1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

xu hướng chiến tranh hiện đại

Chủ đề trong 'Giáo dục quốc phòng' bởi xuxin, 20/06/2003.

  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
  1. xuxin

    xuxin Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    30/04/2003
    Bài viết:
    890
    Đã được thích:
    0
    xu hướng chiến tranh hiện đại

    mời các bác bình loạn về chuyện này đê. theo tôi thì ngày nay chiến tranh ngày càng nghiêng về việc dùng biệt kích, tình báo, chiến tranh đặc biệt và chiến tranh tâm lí. các kiểu đánh nhau như "biển người" hoặc hẹn nhau một nơi nào đó rồi mang hết xe tăng ra để làm một chuyện sống mái như trận Kursk trong chiến tranh thế giới thứ 2 sẽ mất dần đi. chiến thuật thời trung cổ "biển người" đã bị thất bại 2 lần trong chiến tranh Triều Tiên-Mĩ và chiến tranh Trung Quốc-Việt Nam. còn đánh tăng kiểu Kursk thì càng không tưởng bởi tăng trên cánh đồng trống bây giờ thì chỉ là mồi ngon cho trực thăng.

    hiện nay nước mà đang áp dụng triệt để các phương thức chiến tranh mới này chính là Mĩ. trong các cuộc chiến tranh ở Afghanistan và Iraq thì cho thấy lực lượng chủ lực của Mĩ hoàn toàn không đánh lấy một trận thực sự nào như họ từng đánh trong chiến tranh VN. trước các cuộc chiến tranh này, Mĩ đầu tiên đều chơi đòn tâm lí trước. Mĩ rêu rao rùm beng lên là Iraq và Afghanistan là chính phủ vô nhân đạo và cùng đủ thứ hầm bà lằng khác để lôi kéo đồng minh. Mĩ sau đó hầm hè bắt chính phủ các nước này huỷ bỏ các vũ khí chiến lược và các vũ khí hạng nặng bằng cách đe doạ nếu không huỷ thì sẽ đánh. các cháu Iraq và Afghanistan ngây thơ nghe lời Mĩ phá huỷ hết vũ khí của mình. Mĩ lúc này cũng chưa đánh vội mà bắt đầu tung lính biệt kích và nhân viên tình báo vào để một là kêu gọi các phần tử chống đối chính phủ Iraq và Afghanistan làm nội chiến và hai là phá huỷ các trung tâm chỉ huy và thông tin của địch. Mĩ cũng dùng các phương tiện thông tin đại chúng để quảng cáo sức mạnh ghê ghớm của vũ khí Mĩ nhằm làm đối phương hoảng sợ. sau khi hàng phòng thủ địch bắt đầu bị tê liệt và có dấu hiệu mất phương hướng thì Mĩ cho máy bay tàng hình và tên lửa hành trình đánh vào các mục tiêu có mà quân địch đều chú ý đến như là đài truyền hình, truyền thanh hoặc dinh tổng thống. khi lính địch nhìn thấy các mục tiêu này bị tấn công thì tinh thần càng dao động mạnh. Mĩ cũng đồng thời tìm cách diệt lãnh tụ tối cao của địch càng sớm càng tốt. trước đây hiến pháp Mĩ ngăn cấm việc ám sát thủ lĩnh đối phương. tưóng lĩnh Mĩ phải vận động mãi mới huỷ bỏ được điều này. Cuối cùng khi tinh thần quân địch đã trở thành rệu rã thì quân Mĩ bắt đầu đổ vào, và giành chiến thắng trước sự kháng cự không đáng kể nào của địch.

    vài dòng cuối cùng là Mĩ có lẽ học bài học chiến tranh tâm lí này từ dân Việt nhà mình đấy. các cụ VN đã làm cho dân Mĩ mất nhuệ khí và không muốn lính của họ đánh ở VN nữa. chứ không phải Mĩ đánh trận và thua ở VN như nhiều bác tưởng. tuy nhiên trong chiến tranh VN thì Mĩ cũng đã từng áp dụng rất thành công chiến tranh tâm lí qua chiến dịch chiêu hồi Phượng Hoàng. chiến dịch Phượng Hoàng đã làm mấy anh lính Vi Xi (VC) bỏ hàng ngũ nhiều hơn là bom đạn Mĩ giết nữa. chính chiến dịch Phượng Hoàng này đã làm các cụ nhà mình hoảng quá nên kiên quyết bắt buộc Mĩ phải chấm dứt chiến dịch này trong các cuộc thương thuyết hoà bình năm 1973.

    các bác nào biết thêm thông tinh gì về mấy chuyện này thì cho biết thêm nhé.
  2. kien2005

    kien2005 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    20/05/2003
    Bài viết:
    132
    Đã được thích:
    0
    Bác ơi, chuyện chiến tranh thông tin (truyền thông, tâm lý) thì chỉ phát triển hơn xưa một chút thôi.
    Theo em hiểu, hiện nay các quân đội mạnh trên TG đang tích cực phát triển các thế hệ vũ khí công nghệ cao (C3I hay C4I gì đó). Đặc biệt Mỹ chú trọng vào chiếm ưu thế đường không để chế áp địch thủ, dùng đặc nhiệm và vũ khí thông minh triệt đầu não (cơ sở chỉ huy, trung tâm thông tin, diệt chỉ huy) sau đó dùng thiết giáp đột kích, bộ binh chiếm giữ. Tất cả những hành động đó đều dựa trên cơ sở hỏa lực áp đảo và chính xác. Nga cũng vậy, ở Tresnia, họ dùng đặc nhiệm mở đường, thiết giáp và bộ binh chiếm giữ, không quân và pháo nặng để tiêu diệt lực lượng lớn của địch.
    Đối phó lại, các nước nhỏ thiên về sử dụng các biện pháp hạn chế tính năng của hoả lực chính xác, tăng cường nguỵ trang và bố trí mục tiêu giả để thu hút hỏa lực, bảo toàn lực lượng. Trong thế phòng thủ đó, Nam Tư là nước thành công nhất vì hạn chế tối đa được thiệt hại.
    Vấn đề chính của các nước nhỏ là chưa có (hoặc chưa thấy) biện pháp hiệu quả để phản công giành thắng lợi do quá thua sút về tính chính xác và quy mô (sức công phá, tầm bắn) của hỏa lực. Đặc biệt là chưa có giải pháp hữu hiệu để giành quyền kiểm soát bầu trời. Việc tấn công giáp lá cà ngày càng trở thành trò tự sát bởi khả năng trinh sát hiện đại có thể phát hiện và ngăn chặn cuộc tấn công từ xa.
    Như vậy để phản công hiệu quả, các nước nhỏ vẫn phải tìm kiếm và phát triển các hệ vũ khí tấn công một cách hợp lý, kết hợp việc gây nhiễu hoặc phá hoại tính thống nhất thông tin của đối phương, đặc biệt phát triển các hệ thống phòng không hiệu quả và cơ động. Nhưng quả là rất khó!!!!

Chia sẻ trang này