1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Xu hướng: Con người ăn gì trong thời hội nhập toàn cầu !!!

Chủ đề trong 'Đại học Kinh tế Tp.HCM' bởi pqh79, 16/01/2003.

  1. 0 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 0)
  1. pqh79

    pqh79 Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    19/07/2001
    Bài viết:
    290
    Đã được thích:
    0
    Xu hướng: Con người ăn gì trong thời hội nhập toàn cầu !!!

    Thức ăn nhanh biến đổi thế giới

    Mỗi ngày trên khắp thế giới có 46 triệu người bước vào một cửa hàng McDonald?Ts ở 121 nước dùng bữa. Xin đừng vội kết luận họ ăn fast-food (thức ăn nhanh) rặt kiểu Mỹ vì dù mang danh là "biểu tượng" của văn hóa ăn nhanh uống vội của Mỹ nhưng MacDonald?Ts đã ?ođịa phương hóa? gu và vị khi đến mở nhà hàng ở từng nước khác nhau. Tại Nhật, MacDonald?Ts có món teriyaki burger, tại Ấn Ðộ có burger toàn rau, ở Úc có burger kẹp thịt gà nướng đi kèm với yogurt tandoori và xốt bạc hà.

    Còn tại Trung Quốc, các cửa hàng Cầu vồng vàng còn cung cấp cho thực khách cả món burger kèm với kem vị xoài trong khi tại Philippines, thực khách có thể chọn lựa giữa một burger Mỹ hoặc tô cháo ăn với tỏi nướng cháy thơm lừng. Ngay trên đất Mỹ nhưng tại miền cực nam bang Florida, có đến 300 nhà hàng McDonald?Ts sẵn sàng phục vụ món thịt heo chiên theo kiểu Cuba và món sandwich kẹp thịt heo xông khói. Chuyên gia phát triển thực đơn J. Hugh McEvoy gọi cách pha trộn nhiều kiểu ẩm thực này là "nuevo global cuisine", tức ẩm thực toàn cầu mới. Kiểu ăn này đã trở nên chuyện phổ thông ở các nhà hàng có bàn ăn phủ tấm trải trắng, điểm kinh doanh thức ăn nhanh và cả trong các cửa hàng tiện ích mở cửa 24/24 (suốt ngày đêm), 7/7 (suốt tuần). Những cửa hàng tiện ích 7-Eleven ở Mỹ nay có bán từ hot dogs đến jalapenõs. Ông McEvoy cho rằng các món ăn pha trộn nuevo global nay chiếm từ 5 đến 10% tổng doanh thu của các nhà hàng ăn uống khắp thế giới.

    Chính các chuỗi kinh doanh nhà hàng thức ăn nhanh đã là kẻ tiên phong đem nuevo global cuisine đến cho đám đông. ?oGiống như ông Henry Ford đã tiên phong dựng nên cách sản xuất xe hơi theo hình thức mới, hình thức ăn nhanh của Mỹ đã giúp biến đổi cả ngành công nghiệp ăn uống của thế giới?, là nhận định của bà Karen Page, đồng tác giả cuốn Culinary Artistry (tạm dịch là Nghệ thuật nấu nướng). Tại những nơi như châu Á, sự pha trộn truyền thống ăn uống Mỹ với các truyền thống ăn uống địa phương không đơn thuần chỉ là một vấn đề về thực đơn, giáo sư James L. Watson ở đại học Harvard nói. Ông nhắc đến yếu tố vệ sinh, phòng ốc thoáng mát, có gắn máy điều hòa không khí, cấm hút thuốc, không phục vụ rượu của các cửa hàng McDonald?Ts khiến giới phụ huynh ở Hongkong chọn số 30.000 cửa hàng này mà dắt con cái của họ đến ăn.

    ?oThức ăn nhanh không chỉ có riêng ở Mỹ, món phở của người Việt Nam, món mì của người Hoa, món tandori cay xè của người Ấn đều là những loại thức ăn nhanh rất bổ dưỡng?, bà Joan Carter, phát ngôn viên của Hiệp hội dinh dưỡng Mỹ nói. "Thức ăn nhanh cũng không đồng nghĩa với thức ăn có nhiều chất béo, nhiều chất ngọt gây nên các hậu quả đáng buồn như bệnh béo phì, cao huyết áp, đau tim.. nhưng chính việc cố tình pha chế món ăn sao cho dễ kiếm tiền nhanh nhất mới là thủ phạm phải lên án", bà nói. Theo nhận định của bà, thực tế ngày nay có đến 64,5% người Mỹ hoặc béo phì hoặc có trọng lượng cơ thể vượt quá tiêu chuẩn so với chiều cao vì "người ta đã tạo thói quen biến những miếng fajitas của Nam Mỹ (bánh làm bằng bột bắp với rất ít nhân thịt) thành những quả bom ẩm thực 1.000 calori".

    Giáo sư Meir Stampfer ở khoa sức khoẻ cộng đồng, Ðại học Harvard cũng đồng quan điểm trên. Theo ông, thực phẩm và lương thực tự chúng không gây tác hại mà chính là cách pha chế, nấu nướng của con người mới là điều phải trách. "Tôi lo nhất về sự toàn cầu hóa của cách tăng kích cỡ một món ăn và cách nấu nướng", ông nói. Số 750 nhà hàng KFC đã mọc lên ở Trung Quốc nay bán món gà chiên, tức khác với thói quen ăn gà nướng và gà luộc của người Hoa.

    [Trích từ SGTT của Anh Lĩnh (Theo Newsweek) ]

    [size=3[B]Dạy cho người Mỹ thói quen ?oăn chậm?[/B][/size=3]

    Slow-food (tạm dịch là thức ăn chậm), cực ngược lại với Fast-food lâu nay quen được áp đặt cho kiểu ăn nhanh, nhiều chất béo của người Mỹ, là một phong trào đã từ từ mà tiến, mà lan ra khắp châu Âu từ vài năm gần đây. Cách đây ba năm, cô Serina Di Liberto theo chồng người Mỹ, anh Patrick Martins, về Mỹ sinh sống. Cô nỗ lực gieo mầm Slow-food vào lòng người Mỹ. "Tôi không có gì trách cứ McDonal?Ts, tôi chỉ có tư duy khác họ mà thôi", cô tâm sự. Theo cô, người Mỹ đã đánh mất một điều sung sướng của cõi trần, đó là việc chậm rãi thưởng thức các món ăn. Ðánh mất thói quen này bị xem không khác gì phạm tội lớn tại Pháp và Ý.

    Trào Slow-food của vợ chồng cô nay đã có hơn 7.000 thành viên, sống rải rác từ New York bên miền Ðông đến California ở miền Tây. Slow-food khởi nguồn từ thủ đô Rome, Ý cách đây 16 năm, đúng lúc McDonald?Ts khai trương cửa hàng đầu tiên ngay tại quảng trường lừng danh thế giới Piazza di Spagna. Tức tối vì sự hiện diện của một đại diện Fasf-food ở giang sơn của thói quen hưởng thụ ẩm thực, Carlo Petrini và Piero Sardo đứng lên gầy dựng phong trào Slow-food tại thị trấn Bra (dân số 27.866 người). Từ cái nôi này, trào Slow-food lan dần ra thế giới và nay đã có 70.000 thành viên ở 46 nước. Và chính ông Petrini là người đã kích động cô Serina đem Slow-food qua Mỹ. Trào Slow-food của vợ chồng cô nay đã có hơn 7.000 thành viên, sống rải rác từ New York bên miền Ðông đến California ở miền Tây.

    [Trích từ SGTT - L. Anh (Theo Newsweek)]

    Còn các bác nhà ta thì thế nào ... Thích ăn "nhanh", ăn "chậm", hay ăn nhậu ???


    Life is so complicated,
    Getting knowledge it is not enough 4 you
    (^_^)

Chia sẻ trang này