1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Xu hướng phát triển của hình thái không gian đô thị ở VN

Chủ đề trong 'Kiến Trúc' bởi datvn, 23/02/2003.

  1. 0 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 0)
  1. datvn

    datvn Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    10/04/2002
    Bài viết:
    2.981
    Đã được thích:
    1
    Xu hướng phát triển của hình thái không gian đô thị ở VN

    Trước đây đã có cuộc tranh luận về hình thái không gian TIểu khu. hiện tại xu thế phố hoá các tiểu khu đã đưọc xây dựng kim liên, thanh xuân, thanh đa..... theo các bạn tương lai không gian đô thị của chúng ta sẽ thế nào?
  2. vndrake

    vndrake Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    14/02/2003
    Bài viết:
    970
    Đã được thích:
    0
    Tôi không phải là dân kiến trúc nhưng nói thật tôi chẳng nhìn thấy các "xu hướng phát triển hình thái không gian đô thị Việt nam" nào có vẻ đáng mừng cả. Bạn thử đi máy bay đến các thành phố lớn của VN ma xem. Khi sắp hạ cánh nhà cửa mới lô nhô lúc nhúc khủng khiếp làm sao.
    Hà nội của chúng ta đã qua gần 50 năm phát triển kiến trúc đô thị theo các nhà kiến trúc sư của chúng ta. Về toàn cảnh vẫn không tạo được khu phố nào như 36 phố phường, khu Bờ hồ, Khu Ba đình. Toàn kiến trúc kiểu làng xã trọc phú giở hơi (Xin lỗi!!!!).
    Sài gòn cũng vậy các bạn vào mà xem những khu vực mới quanh sân bay ôi xời không còn gì để mà bàn nữa. Mà cũng ối tiền của của dân đấy chứ. Thế thì xin lỗi các vị đã làm gi?
    Tôi thây kiến trúc của chúng ta bây giờ như những anh thợ tiểu thủ công nghiệp : Bắt chiêc giống ai đấy hoặc giả có đôi chut sang tạo thì chỉ làm được một hai cái nhà to hoặc bé là dã cuống lên.
    Cả ngànhh quy hoạch đô thị của nước nhà tê liệt cả
    Đường thì tắc, ô nhiễm, thiếu cây xanh, nước thì thiếu, dây điện thì lằng nhàng... đâu cũng bảo tại dân. Nhưng trước hết là tại các ngài đấy chứ. Đến tôi một kẻ thứ dân cũng thấy các ngài sai lắm rồi. Các ngài được học để dự báo và hướng dẫn nhân dân cách sống trong một đô thị, quy hoạch nó cho đẹp đẽ.
    Rất buồn có thể nói cái xu hưóng của bạn đang thắc mắc là kém đi.
    Xin lỗi vì lần đầu phát biểu trên diễn đàn mà không đưọc hoà nhã cho lắm
  3. datvn

    datvn Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    10/04/2002
    Bài viết:
    2.981
    Đã được thích:
    1
    Rất cảm ơn những lời nhận xét thẳng thắn và chí tình của bạn vndrake. Trước thực trạng xây dựng đô thị Việt nam hôm nay, chúng ta không thể không cảm thấy hổ thẹn. Trước hết những nguời làm Quy hoạch, Kiến trúc, Xây dựng là những người có lỗi trước tiên. Phải nói nền Quy hoạch, Kiến trúc của chúng ta còn quá non trẻ so với thế giới, mặc dù chúng ta từng có quan hệ gắn bó với những quốc gia có nền Kiến trúc hàng đầu thế giới như Pháp, Nga nhưng thực sự cái mà chúng ta học được ở họ không nhiều, Những công trình thực sự có giá trị Kiến trúc trên đất nước ta vẫn là những công trình do các nuớc trên xây dựng.
    Để nói nguyên nhân của tình hình Kiến trúc, xây dựng như trên, ta có thể kể ra rất nhiều. Tôi chỉ nêu một vài nguyên nhân cơ bản nhất theo thiển ý của tôi.
    Trước hết Kiến trúc là một ngành nghệ thuật ứng dụng. Tác phẩm kiến trúc buộc phải được một thành phần nào đó trong xã hội chấp nhận thì mới được hoàn thành. Nó không hoàn toàn là ý tưởng của nguời Kiến trúc sư. Chính vì thế Kiến trúc phản ánh rất xác thực xã hội mà nó tồn tại. Bạn hãy nhìn vào xã hội mà chhúng ta đang sống, bạn sẽ thấy ngay tại sao chúng ta lại có một bộ mặt kiến trúc lộn xộn và "trọc phú" như vậy. Bạn có là một KTS giỏi đến mấy cũng không thể bắt một "trọc phú" xây một toà nhà giống như của một nhà quý tộc được. Cũng không thể trách các nhà trọc phú đấy được, cả nước ta vừa mới bước ra khỏi chiến tranh, chúng ta mới có một chút của ăn, của để một vài năm gần đây thôi.
    Tuy vậy, tất cả các nhà quý tộc đều phải có xuất phát ban đầu là trọc phú chứ (làm gì có ai mà trời ban sẵn cho giầu có, cũng phải có ông bà, tổ tiên nào đấy lập nghiệp chứ). Hy vọng trong những năm tới đây, nền kiến trúc của chúng ta sẽ bớt "trọc phú'" đi!
    Đứng về phía những người trong ngành, phải nói các KTS cũng có lỗi. Chúng ta đã không dự đoán được nhu cầu phát triển của xã hội mà có những mô hình thích hợp. Chúng ta luôn là nguời chạy theo sau những nhu cầu của khách hàng. Tôi còn nhớ những năm đầu thập kỷ 90s tôi có đi với một chuyên gia phương tây thăm Hanoi. lúc đó HN chủ yếu là đi xe đạp. Chuyên gia đó có hỏi " Các bạn tính thế nào khi những chiếc xe đạp kia sẽ chuyển thành otô?". Người nước ngoài nhìn nhận bằng nhãn quang của họ, bằng những kinh nghiệm mà họ thấy ở những nước xung squanh như TQ, tL... Nhưng họ không thể hiểu về VN như chính người VN được. Chính vì thế mà chính chúng ta cũng thấy giật mình khi những chiếc xe đạp kia biến thành xe máy chứ không biến thành ôtô.
    Chính vì vậy tôi đặt vấn đề "Xu hướng phát triển của hình thái không gian đô thị ở VN" để chúng ta cùng thảo luận. Không ai khác chính chúng ta góp phần xây dựng nên cái hình thái đó! vậy hình thái đó sẽ như thế nào? Nó có theo mô hình "đường cao tốc+ siêu thị" hay là " các tiểu khu chung cư" hay vẫn tiếp tục kiểu "kiến trúc mặt phố" như ngày ngay.....v.v. rất mong nhận được ý kiến của các bạn!
  4. Aoitotoro

    Aoitotoro Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    11/11/2002
    Bài viết:
    92
    Đã được thích:
    0
    Câu này thì mình giơ tay nhất trí.Xã hội VN còn nhiều lộn xộn lắm,và điều đó thể hiện cả trong KT nữa
    Nghe oai quá hèHỏi khí không phải bác bao nhiêu tuổi rùi ạ,cho đàn em theo học với
  5. vndrake

    vndrake Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    14/02/2003
    Bài viết:
    970
    Đã được thích:
    0
    Xem lại bài phát biểu trước của mình thấy quá khích quá may mà mod không treo ngược mình lên cành cây. Ơn chúa!
    Mình cũng đang sống trong một ngôi nhà "Trọc phú" 50m2 chồng lên 4 tầng. Nó có thể là niềm tự hào nhưng với riêng tớ nó vô cùng bất tiện ăn ngủ sinh hoạt không trên cùng một mặt phẳng, có quá nhiều không gian thừa như cầu thang, thiếu độ thông thoáng và không thể bằng cái căn hộ 3 phòng hiện vẫn tồn tại trong các khu tập thể như Thành công, Giảng võ ở Hà nội hay Thanh đa ỏ Sài gòn. Về cơ bản tớ - một thằng có thu nhập hạng chung của xã hội tán thành các phương án chung cư cao tầng nhưng tớ còn có mấy điểm phân vân sau:
    1/Vấn đề an toàn: Sau vụ cháy ITC xong mọi người đều thấy thực trạng của các hệ thống cứu hộ cứu nạn của các đô thị chúng ta là quá kém. SInh mạng cua con ngưòi không đưọc coi trọng. Chưa kể đến một điều lo ngại tiềm ẩn nữa là độ bền của công trình. Cứ đọc báo nghe đài về Hầm chui Văn Thánh hay cầu vượt, công trình. này nọ bị rạn nút lún sụt... thì cái hứng mua nhà cao tầng của tớ giảm đến 30%. Bây giờ thi sơn vẽ đẹp thế nhưng lúc có bão, động đất ... thì sẽ như thế nào. Hoặc giả độ
    30 năm nữa khi mình đã già không kiếm được xu nữa mà cái nhà nó kém thì mình biết trông vào đâu.
    2/Vấn đề giá cả: Tớ xin làm một con toán (của trẻ con lớp 4):
    Một nhân viên của một công ty nước ngoài(niềm tự hào của bao người) hàng tháng thu nhập (in hand) độ 200 USD~3 triệu VND. Như vậy nếu anh ta muốn mua một căn hộ giá trung bình là 420 triệu anh ta sẽ mất 420 / 3 = 140 tháng lương tức là gần 12 năm lương (với điều kiện anh ta không ăn uống, quần áo thì đi xin, đi làm thì đi bộ... hay nói một cách khác anh ta là một cái động cơ vĩnh cửu). Ai cũng thấy điều này vô lý nhưng chúng ta những người cán bộ hay còn gọi là lao động làm thuêthậm chí mua nhà như vậy chúng ta đã làm gì - tất nhiên là chúng ta đã làm những việc không nghiêm chỉnh mà dân gian goi là ăn cắp, tham nhũng, buôn lậu, né thuế hoặc lương thiện hơn là mang tiếng là ra nưóc ngoài đi học sang đấy chỉ chắt bóp buon bán về để có thể xây một cái nhà. Ngay cả những bạn đang làm ở nưóc ngaòi thu nhập độ 30 K USD/năm thì việc tiết kiệm sau 5 năm sống ở nước ngoài về VN sắm 1 cái nhà độ 1 tỷ ~ 60 K USD đã là khó khăn. Nếu chúng ta tính theo bình quân thu nhập đầu người ở các thành phố độ 400-500 USD/năm thì đến bao giờ người dân đô thi mới đủ tiền mua căn hộ. Nói vậy chỉ để thấy là giá nhà quá cao so với thu nhập chung của người làm thuê và vô hình chung nó trở thành động lực cho những hành động không nghiêm chỉnh của người làm thuê.
    3/Việc duy tu: Các bạn đã đi nước ngoài đều biết các nhà cao tầng ở nước các việc bảo trì như vệ sinh, điện nước, an ninh, an toàn việc duy trì các dịch vụ công cộng bên trong cũng như bên ngoài toà nhà ... được thực hiện theo những quy định rất nghiêm ngặt như trong một nhà máy công nghiệp. Hay nói cách khác họ có một hệ thống đảm bảo chất lượng dịch vụ cho những người sống trong toà nhà. Ở VN ta vấn đề này không thấy nêu trong các quảng cáo bán nhà. Cách đây độ 6 tháng tôi xem trên TV thấy một khu nhà nào đó ở Hà nội sau khi xây xong đem bán mà vẫn không biết thuộc ai quản lý bên nọ đổ cho bên kia, không biết thuộc công an phường nào quản lý. Các bạn gái se thấy cảm giác gì khi đi trong một cái nhà để xe rông và tối, mình có hét lên cũng không ai nghe thấy , rất nhiều góc khuất.... và hơn nữa lại biết rằng chỗ này chưa được phân cho chú công an nào bảo vệ, Kể cả tôi một nam thanh niên cung thấy gai gai
    Còn nhiều điều nữa nhưng không muốn làm một kẻ lắm điều.
    Tất cả những ý kiến này của tôi chỉ muốn nói lên một điều: Tôi hoàn toàn tán thành xu hướng xây dựng các chung cư cao tầng ở các thành phố nhưng việc ở chung cư không chỉ bao gồm một diện tích ở mà còn phải đưỡc cam kết bằng các dịch vụ duy tu dài hạn và có chất lượng xác định và giá cả hợp với người lao động.Xu hướng chung cư này theo tôi sẽ tồn tại khá lâu không muốn nói là khó có thể thay đổi xu hướng này.
    Đấy là về chỗ ở và các dịch vụ phục vụ cho cuộc sống thường nhật. Ngoài ra còn một loạt vấn đề khác mà tôi thấy cần phải đề cập đến như giao thông, môi trường, công trình giải trí, văn hóa tôn giáo... nhưng tôi không dám lạm bàn.
    Ý kiến của tôi có thể coi là một mô tả về nhu cầu nhà ở của người ở tầng lớp có thu nhập trung bình khá ở các đô thị lớn ở VN hiện nay.Rất mong mọi người cùng chia sẻ
    Được vndrake sửa chữa / chuyển vào 19:44 ngày 28/02/2003
  6. datvn

    datvn Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    10/04/2002
    Bài viết:
    2.981
    Đã được thích:
    1
    Vấn đề nhà chung cư cao tầng hay một phương án khác là một trong những vấn đề được tranh cãi nhiều nhất hiện nay. Nó có một phần giống như cuộc tranh luận ?oTiểu khu hay không tiểu khu trước kia?.
    Trước hết nói về 3 vấn đề mà bạn Vncrake nêu ra! Ba vấn đề này không chỉ gặp ở những khu Chung cư cao tầng, đây là những vấn đề trầm kha của nhà ở VN nói chung bao gồm cả nhà ở VN nói chung chứ không phải chỉ có chung cư cao tầng. Thực ra hầu hết các vấn đề này ở các khu chung cư là dễ giải quyết hơn cả.
    - Vấn đề an toàn. Không phải chỉ các khu chung cư cao tầng, các khu nhà ở thấp tầng lại chính là những nơi bị đe doạ nhiều nhất. Thời gian gần đây, ở Hn và TP liên tục xảy ra các đám cháy. Các khu chung cư thường được thiết kế đồng bộ, nên thường được người thiết kế để ý một phần về những vấn đề này. Nhưng trong quá trình sử dụng lâu dài, chính những người sử dụng đã bỏ quên nó. Mặt khác rất dễ vận động những người dân tại các chung cư vận hành lại những hệ thống này vì nó là quyền lợi nhãn tiền của họ và chỉ gây thiệt hại cho một số ít người. Ngược lại, các khu dân cư thấp tầng thường được hình thành tự phát, hoặc có thiết kế cũng không được nghiêm chỉnh thực hiện, chính vì vậy mà hầu hết các tiêu chuẩn an toàn là không đạt. Chẳng hạn như xe cứu hoả không vào được. Người dân lại thường thờ ơ đối với việc tổ chức những hoạt động an toàn, hoặc ảnh hưởng đến quyền lợi quá lớn của họ (giải toả một số nhà để lấy đường cho xe hoả chẳng hạn) nên không thể giải quyết được.
    - Về giá cả. Nhà ở là mặt hàng thiết yếu của tất cả mọi người dân từ người nghèo cho đến người giầu. Hiện nay chúng ta thiếu hẳn mảng nhà rẻ tiền dành cho người nghèo và người trung lưu. Thị trường bất động sản và các chính sách bất động sản bị các đại gia kinh doanh nhà thao túng. Họ luôn tìm cách đẩy giá bất động sản lên cao đồng thời phát triển những loại nhà chất lượng rất cao để trục lợi. Theo tôi những vụ sốt đất vừa qua, nguyên nhân xâu xa nhất vẫn là những người này. Người dân không yên tâm là mình có thể đảm bảo được một chỗ ở trong tương lai nên càng tích cóp tiền để đầu tư hơn nữa vào bất động sản, lại càng thúc đẩy sự đầu cơ bất động sản. Một nguyên nhân nữa là ta có quá ít kênh đầu tư cho người dân nên hầu hết tiền nhàn rỗi trong dân đều đổ hết vào Bất động sản.
    - Vấn đề duy tu bản dưỡng. Đây không chỉ là vấn đề ở các khu chung cư. Ở các khu chung cư, vấn đề là ở chỗ làm sao để huy động nguồn vốn của người dân để duy tu bảo dưỡng. Ở các khu thấp tầng, lại mắc phải tình trạng người ta duy tu cải tạo một cách bừa bãi. Chúng ta vẫn có suy nghĩ theo kiểu ?onhà của tôi, tôi thích làm gì, vào lúc nào thì làm?. Ở các nước phát triển luật về vấn đề này không chỉ chặt chẽ ở các khu trung cư mà trên toàn đô thị.
    Như vậy, bạn vncrake thấy ba vấn đề bạn nêu ra không phải là những nguyên nhân để lựa chọn nhà ở theo kiểu chung cư. Ở đây không phải tôi ủng hộ nhà ở kiểu chung cư mà muốn chúng ta có cái nhìn tổng quát hơn về nhà ở tại vn. Khi khác sẽ đề cập tới sự lựa chọn giưa nhà chung cư va nhà thấp tầng.

Chia sẻ trang này