1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Xu hướng *** trong văn học đương đại?

Chủ đề trong 'Văn học' bởi tovimy, 21/04/2009.

  1. 0 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 0)
  1. dothu87

    dothu87 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    13/05/2009
    Bài viết:
    63
    Đã được thích:
    0
    tớ đã từng thức trắng một đêm chỉ để đọc và viết một cái tiểu luận về rừng Nauy. nói thật là tớ cảm thấy rất là xúc động , Suy cho cùng *** trong RNU cũng chỉ là một phương thức để con người xoá đi sự cô đơn mà thôi. Khiến người ta cảm thấy gần nhau hơn, khi cần một ai đó hơn. *** đó rất là đẹp. Thật đấy.
    Tác phẩm đầu tiên mà tớ đọc có dính đến *** là Bóng đè của Vi Thuỳ Linh. híc! đọc xong làm mấy hôm tớ không dám ăn cơm. mà lại của đối tượng đưa cho đọc nữa chứ. Nói chung là các nhà văn VN còn phải cố gắng nhiều, nếu không muốn nó trở nên thô thiển và mất đi nét đẹp của *** trong văn. Cũng không nên quy kết *** trong văn là không tốt. thật đấy!
  2. dothu87

    dothu87 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    13/05/2009
    Bài viết:
    63
    Đã được thích:
    0
    còn *** trong Cánh đồng bất tận thì khỏi chê rồi. đọc cái đó, mình không có tưởng tượng linh tinh!
    Ặc ặc! hị hị!
  3. The_rossoneri

    The_rossoneri Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    26/12/2003
    Bài viết:
    118
    Đã được thích:
    0
    Em ít chữ cứ thấy đọc "Tuổi thơ dữ dội" chả có tí *** nào mà vẫn là cuốn sách gối đầu giường của em từ bé tới giờ
    Đọc Mật mã Da Vinci thấy đoạn họ tả cảnh ******** trở thành 1 thứ nghi lễ thiêng liêng, mới thấy được chiều sâu tri thức của tác giả.
    Đọc mấy truyện liên quan đến *** của mấy nhà "văn" VN mình bây giờ - xin lỗi em thô thiển 1 tí - em thấy thua mấy truyện *** trên lauxanh.us (đoạn này em phải thành khẩn xin lỗi các bác mem và các bác mod)
    Xin lỗi các bác thật nhiều vì như em đã nói từ đầu em vốn ít chữ
  4. toida17kitu

    toida17kitu Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    21/07/2009
    Bài viết:
    176
    Đã được thích:
    0
    Hả?
    Ai bảo thế cơ?
  5. bluethorn

    bluethorn Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    09/02/2003
    Bài viết:
    355
    Đã được thích:
    0
    Bóng đè nào của Vi Thuỳ Linh hả? Bác dothu, ở đây đang bàn truyện ***, không bàn đến chuyện cười nhé. Đề nghị bác không làm tôi ngã lăn quoay xuống đất vì buồn cười như thế.
    Bác đọc "Bóng đè" nhập tâm quá hay sao mà gán Đỗ Hoàng Diệu cho Vi Thuỳ Linh.
  6. VuDieuMinh

    VuDieuMinh Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    19/03/2007
    Bài viết:
    19
    Đã được thích:
    0
    Phù, cũng may cái topic này cũng mới chỉ có 4 trang để em theo kịp các ý của các bác.
    Em không phải người cổ hủ, em rất cởi mở là khác, nhưng nói thật với các bác, không hiểu sao em không thể chấp nhận được cái cách dùng *** để đưa đẩy, hay dùng *** để làm gì làm gì đi nữa thông qua phương tiện chuyển tải là ngôn ngữ.
    Em vừa đọc xong quyển Chưa đủ cô đơn cho sáng tạo của Inrasara, trong đó có một đoạn thế này: "Có người hỏi tại sao làm thơ? Brodski: làm thơ vì yêu tiếng Nga. Ông không làm thơ để nói lên "cái chí" của mình, để cải tạo xã hội, để dạy đời, thậm chí làm thơ để nổi tiếng. Mà là vì yêu ngôn ngữ. Tình nguyện làm "phương tiện tồn tại của ngôn ngữ". Xưa nay chúng ta từng ban cho thơ hàng đống tính, đặt lên vai nó bao nhiêu chức năng nặng nề, ngoại trừ chức năng cơ bản nhất của nó: làm thơ vì thơ, vì yêu thứ ngôn ngữ chuyên chở thơ, thì chúng ta quên."
    Đấy là nói về thơ ca, nhưng tôi nghĩ trong văn viết cũng vậy, chúng ta quên mất chức năng chính của nó mà cứ hay đặt lên nó những tính , những chất mà nó mang theo.
    Hình như em nói miên man quá! Quay lại topic. Em đọc không nhiều, một số nước ngoài, một số VN, trong đó:
    - Silk: là tác phẩm em đọc đến cuối, gặp phải đoạn *** và phải gấp quyển sách lại, sau đó 2 tuần mới dám dở lại để đọc nốt khoảng 10 trang cuối.
    - Xin lỗi, em chỉ là con đĩ: Đọc xong ngay, nhưng là quyển không thể chấp nhận được, và sẽ không giới thiệu nó với ai.
    -Bóng đè: Đọc vì tò mò, vì không hiểu Đỗ Hoàng Diệu viết nó như thế nào mà lạ "được cấm". Cảm giác để lại là: khinh bỉ!!!
    - Quyên (của Nguyễn Văn Thọ): Em cũng đang đọc dở. Mẹ em đọc xong quyển này và bảo: "Đọc thử quyển này của bác Thọ (vì ông này cũng thân với gia đình em)". Em cầm về đọc, và đọc được một nửa, nhưng không có ý định đọc tiếp. Em muốn tìm lại một Nguyễn Van Thọ của Vàng xưa, chưa không phải là một NVT đang theo xu hướng của VH hiện đại với các em 8x sẵn sàng cởi bỏ hết mình trong những ngôn từ.
    -......
    Em ko nhớ, đấy là một vài đại diện em vừa đọc và còn nhớ được cảm giác nhất.
    Cơ mà ở cái xưởng in của em, chúng nó vừa đưa làm lậu 1000 quyển Bóng đè đấy! Chứng tỏ thị trường vẫn có nhu cầu về những tác phẩm như vậy.
    Đấy là ý của riêng em thôi, em không có ý tranh luận, đối chất hay gì gì với anh chị cô bác nào cả chỉ là em thấy như thế thì em nói ra cho nó nhẹ lòng thôi.
    VH thời kỳ này của VN ... ??? Em có thể đọc cái gì, các bác mách được không?
  7. dothu87

    dothu87 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    13/05/2009
    Bài viết:
    63
    Đã được thích:
    0
    ha ha! đúng là mềnh bị tẩu hoả nhập ma rồi! Xin lỗi xin lỗi! Già cả không nhớ rõ gì! hê hê!
  8. toida17kitu

    toida17kitu Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    21/07/2009
    Bài viết:
    176
    Đã được thích:
    0
    Hôm qua tớ vừa mua quyển Rắn và khuyên lưỡi của Kanehara Hitomi, chuyện xoay quanh punk, ***, xăm trổ, và cả split-tounge. Chuyện kể về một cô gái bụi là Lui, một chàng trai quậy phá nhưng yêu Lui tha thiết là Ama, về chủ cửa hiệu xăm trổ và bấm khuyên Shiba-san. Miêu tả rất rõ những cảnh ******** và cuộc sống bế tắc của Lui, tất cả ngập chìm trong rượu và ***. Rồi cái chết bi thảm của Ama mới khiến Lui nhận rằng cô thực sự yêu anh, một tình yêu mà tới tên thật, tuổi tác của người tình cô cũng ko biết. Về một Shinba-san yêu Lui cùng với những cách ******** bạo dâm. Xuyên suốt tác phẩm là split-tounge, chẻ lưỡi như lưỡi rắn của Lui. Nói chung, cũng là 1 dạng giới trẻ của Nhật, sa đà trong cách sống trụy lạc, tăm tối, với ***, với xăm trổ và với split-tounge. Tới kết chuyện cũng chẳng tìm ra một lối thoát nào, luẩn quẩn, vòng vo. Hình như truyện này được viết bằng một thứ văn phong trần tục giản đơn nhiều hơn. Nhưng mà đang bàn về *** ok, gì chứ *** thì quyển này tả kỹ lắm, yên tâm :))
  9. monaco_vn

    monaco_vn Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    08/07/2003
    Bài viết:
    163
    Đã được thích:
    0

    của nợ! tôi ko thể trân trọng được những tác phẩm viết về ***, và tôi cũng ko thể trân trọng những nhà văn, nhà thơ Việt Nam viết về ***.
  10. choai

    choai Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    02/09/2003
    Bài viết:
    745
    Đã được thích:
    0
    Hơ hơ hơ. Bác này hay thật.
    Cụ Nguyễn Du khi viết những dòng vê cảnh Kim Trọng và Thuý Kiều gặp gỡ như thế này nhé:
    '' Sóng tình dường đã xiêu xiêu
    Xem trong âu yếm có chiều lả lơi".
    Rõ qúa rồi còn gì. May mà Kiều "tỉnh'' đấy ạ.
    Còn đoạn Thúc Sinh với Kiều khỏi nói đi nhé: "
    " Hải đường mơn mởn cành tơ
    Ngày xuân càng gió càng mưa càng nồng
    Nguyệt hoa hoa nguyệt não nùng
    Đêm xuân ai dễ cầm lòng được chăng".
    Bác biết ngày xưa người ta dùng chữ xuân để chỉ cái gì rồi đấy.
    Đấy là em chưa kể cái vụ Mã Giám Sinh. Ầy, Tvụ với Từ Hải cũng được nhắc đến, nhưng tí xíu thôi em chả kể.
    Tóm lại, bác hay thật cơ. Em muốn vote bác 6 sao, nhưng ttvnonline chỉ có 5, nên đành chịu vậy.
    Không biết cụ Nguyễn nghĩ gì????!!!

Chia sẻ trang này