1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Xu hướng *** trong văn học đương đại?

Chủ đề trong 'Văn học' bởi tovimy, 21/04/2009.

  1. 0 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 0)
  1. tovimy

    tovimy Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    20/04/2009
    Bài viết:
    533
    Đã được thích:
    0
    Xu hướng *** trong văn học đương đại?

    Các pác nghĩ sao về hiện tượng hầu hết các nhà văn đương thời bây giờ chủ yếu hướng ngòi bút của mình khai thác chủ đề ***? Phải chăng cs càng hiện đại thì đòi hỏi nhân bản của con người càng mãnh liệt?

    Hai mặt của xu hướng này ntn?
  2. meneur

    meneur Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    15/12/2005
    Bài viết:
    45
    Đã được thích:
    0
    Hì, thật ra không nhiều người "khai thác chủ đề ***" đâu bạn. Hầu hết dùng *** để làm thành những chi tiết hấp dẫn để kể những câu chuyện khác.
    Chỉ có Việt Nam thì mới có vụ "cũ người mới ta", thấy cái chủ đề gây tranh cãi, gây thu hồi sách này thì mới rộ lên a dua thôi, tưởng nó là vũ khí tân thời như tên lửa Topol M của Nga, còn ở nước ngoài thì chuyện cũ lắm rồi, giải Bad *** của tạp chí Literary Review cũng ra đời non 20 năm rồi. Với họ, nó chỉ đơn giản là một mảng nhỏ như Nam Cao viết về cái đói còn Chu Lai viết về đề tài người lính thôi ấy mà.
    Xu hướng này chỉ có một mặt thôi: thúc đẩy Việt Nam đến gần với một cuộc cách mạng ********. Còn cái có hai mặt bản thân nó là chuyện tự do trong tư tưởng ******** cơ
  3. tovimy

    tovimy Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    20/04/2009
    Bài viết:
    533
    Đã được thích:
    0
    Chẳng phải mỗi văn học đương đại VN bạn ạ, kể cả VN đương đại các nước Châu Á khác như TQ, Nhật... & các nước phương Tây, tớ thấy chủ đề này rộ lên như một trào lưu. Họ viết rất mạnh tay, rất cặn kẽ và chi tiết.
    " Thúc đẩy Vn đến gần một cuộc CM ********" <~~~ Là như nào? Trong tư tưởng hay trong VH? hơi tối nghĩa nhỉ?
  4. meneur

    meneur Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    15/12/2005
    Bài viết:
    45
    Đã được thích:
    0
    Mình xin lỗi, mình có thói quen đánh giá quá cao người đang trao đổi :D
    "Cuộc cách mạng ********" là một khái niệm cụ thể, không phải mình ngứa mồm thì nói ra. Còn nó ở trong văn hóa hay tư tưởng thì bạn chịu khó tự nghiên cứu vậy.
    http://en.wikipedia.org/wiki/***ual_revolution
    Bạn không thể nói cái gì rộ lên như một trào lưu được, cảm tính quá. Các tác phẩm ăn khách nhất của văn học Trung Quốc bây giờ có gì? Vương Quốc Ảo, Bi Thương Ngược Dòng chảy thành Sông, Totem Sói, . Các tác phẩm ăn khách nhất của văn học Mỹ bây giờ có gì? Chạng Vạng Saga, Mật mã Da Vinci, sách của James Peterson, Stephen King. *** đâu? Đừng đánh giá thế giới qua phố Đinh Lễ ngắn củn bị thao túng bởi các công ty dịch và phát hành sách chiều theo thị hiếu thế chứ
  5. tovimy

    tovimy Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    20/04/2009
    Bài viết:
    533
    Đã được thích:
    0
    Nói để đối thoại. Đừng nói để khẳng định bạn ạ :)
    Cũng như question của mình chỉ để hiểu sâu sát ý bạn muốn nói, còn tất nhiên cái thuật ngữ " Cuộc Cm ********" thì các em 9x các em ấy cũng đã có thể hiểu.
    Những tp bạn kể ra toàn những thứ kinh điển ai cũng biết rồi, nếu nó chứa đựng yếu tố *** từ đầu đến cuối thì người ta vẫn xếp nó vào top list.
    Những Điên cuồng như Vệ tuệ, Tố nữ kinh, Kamasutra, Quạ đen, Triền miên nước và lửa, Búp bê Bắc Kinh, Thiếu nữ oánh cờ vây, hay đọc những trang sách dày đặc *** cuả Haruki Murakami hoặc " Những kẻ thiện tâm" của Jonathl Littel chẳng hạn, mình tin rằng bất cứ ai cũng thấy trong mình 2 cảm giác, cái *** của họ "sống" và "thật".
    Cái mà mình muốn nói đến đây là yếu tố đương đại, bạn có thể hiểu được ý mình chứ? :) Cái *** trong vn bây h và những tp kinh điển cách đây vài thập niên có gì giống và khác nhau?
  6. beyeutn

    beyeutn Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    22/04/2009
    Bài viết:
    12
    Đã được thích:
    0
    day la mot the loai co le chi co the khai thac o the ki duong dai,mot the gioi khong con qua coi trong cai goi la trinh tiet,va co the day la the loai ma nhieu the ki cua? loai nguoi chua tung dc nhac den,day duong nhu la 1 moi truong rat moi va kha hap dan doi voi cac'' nha van duong dai,phai chang ho se tim dc thanh cong hay cai goi la loi di reing cho minh o the loai nay chang
  7. akirafan

    akirafan Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    09/08/2008
    Bài viết:
    11
    Đã được thích:
    0
    Mình đồng ý với meneur, thực ra chỉ là sôi động ở VN thôi, do các nhà XB thấy được thị hiếu của người đọc VN ngày càng ***y hơn.
    Hơn nữa, mình nghĩ độc giả thì ở đâu cũng thế tò mò những cái j mới lạ. Tất nhiền chủ đề *** ở VN cho đến h vẫn còn được coi là mới lạ mà, chứ như ở phương Tây thì quá quen thuộcc rồi.
    Tàu với ta thì cũng chỉ hơn nhau tí chút, còn Nhật ngành công nghiệp giải trí truyện *** của họ thì phong phú vô cùng, chỉ riêng truyện tranh thôi cũng đủ biết (hentai, yaoi, yuri..).Cái ông Haruki Murakami nổi tiếng vì cách viết của ông ta lạ pha chút quái đản thôi (chắc vì vậy mà nổi tiếng, cá nhân tớ không khoái lắm).
    Còn phải nói 1 điều nữa là do các dịch giả VN ( một số lượng lớn cũng là nhà văn) họ thể hiện yếu tố *** ngày càng "thân thiện", một phần do XH VN bây giờ chấp nhận vậy, chứ như mấy năm trước thì chết ngay, có khi liệt vào sách đen. Nhà văn của ta mà *** hóa, thì VN ta cũng bỗng nhiên có nhiều đầu sách liên quan đến xxx mà thôi :D
  8. Favercode

    Favercode Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    21/01/2002
    Bài viết:
    646
    Đã được thích:
    0
    Mình cũng đồng ý với meneur, ít ra là ở điểm mà tovimy hình như không chú ý đến: *** rất ít khi là "chủ đề" (chữ của bạn, rite?) mà chỉ là phương tiện.
    Sách của Stephen King đậm đặc *** thì vẫn vào top list, cũng như sách của Murakami không có *** thì vẫn được đưa vào trường đại học thôi. Ông ấy nhắc đến nó như là tả cảnh rừng núi hay chung cư thôi mà, giá trị của văn Murakami là ở những dòng miên man suy tưởng, ở những triết lý nhân sinh, chứ đâu có ở đấy. Phương tiện, cũng không phải phương tiện, là cái đề can dán thêm vào xe Ducati phân khối lớn của người ta thôi.
    Sau nữa là những cái bạn meneur kể không phải kinh điển, mà là những tác phẩm ăn khách trong vài năm gần đây, tức là đại diện cho "xu hướng" (vẫn chữ của bạn, rite?).
    Còn *** trong văn học đương đại Việt Nam, nếu thực sự có một thứ gọi là "văn học đương đại Việt Nam", thì thật khó để bàn. Nó thế nào nhỉ, như là cái cây mọc hoang mà tưởng rằng mình là bonsai.
    Bonsai thì thế này:
    "Khi đã cởi hết chúng, Naoko kéo cho bộ áo trật khỏi vai rồi lôi nó tuột hẳn xuống như một con côn trùng lột xác. Nàng không mặc gì dưới lần áo ngủ ấy. Trên người nàng chỉ còn chiếc dải buộc đầu hình bươm ****. Trần truồng, và vẫn quỳ cạnh giường, nàng nhìn tôi. Tắm trong ánh trăng dìu dịu, thân thể của Naoko ánh lên như da thịt sơ sinh khiến tôi thấy tan nát cả cõi lòng. Khi nàng cử động - và nàng cử động nhẹ đến mức hầu như không thấy được - những chỗ sáng tối trên người nàng di động thật tinh tế. Khối tròn trịa căng phồng của cặp vú, hai đầu vú nhỏ xíu, chỗ lõm vào ở phần rốn, cặp xương hông... tất cả đều tạo nên những bóng đổ li ti lấm chấm mà hình dạng của chúng liên tục biến đổi như những gợn sóng lăn tăn trải dài trên mặt hồ phẳng lặng." (Rừng Na Uy - Haruki Murakami)
    Cây hoang thì thế này:
    "Chúng tôi ở bên nhau rất nhiều, song giao hoan thật sự khó khăn. Có lúc vô tư lự, Ken phả một làn hơi thở ấm nóng rất mạnh sau gáy tôi, khiến những lỗ chân lông nơi cánh tay trồi lên, đẩy cảm giác thích thú chạy dọc sống lưng, rờn rợn, mơn man,? vậy mà cổng thiên thai vẫn rào kín, im ỉm như thể thần tiên đi vắng." (Dị bản - Keng)
    No country for comment!
    Được Favercode sửa chữa / chuyển vào 00:34 ngày 23/04/2009
  9. tovimy

    tovimy Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    20/04/2009
    Bài viết:
    533
    Đã được thích:
    0
    Có thể em dùng một số từ không sát. Ý em, *** xuất hiện trong văn chương ko phải đến tận bây giờ mới có, ca dao VN cách đây cả trăm năm cũng đã ***: Buồn chi mỗi tháng giêng, con chim cái cú nằm nghiêng thở dài.
    *** là 1 mặt ko thể thiếu trong đời sống con người. Remarque mô phỏng cảnh khát điếm của mấy anh lính trong Phía Tây ko có gì lạ. Marquez nói rất nhiều về *** trong Trăm năm cô đơn. Còn các nhà văn TQ thì nhiều không kể xiết.
    Đối với người Nhật, *** là một cái gì đó quá bình thường như cơm ăn nước uống, hơn thế nữa, nó còn là một nét ?ovăn hóa?: Gensha, Nyotaimori?
    Quay lại *** trong văn VN, cũng như TQ, có lẽ chịu quá nhiều ảnh hưởng từ Khổng nên mới dị ứng với ***. Nhưng time sau này quả thật em thấy nó rộ lên như một ?otrào lưu?, tất nhiên có cung thì mới có cầu. Độc giả, bằng cách này hay cách khác, thị hiếu của họ bắt nguồn từ tư tưởng, thì cũng ko thể trách được các nhà XB hay các dịch giả. Nói cho cùng thì họ cũng chỉ nắm bắt và phục vụ nhu cầu của người đọc mà thôi.
    Người ta có thể tôn ăn uống lên thành nghệ thuật ẩm thực, thế mà cái hoạt động để con người ta tiếp tục tồn tại, lại phải giấu giấu diếm diếm, thậm chí bị coi là đồi trụy ở cái xứ 4000 năm văn hiến?
    Vì dị ứng với *** như vậy, nên bây h VN mới chiếm kỉ lục thế giới về nạo thai vị thành niên, kiêm luôn chức quán quân tìm *** trên google. Thật mới hay làm sao =)) ( Em đọc trên mạng)
    Vì thế, em thấy chả cần phải khắt khe quá với *** trong văn học VN đương đại. Nó đang đi những bước chập chững đầu tiên, có thể còn gợn nhiều dung tục, nhưng sẽ là nền móng để các tác giả sau hoàn thiện.
    Và bạn Farercode ạ, em nghĩ một bộ phận nhà văn nói riêng như Đôc Bích Thúy, Phạm Hải Anh, Nguyễn Ngọc Tư, Vi Thuy Linh, Y Ban? là những người đóng góp dần dần vào cái gọi là ?o văn học VN đương đại? đấy. Ý kiến cá nhân của em cảm thấy vậy.
  10. Favercode

    Favercode Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    21/01/2002
    Bài viết:
    646
    Đã được thích:
    0
    Chán bạn Hoài lắm, bạn bảo đọc sách của mình mà mãi ko đọc, không ủng hộ người khốn khổ, cứ ở đây tranh luận về một chủ đề khá mơ hồ mà tư liệu để tranh luận cũng chẳng có nhiều.
    .
    Thật ra, theo ý kiến chủ quan của mình, truyền thông và dư luận Việt Nam đang không quá khắt khe với *** trong văn học. Bạn gõ *** + văn học vào Google thì sẽ nhận được 480.000 kết quả. Thậm chí với tâm lý hiếu kỳ, độc giả Việt đang có xu hướng chấp nhận nó, với tâm lý câu khách (và bầy đàn), nhà văn Việt đang có xu hướng tôn vinh nó.
    Còn sự khắt khe, nếu có, thì tất nhiên thôi, mọi đánh giá đều tham gia vào quá trình phát triển mà, rite?
    .
    Bạn không rõ ràng ngay từ cách đặt vấn đề rồi. Giờ lại không rõ ràng trong cách lập luận nữa. Cuối cùng là bạn muốn mọi người hầu chuyện mình về tác động của xu hướng *** trong văn học Việt Nam lên xã hội, hay là nguồn gốc của xu hướng ấy, hay là về định kiến của xã hội Việt Nam với *** trong văn học, hay là đặc trưng của *** trong Văn Học Việt Nam thế kỷ XXI so với thế giới, hay là tất cả? Tất cả thì nhiều quá, 480.000 kết quả! Họ đã nói và vẫn đang nói.
    .
    Nói bạn đừng tự ái, vì là "để đối thoại" chứ không phải "để khẳng định". Ông bạn mình, học Học Viện ra, mới về làm trưởng ban VTC News. Về cái tuyên bố thẳng với cấp dưới: tuyển người, nhưng cương quyết không tuyển Học Viện!
    .
    Và bây giờ, khi đọc cách đặt vấn đề của nhà báo trẻ, mình hơi giật mình. Bạn nêu ra một chủ đề rất rộng và nhiều góc cạnh bằng 3 câu và hi vọng sẽ có người phải tư duy về nó. Rồi ngay cả những lập luận đằng sau cũng chưa thực sự thành một dòng. Đấy không phải tác phong của một người sẽ tuyên truyền và định hướng cho xã hội. Không phải giọng kẻ cả đâu Hoài ạ, nhưng phải nhìn từ cái nhỏ mà rút kinh nghiệm đấy! Rất chân thành.

Chia sẻ trang này