1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Xu hướng tập trung kinh tế và chống độc quyền (pháp luật cạnh tranh) có mâu thuẫn với nhau không ?

Chủ đề trong 'Khoa học Pháp lý' bởi mannistelrooy, 11/05/2006.

  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
  1. mannistelrooy

    mannistelrooy Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    02/01/2004
    Bài viết:
    61
    Đã được thích:
    0
    Xu hướng tập trung kinh tế và chống độc quyền (pháp luật cạnh tranh) có mâu thuẫn với nhau không ?

    Có bạn nào thích thú và quan tâm nghiên cứu đến Pháp luật cạnh tranh thì chúng ta có thể cùng nhau bàn và trao đổi các vấn đề ở trong Topic này

    Được mannistelrooy sửa chữa / chuyển vào 02:25 ngày 13/05/2006
  2. mannistelrooy

    mannistelrooy Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    02/01/2004
    Bài viết:
    61
    Đã được thích:
    0
    Đầu tiên mình xin đưa ra vấn đề Tập trung kinh tế - Economic Concentration.
    Đây là một vấn đề nhạy cảm cần một sự điều tiết rất mềm dẻo của pháp luật cạnh tranh. Để tăng sức mạnh cho các doanhh nghiệp trong nước sao cho có thể đủ sức đối chọi đc với các DN nước ngoài trong buổi đầu hội nhập kinh tế, theo tôi chính sách cạnh tranh của ta nên nơi lỏng việc quản lý vấn đề tập trung kinh tế. Với tình hình hiện nay, ta cần có những tập đoàn mạnh để làm đầu tầu cho các ngành của nền kinh tế, vậy mà khi chưa thực hiện được mục tiêu đó, ông "nhà nát" đã lăm lăm cây gậy và sẵn sàng đập cái rụp khi có những anh(doanh ngiệp) nào nhăm nhe kết hợp với nhau mà thị phần kết hợp 50% trở lên.
    Điều này quả thực đã vô tình gây ra một nguy cơ lớn trong tương lai gần, các DN nước ngoài tràn vào sau khi ta gia nhập WTO, với nguồn vốn lớn và bản lĩnh vượt trội, họ có thể dễ dàng gạt những tập đoàn non nớt mà ta coi là chủ chốt của nền kinh tế sang một bên của cuộc chơi.
    Các ban ý kiến sao về vấn đề này? Hãy thẳng thắn góp ý và tranh luận. Mình mong được sự chỉ giáo của tất cả các bạn.
    Được mannistelrooy sửa chữa / chuyển vào 02:42 ngày 13/05/2006
  3. bongmai_denhat

    bongmai_denhat Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    11/04/2006
    Bài viết:
    58
    Đã được thích:
    0
    Rất tiếc là mình đọc mà chẳng hiểu được gì về điều bạn nói. Quen thói tư duy hoặc diễn dịch hoặc quy nạp hoặc ngẫu nhiên rồi nên bạn ném ra một vấn đề rất chung chung và từ một góc độ cũng chung chung là "chính sách kinh tế" chứ không phải là "pháp luật kinh tế" nên mình chẳng thể nắm được vấn đề.
    Rất mong bạn đưa ra hướng tiếp cận vấn đề cụ thể hơn; vì chính sách kinh tế thì quá rộng; riêng có tí chút hơi hướng về pháp luật thì lại là ý kiến mang tính chỉ trích cũng rất chung chung.
    Pháp luật về cạnh tranh: Hiện trạng của pháp luật thực định cũng như thực tiễn thi hành? Góc độ xây dựng pháp luật cạnh tranh ? Việc thực hiện cụ thể như thế nào ? Vấn đề tài phán của pháp luật cạnh tranh? Điểm tiến bộ hay hợp thời đại ? Điểm yếu kém, tồn tại ? Quan điểm cá nhân của bạn đóng góp vào các vấn đề trên?
    Mong rằng được nhận ý kiến theo những nhóm vấn đề cụ thể. Quá trình học hỏi mình nghe được quá nhiều lời chỉ trích từ trong lẫn ngoài nước, về mọi vấn đề ở Việt nam, đến nỗi thấy bình thường hoá và chẳng có ý kiến gì bổ sung thêm nữa.
  4. Constancy

    Constancy Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    28/04/2003
    Bài viết:
    2.620
    Đã được thích:
    0
    http://5nam.ttvnol.com/khpl/400506.ttvn
    Đọc cho vui nhé.
  5. mannistelrooy

    mannistelrooy Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    02/01/2004
    Bài viết:
    61
    Đã được thích:
    0
    THỰC RA PHÁP LUẬT CẠNH TRANH CÓ NHỮNG ĐIỂM RẤT ĐẶC THÙ, MÌNH NGHĨ KHÔNG THỂ NGHIÊN CỨU TÁCH RỜI GIỮA CHÍNH SÁCH VÀ PHÁP LUẬT CẠNH TRANH, CHÍNH SÁCH ĐIỀU TIẾT CẠNH TRANH CÓ VAI TRÒ RẤT QUAN TRỌNG, VÀ LUẬT CẠNH TRANH NHƯ LÀ MỘT CÔNG CỤ ĐỂ QUỐC GIA ĐÓ THỰC HIỆN NHỮNG MỤC ĐÍCH CỦA MÌNH, PHÙ HỢP VỚI NỀN KINH TẾ CỦA MÌNH. MẶC DÙ BÊN CẠNH ĐÓ, CÁC QUY ĐỊNH CỦA LUẬT NÀY VẪN PHẢI CHỊU SỰ CHI PHỐI CỦA THÔNG LỆ QUỐC TẾ.
    MÌNH LẤY VÍ DỤ CỤ THỂ NHƯ VẤN ĐỀ TẬP TRUNG KINH TẾ, LIÊN MINH CHÂU ÂU CÓ MỘT THỜI GIAN "THẢ NỔI" CÁC HÀNH VI NÀY, NHẰM TẠO RA NHỮNG TẬP ĐOÀN CÓ SỨC MẠNH, NHẰM ĐỐI TRỌNG VỚI NHỮNG THẾ LỰC SẢN XUẤT LỚN CỦA MỸ. VÌ ĐƠN GIẢN HỌ HIỂU RẰNG NẾU KHÔNG THỂ TẠO RA NHỮNG TẬP ĐOÀN MẠNH THÌ THỊ TRƯỜNG EU CÓ THỂ BỊ CHI PHỐI BỞI NHỮNG DOANH NGHIỆP SỪNG SỎ CỦA MỸ, ĐIỀU ĐÓ TẠO NÊN SỰ YẾU THẾ CHO NỀN KINH TẾ EU.
    DÙ SAO MÌNH CŨNG ĐỒNG TÌNH NÊN ĐƯA RA NHỮNG CHỦ ĐỀ CỤ THỂ HƠN ĐỂ CHÚNG TA-NHỮNG NGƯỜI QUAN TÂM ĐẾN NGÀNH LUẬT MỚI MẺ NÀY CÙNG BÀN.
    VÀ VẤN ĐỀ MÌNH NÊU ĐẦU TIÊN Ở ĐÂY CŨNG LÀ VẤN ĐỀ MÌNH QUAN TÂM LÀ :
    "SỰ ĐIỀU TIẾT VẤN ĐỀ TẬP TRUNG KINH TẾ TRONG PHÁP LUẬT CẠNH TRANH CỦA VIỆT NAM HIỆN NAY ĐÃ HỢP LÝ
    CHƯA?"

  6. bongmai_denhat

    bongmai_denhat Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    11/04/2006
    Bài viết:
    58
    Đã được thích:
    0
    Bạn viết bằng cỡ chữ thông thường đi. Theo nhận thức của mình thì Việt nam hiện nay đang nằm trong quá trình tan rã và hậu tan rã của nền kinh tế tập trung - tập trung bao cấp. Nền kinh tế tập trung bao cấp là nguyên nhân của một cuộc khủng hoảng cũ mà việt nam vừa vượt qua khi chuyển đổi sang mô hình kinh tế mới - nền kinh tế thị trường mang định hướng xã hội chủ nghĩa.
    Đặc trưng của nền kinh tế thị trường theo định hướng xã hôi chủ nghĩa là lấy lực lượng kinh tế thuộc thành phần Nhà nước làm xương sống, công nhận sự tồn tại và huy động các thành phần kinh tế khác trỗi đậy để giải quyết hậu quả của nền kinh tế tập trung bao cấp trước đó, đồng thời là để khơi dậy động lực phát triển của nền kinh tế mà chỉ riêng thành phần Nhà nước và Tập thể như trước đây thì không đủ động lực để phát triển. Cơ bản là vậy.
    Bây giờ, bạn đang đặt ra vấn đề về một nền kinh tế có tập trung nhưng không có bao cấp. Và bạn xem rằng đây là một trong những vấn đề mang tính thách thức và là cần thiết khi Việt nam hội nhập thế giới, phải đối mặt với sức ép cạnh tranh của các tập đoàn lớn của nước ngoài.
    Tuy nhiên, có hai chủ đề lớn đang nổi lên thống trị quá trình phát triển của nền kinh tế Việt nam.
    Vấn đề thứ nhất là việc phá bỏ tàn dư của nên kinh tế tập trung bao cấp. Nếu như cho rằng Việt nam đã qua mọi giai đoạn của nền kinh tế này và đã giải quyết xong mọi hệ quả của nó, thì tôi cho rằng đó là nhận định lạc quan quá so với thực tế. Việt nam có một ban trực thuộc Chính phủ làm nhiệm vụ cải cách doanh nghiệp và hỗ trợ cho chính sách cổ phần hoá các doanh nghiệp Nhà nước. Đồng thời, xu hướng phát triển của các công ty cổ phần đang phát triển mạnh. Ở Việt nam, việc phát triển của xu hướng cổ phần hoá ít mang ý nghĩa của sự tập trung hoá vốn, tư lieu sản xuất....mà mang ý nghĩa là thực hiện sự no^~ lu*.c phi tập trung hoá vốn, tư liệu sản xuất trong tay Nhà nước và tập thể thì rõ rệt hơn. Nghĩa là giải tán vốn, tư liệu sản xuất ra khỏi tay của Nhà nước chứ về căn bản chưa phải là sự tập trung lại của vốn, tư liệu sản xuất của tư nhân. Lý do căn bản là lực lượng kinh tế thuộc thành phần tư nhân quá manh mún, nhỏ và yếu, đến hơn 90% các doanh nghiệp ngoài quốc doanh là các doanh nghiệp nhỏ và vừa.
    Vấn đề thứ hai, là sự kiểm soát của Nhà nước bằng định hướng xã hội chủ nghĩa đối với sự phát triển của nền kinh tế, đối tượng kiểm soát ở đây là các chủ thể kinh tế thuộc các thành phần kinh tế ngoài quốc doanh. Định hướng xã hội chủ nghĩa là một khái niệm mà ít ai tiếp cận được nội hàm và ngoại diên của nó; nhưng nội dung giản lược của nó là không cho phép thành phần kinh tế tư nhân - ngoài quốc doanh - được lớn mạnh hơn hẳn, vượt trội so với thành phần kinh tế quốc doanh - Nhà nước. Lý do đơn giản là cán cân chiến lược giữa lực lượng của các thành phần kinh tế sẽ quyết định đến cán cân chính trị giữa các giai cấp. Lực lượng kinh tế tư nhân mà ép lực lượng kinh tế quốc doanh vào xó tường và quật ngã nó, thì đồng nghĩa với việc lực lượng chính trị ...tư nhân đánh đổ lực lượng chính trị ....Nhà nước.
    Bây giờ, tôi hỏi tiếp là bạn muốn ảo tưởng vào sự tập trung nào ? Su tập trung của các thành phần kinh tế Nhà nước và tập thể hay sự tập trung của các thành phần kinh tế tư nhân?
  7. bongmai_denhat

    bongmai_denhat Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    11/04/2006
    Bài viết:
    58
    Đã được thích:
    0
    Bạn xem các thương hiệu lớn của tư nhân như: gấm Thái Tuấn, cà phê Trung Nguyên, công ty cổ phần FPT..v...v... có tổng cộng bao nhiêu vốn ? Tin chắc rằng lượng vốn riêng rẽ của từng công ty chưa đủ cho một người như Bùi Tiến Dũng đánh bạc trong hai ba tháng; dù rằng công ty nào cũng nắm lượng vốn tính theo đơn vị triệu USD. Do đó, vấn đề ổn định chính trị - ổn định tương quan các lực lượng chính trị - đang bình thường, không đặt ra vấn đề gì lớn.
    Bây giờ, đặt ra hiện tượng ngược lại, PMU 18 gom góp làm ăn cả năm trời chưa đạt đến mức lãi năm trăm ngàn đô la; trong khi đó ông giám đốc của công ty XYZ thuộc thành phần tư nhân đánh một tiếng bạc trị giá 2 triệu đô la. Xét theo các quy tắc xử sự của xã hội ở ....tầm vi mô, thì không xảy ra vấn đề gì lớn; nhưng ở.... tầm vĩ mô, các lực lượng sẽ rùng rùng chuyển động, âm thầm hoặc công khai.
    Đây là một bài toán xã hội; bài toán này không có tử số, mẫu số, số nguyên hay số thập phân...v...v...Nhưng bất cứ ai cũng có thể tin; nếu bạn chưa tin thì hãy cố gắng đi kiếm niềm tin vào điều này; nó có ích hơn là mọi lòng tin vào những lời hứa hẹn.
  8. bongmai_denhat

    bongmai_denhat Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    11/04/2006
    Bài viết:
    58
    Đã được thích:
    0
    Đây không phải là một quan điểm chính trị; đây không phải là một nhận thức chống Đảng; càng không phải là một quan điểm chống Nhà nước. Xin đừng đánh giá lầm. Đây là cách hiểu về một thực trạng !
    Bạn thấy rằng nền kinh tế Việt nam trong quá trình hội nhập quốc tế đang đối diện với những sức ép cạnh tranh, nguy cơ cạnh tranh từ các tập đoàn lớn của nước ngoài. Tôi còn thấy rằng có thể đó còn là thảm hoạ cạnh tranh đối với kinh tế trong nước; lấy dẫn chứng tiêu biểu là mô hinh bán lẻ hàng tiêu dùng của các hộ gia đình Việt nam chiếm tới hơn 90% thị phần hiện nay đang đối diện với khả năng cạnh tranh trực tiếp với các tập đoàn bán lẻ hàng tiêu dùng của nước ngoài; mà qua các thông tin thu thập được tôi thấy sức cạnh tranh của các thương hiệu lớn đó cưc kỳ hiệu quả; một số nơi mới áp dụng thử mô hình cửa hàng 24h/7ngày đã thấy hiệu quả vượt trội đến khác biệt so với các hàng xén Việt nam rồi.
    Tuy nhiên, luật chơi kinh tế sòng phẳng. Bạn nghĩ đến rằng cần gia tăng năng lực cạnh tranh cho thành phần kinh tế tư nhân với việc tập trung hoá. Và bạn cho rằng việc tập trung hoá đó là cần thiết để đối phó với các lực lượng kinh tế nước ngoài. Tôi còn thấy rằng, nếu thành phần kinh tế tư nhân được vũ trang bằng việc tập trung hoá, gia tăng năng lực cạnh tranh thì việc đầu tiên người ta nghĩ đến không phải là lao vào cuộc đấu với các thế lực kinh tế nước ngoài; mà lại là lao vào cuộc đấu giữa các thành phần kinh tế trong nước. Ông nước ngoài sẽ dùng thực lực của mình để thôn tính ai? cổ vũ ai đầu tiên trong những cuộc đấu này ? Kinh tế nhà nước và tập thể được thả vào một cuộc chơi sòng phẳng có đấu lại nổi hai đối thủ tiềm tàng đó không.
    Chính sách kinh tế và pháp luật kinh tế sẽ bắt nguồn từ những tính toán này, vì không thể bỏ đại cục được dù rằng vẫn phải quan tâm đến tiểu cục, như xưa nay kinh tế vẫn được coi là phụ so với chính trị, mới thay đổi tư duy gần đây thôi mà thay đổi chưa triệt để đâu.
    Vì những lẽ đó, việc điều tiết chính sách tập trung kinh tế trong pháp luật cạnh tranh sẽ đi theo "định hướng xã hội chủ nghĩa" trong sự cân nhắc với yêu cầu khách quan, áp lực khách quan. Tiếp tục trao đổi, xin nhường diễn đàn cho các bạn phát biểu, tôi sẽ quan tâm thường xuyên và đo''ng góp những suy nghĩ của tôi, trong chừng mực nhận thức có hạn của tôi, về chủ đề này.
    Được bongmai_denhat sửa chữa / chuyển vào 02:52 ngày 15/05/2006
  9. fsai

    fsai Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    16/04/2004
    Bài viết:
    928
    Đã được thích:
    0
    Seo hai tên : man và mai nói mà chả bít đối phương đề cập đến cái gì nhể ...

    To Man :
    Đọc những dòng viết và cái ví dụ của man, ta phải thấy rằng cậu ta còn lẩn quẩn trong suy nghĩ rằng : chống độc quyền (hay luật cạnh tranh) và bảo hộ mậu dịch (bảo hộ sản xuất và kinh doanh quốc gia) là mâu thuẫn với nhau.
    Iem man ơi ... tư duy lại đi giùm cái.
    To Mai:
    He he ... người ta đã lẫn lộn, còn bạn lại đi tâm sự những bức xúc trong gan ruột của mình về cái mâu thuẫn nội tại của Việt Nam trong giai đọan chuyển đổi : tự do hóa - năng động hóa thị trường và khu vực tư nhân với xóa bỏ dần cơ chế tập trung quan liêu bao cấp và độc quyền nhà nước.
    --->
    Không hiểu nhau và không tranh luận tiếp ...nữa.
    Tớ cũng rất quan tâm đến mảng luật cạnh tranh và lâu lâu cũng hay vào đọc. He he ... đương nhiên là tại tên lít tồ cũng lâu lâu lại chạy sang vp tớ chọc mũi vào khiêu khích về lĩnh vực này.
    Hờ hờ ...
    Vâng. Mọi người tranh luận típ đi, tớ nghe đây ạh.

  10. bongmai_denhat

    bongmai_denhat Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    11/04/2006
    Bài viết:
    58
    Đã được thích:
    0
    Góc độ mà mình đang tiến lại gần "người lập ra topic" là như thế, chưa phải là thảo luận trực tiếp vào vấn đề. Cái mà mình đang nói đến là "tập trung kinh tế" theo suy nghĩ của mình, dĩ nhiên "tập trung kinh tế" có nhiều góc độ để tiếp cận, và khía cạnh đầu tiên mình quan tâm là "nhà nước sẽ cho phép thực hiện việc tập trung vốn, tư liệu sản xuất trong khối kinh tế tư nhân ở mức độ nào ?". Tập trung ở khối kinh tế quốc doanh hay tập thể thì không bàn đến nữa.
    Đề nghị "người đổi tên topic" tham gia thảo lúận đi; đứng ngoài vậy không nên. Điều mình cần nhất bây giờ là làm rõ khai niệm "tập trung kinh tế" theo cách hiểu của các bạn.

Chia sẻ trang này