa quay ngược chiều kim đồng hồ là chuyển động mở, thuận, giúp thiêu đốt phiền não, đem lại an lạc . Chữ Vạn ấy là một linh tự, còn được gọi là Đức, là Cát Tường và đầy đủ hơn là Hải Vân Cát tường, do đó là một trong 32 tướng tốt, nên chư Phật đều có hình chữ Vạn ở ngực. Tượng A Di Đà chỉ khoác chiếc áo cà sa vải mỏng nhẹ như quấn buộc quanh người, xoè bay với những nếp uốn lượn tự nhiên, còn để hở ngực và cánh tay phải. Tượng được tạc cân đối, mang nét chân dung, đứng lặng mà rất động, là phong cách riêng của nghệ thuật Tây Sơn.
    Trong bộ A Di Đà tam tôn, Quan Thế Âm tiêu biểu cho đức từ bi, Đại Thế Chí tiêu biểu cho trí tuệ. Từ bi và trí tuệ phối kết với nhau, hợp thành ngôi chính giác tức đức Phật A Di Đà. Ơở coi Tịnh độ, trong các cuộc thuyết pháp của A Di Đà, Quan Thế Âm luôn ở bên tả, còn Đại Thế Chí ở bên trái ngài.
    16. Quán Thế Âm gọi tắt là Quán Âm, cũng tức là Quan Thế Âm gọi tắt là Quan Âm, đều có nghĩa là quan sát nghe thấy các âm thanh của chúng sinh mà hiện sức thần thông tới cứu giúp họ. Ngài vốn là nam giới, nhưng khi truyền sang phương Đông được nữ hoá. Theo Phật thoại, Quán Thế Âm có tới 11 caiỏ mặt, ngàn tay, ngàn mắt và 108 hồng danh. Với lòng từ bi cứu khổ cứu nạn cho các chúng sinh, ngài có 32 cách ứng hiện để thực thi 14 phép công đức cho những ai nguyện vái ngài được qua tai nạn và hết sợ sệt: Ngài có thể làm Phật, làm Tiên, làm Bồ tát, làm Vua, làm người sang hay kẻ hèn, làm Thần hay làm quỷ... để giúp người thoát nạn thuỷ - hoả - đạo - tặc, thoát ác thú và tù ngục, thoát cảnh tham - sân - si, giúp sinh trai lành, gái đẹp. Với các linh pháp trên, Quán Thế Âm đặc biệt gắn với các thuyền buôn vượt biển, biểu hiện cho thời kỳ thương nghiệp pháp triển.
    17. Đại Thế Chí là vị Bồ tát có uy thần rộng lớn cùng cực, dùng trí tuệ sáng suốt soi khắp mọi phương, khiến chúng sinh nhờ ngài mà thoát mọi khổ đau. Ngài cùng Bồ tát Quán Thế Âm theo Phật A Di Đà đi tiếp dẫn chúng sinh.
    Ơở chùa Tây Phương, hai vị Bồ tát này được tạc rất giống nhau, chỉ khác do tay trong gấp ngang, tay ngoài gấp đứng nên hai tay phải và trái ở hai pho hoán đổi tư thế cho nhau. Tượng được tạc mang hình nữ rõ ràng, thể hiện cái đẹp tinh khiết, quý phái. khuôn mặt trái xoan hơi nhìn xuống, mũi dọc dừa cao sang, lông mày thanh cong, mắt phượng lim dim, miệng chúm lại, cằm lăớn có ngấn, tai rất dài, cổ cao ba ngấn, thân mình dong dỏng, cánh tay trần tròn lăớn, các ngón tay thon thả đang kết ấn "Chuyển pháp luân" để hội tụ sinh lực cứu chúng sinh. Tượng được trang sức đơn giản nhưng trang nhã mượt mà. Tóc được chải hất lên rồi được chụp bằng chiếc mũ tì lư với cánh sen tươi rói, nổi khối, còn rủ tua xuống ngực; riêng tóc mai chảy vắt qua tai xuống vai rồi phân ra các dải xuôi theo cánh tay. Tượng mặc áo dài các vạt chạy rất sóng, lại có các nếp uốn cong chữ V tạo vẻ tôn nghiêm chững chạc. Cổ và ngực đeo dây anh lạc như mảng đăng ten khá cầu kỳ. Hai cánh tay dường như để trần, được đeo vòng ở cả ngang cánh tay trên và cổ tay. Màu gụ sáng nhạt của mũ áo lại càng tôn màu trắng ngà của da thịt mịn màng, tươi trẻ. Phong cách tạo tượng ở đây đã kết hợp được sự tinh tế của nghệ thuật nửa đầu thế kỷ XVII với sự chuẩn xác của giải phẫu và tâm sinh lý thuộc khoa học thời Tây Sơn.
    Với việc bố trí tượng pháp trên, toà chùa giữa đã bài trí gần đầy đủ một Phật điện thông thường, nó mang tư cách một toà thượng điện (hay như cách gọi của Trần Trọng Kim là: Chính điện). Phần còn thiếu có chăng chỉ là bộ Tam Thế, thì ở chùa Tây Phương được chuyển sang toà chùa trong, bày ở hàng trên cùng của gian giữa.
    18. Tam Thế Phật là hết thảy chữ Phật ba đời, nói đầy đủ là Tam Thế Tam Thiên Phật tức 3000 đức Phật trong ba thời, mỗi thời gồm 1000 đức Phật: Quá khứ thế nhằm Trang Nghiêm kiếp, chỉ giai đoạn phát sinh đã diệt. Hiện tại thế nhằm Hiền kiếp, chỉ giai đoạn phát sinh rồi nhưng chưa diệt. Vị lai thế nhằm tinh tú kiếp, chỉ giai đoạn pháp chưa sinh khởi. Theo Từ điển Phật học Hán Việt (Giáo hội Phật giáo Việt Nam, Hà Nội, 1994) thì "Phật quá khứ như đức Phật Ca Diếp... Phật hiện tại là đức Phật Thích Ca Mâu Ni. Phật Vị lai như đức Phật Di Lặc" (trang 1336). Nhưng theo Phật học từ điển (Đoàn Trung Còn, Sài Gòn, 1968) thì trong 1000 đức Phật của hiện tại thế có 4 đức Phật đã ra đời trong đó có Ca Diếp và Thích Ca Mâu Ni; đức Di Lặc sẽ là Phật thứ 5 (trang 835).
  3. quocanh_uk

    quocanh_uk Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    29/10/2005
    Bài viết:
    1.277
    Đã được thích:
    0
    tiếp....
    Trong các chùa Việt Nam dường như không thể thiếu được bộ tượng Phật Tam Thế, luôn bày ở lớp trên tột cùng của Phật điện trong thế ngồi thiền trên đài sen lớn ngang nhau và kiểu thức không khác nhau bao nhiêu. Bộ tượng Tam Thế chùa Tây Phương là một trong số ít bộ tượng loại này có thêm cái tán làm thành vòng hào quang ở phía sau. Trong tư thế ngồi thiền xếp hai bàn chân lên bắp vế, bàn chân phải thuộc về dương được để trên và ngửa lòng lên, lưng vuông góc với bệ ngồi, khuôn mặt tư lự với đôi mắt khép hờ, các quý tướng được bộc lộ rõ như: Nhục kháo nổi cao ở đỉnh đầu, tóc xoắn, thân mình chắc lăớn mượt mà, dung nghi đầy đặn, mặt rộng và đẹp, gò má nổi cao, lông mày cong thanh như trăng non, dái tai rủ dài, vai tròn trịa, ngón tay thon thả, toàn thân sáng chói như vàng thắm và toả chiếu hào quang. Ba pho tượng chỉ khác nhau ở tư thế tay: Phật hiện tại (pho giữa) kết ấn Tam muội để hai lòng bàn tay ngửa lên trên lòng đùi tiếp đầu ngón cái. Phật Quá khứ (pho bên trái) để tay phải trên lòng đùi còn tay trái giơ ngang miệng, cả hai tay đều để ngón út uốn chạm đầu ngón cái. Phật Vị Lai (bên phải) để tay ngược lại với Phật Quá khứ, do đó tạo sự đăng đối thuận mắt. các nếp áo và mút thắt bao lưng rành mạch mà mềm mại, dây anh lạc đeo trước ngực được chạm tỉ mỉ, chữ Vạn nổi cao, vòng hào quang phía sau được tỉa tót tươi tắn với đường viền mềm như mây bay. Đài sen nở xoè tinh khiết với cánh hoa nổi mập. Hăớn đây là những pho tượng mà chúa Trịnh Giang cho tạc ở nửa đầu TK XVIII và Phan Huy Iích đã ngợi ca khi chiêm bái, mang vẻ đẹp khéo léo, quý phái.
    19. Do Phật điện chính dàn ra hai toà chùa và được làm bổ sung qua các thời, nên có một vài nhân vật trùng nhau: A Di Đà và Thích Ca sơ sinh mà hành trạng đã nói rõ khi gặp ở toà chùa giữa. Pho A Di Đà lần này đặt ở hàng dưới bộ Tam Thế, không có hai Bồ tát ở hai bên, trong thế ngồi thiền trên toà sen, hai tay kết ấn tam muội trong lòng đùi... thuộc kiểu dáng phổ biến trong nhiều chùa. Tượng cũng có những quý tướng của Phật, song hầu như không có hoạ tiết trang trí ngoài những nếp áo tựa như Tam Thế, mặt hơi ngửa lạnh lùng, tà áo chảy tràn xuống cả bệ, dáng nghiêm túc và đoan trang ... thuộc phong cách nghệ thuật đầu TK XVIII. Phía trước pho A Di Đà ngồi này còn thêm một tượng Thích Ca sơ sinh nhỏ chỉ cao 25 cm đứng trên đài sen trong vành Cửu long thuộc giai đoạn nghệ thuật Nguyễn muộn, có nhẽ do một chùa khác chuyển về.
    Ngoài hệ thống tượng thờ trong khu Tam bảo, các khu phụ: Đền Trình, nhà Tổ và điện Mẫu được xây dựng muộn ở đầu TK XX cũng đều có một số tượng thờ cũng rất đáng lưu ý.
    20. Miếu Sơn thần với tính cách đền Trình đã làm cho Thần điện ở đây trở nên oai phong và thiêng liêng mà ở các bức hoành phi đã nói rõ: Với tinh thần Thiên Cổ Miếu và Trạc Quyết Linh, một tiểu triều đình được bày ra gồm vị Thần Núi ngồi trên bục cao và hai vệ sỹ hầu cận hai bên, thêm hai hàng giá gươm đao và một số đồ thờ đèn hương uy nghi. Thần Núi ngồi như quan toà, đội mũ cánh chuồn, mặc triều phục trang trí phượng và long mã, đeo đai, chân đi hia, da thịt đỏ rực, tư thế quan sát - tiếp nhận những thỉnh cầu của Phật tử rồi phán xét. Hai vệ sĩ hầu cận đứng đối nhau ở hai bên nhưng đều xoay mặt nhìn chếch ra, trang phục giống nhau với mũ vải vuốt về sau, mặc áo thụng có áo mã tiền dài trùm ra ngoài, mặt hồng hào. Cả ba nhân vật này đều được làm khá thực, lại cắm râu cước, có xu hướng tượng chân dung, cùng với những trang trí tỉ mỉ, là sản phẩm của nghệ thuật đầu thế kỷ XX. Có thể liên tưởng Sơn Thần với Đức Ông, và như thế hai hầu cận ôm sách (bên trái), cầm kiếm (bên phải) là một dạng của Già Lam và Chân Tế là những vị Thần giữ gìn Phật pháp, bảo hộ con người, đề cao chân như.
    21. Ban thờ Tổ ở gian giữa nhà Tổ, có tượng Tổ Tây và hai tượng Tổ chùa. Tổ Tây là tên do người Việt gọi để chỉ đức Bồ Đề Đạt Ma, Tổ kế đăng thứ 28 ở Âấn Độ, năm 520 ngài đến Quảng Châu (Trung Quốc) bằng đường biển đi dần lên phía bắc rồi dừng lại ở chùa Thiếu Lâm núi Tung Sơn, tu theo lối Quán bích suốt ngày ngồi quay mặt vào vách đá, tham thiền cho tỏ ngộ cái Phật tính nơi mình, trở thành vị thuỷ tổ của Thiền tông ở phương Đông. sau khi độ được số đông tín đồ, ngài viên tịch năm 529, để lại bài kệ:
    Ta vốn đến đất này
    Truyền pháp cứu mê tình
    Một hoa nở năm cánh
    Kết quả tự nhieen thành.
    Hầu hết các chùa ở Việt Nam có thờ ngài dưới hình thức tượng chân dung, đặt ở vị trí trang trọng nhất trên ban thờ Tổ, tư thế khác nhau nhưng cố gợi một nét gì đó biểu hiện nguồn gốc Âấn Độ. Tượng ngài ở chùa Tây Phương được tạc ở thế ngồi tĩnh toạ kiết già, vạt áo phủ che kín chân, tay phải lần tràng hạt trên vế đùi, tay trái cầm viên ngọc đặt ngửa trong lòng ở thế tụng niệm, khuôn mặt phương phi chữ Điền với nét riêng dễ nhận là bộ râu quai nón rậm để dù đã Việt hoá vẫn gợi nguồn gốc xa. Tượng tạc theo hướng hiện thực dù hoàn toàn hư cấu, thuộc phong cách nghệ thuật mới TK XX.
    Hiện nay chúng ta mới biết được hệ thống các sư trụ trì ở chùa Tây Phương trong một trăm năm lại đây: Qua 5 thế hệ truyền thừa: Cụ Thích Thanh Ngọc, cụ Thích Thanh Túc, cụ Phúc Hải, cụ Đàm Thanh và thày Đàm Thuỷ đang trụ trì. Cụ Đàm Thanh năm nay (1997) đã thọ 85 tuổi còn khoẻ mạnh và rất minh mẫn. Cụ Phúc Hải tịch năm 1971 chỉ có ảnh thờ, riêng hai cụ Thanh Ngọc và Thanh Túc tịch trước cách mạng 1945 đã có tượng thờ. Tượng hai vị Tổ chùa này được bày một hàng ngang dưới hàng Tổ Tây: Cụ Thích Thanh Ngọc ở bên trái, cụ Thích Thanh Túc ở bên phải theo đúng thứ tự trái trước phải sau.
    22. Tấm bia Nam Mô A Di Đà Phật khắc năm 1924 dựng trong tháp mộ Phương Viên cho biết thiền sư Thanh Ngọc quê làng Cao Xá huyện Đan Phượng tỉnh Hà Đông, xuất gia từ nhỏ, năm 1893 đến ở chùa Sùng Phúc núi Câu Lậu - Tây Phương. Trong thời gian trụ trì ở đây, cụ đã cùng địa phương tu tạo chùa, tô lại và tạc thêm một số tượng, đặc biệt làm nhà thờ Tổ và tạc một tượng truyền thần. Đến khi tạc bia là lúc "tự vũ nguy nga, Phật hình sán lạn". Pho tượng truyền thần mới tạc ấy hăớn là tượng cụ, cùng với nhà thờ Tổ có niên đại vào đầu thập niên 20 của thế kỷ XX. Tượng cụ được tạc ở thế ngồi bán kiết để ngửa bàn chân phải trên vế đùi trái, hai tay kết ấn Tam muội, mặc áo cà sa vắt chéo vạt tạo thành những hình chữ V ***g nhau trước ngực, vai trái có khoá tròn, áo trong kéo cổ lên che kín yết hầu. Mặt cụ mang rõ nét chân dung của nhà chân tu với trán rộng, gò má cao, nguyệt mi cong thanh, mắt sáng, mũi đầy, tai dài, miệng tươi, cằm nẩy... Tượng được tạc trực tiếp trước mẫu, đảm bảo được cả hai yêu cầu của tượng chân dung là giống và sống.
    23. Cụ Thích Thanh Túc quê ở Trôi, nay cùng với Cao Xá hợp thành xã Đức Giang huyện Hoài Đức, tỉnh Hà Tây, như vậy cùng quê với sư phụ Thích Thanh Ngọc. Sau khi cụ Ngọc tịch, cụ Túc kế tục trụ trì cho đến khi tịch. Cụ Túc tịch một thời gian khá dài, đến đầu thập niên 50 mới có cụ Phúc Hải về trông nom chùa. Có thể theo gương thày, cụ Túc đã cho tạc tượng chân dung mình khi cụ còn đang tại thế. Tượng cụ Túc cùng kiểu với tượng cụ Ngọc, song có chút thay đổi như thế ngồi kiết già được vạt áo phủ qua chỉ lộ ít ngón của cả hai chân, cổ áo trong thấp hơn để lộ chiếc cổ dài với những ngấn cơ bắp ngang dọc sinh động, khuôn mặt chữ Điền phương phi, trán có vài nếp nhăn, áo nhiều nếp gấp hơn, cằm có ngấn. Các tướng đẹp khác trên khuôn mặt thì cũng tương tự như cụ Ngọc. Đây là một tượng chân dung Tổ chùa khá muộn đã tích tụ được giá trị của điêu khắc truyền thống với điêu khắc mới.
    Điện Mẫu được thiết lập ở gian bên trái của nhà Tổ, ngoài Tam toà Thánh Mẫu và hai Công chúa Quỳnh Hoa - Quế Hoa còn có thêm hai tượng Hậu nữa, được phân ngôi vị xếp theo 3 hàng ngang.
    Điện Mẫu là đền thờ của tín ngưỡng Mẫu của người Việt, vốn có nguồn gốc rất xa xưa, và rất phổ biến ở khắp các làng quê, nhưng các dấu tích kiến trúc và tượng thờ còn thấy thì mới từ TK XIX mà phát triển là ở đầu TK XX. Có thể là trong lúc lòng tin xã hội khủng hoảng, nhất là khi thực dân Pháp đô hộ lại nâng đỡ đạo Thiên chúa, thì việc khăớng định và phát triển tín ngưỡng Mẫu được xem như một đối trọơng tinh thần. Mọi người vào chùa lễ Phật ở Tam Bảo rồi sang điện lễ Mẫu. Lễ và chiêm bái cần có hình để nhận diện, do đó hệ thống tượng ở điện Mẫu ra đời ngày càng phức tạp. Song ở chùa Tây Phương, điện mẫu còn đơn sơ và thuần phác, thuộc loại sớm trong sự thể nghiệm ở TK XIX.
    24. Hàng trên cùng là Tam Toà Thánh Mẫu gồm đệ nhất Mẫu thiên ở giữa, đệ nhị Mẫu Thượng Ngàn ở bên phải và đệ tam mẫu Thoải ở bên trái. cả 3 Mẫu đều ngồi trên bệ như bàn đá tự nhiên với những xoắn cuộn gợi hang gốc, thế ngồi bình dị của tầng lớp trên ở thôn quê gồm một chân tì lên chồng gối xếp và chân kia gấp nằm thu vào lòng, bên chân thấp thì tay để úp đầu gối, bên chân cao thì tay cầm quạt tỳ vào đầu gối, mặc áo dài có yếm bên trong, đầu trải tóc ngược lên rồi chụp một vương miện cài hoa, tai đeo hoa xoáy, khuôn mặt bầu bầu với vẻ lãnh đạm, nói chung là chưa tập trung những nét đẹp lý tưởng của phụ nữ, không đẹp quý phái như nhiều tượng Mẫu muộn. Riêng Mẫu Thiên được chỉ định rõ thêm với yếm đỏ, ở đây lại nhỏ nên thấp hơn 2 Mẫu bên. Ngoài phần tạc và phần sơn thếp cũng như ở nhiều điện Mẫu khác, các Mẫu còn được đeo chuỗi hạt và trùm khăn đầu. Đáng ra mỗi mẫu ứng với một màu khăn: đỏ, xanh lá cây, trắng thì ở đây đều là khăn xanh ngả các màu lơ, lục, rêu, đẻ rồi băng hoa viền mới gợi màu chỉ định Mẫu Thiên đỏ, Mẫu Thượng Ngàn lục, Mẫu Thoải trắng.
    25. Hàng giữa chỉ có 2 tuợng nhỏ ở vị trí xen cài của 3 tượng Mẫu, dáng đứng, tay trong đưa xuống, tay ngoài chỉ lên dáng như múa, ăn vận quần áo ngày hội của thôn nữ xưa, hai cô giống nhau ở màu của khăn đầu và bao lưng, do kích thước nhỏ bé lại chạm khắc chi tiết nên mang tính tượng nhỏ trang trí. Hai nhân vật này được gọi là Công chúa Quỳnh Hoa và Công chúa Quế Hoa, tương truyền là con gái Đức Thánh Trần Hưng Đạo.
    26. Hàng dưới cùng là hai pho tượng Hậu. Tượng Hậu gọi đầy đủ là Hậu Phật gắn với Phật điện chứ không gắn với điện Mẫu. Trong sơ đồ bài trí tượng chùa Tây Phương mà Trần Trọng Kim ghi lại năm 1943, hai pho tượng này vốn ở đầu hai dãy tường hồi của toà chùa giữa, hăớn sau lần bày lại tượng sau ngày hoà bình 1954 đã di chuyển về đây. Dân địa phương và các vị sư trụ trì chùa đều chỉ gọi là "Bà Hậu" mà không còn nhớ được tên và ngày giỗ các bà. Là tượng Hậu được sáng tác từ người thực đã cúng tài sản khá lớn vào chùa, song cả 2 pho tượng này đều thiếu nét chân dung như các tượng Tổ, trái lại khuôn mặt khái quát hoá như Tượng Mẫu. Cả hai bà đều ngồi toạ thiền, đầu trùm khăn chảy xoã ngang lưng và che gần hết tai. Mặc áo dài để lộ rộng yếm ngực, trên áo có một số cụm hoa lá to thoáng. Trên đại thế, hai pho giống nhau nhưng về chi tiết lại luôn đổi khác: pho bên phải trùm khăn bồng lên gần như mũ, cổ áo võng chữ U gắn với chuỗi hạt, ngồi kiết già giấu kín cả hai bàn chân; Trái lại pho bên trái đội khăn sát da đầu, cổ áo chữ V ***g, ngồi bán kiết lộ cả bàn chân phải, tay để trong lòng cầm viên ngọc... Hai tượng Hậu xếp vào điện Mẫu tuy không đúng chỗ, song lại thống nhất phong cách với bộ tượng Tam Toà Thánh Mẫu, làm cho Điện Mẫu gần

  4. quocanh_uk

    quocanh_uk Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    29/10/2005
    Bài viết:
    1.277
    Đã được thích:
    0

    Các tượng chùa Tây Phương (ST-thuvienhoasen)
    Bài thơ này cả ý tưởng lẫn đề tài không hề ngẫu hứng như những bài thơ khác. Tôi đã "nặng lòng" với bài thơ này 20 năm. Từ năm 1940 khi ý tưởng về nó bắt đầu manh nha cho đến khi được viết ra năm 1960. Suốt 20 năm tôi trằn trọc và nung nấu nó. Năm 1940, tập Lửa thiêng xuất bản được ít lâu, một nhóm bạn rủ tôi đi thăm chùa Tây Phương, nhóm gồm có: Khải Hưng, Nhất Linh, Thế Lữ, Nguyễn Đỗ Cung. Khi đó tôi là một thanh niên nhưng lại rất thích đi thăm chùa chiền, nhà thờ... Dường như bấy giờ tôi ý thức được rằng đó là những nét văn hóa lớn của dân tộc mà không kẻ giặc nào có thể cướp đi. Việc đi thăm chùa chiền có ý nghĩa như cuộc hành hương về cội nguồn. Trước khi đến chùa Tây Phương tôi đã đi thăm một số chùa khác, nhưng khi đến đây tôi cảm động bởi kiến trúc độc đáo của chùa và đặc biệt là 18 pho tượng La Hán bằng gỗ. Mỗi pho tượng là một phong cách điêu khắc lạ lùng và khi nhóm lại với nhau tạo ra một khung cảnh thật ấn tượng.
    Đi thăm chùa về tôi lập tức ghi ý tưởng vào sổ tay: "Các vị La Hán chùa Tây Phương - nỗi đau khổ của cha ông". Nhưng nếu chỉ dừng lại ở ý tưởng đó thôi thì tôi thấy không ổn lắm và bài thơ không thành là vì thế. Nỗi đau khổ ấy sẽ tìm thấy lối thoát ở đâu? Đấy là câu hỏi của tôi trong suốt 20 năm sau đó. Cuối năm 1960 có một số bạn bè Trung Quốc sang thăm. Tôi và một số người khác mời họ đi thăm chùa Tây Phương. Đấy là lần thứ hai tôi đến chùa. ấn tượng vẫn còn mới nguyên như 20 năm trước. Tôi viết một mạch bài thơ trong đêm 27-12-1960. Nếu chỉ viết về nỗi đau đời, quằn quại của cha ông thì không đủ. Bởi lẽ cái đau ấy là cái đau tuyệt vọng không lối thoát, dù có đau đớn bao nhiêu cuộc sống vẫn không thể tươi sáng lên được. Nếu bài thơ dừng ở đấy thì thơ cũng sẽ thành tối tăm, tuyệt vọng. Nhiệm vụ của bài thơ là chỉ ra được cái nỗi đau khổ tuyệt vọng ấy, đồng thời phải tìm ra được lối đi, phương pháp giải quyết cho nó. Cho nên khi tham gia cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp và xây dựng cuộc đời mới ở miền bắc tôi mới làm nốt được phần sau bài thơ. Xã hội bấy giờ đã giúp tôi, chỉ rõ cho tôi rằng chỉ có cách mạng giải phóng dân tộc mới là lối thoát cho những đau khổ của cha ông và của chính tôi nữa. Tôi nhập vào tâm sự của cha ông và tìm thấy ánh sáng cuối đường hầm đau khổ. Cách mạng đến không chỉ giải thoát cho tôi, cho những người đang sống mà còn giải thoát cho các giá trị tinh thần của cha ông đang bị giày xéo.
    Vì viết về chùa chiền, là nơi linh thiêng, mờ ảo, nên tôi chọn cách vào đề thật giản dị: "Các vị La Hán chùa Tây Phương, tôi đến thăm về lòng vấn vương", để cho bớt cái vẻ huyền ảo đi. Nhưng những câu thơ này tả thực tâm trạng của tôi mà không cần sự trợ giúp của các thủ thuật khác. Xứ Phật, nơi trong ý nghĩa của kinh sách, cũng như trong tín ngưỡng của người dân chúng ta là nơi yên bình, hạnh phúc vĩnh viễn, không có đau khổ, không có chết chóc, tất cả sống trong cực lạc. Nhưng khi nhìn những mặt tượng đau đớn khổ sở đó rõ ràng bất kỳ người nào cũng phải thốt lên:
    Há chẳng phải đây là xứ Phật
    Mà sao ai nấy mặt đau thương
    Xứ Phật xa vời, mơ hồ nào đó không ai biết nhưng đau khổ thì được thể hiện rõ ràng, minh bạch bằng đường nét, hình khối hẳn hoi. Phải chăng có điều gì ẩn giấu dưới tất cả các vẻ mặt ấy? Cái gì khiến cho các vị được hưởng phúc lạc lại phải mở ra tất cả những đau đớn tinh thần thế này? La Hán không giống như Bồ Tát cứu nhân độ thế, La Hán chỉ tự cứu lấy mình mà dường như vẫn không tự cứu được. Vì đâu có tất cả những nỗi đau khổ triền miên đó? Câu chuyện của cuộc sống, nỗi đau khổ của cuộc sống bắt nguồn từ đây.
    Đạo Phật quan niệm, ngay khi sự sống bắt đầu trong tiếng khóc chào đời, con người đã biết hết mọi nỗi đau thương của kiếp sống. ở đây trong ba khổ thơ tả thực những pho tượng La Hán cũng hàm ý tả thực lại các nỗi đau khổ của con người và cũng là nỗi đau khổ chung của xã hội bấy giờ. Với từng cá nhân con người, đau thương "thiêu đốt tấm thân gầy", họ luôn mang theo "tâm hồn héo", phải sống trong cuộc sống "nghe đủ chuyện buồn". Hai khổ trên miêu tả nỗi đau riêng của từng con người cá nhân, nhưng chỉ cần một câu "cả cuộc đời nghe đủ chuyện buồn" ta lập tức hiểu ra đau thương đã trùm lên toàn bộ xã hội.
    Nếu mỗi pho tượng là một vẻ mặt con người với bao đớn đau của phận người thì cuộc họp mặt của các La Hán chính là cuộc họp "trong vật vã" của muôn số phận, muôn thương đau. Mới hay đau thương đã thành bản chất, đã chìm ngập cả xã hội. Điều đó thật khủng khiếp. Bởi vậy nhu cầu giải phóng xã hội là một nhu cầu lớn lao và đã chất chứa từ nhiều thế hệ trước. Và cuộc cách mạng của chúng ta đã thực sự có ý nghĩa nhân văn khi giải phóng được gánh nặng tinh thần của con người.
    Câu hỏi về ý nghĩa cuộc đời là câu hỏi lớn mà chưa từng có ai trả lời rõ ràng được. "Một câu hỏi lớn không lời đáp". Quả con người đang bị một thúc bách ghê gớm. Nhưng câu hỏi đó, cái ý nghĩa mà con người trăn trở từ ngàn đời thật là một điều khó khăn mà dường như phải mất rất nhiều thời gian người ta cũng chỉ hiểu lờ mờ chút ít. "Một câu hỏi lớn. Không lời đáp". Xin chú ý đến hình thức câu thơ này. Dấu chấm câu đặt ở giữa dòng thơ là một điều đặc biệt. "Một câu hỏi lớn"... dấu chấm dừng câu ở đây tạo cho người đọc cảm giác có đoạn dừng suy ngẫm để nhận ra ngay câu trả lời cho nó là "không lời đáp". Tuy nhiên sự không bình thường ở dòng thơ này phải tương ứng với dòng trên. ở dòng thơ trên, tôi dùng ba thanh trắc liên tiếp ở giữa câu: "quay theo tám hướng hỏi trời sâu", nếu không nhằm mục đích nào đó thì việc dùng ba âm trắc này rất có vẻ "nghịch tai". Nó nhằm nêu bật được nỗi băn khoăn khắc khoải, sự cố gắng đến tuyệt vọng của con người trong khát vọng đi tìm ý nghĩa của cuộc đời.
    Để hiểu tâm sự của chính tác giả, bạn đọc cần nhận thấy một sự dứt khoát trong ý tưởng. Người nghệ sĩ khi tạc những "hình khổ hạnh" ấy, hẳn phải thấu hiểu cái đau chung của mọi người. Bởi nếu chỉ biết đau nỗi đau riêng mình thì không thể tạo được nhiều trạng thái đau khổ như thế. Nghệ thuật có khả năng khơi gợi cảm thông, làm cho người ta thấu hiểu nhau là vì thế.
    Như vậy, người "thợ cả" xưa đã cảm nhận được nỗi đau khổ của cộng đồng, đã chia sẻ được nỗi đắng cay của người khác. Đó chính là điều mà tôi dằn vặt suốt 20 năm trời, thời gian ấp ủ bài thơ này. Để chỉ ra ý nghĩa cuộc sống hiện tại cũng cần phải có nỗi đau nhân thế. Nhung chỉ chỉ ra thôi thì chưa đủ, mà còn phải tìm được lối đi cho những nỗi đau khổ ấy. Hàng thế kỷ, con người bị những gánh nặng tinh thần và cuộc sống là sự "dậm chân một chỗ". Không một chút hạnh phúc nào soi dọi tới. Bao nhiêu kiếp sống lầm than "sờ soạng", "tìm lối ra" mà vẫn bị chìm đắm, vây bủa trong mầu đen của cuộc đời.
    Có phải thế mà trên tượng Phật
    Nửa như ám khói, nửa sương tà
    Không nên hiểu rằng ở đây sương khói phủ mờ tượng Phật mà chính là phủ mờ tâm hồn nghệ sĩ - người tạc tượng. Không thể có cách nào để giải thoát nỗi buồn, nghệ sĩ đành gửi gắm nó trên những đường nét chạm khắc. Như vậy cả nghệ thuật cũng cần phải được giải phóng mới có thể vươn tới những giá trị mới mẻ, mới thực sự có ích cho cuộc đời.
    Sau 20 năm tôi trở lại thì "Hôm nay xã hội đã lên đường", một cuộc sống tươi trẻ đã bắt đầu, tương lai được rộng mở, câu hỏi về ý nghĩa cuộc đời được giải đáp và tôi có cảm giác như "mặt tượng dường tươi lại". Tâm sự của nhà thơ lúc ấy "đồng thanh tương ứng" - với nhịp sống hân hoan của cuộc đời. Những bước đi vấp ngã, những bi kịch, bế tắc trên con đường đi tìm sự giải phóng và nỗi đau đời của cha ông trong quá khứ được đền đáp.
  5. quocanh_uk

    quocanh_uk Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    29/10/2005
    Bài viết:
    1.277
    Đã được thích:
    0
    Thập Bát La Hán (ST-thuvienhoasen)
    Hệ thống tượng Tổ kế đăng ở chùa Tây phương trước 1943 và ngày nay bày có khác nhau, song cơ bản được tập trung ở toà chùa trong của khu Tam Bảo, vì thế toà chùa này mang tính Hậu đường hơn là chùa Thượng.
    Không rõ trước kia tượng các vị Tổ được bày theo hệ thống nào, hiện nay không bày theo trật tự kế đăng nhưng cũng không quá lộn xộn. Trừ Tổ thứ 1 Ca Diếp Tôn giả và Tổ thứ 2 A Nan Đà tôn giả bày ở Phật điện chính trong bộ tượng "Nhất Phật Nhị tôn giả", các Tổ khác được bày ở gian bên của toà chùa trong, do tượng có pho đứng pho ngồi đã gây được nhịp điệu vui mắt, có vươn lên, có dàn trải với quãng cách khác nhau.
    Hệ thống tượng Tổ kế đăng ở chùa Tây Phương có 18 pho là 18 cá thể, mỗi người một dạng vẻ, một tư thế, ai nấy có cuộc sống riêng biệt rất sắc nét, tất cả đều sống động (ngay cả với Tổ thứ 14 Long Thụ Tôn Giả). Đối chiếu những tượng này với hình vẽ trong các thư tịch cổ, hầu hết về bố cục giống nhau đến lạ lùng, chỉ một ít tượng khác hăớn bố cục song vẫn đồng nhất về cái chung và nhất là ở những chi tiết đặc thù. Vì thế qua nhận diện có thể khôi phục chính xác tên và xây dựng lai lịch cho từng nhân vật. Bám theo hình mẫu trong thư tịch cổ, nhấn mạnh tính cách cá nhân, các nhà điêu khắc xưa đã sáng tạo được những tác phẩm tượng tròn mang đậm chất chân dung, chăớng những nắm bắt cấu tạo cơ thể chính xác theo giải phẫu và theo tình cảm, mà còn đi sâu vào cuộc sống nội tâm của nhân vật, đảm bảo được cả hai mặt của loại hình tác phẩm chân dung là giống và sống. tất nhiên không có người ngồi mẫu, nhưng cái giống ở đây là chất người của nhân vật đã tạo thành mẫu hình ổn định trong ý thức người xem. Các vị Tổ đều là người Âấn Độ, song ở chùa Tây Phương tượng các vị đã được các nghệ nhân Việt Nam sáng tạo mang phong cách riêng của nghệ thuật truyền thống Việt Nam. Chúng ta gặp ở đây sự xum họp của những lớp người Việt đang sinh sống trên mọi miền quê đất nước. Nó đạt tính dân tộc ở thời điểm ra đời, và giữ mãi tính dân tộc ấy để đóng góp một diện mạo Việt Nam vào kho tàng nghệ thuật tạo hình thế giới.
    Trong nghệ thuật điêu khắc cổ Việt Nam, từ những tượng cổ điển ở thời Lý, đến loạt tượng Phật - tượng Tổ - tượng Hậu thế kỷ XVI -XVII với nhiều tác phẩm đặc sắc trong các chùa là sự khăớng định tài năng của nghệ sĩ Việt Nam. Thế kỷ XVIII ít có điều kiện cho điêu khắc phát triển, song là sự tích tụ âm ỉ của những kỳ tài Nguyễn Công Huệ, Tô Phú Vượng, Hoàng Đình Ưức và Đào Thúc Kiên... để đến thời Tây Sơn đã chớp cơ hội tốt nhất, sáng tạo ra những tuyệt tác "Tượng chùa Tây Phương" mà đỉnh điểm là các vị Tổ kế đăng.
    Tổ thứ 1: Ma Ha Ca Diếp Tôn giả (Màhàkàsyapa)
    Gọi tắt là Ca Diếp nghĩa là uống ánh hào quang nên còn gọi là Âẩm Quang. Trong một kiếp xa xưa, Ca Diếp đã giúp cô gái tán cục vàng để thếp lên chỗ tượng Phật bị bong, vì thế liền 91 kiếp thân 2 người đều có màu vàng ròng. Trước khi khuất gia, ông làm thợ kim hoàn, rất sành tuổi vàng ròng. Là con một gia đình Bà La Môn, song ông quyết xả bỏ dòng dõi để tu theo Phật trở thành người nêu cao đạo lớn. Khi Đức Phật Thích Ca ở núi Linh Thúy, một hôm giơ bông hoa cho mọi xem. Hàng trăm vạn người không hiểu ý, chỉ một mình Ca Diếp hiểu ý, rạng rỡ mỉm cười. Đức Phật bèn nói: "Ta có chính pháp nhãn tạng, nay trao cho ông Diệu pháp Niết bàn", phong ngài làm ***** đầu tay cai quản Giáo hội Tăng già. Sau khi Đưcỏ Phật nhập diệt, ngài gõ chuông tập hợp chúng tăng kết tập ba tạng kinh điển tiểu thừa. Khi A Nan chứng quả A La Hán, ngài truyền cho y bát và bài kệ:
    Pháp pháp bản lai pháp
    Vô pháp vô vi pháp
    Hà vi nhất pháp trung
    Hữu pháp hữu phi pháp
    (Pháp vốn có xưa nay
    Không pháp, chẳng không pháp
    Cớ gì cứ trong pháp
    |Có pháp, có không pháp)
    Rồi vào núi Kê Túc nhập diệt.
    Ơở chùa Tây Phương, tượng Ca Diếp hiện đứng ở bên trái tượng Tuyết Sơn, là một người tuổi cao, ăn mặc nghiêm chỉnh, ánh mắt tinh tường, khoát tay ở thế chém . Đây là một pho đậm chất chân dung, đặc tả cả dung mạo và tính cách.
    Tổ thứ 2: A Nan Đà tôn giả (Aànanda)
    Gọi tắt là A Nan, nghĩa là vui mừng, nên gọi là Hoan Hỉ, Khánh Hỷ. Ngài là em thúc bá của đức Phật sinh vào đêm phật thành đạo, 25 tuổi xuất gia và theo hầu bên đức Phật suốt 25 năm liền, được thụ trì tất cả Phật pháp, là người đa văn (hiểu biết ) số một. Ngài có hâù bên Phật lúc cuối cùng, được Phật truyền cho những giáo điều sau rốt và cách giữ gìn đạo lý.
    Sau khi đức Phật nhập diệt, Tổ thứ 1 Ca Diếp tổ chức kết tập kinh tạng, ANan phiền não chưa hết nên chưa chứng được quả La Hán. Tổ Ca Diếp bên dắt ANan ra ngoài Hội nghị để ngồi thiền. Đến cuối đêm mệt mỏi A Nan định nằm nghỉ, nhưng đầu chưa chạm gối thì bỗng nhiên giác ngộ thành Đại A La Hán. Ngay khi ấy, ngài gõ cửa Hội nghị xin vào tham gia, Tổ Ca Diếp bảo hãy chui qua lỗ khóa. A Nan vận thần thông chui qua lỗ khóa, đủ tư cách cùng tham gia kết tập kinh tạng với các vị A La Hán khác. Tổ Ca Diếp sai A Nan kết tập:?T?TĐức Phật thuyết pháp dù chỉ là một lời một chữ, nhà người cũng phải thận trọng, chớ để khuyết lậu. Bồ Tát tạng tập hợp ở một nơi, Thanh Văn tạng tập hợp ở một nơi, Giới Luật tạng cũng tập hợp ở một nơi ?~?T. Lần đầu tiên kinh văn xuất hiện do A Nan soạn là thế.
    Sau khi Ca Diếp nhập tịch, A Nan được truyền làm Tổ thứ 2. Khi A Nan mệnh yểu nhược, ngài vắt chân ngồi yên trên dòng sông Hằng cứ nhè giữa dòng mà đi vào cõi Niết bàn. Các vị Tiên nhân và La Hán ra tiễn biệt. A Nan thấy trong số đó có một vị La Hán là Thương Na Hòa Tu, biết có thể trao truyền y bát cho được, bèn nói với ông này: ?T?T... Ta sắp đi vào cõi tịch diệt vậy truyền lại chính pháp cho người?T?T và đọc bài kệ:
    Bản lai phó hữu pháp
    Phó liễu ngôn vô pháp
    Các các tu tự ngô
    Ngọ liễu vô vô pháp
    (Xưa nay đem pháp truyền
    Truyền rồi nói không pháp
    Mọi người phải tự ngộ
    Ngộ rồi không không pháp)
    Trao truyền xong, A Nan nhún mình lao vào hư không, xá lị phân ra để thờ trong 2 xứ Tỳ Xa Ly và Hoa Thị.
    Theo quy định của bài trí Phật điện, A Nan phải được bày sóng đôi với Ca Diếp trong bộ tượng "Nhất Phật nhị tôn giả", đáng ra ở bên phải Tuyết Sơn thì trong một lần bày lại đã tiến lên hàng trước đổi chỗ cho Đại Diệu Tường. Do tượng Ca Diếp đứng nên với tính sóng đôi A Nan cũng được tạc ở thế đứng với hình dáng chung nuột nà, trẻ trung, đang kết tập kinh tạng (ôm sách), ánh mắt và khóe miệng cùng cười vui vẻ. Nụ cười hể hả biểu hiện bản chất của nhân vật đã trở thành tên gọi. Tượng được tạo dáng đứng thẳng chững chạc, những nếp áo chảy sóng càng làm tượng vươn lên trong khối chung óng nuột, tỷ lệ các phần cân đối, cả hình dáng và nội tâm đều sáng láng.
    Tổ thứ 3: Thương Na Hòa Tu tôn giả (Sanakavàsa)
    Thương Na Hòa Tu còn gọi là Thương Nặc Ca Phoọc Sa, xuất phát từ loại cỏ thiêng và một loại áo lạ gọi là Thương Na hay Thương Nặc Ca. Khi nào có bậc thánh nhân ra đời thì loại cỏ này ứng nghiệm từ đất sạch mọc lên báo trước. Khi còn ở kiếp trước, ngài đã lấy loại cỏ thiêng này tết thành áo. Ngài ở trong bụng mẹ những 6 năm mới sinh hạ, sinh ra đã có áo mặc sẵn theo thân, thân mình cao lớn dần thì áo mặc cũng rộng lớn theo cho phù hợp. Khi ngài xuất gia thì áo đó trở thành pháp phục, khi ngài thụ cụ túc giới thì áo đó biến thành áo cà sa 9 mảnh, khi sắp tịch ngài nguyện để lại áo cho đến khi đạo pháp của đức giới Thích Ca huyền tận thì áo mới bị mục nát. Do đó tên cỏ và tên áo trở thành tên người.
    Ngày trước khi Thích Ca đi hoằng dương đạo pháp có đến xứ sở của ngài, thấy dải cây xanh um, mới nói với A Nan rằng: "... Sau khi ta tịch diệt 100 năm sẽ có một vị tăng nhân tên là Thương Na Hoà Tu truyền bá giáo pháp của ta ở đây". Nay quả đúng như thế.
    Thương Na Hoà Tu sau khi chứng ngộ quả pháp, có lần đi giáo hoá chúng sinh đã tìm được Ưu Ba Cúc Đa, cho xuống tóc làm thị giả. Một lần ngài hỏi Ưu Ba Cúc Đa về tuổi đời và tâm tính, được đáp: "Thân con 17 tuổi nhưng tính tình chăớng phải 17 đâu". Đây là vấn đề hiện tượng và bản chất thuộc triết học, nói chung thì phù hợp nhưng không phải lúc nào cũng phù hợp. Ba năm sau ngài lập đàn thụ giới thanh văn cho Ưu Ba Cúc Đa làm Tổ thứ 4 với lời kệ:
    Phi pháp diệc phi tâm
    Vô tâm diệc vô pháp
    Thuyết thị tâm pháp thời
    Thị pháp phi tâm pháp
    (Chăớng pháp cũng chăớng tâm
    Không tâm cũng không pháp
    Bảo là tâm là pháp
    Là pháp chăớng tâm pháp)
    Sau khi dặn Ưu Ba Cúc Đa chớ sao nhãng làm đứt đoạn đạo pháp, ngài vào núi ở ẩn nhưng vẫn thiền định theo dõi và nhắc nhở. Khi các tăng chúng chứng được quả A La Hán, Thương Na Hoà Tu bèn hiện 18 ban biến hoá đi vào ánh lửa Tam muội để tự thiêu, xá lị nhập tháp.
    Trong chùa Tây Phương, tượng Thương Na Hoà Tu bày ở gian bên phải toà chùa trong là một ông già luôn lo toan, ngồi chân thõng chân co vắt ngang, một tay để trên đùi còn tay kia thu trong bọc, áo mặc nhiều nếp lượn để hở bộ ngực gầy giơ xương... đôi mắt xụp, miệng mím, ít nói nhưng nghĩ nhiều... đã tạo nên một ông già khắc khổ, sống bằng nội tâm.
    Tổ thứ 4: Ưu Ba Cúc Đa tôn giả (Upagupta)
    Ưu Ba Cúc Đa nghĩa là Cận Tàng, ra đời khi đức Phật nhập diệt được 100 năm. Ngài thân tuy không đủ 32 tướng tốt và 80 vẻ đẹp của Phật, nhưng ngài tinh tấn mà làm Phật sự. Từ năm 12 tuổi ngài đã bộc lộ rõ sự thông minh. Hàng ngày mỗi khi nghĩ việc xấu thì bỏ một viên đá đen vào bao, còn nghĩ việc tốt thì bỏ vào viên đá trắng. Lúc đầu đá đen nhiều, đá trắng ít, rồi dần đá đen và đá trắng bằng nhau, về sau không có đá đen chỉ toàn đá trắng, bấy giờ ngài đã vững vàng. Năm 17 tuổi ngài xuất gia, năm 20 tuổi đã chứng được quả. Ngài hay vân du để xiển dương Phật pháp, độ được rất nhiều người. Điều đó khiến ma quỉ lo sợ và tìm mọi cách quấy phá. Nhờ pháp thuật cao, ngài hàng phục được cả ma. Khi thuyết pháp, cứu độ được cho một người, ngài lại cất một thẻ tre vào nhà đá. Về sau có Hương Văn xin xuất gia. Qua trao đổi, biết hương Văn đã ngộ được đạo, ngài làm lễ xuống tóc cho và trao cho giới thanh văn, lại bảo: "Phụ thân người nằm mộng thấy mặt trời chói lọi sắc vàng, liền đó sinh ra người, vậy nên đặt pháp danh là Đề Đa Ca". Sau đó lại trao truyền đạo pháp cho làm Tổ thứ 5 và đọc kệ:
    Tâm tự bản lai tâm
    bản tâm phi hữu pháp
    Hữu pháp hữu bản tâm
    Phi tâm phi bản pháp
    (Tâm vốn tự là tâm
    Tâm đây chăớng có pháp
    Có pháp có tâm này
    Chăớng tâm chăớng phải pháp)
    Truyền đạo xong, ngài ngồi yên trên pháp toà, tự nhiên hoá, Xá lị được xây tháp để thờ.
    Tượng Ngài ở chùa tây Phương đặt ở góc sau bên phải toà chùa trong thể hiện ngài là một người độồ lượng, ham học hỏi, ham giúp đời. Ngồi nhấp nhổm trên gót chân trái quỳ gập lại, còn chân phải gấp chống làm điểm tựa cho bàn tay cầm một vật nhẹ (bút hay thanh tre? - đã bị mất), tay bên kia cầm thẻ tre, người dướn lên, đầu nhô cao, mình mặc 2 lớp áo dài xoà trùm xuống đất. Tượng có đầu to tròn, trán cao, hói quá đỉnh biểu hiện sự thông minh; lông mày to rộng cùng với bộ râu quai nón và hàng ria mép là những vệt đen đậm làm nổi đôi mắt tròn sáng mở to nhìn xa rất chăm chú, phối hợp với cái miệng chúm mở, rõ ràng là sự thuyết giảng nhũng giáo lý uyên thâm, cứ như thôi miên quán xuyến cả đám đông người nghe. Đôi tai dài, gò má đầy và cánh mũi nở càng ăn ý với những mảng khối căng tròn trên vai và đầu gối, tất cả đều biểu đạt sự sung mãn mà ngay khi xuất gia tâm tính đã vượt xa 17 tuổi đời. Bộ ngực chỉ lộ một mảng nhỏ hơi hằn nổi xương sườn, cùng với các mảng khối da thịt khác sáng láng là sự tráng kiện của tuổi trung niên. Pho tượng đơn chiếc nhưng người chiêm ngắm lại cứ mường tượng có đám đông chúng sinh phía trước cùng hướng về nơi Tổ ngồi. Đây là một pho tượng rất thành công trong sự cân đối và sống động.
    Tổ thứ 5: Đề Ca Đa tôn giả (Dhritaka)
    Tên tục là Hương Văn (hay Hương Trượng), khi xuất gia được sư phụ đặt pháp hiệu Đề Đa Ca nghĩa là thông chân lượng, biểu hết thảy vì khi được hỏi rằng: "Thân người xuất gia hay tâm người xuất gia?" đã trả lời: "Tôi xuất gia chăớng vì thân cũng chăớng vì tâm. Không sinh không diệt là cái chân thường của Đại Đạo, chư Phật cũng là thường đạo. Tâm không hình tướng, thể cũng vậy?
    Khi ngài mới sinh ra, ông bố nằm mơ thấy 1 mặt trời chói lọi sắc vàng từ trong nhà bay ra chiếu khắp trời đất, phía trước có toà núi lớn, khắp núi là những thứ chân bảo hoa mĩ, đỉnh núi có khe nước trong vọt ra phân thành 4 nhánh chảy réo rắt. Khi biết chuyện, Ưu Ba Cúc Đa giải thích: Núi báu kia là thân thể ngươi, suối nước là chỉ pháp Phật vô tận, mặt trời là sự nhập đạo của ngươi để rồi rọi chiếu trí tuệ đến mọi người.
    Đề Đa Ca sau khi nhận y bát của Ưu Ba Cúc Đa để làm Tổ thứ 5 đã phụng trì không biếng trễ. Một lần đến miền trung Âấn Độ, Di Giá Ca đem 8 ngàn Đại tiên đến nghênh đón. Xa xưa 2 người là đồng học, rồi một tu đạo Tiên một tu thiền định, đã qua 6 kiếp nay lại gặp nhau. Đề Đa Ca thọ giới cho Di Giá Ca, lại vận thần thông để tất cả các vị Tiên đều xin xuất gia. Sau đấy Đề Đa Ca đem thanh tịnh pháp nhãn truyền lại cho Di Giá Ca làm Tổ thứ 6 với lời kệ:
    Thông đạt bản pháp tâm
    Vô pháp vô phi pháp
    Ngộ liễu đồng vị ngộ
    Vô tâm diệc vô pháp
    (Thông đạt vốn pháp tâm
    Không pháp không phi pháp
    Ngộ rồi như chưa ngộ
    Không tâm tức không pháp)
    Nói xong, Đề Đa Ca vươn mình lao vào hư không, hiện 18 ban biến hoá, lấy lửa tam muội tự thiêu, xá lị để trong tháp.
    Ơở chùa Tây Phương, tượng Tổ thứ 5 Đề Đa Ca được bày ở bên trái Tổ thứ 4, ở thế ngồi , hai tay đưa trước ngực. Toàn bức tượng tạo thành một khối chóp đóng kín, đường viền rõ ràng, mảng khối óng ả, các nếp áo chảy song hành dễ dàng, tất cả như gợi lại điềm lành khi sinh, nhưng khuôn mặt đăm chiêu như có sự vướng mắc chờ đợi người xứng đáng để trao truyền y bát, do đó gợi khoảng không mênh mông tuyệt đối.
    Tổ thứ 6: Di Giá Ca tôn giả (Michakha)
    Di Giá Ca sau khi trở thành vị Tổ thứ 6 đã đi giáo hoá nhiều nơi. Một hôm thấy trên thành có mây lãnh sắc vàng bèn bước vào, đến chợ gặp người cầm chén rượu chặn hỏi. Sau những câu thăm dò, Tổ bảo người kia nói rõ họ tên sẽ cho biết nguyên cớ. Được biết đó là Bà Tu Mật họ Phả La Đọa, Di Giá Ca liền bảo: "Thầy ta là Đề Đa Ca có nói rằng xưa đức Thế Tôn vân du đến miền Bắc Âấn, đã nói với A Nan rằng: Sau khi ta tịch diệt chừng 300 năm, xứ này sẽ sinh bậc thánh nhân họ Phả La Đoạ tên Bà Tu Mật làm vị Thiền Tổ thứ 7. Đức Phật đã biết trước, vậy nay ngươi nên xuống tóc xuất gia". Bà Tu Mật cũng cho hay: Trong một kiếp xưa có cúng giàng, được Như Lai bảo ở đời Hiền kiếp sẽ thay ngài xiển dương chính pháp, vậy nay xin Đại sư cho được xuất gia. Tổ bèn thu nhận, và về sau trao truyền cho Phật pháp để làm Tổ thứ 7 với bài kệ:
  6. quocanh_uk

    quocanh_uk Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    29/10/2005
    Bài viết:
    1.277
    Đã được thích:
    0
    tiếp....
    Vô tâm vô khả đắc
    Thuyết đắc bất danh pháp
    Nhược liễu tâm phi tâm
    Thuỷ giải tâm tâm pháp.
    (Không tâm không thể đắc
    Bảo đắc pháp không xong
    Nếu hiểu tâm chăớng tâm
    Mới biết pháp của tâm)
    Đọc kệ xong, Tổ nhắm mắt đi vào cảnh giới giải thoát, vọt vào hư không rồi lại trở về pháp toà làm ngọn lửa tự thiêu, xá lị để vào tháp.
    Ơở chùa Tây Phương, tượng Tổ thứ 6 Di Giá Ca được đặt ở giữa Tổ thứ 3 và Tổ thứ 5, thế đứng chững chạc, mặc áo dài nghiêm túc, đang trong sự ngỡ ngàng tìm hiểu điều gì đó, tay phải thu trong bọc còn tay trái như bấm đốt lần tính, khuôn mặt có vẻ bàng hoàng ngơ ngác, cả mắt và miệng đều đang thăm dò với động thái hấp háy khó nói rõ. Và như thế, người xem cảm nhận phía trước Tổ có cảnh lạ hay ai đó đang đối thoại. Tượng có dáng vẻ bình tĩnh song nội tâm lại động rộn.
    Tổ thứ 7: Bà Tu Mật tôn giả (Vasumatra)
    Bà Tu Mật vốn là người thích ăn mặc sạch sẽ, tay không rời chén rượu, thường du hành trong đám dân quê, hay ngâm thơ và lớn tiếng ca hát. Người ta cho ngài là người cuồng. Khi được Tổ thứ 6 tuyên giảng về tiền duyên, Bà Tu Mật bỏ rượu và xin xuất gia. Sau khi tiếp thừa y bát trở thành Tổ thứ 7, ngài hay đi các nơi giáo hoá chúng sinh. Một hôm có kẻ trí đến gặp, xưng tên là Phật Đà Nan Đề, muốn được cùng bàn về nghĩa cả, nhưng khi biết Tổ thứ 7 hơn hăớn một cái đầu, thì tình nguyện xin theo để cầu chính pháp.
    Sau khi xuống tóc và trao giới thanh văn cho Phật Đà Nan Đề, ngài nhắc phải chuyên tâm hộ trì, và phó cho bài kệ:
    Tâm đồng hư không giới
    Thị đăớng hư không pháp
    Chứng đắc hư không thời
    Vô thị vô phi pháp
    (Tâm hư cõi hư không
    Âấy là pháp hư không
    Chứng được thời hư không
    Đâu pháp và phi pháp)
    Khi Tổ đi vào chốn từ tâm Tam muội, các chư Tiên đều xin Tổ mở cho con đường giải thoát. Tổ bèn hướng về phía quần Tiên đọc kệ tiếp:
    Pháp mà ta ngộ được
    Thời chăớng phải có pháp
    Muốn ngộ được Phật tính
    Hãy bỏ cả có - không.
    Đọc xong Tổ đi vào cảnh giới niết bàn.
    Hình Tổ thứ 7 Bà Tu Mật được vẽ trong các thư tịch cổ và tạc thành tượng ở chùa Tây Phương đặt ở bên trái Tổ thứ 3 gần như tương đồng: Tổ là người cao tuổi, rất chú ý đến trang sức, đầu tóc buộc dây và chải mượt, mặc áo tĩnh y với những nếp gấy chảy nuột, chân giầy, cổ tay đeo vòng, đứng thăớng, ngửa mặt lên trời, miệng há vừa như chào đon đả hay đọc kệ, hai tay chắp lại đưa lên ngang mặt thi lễ, mắt lim dim... Hăớn nghệ sỹ xưa muốn diễn tả giây phút cuối đời của Tổ đang truyền kệ cho các chư Tiên. Là tượng đơn, song chiêm ngắm Tổ, người xem cảm được cả một tập thể mà Tổ đang giao tiếp. Hình ảnh Tổ được nghiên cứu rất kỹ để từng chi tiết phối hợp lại bộc lộ rõ tính cách lịch thiệp, trang trọng, ngoại hình gắn bó chặt chẽ với nội tâm.
    Tổ thứ 8: Phật Đà Nan Đề tôn giả (Bouđhanandi)
    Tổ có nhục kháo trên đầu, có tài biện luận, giỏi ăn nói, sống thoải mái. Khi biết Tổ thứ 7 đến nước mình, ngài chủ động tìm gặp, tự giới thiệu và xin cùng luận bàn nghĩa cả. Sau khi được Bà Tu Mật trao truyền giáo Pháp làm Tổ thứ 8, đã đi vân du khắp nơi để xiển dương chính pháp.
    Một lần thấy trên nhà nọ toả ra thứ ánh sáng trắng kỳ lạ. Tổ nói với các đồ đệ: "Trong nhà ắt có thánh nhân có thể hoằng dương Phật pháp. Người này chưa hề nói và đi đâu vì không muốn tiếp xúc với ô uế bên ngoài". Chủ nhà ra mời Tổ vào và nói rõ: "Con trai tôi là Phục Đà Mật Đa đã 50 tuổi mà chưa nói một lời, chưa đi một bước". Tổ nhận ra đây là người mình cần tìm, thì Phục Đà Mật Đa cũng bước ra thi lễ, đọc kệ nói lên công ơn cha mẹ khó đáp đền và tâm nguyện muốn đi tìm đạo, sau đó đi 7 bước.
    Sau khi nghe Tổ giải thích, vị trưởng giả chủ nhà quyết định xa con, để Phục Đà Mật Đa theo Tổ làm đầu đà. Không bao lâu, Phật Đà Nan Đề trao truyền thanh tịnh pháp nhân cho Phục Đà Mật Đa làm Tổ thứ 9 và đọc bài kệ:
    Hư không vô nội ngoại
    Tâm pháp diệc như thử
    Nhược liễu hư không cố
    Thị đạt chân như lý
    (Hư không đâu trong ngoài
    Tâm pháp cũng như thế
    Nếu hiểu hư không vậy
    Lag đạt cảnh giới rồi).
    Đọc kệ xong, Phật Đà Nan Đề thiu thiu đoan toạ mà viên tịch, xá lị an táng trong tháp.
    Tượng Tổ thứ 8 ở chùa Tây Phương bày ở các góc ngoài phía bên phải toà chùa trong, là một người béo tốt, ngồi bệt, chân phải xếp bằng, chân trái chống nghiêng, tay trái để trên đùi, tay phải đang ngoáy tai. Cả pho tượng thể hiện sự căng nây, óng ả, mặt hỉ hả, đôi mắt hóm hỉnh, miệng cười dễ dãi, khuôn mặt sáng sủa, tất cả toát lên sự thông minh, mềm mỏng, nói khéo, dễ gần. Đây là pho tượng đặc biệt sống động, dù cái que bị mất vẫn luôn gợi động tác ngoáy tai, ngoài sự kích thích còn biểu hiện sự giao tiếp và ứng xử văn hoá uyên bác.
    Tổ thứ 9: Phục Đà Mật Đa tôn giả (Bouđhamitra)
    Phục Đà Mật Đa tuy 50 năm liền không nói không đi nhưng không phải là bệnh lý mà là muốn giữ mình trong sạch. Ngay cả khi gặp Tổ thứ 8 Phật Đà Nan Đề, ngài đã có những biểu hiện như khi đức Phật ra đời là đọc bài kệ và đi 7 bước, khiến Tổ thứ 8 nhận xét về ngài: "Vị Tiên sinh này kiếp xưa chắc đã gặp Phật Tổ, có tâm nguyện sâu rộng, nhưng khó báo ân nghĩa mẹ cha". Ngay sau khi nhận sự phó thác của Phật Đà Nan Đề, ngài đã tán tụng công đức sư phụ:
    Thầy ta là Tổ thứ Tám
    Đem Phật pháp dạy dỗ quần sinh
    Khiến ai cũng được A Na Hàm đắc quả.
    Là Tổ thứ 9, Phục Đà Mật có lần đi giáo hoá đã gặp ông Hương Cái dắt theo đứa con nhỏ đến và nói: "Con tôi từng ở trong bụng mẹ 60 năm, do đó khi sinh ra khó mới đặt tên là Nan Sinh. Có vị Tiên đã phán bảo sau này nó sẽ thừa truyền sự nghiệp cao cả. Nay xin Tôn giả thu nhận nó làm đệ tử". Được thụ giới Tổ thứ 9, Nan Sinh khi hành đạo có hào quang toả sáng Pháp toà, long lanh như xá lị Phật. Về sau Phục Đà Mật Đa trao cho Nan Sinh thanh tịnh pháp nhãn để làm Tổ thứ 10, và đọc kệ:
    Chân lý bản vô danh
    Nhân danh hiển chân lý
    Thụ đắc chân thực pháp
    Vô chân diệc vô ngụm>
    (Lý thực vốn không tên
    Nhân danh tỏ lý đó
    Thụ được pháp thực chân
    Thì không chân không ngụfont>
    Truyền pháp xong, Phục Đà Mật Đa thiu thiu đi vào cảnh giới Niết bàn giải thoát, xá lị để trong tháp.
    Tượng Tổ thứ 9 Phục Đà Mật Đa được bày ở bên trái Tổ thứ 8, tả cảnh Tổ đang ngồi tựa mỏm đá, mặc áo nhiều nếp nhăn, để hở ngực và cánh tay. Tượng được nhấn mạnh những nét gồ ghề, tạo sự già dặn từng trải pha chút hóm hỉnh như đầu nhô nhục kháo, lông mày nhíu lại tạo những vết nhăn dọc trên ấn đường, lưỡng quyền nổi cao, cánh mũi nở, miệng mở hẹp với nếp nhăn bên khoé mép, cằm bạnh, mắt sáng nhìn xuống. Tay trái ngài cầm một cuốn sách mở, tạo được sự hợp lý của khuôn mặt đang nhìn xuống sách, đọc và phát hiện những tư tưởng mới như chính ngài đặt ra khi nói câu đầu tiên: "... Đạo lớn kia là Đạo ta cần biết. Còn cái gì cần biết hơn Đạo kia?". Đây là tác phẩm thể hiện được một nội tâm khá phức tạp.
    Tổ thứ 10: Hiệp tôn giả (Parsva)
    Tên tục của ngài là Nan Sinh, nhưng người đương thời gọi ngài là Hiệp tỳ kheo với nghĩa nhà tu hành không đặt lưng xuống chiếu nằm nghỉ. Truyện kể người cha nằm mộng thấy con voi trắng mang trên lưng chiếc ngai báu đặt hạt minh châu từ cửa tiến vào, toả ánh sáng đầy nhà. Khi tỉnh dậy thì Nan Sinh ra đời. Vì ngài nằm trong thai những 60 năm nên lọt lòng đã có râu và lông mày bạc trắng. Buổi đầu ngài theo đạo Bà La Môn, là nhà thông thái. Năm 80 tuổi ngài mới xuất gia đi tu, bị những người trẻ chê là ông già đần, họ bảo người xuất gia phải biết thiền định và tụng kinh, mà ông thì già yếu chỉ biết ăn no thôi. Nghe vậy, ngài phát nguyện: Nếu không thông nghĩa lý ba tạng kinh, không đoạn trừ được lòng dục ba cõi, không đắc được sáu thần thông và không đắc được giải thoát thì mãi mãi không bao giờ đặt lưng xuống chiếu. Trải 3 năm kiên trì tu luyện, ngài đã đạt được những điều hạnh nguyện.
    Sau khi được Phật Đà Mật Đa truyền cho pháp bảo làm Tổ thứ 10, Hiệp tôn giả đi vân du giáo hoá chúng sinh, một lần dừng chân bên cây cổ thụ, ngài chỉ tay xuống đất nói với đồ chúng: "Đất nơi đây sẽ biến thành vàng, và khi đó sẽ có vị thánh nhân xuất hiện". Nói xong quả nhiên đất dưới chân vàng rực và có Phú Na Dạ Xà đi đến yết kiến. Hai người đàm đạo Phật pháp rất tâm đắc. Biết được Phú Na Dạ Xà đã tỏ thiền cơ, Tổ bèn thế tóc trao giới cho làm thị giả, về sau lại truyền Pháp bảo cho làm Tổ thứ 11, kèm bài kệ:
    Chân thể tự nhiên chân
    Nhân chân thuyết hữu lý
    Lĩnh đắc chân chân pháp
    Vô hành diệc vô chỉ
    (Thể thực tự nhiên thực
    Nhân đấy nói lời hay
    Hiểu rồi pháp chân thực
    Không đi cũng chăớng dừng)
    Trao pháp xong, Hiệp tôn giả tiến vào cõi Niết bàn, tự hoá ra lửa thiêu thân, xá lị nhập tháp báu.
    Ơở chùa Tây Phương, tượng Tổ thứ 10 Hiệp tôn giả được bày ở bên trái Tổ thứ 9 , tả cảnh ngài đang đứng tựa vào thân cây già, có nhục kháo trên đầu, râu tóc đều rất ngắn, mặt bóng bẩy hóm hỉnh, tay phải cầm quạt, còn tay trái tỳ lên cổ tay phải. Tượng được đặc biệt nhấn mạnh ở đôi mắt tròn sáng, miệng mím xít, da thịt phốp pháp mịn óng đối lập với cây khô nhiều hốc mắt, cũng biểu hiện người hay quan sát, ít nói, không nằm nghỉ đúng như tên gọi, người tinh tấn có chí, rất giàu nghị lực.
  7. quocanh_uk

    quocanh_uk Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    29/10/2005
    Bài viết:
    1.277
    Đã được thích:
    0
    Tiếp...
    Tổ thứ 12: Mã Minh tôn giả (Asvagosha)
    Mã Minh có nghĩa là ngựa rống, bắt nguồn từ mấy truyền thuyết khác nhau: ngài vốn là Quốc vương, trong nước ngài có một loại người sống như ngựa không mặc quần áo, ngài bèn dùng phép phân thân hoá ra vô số tơ tằm, dân phấn khích la rống lên, do đó ngài lấy hiệu là Mã Minh. Thuyết khác kể rằng ngài là vị tì khiêu có tài thuyết pháp cảm động được cả những loài phi nhân. Một lần có 7 con ngựa đói thỉnh tì khiêu thuyết pháp, nhà Vua cho người mang cỏ non đến, nhưng chúng rơi nước mắt, chỉ chăm chú nghe pháp, không tưởng gì đến ăn uống. Vì thế thiên hạ gọi ngài là Mã Minh Bồ Tát.
    Mã Minh là con một nhà Bà La Môn, thông minh, hiểu biết, nổi tiếng về tài biện luận. Xưa đức Như Lai thọ ký rằng: "Sau khi ta tịch diệt 600 năm, sẽ có một vị hiền nhân ra đời tên là Mã Minh chuyên hàng phục tà giáo, có tài thuyết phục rất nhiều người xuất gia tu hành, sẽ là người truyền thừa giáo pháp của ta". Tổ thứ 11 Phú Na Dạ Xa tìm được Mã Minh, giảng giải cho về hiển giáo và Mật giáo, rồi truyền thanh tịnh pháp nhân cho làm Tổ thứ 12.
    Một lần ngài đang tuyên giảng đạo pháp, bỗng có ma quỷ hiện hình thành ông già, thành người vàng rồi lại thành một cô gái đến chòng ghẹo, sau lại thành con rồng dữ lượn quẫy trong mưa gió mịt mù để đe doạ. Ngài vẫn ngồi yên trang nghiêm lấy chính pháp thu phục, khiến ma hiện lại hình người bày tỏ sự sám hối. Con ma xưng tên là Ca Tỳ Ma La, đã có 3000 đồ đệ, có thể biến được biển lớn thành suối nhỏ. Nhưng hỏi về tính chất của biển thì Ca Tỳ Ma La không biết, sau khi được Tổ giải thích đã xin quy y cùng với tất cả đồ đệ. Về sau, Mã Minh truyền thanh tịnh pháp nhãn cho Ca Tỳ Ma La làm Tổ thứ 13, kèm theo bài kệ:
    Âẩn hiện tức bản pháp
    Minh ám nguyên vô nhị
    Kim phó ngộ liễu pháp
    Phi thủ diệc phi ly
    (Âẩn hiện tức là pháp
    Sáng tối vốn không hai
    Nay trao cho phép ngộ
    Chăớng tin cũng chăớng bỏ).
    Trao truyền xong, Mã Minh nhập thiền định cảnh giới cát tường mà viên tịch, xá lị để trong long khám.
    Ơở chùa Tây Phương, tượng Tổ thứ 12 Mã Minh đặt ở cuối dãy hồi trái toà chùa trong.Tượng Tồ được tạc ở tư thế ngồi, chống tay phải trên phiến đá, mặc áo trật vai trái xuống tận cánh tay để hở cả ngực và bụng, đầu hói quá đỉnh. Tồ ngồi trên lưng rồng, bình thản, thả thõng chân phải và hơi co chân trái, thân hơi ngả về sau và chống thăớng tay phải tạo thế vững vàng không mỏi, tay trái gấp vuông đưa ngang trước bụng và chỉ về con rồng. Đầu tượng tròn, cạo trọc càng nổi các khối căng đầy sức sống, tai dài chạm vai, mắt nhìn thăớng vào đối tượng cùng với miệng há biểu hiện đang tranh luận, mặt rất tươi, trên thân mình, da dẻ căng óng khoẻ mạnh. Tổ đầy vẻ tự tin, thông minh, điềm tĩnh, rất chan hoà với mọi người.
    Tổ thứ 13: Ca Tỳ Ma La tôn giả (Capimala)
    Ngài vốn theo tà giáo, đã có tới 3000 đồ đệ, thông hiểu các dị thuyết, sau được Tổ thứ 12 Mã Minh khuất phục rồi lại truyền thừa y bát cho làm Tổ thứ 13. Ngài đi giáo hoá khắp nơi, một hôm nhận lời mời đến toạ thiền ở một hang núi sâu, giữa đường gặp con rắn to quấn chặt quanh mình. Nghe ngài thuyết giảng, rắn bỏ đi, khi ngài đến gần hang đá, có ông lão chắp tay thi lễ và thưa: "Tôi xưa cũng là hoà thượng, nhưng do mắng đuổi những người học đạo bị biến thành mãng xà ở hang này đã nghìn năm. Vừa rồi được nghe tôn giả thuyết giảng nên đến cảm tạ". Ông già cho biết thêm gần đây có cây đại thụ xum xuê như con rồng lớn che mát cho 500 con rồng nhỏ, gọi là long thụ vẫn thường thuyết pháp cho chúng rồng nghe. Ngài tìm đến, Long Thụ đón chào nhưng còn ngờ vực, đến khi được nghe chỉ bảo, đã cùng 500 long chúng đều xin xuống tóc đi tu. Sau đó Ca Tỳ Ma La truyền giáo pháp cho Long Thụ làm Tổ thứ 14, và đọc bài kệ:
    Phi ẩn phi hiển pháp
    Thuyết thị chân thực tế
    Ngộ thử ẩn hiện pháp
    Phi ngu diệc phi trí
    (Pháp chăớng ẩn chăớng hiện
    Khi giảng điều chân thực
    Ngộ rồi pháp ẩn - hiện
    Chăớng ngu cũng chăớng trí)
    Thuyết pháp xong, Ca Tỳ Ma La hoá ra ngọn lửa tự thiêu thân, xá lị cất trong tháp báu.
    Tượng Tổ ở chùa Tây Phương được đặt ở giáp tường hậu cuối gian bên trái toà chùa trong, tả cảnh Tồ đang bị mãng xã quấn quanh, nhưng Tổ vẫn điềm tĩnh: đứng thăớng vững vàng, mặt nhìn lên, đầu nổi nhục kháo, gò má cao tạo một vẻ hơi ngây, mắt mở to, miệng mím không nói gì, da thịt và mảng áo đều mịn óng. Sự đàng hoàng của Tổ khiến rắn biết gặp đối thủ cao cường phải bái phục. Đây cũng là một cách tranh đấu có nội lực mạnh, khác với điều ghi trong tiểu sử, biểu hiện sự sáng tạo của nhà điêu khắc.
    Tổ thứ 14: Long Thụ tôn giả (Nagarjuna)
    Ngài được bà mẹ sinh dưới một gốc cây, về sau lại nhờ loài rồng giúp mà thành đạo, do đó mang tên là Long Thụ. Ngài ra đời sau khi đức Phật nhập diệt chừng 700 năm. Tuổi nhỏ ngài đã đi khắp nơi, tìm học nhiều môn, vốn dòng Bà La Môn, sau gặp Tổ thứ 13 Ca Tỳ Ma La mới quy Phật. Ngài đã đọc và liễu thuộc nhiều kinh điển, song vẫn thấy còn có chỗ chưa đầy đủ, đã ngồi quán tưởng được Đại Long đưa xuống Long cung chép Kinh Hoa Nghiêm mang về. Ngài còn soạn ra một số bộ kinh giải về đạo lý rất rành và làm cốt yếu của Tam luận tông. Ngài còn truyền bá giáo lý Mật Tông với nhũng linh phù và châm ngôn. Long Thụ khi đi giáo hoá, đã vì mọi người mà thuyết pháp, đoan nghiêm ngồi trên pháp toà, hiện thành vầng trăng sáng, mọi người chỉ nghe tiếng mà không thấy hình tướng. Đệ tử Ca Na Đề Bà giải thích cho mọi người rằng đấy là đại sư tiến nhập vào Vô tướng Tam muội, hình như vầng trăng tròn sáng, trống rỗng hư huyền, biểu hiện ý nghĩa Phật tính. Long Thụ là một vị Tổ có danh tiếng lớn trong giới Phật học, được đương thời coi là Phật sống. Về sau ngài truyền thanh tịnh pháp nhãn cho Ca Na Đề Bà làm Tổ thứ 15, đọc bài kệ:
    Vị minh ẩn hiện pháp
    Phương thuyết giải thoát lý
    Ư pháp tâm bất chứng
    Vô sân diệc vô hỷ
    (Làm rõ pháp ẩn - hiện
    Nói tỏ lẽ giải thoát
    Tâm không chứng được pháp
    Chăớng buồn cũng không vui).
    Truyền pháp xong, Tổ nhập Nguyệt luân Tam muội, ngồi yên trên pháp toà, lặng lẽ viên tịch, thi thể an táng trong tháp báu.
    Ơở chùa Tây Phương, Tổ thứ 14 Long Thụ được đặt ở bên trái Tổ thứ 13, là vị Tổ duy nhất ngồi trên toà sen. Tượng Tổ được tạc với những đặc điểm: đầu nổi nhục kháo, gò má cao, mắt nhắm, mũi nở, cằm nhọn thể hiện một nhà hiền triết uyên bác, ngồi tĩnh lặng nhưng nội tâm sôi động, là người từng trải, khắc khổ, xem nhẹ đời thường để suy tư hoàn chỉnh kinh pháp. Con rồng ở bệ nhỏ bên trái Tổ đang đội một kệ sách, ý chừng nhắc ngài được Đại Long cho kinh Hoa Nghiêm. Đây là pho tượng thoát tục rất thành công, Tổ được xem trọng như Phật. Người xem hiểu truyện Tổ, ngắm tượng lâu sẽ thấy đường viền nhạt nhoà để chỉ còn một vầng sáng yếu, không thực không hư theo như Phật tính.
    Tổ thứ 16: La Hầu La Đa tôn giả (Ràhulata)
    La Hầu La Đa còn gọi tắt là La Hầu La là con trai của một nhà trưởng giả, trên cây trong vườn nhà ông cứ hàng ngày mọc ra những đoá mộc nhĩ mà chỉ riêng La Hầu La Đa nhìn thấy, hái ăn rồi lại mọc. Tổ thứ 15 Ca Na Đề Bà biết chuyện ghé thăm và giải thích: có vị tăng nhân chịu ơn cúng dường của trưởng giả đã biến thành mộc nhĩ để báo tiền duyên. Trưởng giả bèn xin Tổ cho La Hầu La Đa xuất gia theo hầu. Tổ thứ 15 bèn cho biết xa xưa đức Phật đã dự ngôn rằng sau khi ngài nhập diệt 1000 năm thì con trai ông sẽ kế thừa y bát thành Giáo chủ, vậy đây là việc tiền duyên, bèn thu nhận và xuống tóc cho làm thị giả. Về sau Ca Na Đề Bà truyền đại pháp cho La Hầu La Đa làm Tổ thứ 16.
    La Hầu La Đa là người thông minh, có tài thuyết pháp. Một lần ngài vân du đến sông Kim Thuỷ thành Thất La, đã nói cho đại chúng biết rằng ở đầu nguồn có bậc thánh nhân Tăng Già Nan Đề mà xưa đức Phật đã dự ngôn rằng sau 1000 năm người ấy sẽ ở ngôi vị Tổ thứ 17. Nói rồi, ngài cho thuyền ngược lên nguồn, tới nơi thấy Tăng Già Nan Đề đang nhập định. Đủ 37 ngày ông này mới xuất định ra khỏi cơn thiền. Hai người bàn luận nhiều về nghĩa lý của sự định, tranh luận sôi nổi và kéo dài, cuối cùng Tăng Già Nan Đề tỉnh ngộ xin được xuất gia. La Hầu La Đa còn thuyết giáo nhiều cho các đồ chúng, trong đó Tăng Già Nan Đề đã giúp việc rất đắc lực, cuối cùng được truyền thanh tịnh pháp nhãn làm Tổ thứ 17, kèm bài kệ:
    Ư pháp thực vô chứng
    Bất thủ diệc bất ly
    Pháp phi hữu vô tướng
    Nội ngoại vân hà khởi
    (Pháp thực còn chưa chứng
    Không nắm cũng không rời
    Pháp tướng chăớng có - không
    Trong - ngoài nào chỗ tách)
    Truyền pháp xong, Tổ ngồi yên viên tịch, thi hài thờ trong tháp. Ơở chùa Tây Phương, tượng Tổ thứ 16 La Hầu La Đa được bày ở bên phải Tổ thứ 13. Tổ ngồi trên phiến đá, hai chân thả chạm đất, cây gậy tích trượng để tựa vai do tay trái giữ không phải để tăng sự vững chắc mà chỉ nhằm nâng uy thế. Bàn tay phải xoè ra để úp trên đùi lộ rõ những móng tay dài của người trưởng giả ăn chơi, khuôn mặt hơi ngửa có vẻ ngạo nghễ, miệng mím với môi mỏng biểu hiện tài nói năng trơn tru. Đôi mắt nheo nheo với chiếc mũ hơi hếch lại tạo một vẻ mặt đăm đăm. Các nếp nhăn và khối gồ ghề trên thân thể biểu hiện sự mỏi mệt, đến cả các nếp nhăn trên áo cũng gợi sự trăn trở, và cách ngồi có cái gì nặng nề. Tổ là vị duy nhất chít khăn cùng với toàn thân cân đối muốn gợi sự quyền quý oai vệ. Con hươu nằm ở trái Tổ, quay cổ và ngóc đầu hướng về Tổ như sự chờ đợi vỗ về. Có thể đấy là hình ảnh của Lộc uyển nơi đức Phật Thích Ca đã thuyết pháp và đức Ca Diếp đã chuyển pháp luân, ở đây con hươu cũng gợi ra những chúng sinh, những tăng lữ đã từng tranh luận về pháp với Tổ. Đây là một pho tượng được nghiên cứu rất kỹ về giải phẫu cơ thể và tâm lý xã hội, phức tạp mà thống nhất.
    Tổ thứ 17: Tăng Già Nan Đề tôn giả (Samghanandi)
    Ngài là con Vua nước Bảo Trang Nghiêm, vừa sinh ra đã biết nói, hay tán dương Phật pháp. Lên 7 tuổi đã xa bỏ những thú vui thế tục, làm bài tụng xin xuất gia nhưng cha mẹ không thuận. Không lay chuyển được con, vua cha mời một vị hoà thượng vào thành tuyên dạy, 19 năm không hề thoái chí. Song ngài không bằng lòng với việc tu ở trong vương cung, một ngày kia đã trốn vào trong hang núi để ngồi nhập định. Ngài nhập định liền 37 ngày, khi xuất định thấy Tổ thứ 16 La Hầu La Đa ở bên cạnh. Được Tổ giảng giải về Đạo, Tăng Già Nan Đề tỉnh rõ tất cả. Mười năm sau được La Hầu La Đa truyền thừa giáo pháp làm Tổ thứ 17. Một lần đi vân du, nhờ gió mát và mây tía báo hiệu, ngài gặp đứa trẻ cầm gương xưng đã 100 tuổi muốn ngộ Phật cơ, bèn dắt về chùa làm lễ xuống tóc cho làm thị giả và đặt tên là Già Da Xá Đa.
    Nhân một lần gió thổi làm khánh kêu, Tổ hỏi: "Khánh kêu hay gió kêu?", Già Da Xá Đa đáp: "Đấy là tâm con kêu". Lại hỏi: "Trong tâm ngươi là cái gì?". Đáp: "Tất thảy đều yên ắng". Biết Già Da Xá Đa đã ngộ, Tăng Già Nan Đề bèn trao thanh tịnh pháp nhãn cho làm Tổ thứ 18, kèm bài kệ:
    Tâm pháp bản vô sinh
    Nhân địa tòng duyên khởi
    Duyên chủng bất tương phòng
    Hoa quả diệc phục hỹ
    (Tâm pháp vốn không sinh
    Mọi cái đều từ duyên
    Duyên - pháp không cùng lối
    Hoa quả cũng thế thôi).
    Phó pháp xong, Tổ vin cành cây mà viên tịch, các đồ đệ xây tháp dưới gốc cây để thờ.
    Tượng Tăng Già Nan Đề ở chùa Tây Phương được bày ở góc trong bên trái của toà chùa trong, tượng được tạc với khuôn mặt chữ điền rạng rỡ, ngồi tì cằm lên bàn tay úp đè nhau trên đầu gối (tay phải ở trên), cánh mũi nở, gò má đầy, nhắm mắt, khép miệng nhưng mỉm cười. Toàn thân thu gọn trong tấm áo bào choàng từ cổ xuống đất với những nếp gấp chảy xuôi, phía trước chỉ để hở khối chân phải gấp nằm ngang và khối chân trái gấp dựng đứng. Bệ tượng gợi sóng nước có mặt một con thú rừng, như muốn biểu hiện một thiên nhiên hoang dã. Thế ngồi tự nhiên, toàn thể bó trong một khối chóp có đường viền rõ ràng, các mảng lớn chảy xuôi gắn với vài mảng ngang hẹp làm cho toàn thể chững chạc, thu lại hình để khơi mở tư tưởng lớn. Đây là tác phẩm có bố cục rất gọn chặt
  8. quocanh_uk

    quocanh_uk Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    29/10/2005
    Bài viết:
    1.277
    Đã được thích:
    0
    tiếp....
    Tổ thứ 18: Già Da Xá Đa tôn giả (Samghàyacas)
    Mẹ ngài nằm mơ thấy vị thần cầm gương báu, từ đó mà có thai, sau 7 ngày sinh; ngài có thân thể sáng trong như pha lê, toả hương thơm tinh khiết. Từ bé ngài đã nói không như những trẻ bình thường, hay cầm gương đi chơi. Khi gặp Tổ thứ 17, ngài giải thích về chiếc gương: "Mỗi vị Phật lớn đều có cái gương tròn lớn, soi thấu trong ngoài, trong gương ngoài gương hai người đều cùng nhìn nhau, tâm và mắt cũng tương tự vậy". Sau khi xuất gia rồi lại được Tăng Già Nan Đề trao cho y bát làm Tổ thứ 18, Già Da Xã Đa xuất lĩnh đồ chúng đi giáo hoá các nơi, rất hay quan sát và hay tìm hỏi. Một hôm thấy trên nhà người Bà La Môn có dị khí bốc lên, bèn đến gõ cửa nhưng hồi lâu trong nhà vọng ra: "Cả nhà đi vắng rồi!". Bị căn vặn: "Thế ai nói đó", chủ nhà mới ra mở của mời vào. Ngài nói cho chủ nhà hay rằng: "Đức Phật Thích Ca xưa đã dự ngôn sau khi nhập tịch 1000 năm, ở nước này sẽ có vị đại sĩ tên là Cưu Ma La Đa nhớ lại tiền duyên, cúi xin được xuất gia. Già Da Xá Đa bèn vì Cưu Ma La Đa xuống tóc và trao giới, sau lại đem đại pháp trao cho làm Tổ thứ 19, kèm bài kệ:
    Hữu chủng hữu tâm địa
    Nhân duyên năng phát manh
    Ư duyên bất tương ngại
    Đương sinh, sinh bất sinh
    (Có giống có ruộng tâm
    Theo duyên hạt nảy mầm
    Mọi duyên đều chăớng ngại
    Đương độ nở và không)
    Phó pháp xong, Tổ phát ra lửa Tam muội tự nhiên, xá lị thờ trong tháp.
    Ơở chùa Tây Phương, tượng Già Da Xá Đa bày ở bên phải tượng Tổ thứ 16, tả cảnh Tổ đang đi vân du giáo hoá, tay trái cầm gương giơ về phía sau, tay phải giang ngang rồi gấp lại tì giữ chiếc gậy trên vai mà đầu đằng sau buộc cuốn kinh với tua kim tòng. Tượng có những đặc điểm: gió thổi bay xa các tà áo và ống tay trong khi người vẫn đứng thăớng, chân phải hơi co tạo sự nhún nhảy gợi cho những cánh tay như đung đưa theo nhịp bước, các nếp áo buông chảy tự nhiên, đầu hơi nhô nhục kháo và dướn cao mở rộng tầm nhìn, vẻ mặt có phần ngơ ngác luôn gặp những cảnh mới lạ, đôi mắt mở to như hấp háy và cái miệng há vừa phải đang giữa câu nói, cánh mũi rộng, gò má đầy, tai dài, người đẫy chắc. Ngắm nhìn tượng đơn nhưng ta có thể thả sức tưởng tượng nhiều tình huống xảy ra phía trước.
    Tổ thứ 19: Cưu Ma La Đa tôn giả (Kumârata)
    Kiếp xưa ngài là Tiên ở tầng trời cao, nhìn thấy chuỗi dây anh lạc quấn quanh bụng một vị Bồ Tát đã nảy sinh lòng dục, bị đầy dần xuống các tầng trời thấp, cuối cùng giáng sinh vào một gia đình Bà La Môn ở nước Đại Nguyệt Thị. Khi gặp Già Da Xá Đa, nghe nói đến danh hiệu Phật bỗng tâm thần hoảng loạn, nhưng khi biết lời tiên tri của đức Phật và nhớ việc đời trước đã vui vẻ xin xuất gia. Sau khi đã thành Tổ thứ 19, ngài đi giáo hoá chúng sinh, đã giảng rõ nghiệp báu, khiến Xà Dạ Đa nhớ lại tiền duyên và xin được xuống tóc xuất gia. Về sau Cưu Ma La Đa trao thanh tịnh pháp nhãn cho Xà Dạ Đa làm Tổ thứ 20 kèm bài kệ:
    Tính thường bản vô sinh
    Vị đối cầu nhân thuyết
    Ư pháp ký vô đắc
    Hà hoài quyết bất quyết
    (Tính thường vốn không sinh
    Vì người mà giảng giải
    Đã không chứng được pháp
    Nghĩ gì quyết hay không)
    Đọc xong, Tổ yên toạ trên pháp toà, lấy móng tay vẽ bông sen hồng, toả hào quang rồi tiến vào cõi tịch diệt. Nơi đó được lập pháp thờ.
    Ơở chùa Tây Phương, Tượng Cưu Ma La Đa bày ở góc ngoài bên trái của toà chùa trong, tả Tồ với hình dáng toàn thân béo múp, ngồi ngả người rất thoải mái, chân gấp đứng, chân xếp ngang, tay trái để trên đùi, tay phải cầm bông hoa mây. Sự kết hợp bố cục hài hòa giữa bông hoa mây với những mảng khối căng nẩy khắp toàn thân, với khuôn mặt rất hể hả cùng nhau làm toát ra tính cách lãng mạn, yêu đời, sống thật thoải mái. Đầu tượng tròn, mặt bầu bĩnh, mắt hấp háy cười, mũi hơi chun lại với cánh nở, miệng mỉm cười, hai tai đầy rất dài, các nếp nhăn trên trán, trên cằm và khoé miệng, ánh mắt đều biểu hiện sự mãn nguyện. Tổ mặc áo phanh ra hở cả ngực và bụng cũng đều căng bóng, lại thêm mấy ngấn bụng thắt lại càng tạo cảm giác cứ rung lên phập phồng. Tượng quy về khối nón vững chắc, phối hợp các mảng khối ngang và dọc, điểm thêm một số đường nét thuận chiều, chỗ nào cũng đầy tràn sức xuân, gắn với kiếp trước ở tầng trời cao nhiều hơn là khi xuống hạ giới trong nhà Bà La Môn.
    Tổ thứ 20: Xà Dạ Đa tôn giả (Jayata)
    Ngài là người trí tuệ rất sâu xa, hoá đạo cho rất nhiều người. Khi Cưu Ma La Đa đến, ông chủ động đi tìm hỏi:
    - Cha mẹ tôi vốn tín mộ Tam bảo, thế nhưng luôn bị bệnh tật, làm việc gì cũng đều thất bại. Gần nhà tôi có người hạng Chiên-đà-la (hà tiện, ác trược) thế mà thân thì khoẻ mạnh, làm việc gì cũng toại ý! Vậy kẻ ấy có phúc chi luôn gặp may, chúng tôi có tội chi luôn bị rủi ro?
    Tổ Cưu Ma La Đa đáp:
    - Sự báo ứng nhân quả thiện - ác trong ba đời (quá khứ, hiện tại, vị lai). Kẻ phàm thường chỉ thấy người lương thiện chết yểu, kẻ độc ác sống lâu, người nghĩa gặp dữ, kẻ nghịch gặp lành... bèn cho là không có báo ứng nhân quả, sự hồi báo của phúc và tội chỉ là giả huyễn. Họ có biết đâu như bóng theo hình, ảnh hưởng sự thiện ác theo mãi không tan mất.
    Xà Dạ Đa nghe vừa dứt lời, mọi nghi hoặc tan biến.
    Tổ lại nói: Nhà ngươi đã tin vào Tam nghiệp (thân - ngữ - ý), song vẫn chưa hiểu cái nghiệp do cái mê mà sinh, cái thức lại y theo cái không hiểu biết, cái không hiểu lại khởi nguồn từ cái tâm. Mà bản tính của tâm là thanh tịnh, không sinh không diệt, không báo ứng, không hơn thua, nó yên ắng và trong sáng. nếu ngươi nhập pháp môn ấy thì không khác gì Phật Tổ trên toà cao kia. Hết thảy thiện và ác, hữu vi và vô vi đều là mộng huyễn hết.
    Xà Dạ Đa nhớ lại tiền duyên, xin xuất gia, được Cưu Ma La Đa xuống tóc, lại trao cho giới thanh văn làm Tổ thứ 20. Ngài khi giảng pháp cho nhóm có học và thích biện luận của Bà Tu Bàn Đầu đã nói về mình: "Ta không truy cầu đạo cả, cũng chăớng trái phạm đạo cả; ta không lễ phật, cũng chăớng khinh Tam bảo; ta không nhăm nhăm suốt ngày thiền định, cũng chăớng nhởn nhơ bỏ trễ; ta không phải chỉ ăn một loại thực vật, cũng chăớng phàm ăn tục uống; ta không biết đủ cũng chăớng tham lam. Tâm không trói buộc, ấy mới là thực đạo". Bà Tu Bàn Đầu nghe hết, nhớ lại tiền duyên, xin được dạy dỗ. Xà Dạ Đa bèn truyền thanh tịnh pháp giới cho: "Người xưa nay uẩn chứa vô vàn công đức, xứng kế thừa tông nghiệp của Phật Tổ, hãy lắng nghe tụng kệ":
    Ngôn hạ hợp vô sinh
    Đồng ư pháp giới tính
    Nhược năng như thị giải
    Thông đạt sự lý cách
    (Điều nói vốn chưa sinh
    Mọi cái trùng pháp giới
    Nếu hiểu được như vậy
    Đến rồi nơi tịch diệt)
    Ơở chùa Tây Phương, tượng Xà Dạ Đa được bày ở giữa Tổ thứ 12 và Tổ thứ 19 sát tường hồi trái nếp nhà trong. Tổ khoác chéo thân một tấm cà sa như chiếc khăn, ngồi chân chống chân gấp trên tấm thảm tròn, cúi gấp người xuống, tay trái để trên đùi còn tay phải cầm cái que chọc xuống tấm lưng trần gãi.
    Toàn bộ pho tượng nhấn mạnh cái ngứa đang hành hạ một người gầy yếu nhưng nội lực mạnh: Đầu to tròn với vầng trán rộng thông minh, nhưng khuôn mặt dài và xương xương, dướn cổ tạo những hốc, ngực phơi đủ bộ xương sườn, bụng mướp với nhiều nếp da nhăn nheo.
    Tượng ngồi chân phải quỳ chân trái chống, bàn tay trái đặt lên đùi như lấy thêm thế dướn vai phải đưa tay lên cao để gãi cho đã. Đây cũng là thế ngồi khi tranh biện có thể phán quyết đầy đủ đối phương, gắn với hoạt động hoá đạo của Tổ. Đôi mắt nheo nheo trong hõm sâu ẩn dưới gò cao cùng với cái miệng chụm lại, phối hợp với các nếp nhăn trên trán, đuôi mắt và khoé miệng không chỉ nói lên cái già, còn biểu hiện những suy tư sâu sắc. Nhìn chính diện, người xem sẽ thấy sự chính xác về giải phẫu, sự dằn vặt về sinh lý và sự sâu sắc về trí tuệ.

  9. huybkhn

    huybkhn Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    28/08/2006
    Bài viết:
    89
    Đã được thích:
    0
    No comment!
  10. quocanh_uk

    quocanh_uk Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    29/10/2005
    Bài viết:
    1.277
    Đã được thích:
    0
    CHÙA BỐI KHÊ (ST-TVHS)
    Tam quan và gác chuông chùa Bối Khê
    TTCT - Những ngày chớm hạ này theo quốc lộ 21B, tới chùa Đại Bi (thường được gọi là chùa Bối Khê) ở thôn Bối Khê, xã Tam Hưng, huyện Thanh Oai, tỉnh Hà Tây - cách Hà Nội chừng 20km, du khách sẽ được ngắm những hoa sen trắng, thơm ngào ngạt ẩn dưới tầng tầng cành lá trong không gian cổ kính của một ngôi chùa có từ thời nhà Trần.
    Không vươn lên từ mặt nước hồ, những hoa sen kỳ lạ chùa Bối Khê bung ra tinh khiết trắng từ những cành lá xanh. Búp sen nho nhỏ giống hệt búp sen thường thấy.
    Thoạt nhìn, hoa sen chùa Bối Khê nhang nhác hoa trà, lá giông giống lá cây sanh nhưng tỏa hương thơm đặc trưng của hoa sen nước, có phần đậm đà hơn. Mùa hoa sen từ tháng 4 - tháng 6 âm lịch, hoa nở tới 1 - 2 tuần mới tàn.
    Chỉ có ở chùa Bối Khê (?)
    Tương truyền những cây hoa sen kỳ lạ này đã có hàng trăm năm trong khuôn viên chùa. Dân làng không ai rõ, gọi là sen cạn. Trước đây chùa có hai cây sen tổ cao chừng 5m nhưng một cây đã chết vì sâu mọt. Có hồi trên báo chí từng tranh luận về câu ca dao Hôm qua tát nước đầu đình/ Bỏ quên cái áo trên cành hoa sen, còn theo lời ông Nguyễn Mạnh Hùng, bảo vệ chùa Bối Khê: ?oMọi người bảo làm gì có cành sen, nhưng chỉ chùa làng tôi có cành sen?.
    Hiện trong khuôn viên chùa cũng chỉ có vỏn vẹn ba cây sen. Hai cây sen con cao chừng 2m, trồng trước tam bảo, được chiết từ cây sen tổ cạnh hậu cung thờ thánh. Theo ông Hùng, hai cây sen con mỗi năm chỉ nở chừng 10 hoa. Khi chúng tôi đến chùa, hai cây sen con mới nở chừng 1-2 hoa và đang có nụ, thế mà trong không gian ầm ầm tiếng cưa đục, xây trát đại tu ngôi chùa cổ vẫn ngát hương. ?oChùa cũng đã có ý định nhân giống sen trồng nơi khác trong làng nhưng không sống được? - ông Hùng bảo.
    Ngôi cổ tự độc đáo
    Hoa sen trắng trên cây con
    Chùa Bối Khê ẩn dưới tầng lá mát rượi bóng đề, đa cổ thụ ba người ôm không xuể, kề bên là hàng loạt di tích cổ kính khác. Trên gác chuông chùa có treo quả chuông đồng đường kính 60cm, cao 1m, đúc năm Thiệu Trị thứ 4 (1844). Chùa được dựng vào thời Trần, khoảng năm 1338, toàn bộ kiến trúc được sắp xếp cân xứng hợp thành kiểu nội công ngoại quốc. Qua khỏi gác chuông là sân gạch rộng xanh mát những cây đại, móng rồng, sen cạn... Hai bên là hai hồ sen, cũng là giếng nước sinh hoạt cho dân làng trước đây, nay là nơi biểu diễn văn nghệ trong dịp hội chùa.
    Trong số 58 pho tượng của chùa có những tượng đẹp không kém tượng chùa Mía, chùa Dâu, chùa Thầy..., chẳng hạn tượng Ngọc hoàng Thượng đế, thập điện Diêm vương, và nhất là tượng Phật Quan Âm 12 tay cao chừng 2m ngồi trên tòa sen đặt trên bệ đá chạm khắc hình rồng, chim thần, hoa lá có niên đại 1382, triều vua Trần Phế Đế.
    Chùa còn nhiều hiện vật quí hiếm: nhang án hoa sen bằng đá được làm vào thời Trần (1382), đèn gốm trang trí hình cánh sen, rồng đắp nổi và tượng Quan Âm Nam Hải thời Mạc, cùng nhiều bia đá mà cổ nhất là bia sự tích ?oBối động thánh tích bi ký? có niên đại Thái Hòa 11 (1453)...
    Hằng năm chùa mở hội vào ngày 12 tháng giêng âm lịch. 14 thôn lân cận rước kiệu thánh làng mình về tế lễ thánh Bối Khê, sau đó rước kiệu thánh lên đình Kim thờ Hai Bà Trưng. Một dự án trùng tu chùa với tổng kinh phí 15,87 tỉ đồng được khởi công vào tháng 11-2005 và phải mất ba năm mới hoàn thành.
    Dù được công nhận là di tích quốc gia hạng đặc biệt, là một trong sáu di tích quan trọng hàng đầu của Hà Tây (cùng với chùa Hương, chùa Thầy, chùa Tây Phương, chùa Đậu, làng cổ Đường Lâm), lại nằm trong vòng cung du lịch chùa Hương - Quan Sơn - làng nghề Hà Tây nhưng đến nay chùa Bối Khê vẫn vắng vẻ khách thập phương, người hành hương, chiêm bái di tích. Một ngôi chùa cổ kính nhất, độc đáo vào bậc nhất VN, ngát hương sen kỳ lạ vẫn chưa được mấy người biết đến.

Chia sẻ trang này