1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Xu hướng tập trung kinh tế và chống độc quyền (pháp luật cạnh tranh) có mâu thuẫn với nhau không ?

Chủ đề trong 'Khoa học Pháp lý' bởi mannistelrooy, 11/05/2006.

  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
  1. mannistelrooy

    mannistelrooy Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    02/01/2004
    Bài viết:
    61
    Đã được thích:
    0
    Bác Sai làm em thích thú... Em rất thích bị chỉ ra cái sai và những cái chưa hoàn thiện, và nhân gặp một người có kinh nghiệm như bác, bác làm ơn cho phát biểu để em có thể khai sáng hay sửa đổi "tư duy"
    Nhào zô?
  2. mannistelrooy

    mannistelrooy Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    02/01/2004
    Bài viết:
    61
    Đã được thích:
    0
    Theo em, bác nào sửa chủ đề của Topic thì nên cho ý kiến hay một lập luận để cho mọi người biết, chứ tự tiện đổi ra cái chủ đề cũng rất là ...ABC.. theo ý bác rồi vứt đó bỏ đi chơi thì người ở lại chỉ có nước là "...ngồi cười với nhau..."...hỏng bét...làm anh em mất hứng...ai lại làm ăn thế bao giờ
    ....................................................................................................................
    Thiết nghĩ khi đặt vấn đề bàn về TTKT hay bất cứ vấn đề nào chăng nữa, ta nên mày mò từ những cái cơ bản trước để định hướng cho tranh luận sau này, nếu không dễ gây ra những vấn đề như bác ...denhat...đã góp ý.
    Vậy nên, tôi cứ đưa những cái cơ bản ra trước đã, rồi các bác cùng nhào zô nhé...
    Khái niệm tập trung kinh tế
    Tập trung kinh tế, một hiện tượng bình thường trong đời sống kinh tế, là kết quả của quá trình tích tụ và tập trung tư bản, mà trong đó, mức tăng trưởng của doanh nghiệp đạt đến một độ lớn nhất định.
    Khi xem xét khái niệm tập trung kinh tế (Economic concentration) với ý nghĩa là một phạm trù chịu sự điều tiết của pháp luật cạnh tranh, ta cần chú ý tới một số các yếu tố cụ thể như:
    - Mức độ tập trung kinh tế: là một giá trị đo tại một thời điểm về mức độ tập trung của toàn bộ hoặc một vài đặc điểm nào đó của thị trường (Ví dụ như doanh thu, khách hàng?) vào một số ít doanh nghiệp nào đó.
    - Quá trình tập trung kinh tế: là quá trình mà số doanh nghiệp độc lập cạnh tranh trên thị trường bị giảm đi thông qua các hành vi sáp nhập theo nghĩa rộng (hợp nhất, mua lại?), còn gọi là tăng trưởng ngoại sinh hoặc thông qua tăng trưởng nội sinh của doanh nghiệp (mở rộng, phát triển năng lực sản xuất?).
    - Hành vi tập trung kinh tế: là các hoạt động của doanh nghiệp thực hiện nhằm tạo ra quá trình tập trung kinh tế với mức độ nhất định.
    Trong những bối cảnh nhất định (như phục hồi nền kinh tế sau chiến tranh, sau khủng hoảng; tăng cường tốc độ tăng trưởng để đuổi kịp các nền kinh tế phát triển hơn?) một số quốc gia còn có những chính sách khuyến khích việc sáp nhập, mua lại doanh nghiệp, mua lại cổ phần v.v? Điều này giúp tạo nên những công ty hay tập đoàn mạnh, có thể đảm trách vai trò tiên phong, thúc đẩy phát triển kinh tế.

    Tại sao phải kiểm soát Tập trung kinh tế?
    "Cạnh tranh làm phát sinh tập trung kinh tế, còn tập trung kinh tế lại tiêu diệt cạnh tranh. Các Mác là người đầu tiên nêu lên nghịch lý này, một nghịch lý mà ông cho là không thể đảo ngược được.
    Tuy nhiên, ít nhất cũng có một cách để hạn chế nó là đưa vào trong chính sách bảo vệ cạnh tranh một cơ chế kiểm soát tập trung kinh tế trung kinh tế có hiệu quả.
    Tập trung kinh tế giữa các doanh nghiệp không những làm hạn chế cạnh tranh trên thị trường trực tiếp có liên quan, mà hơn thế nữa, còn có thể kéo theo sự hạn chế cạnh tranh trên những thị trường khác mà ở đó các tập đoàn hoặc doanh nghiệp tham gia tập trung kinh tế trung kinh tế có hoạt động canh tranh với nhau
    Chính vì những lý do đó nên việc kiểm soát trực tiếp hoạt động tập trung kinh tế đã được quy định trong pháp luật Hoa Kỳ ngay từ năm 1914 ?" Luật Clayton. Năm 1973, luật của Cộng hòa Liên bang Đức về các hành vi hạn chế cạnh tranh ban hành năm 1957 đã được sửa đổi, bổ sung, và từ đó kiểm soát tập trung kinh tế trở thành nội dung trọng tâm trong hệ thống bảo vệ cạnh tranh của Đức. Cơ chế kiểm soát tập trung kinh tế cũng tồn tại ở các nước công nghiệp phát triển khác có mong muốn đảm bảo những điều kiện cần thiết cho cạnh tranh thực tế như Nhật Bản, Canada, Vương quốc Anh. Gần như tất cả các đạo luật về cạnh tranh mới được ban hành gần đây đều quy định vấn đề này.
    Ngày nay, trước tốc độ gia tăng của các hoạt động tập trung kinh tế, việc đưa vào hệ thống bảo vệ cạnh tranh một cơ chế kiểm soát tập trung kinh tế trung kinh tế càng trở nên cần thiết hơn bao giờ hết.
    Tập trung kinh tế ngày càng trở nên thường xuyên và có quy mô ngày càng lớn. Thực tế này xuất phát từ nhiều lý do khác nhau, trong đo chủ yếu là các lý do sau đây:
    - Tập trung kinh tế tạo quy mô kinh doanh lớn nhằm mục đích: tăng số lượng bán ra để bù đắp cho phần lợi nhuận bị giảm đi vì phải đầu tư cho nghiên cứu; hoặc giảm chi phí sản xuất và nghiên cứu trên mỗi đầu sản phẩm và tăng cường sức cạnh tranh; hoặc tự bảo vệ trước nguy cơ bị nắm quyền kiểm soát tài chính bởi một tập đoàn khác.
    - Tập trung kinh tế trung kinh tế cho phép tập hợp các doanh nghiệp phân phối hoặc khách hàng vào một mối để đảm bảo tốt hơn nguồn cung ứng hoặc khả năng tiêu thụ sản phẩm.
    - Tập trung kinh tế giúp triển khai các chiến lược tập trung vào một số hoạt động hoặc đa dạng hóa hoạt động.
    - Tập trung kinh tế tạo ra các cơ hội thâm nhập vào các thị trường mới.
    Quá trình toàn cầu hóa thương mại, sự gia tăng cạnh tranh xuất phát từ quá trình tự do hóa kinh tế, việc mở cửa thị trường đối với một số hoạt động độc quyền và sự gia tăng chi phí đầu tư công nghệ là những nguyên nhân làm cho tập trung kinh tế trở thành một vấn đề đặc biệt quan trọng trong chính sách cạnh tranh của hầu hết các quốc gia."

    Được mannistelrooy sửa chữa / chuyển vào 05:38 ngày 17/05/2006
  3. bongmai_denhat

    bongmai_denhat Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    11/04/2006
    Bài viết:
    58
    Đã được thích:
    0
    Co''c tranh luan ve cai de tai nay nua. Mat ca hu''ng. Doi phuong vua bao minh "sai", chang nhung khong "bat" lai tan tinh lao Man lai con` roi rit khen doi phuong bao minh sai la dung. Dung o cho nao? Chi co'' du''ng o khi nao minh cai den tan cung ly le cua minh roi moi co chuyen dung sai nhe''. Thieu lap truong; yeu quan diem.
    "Tap trung kinh te" la` tap trung von, tu lieu, san xuat va hoat dong kinh doanh ......chu gi`; tap trung kinh te o Viet nam dang chiu su dieu chinh cua chinh sach xay dung nen "kinh te thi truong theo dinh huong xa hoi chu nghia", dung khong. Vay thi ai sai, co phai ong Mod phat ngon bua bai khong. Kha`, cha co'' cai gi trong linh vuc kinh te o Viet Nam lai khong chiu su dieu chinh cua cai "dinh huong", bao la tap trung kinh te chu co la phi tap trung kinh te cung cha thoat'' khoi. Luat Viet nam co'' dac diem khac biet voi cac nuoc phi XHCN khac do'' la ti''nh Dang.
    Thoi, de anh em ta''n, to'' ngoi ngoai` xem choi thoi !
  4. Talking_blue

    Talking_blue Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    23/04/2002
    Bài viết:
    473
    Đã được thích:
    0
    --------------------------------------------------------------------------------
    - Cạnh tranh không lành mạnh? (Concurrene déloyale) Đã là cạnh tranh thì làm gì có lành mạnh?
    - Cạnh tranh bất chính? (Concurrence illicite) Bất chính là gì? Thuật ngữ Hán Việt phức tạp quá?
    - Cạnh tranh bất hợp pháp? (Concurrence illégale) Cạnh tranh chỉ là bất hợp pháp thôi à? Còn những hành vi cạnh tranh mà luật chưa điều chỉnh kịp thì sao?
    - Cạnh tranh không trong sạch (không lành mạnh) (Concurrence malsaine) (tra từ điển mà xem) ? Hay Cạnh tranh không lành mạnh (Concurrence déloyale) Sao mà cái bọn nước ngoài nghĩ ra lắm từ thế?
    Tạm đặt mấy câu hỏi. Khi nào xong việc sẽ vào í éo vài câu.
    Lotus Rouge!
    Tớ trả lời mấy câu hỏi của bạn Hồng Sen từ cái topic kia nhé:
    Sự khác nhau giữa concurrence illégale và concurrence illicite: tớ hiểu đại để là ví dụ như nhà nước trợ cấp cho doanh nghiệp mà chưa xin phép Commission của EU, thì trợ cấp đó bị coi là illicite, tức là có một concurrence illicite
    Trợ cấp này chưa được coi là illégale, chỉ khi nào Commission kiểm tra đánh giá và quyết định rằng trợ cấp đó incompatible với luật của EU thì mới có một concurrence illégale.
    illicite : violation des règles procedurales còn illégale: règles de fond
    Tớ chỉ biết là cạnh tranh illégale mà luật chưa điều chỉnh thì các bác juge ở đây hay chơi kiểu PGD, interprétation large, toà án cộng đồng chung châu âu CJCE có kiểu interprétation téléologique: lấy mục tiêu trong các traités để làm "kim chỉ nam". Còn trong trường hợp khó quá thì thôi, kệ, chờ legislateur làm luật chứ biết làm gì nữa.
    Cạnh tranh không lành mạnh: dumping, entente, aide d''Etat, concentration, abus de position dominante...có nghĩa là không tuân thủ theo các quy luật cạnh tranh. theo tớ thì déloyale với malsaine giống nhau.
  5. Constancy

    Constancy Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    28/04/2003
    Bài viết:
    2.620
    Đã được thích:
    0
    Chào talking_blue:
    Vấn đề này tớ đặt ra cách đây hơn 1 năm, khi đang ở VN và làm luận văn tốt nghiệp bằng tiếng Pháp liên quan đến "Cạnh tranh không lành mạnh trong lĩnh vực quảng cáo". Thật ra câu hỏi của tớ xuất phát đơn thuần từ những khó khăn trong việc dịch thuật ngữ "cạnh tranh không lành mạnh" sang tiếng Pháp.
    Theo ông thầy chuyên làm chuyên gia phiên dịch thì ''"cạnh tranh không lành mạnh" là "concurence illicite" hoặc là "concurence malsaine". Nhưng cuối cùng thì tớ vẫn chọn "concurence déloyale" vì thấy phù hợp với nội hàm vấn đề mà tớ viết.
    Bây giờ sang đây học ngành khác, không còn thời gian nghiên cứu cho cái này, thỉnh thoảng thấy các bạn bàn luận cũng thấy nhớ nhớ ... Hy vọng đến khi về VN được tiếp tục làm việc với vấn đề này.
    Cám ơn bạn đã tham gia chủ đề nhé.
  6. mannistelrooy

    mannistelrooy Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    02/01/2004
    Bài viết:
    61
    Đã được thích:
    0
    Bác về Việt Nam chưa nhỉ?^_^
  7. satthutinhdoi

    satthutinhdoi Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    13/05/2003
    Bài viết:
    958
    Đã được thích:
    0
    Theo tớ, thì tập trung kinh tế và chống độc quyền không mâu thuẫn với nhau. Tập trung kinh tế có cái lợi và có cái hại, người ta chỉ hạn chế cái hại của nó thôi. Luật cạnh tranh của VN cũng cố gắng đi theo xu hướng đấy.
    Em thấy ở Hoa Kỳ, Úc, tập trung kinh tế bị cấm khi nó làm giảm khả năng cạnh tranh một cách rõ ràng.
    Ở VN tập trung kinh tế bị cấm khi nó dẫn đến thị phần kết hợp trên 50% với quan niệm càng có nhiều thị phần thì càng có sức mạnh thị trường, càng có sức mạnh thị trường thì càng dẫn dễ đến việc hạn chế cạnh tranh.
    Tại sao VN dùng khái niệm thị phần kết hợp trên 50% thay cho khái niệm "hạn chế cạnh tranh một cách rõ ràng". Đây có lẽ là vấn đề kỹ thuật, việc xác định thị phần của doanh nghiệp có lẽ dễ hơn việc xác định doanh nghiệp đã gây ra hạn chế cạnh tranh thế nào. Tuy nhiên điều này cũng có cái hạn chế, vì đây là 2 khái niệm khác nhau nên có những doanh nghiệp có thị phần kết hợp dưới 50% nhưng vẫn đủ sức "ngăn cản cạnh tranh" và ngược lại.
    Chắc bác thấy các hành vi trong luật cạnh tranh chứa đựng các mâu thuẫn, đó là bởi vì, các hành vi đó vừa tốt, vừa xấu (khác với các hành vi được quy định trong các luật khác ví dụ như giết người, trốn thuế...thì chẳng thể nào tìm ra chỗ tốt). Em thấy nó không mâu thuẫn vì luật cạnh tranh chỉ ngăn cản các mặt xấu thôi.

Chia sẻ trang này