1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Xu hướng!

Chủ đề trong 'Trường PTTH Lê Quí Đôn' bởi anh_xach_nuoc, 22/07/2002.

  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
  1. anh_xach_nuoc

    anh_xach_nuoc Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    26/04/2002
    Bài viết:
    118
    Đã được thích:
    0
    Xu hướng!

    " Là người đầu tiên đề xuất dùng đèn tiết kiệm điện, nhiều người đã cười tôi vì ý tưởng này. Tuy nhiên, hiện Tổng công ty Điện lực Việt Nam cũng đã có 1 triệu bóng đèn tiết kiệm điện để cung cấp cho người dùng trong nước. Như vậy, những đề xuất của tôi cách đây mấy năm cũng được thực hiện, mặc dù bản thân tôi chẳng hề được nhắc tới''."

    " Lúc làm luận án, họ khuyên tôi chỉ cần lấy một mẫu có sẵn để có các thông số, như thế cũng xong luận án PTS, nhưng tôi không chịu và nói: Làm như vậy nếu tôi về Việt Nam không có mẫu thì tôi phải vứt à? Vậy là tôi đã chế tạo ra mẫu, tôi đã cải tiến phương pháp của Mỹ - họ chế tạo gradin nhiệt độ dọc thì tôi lại làm gradin nhiệt độ ngang. Phương pháp này của tôi đã cho kết quả nhanh gấp 42 lần sản phẩm của Mỹ. Vì vậy, ngay sau đó tôi đã được cấp bằng sáng chế''.
    ____________________________


    Việc hiện nay ở Việt Nam có quá nhiều người bắt chước sẽ dễ dàng dẫn đến sự thật bị bóp méo, sự đóng góp của người có tài sẽ bị hạn chế. Khi mà thế giới ngày càng phát triển, cạnh tranh càng gay gắt thì tính sáng tạo của từng cá nhân là 1 nhân tố quyết định sự lụi bại, phồn vinh của 1 đất nước, ở tất cả các công ty lớn trên thế giới các bạn có thể thấy những khẩu hiệu dạng như "think difference" , " we always dream " tức là "nghĩ khác", "mơ ước", tức là sáng tạo được coi là điều kiện sống còn của công ty đó, là ưu thế trên thương trường của công ty.

    Bởi vậy tôi cho rằng việc đào tạo những con gà nòi để đi lấy thành tích ở thành phố, ở cấp quốc gia, ở trong khu vực, trên thế giới là suy nghĩ ngắn, về lâu về dài không mang lại hiệu quả, mà trái lại chính những người đạt thành tích trở thành nạn nhân của thành tích, họ tự đánh mất những suy nghĩ, sáng tạo của mình để biến thành robot chuyên đi giải những bài tập mẫu để ở kì thi họ nhìn cái là biết cách làm rồi, và rồi đạt danh hiệu phù phiếm, để rồi vẫn một câu hỏi lớn " nước ta có bao nhiêu học sinh, sinh viên đạt thành tích cao ở các giải trên thế giới mà vẫn nghèo".
    Theo tôi cần loại bỏ tất cả các lớp chọn, lớp kĩ sư tài năng ở tất cả các cấp bậc giáo dục đào tạo mà chỉ nên để tồn tại trường chuyên như tất cả các nước trên thế giới. Lớp chọn và lớp kĩ sư tài năng là sự bất công trong giáo dục đào tạo, giống như trường dành cho những người giàu, trong khi trường là trường công, xe buýt công cộng dành cho những người có thu nhập cao, trong khi xe buýt là xe công cộng. Việc tập trung những học sinh giỏi vào 1 lớp sẽ gây ra sự mất cân bằng tự nhiên và sự cạnh tranh giữa các học sinh để phát triển. Trường chuyên ở cấp tiểu học cần loại bỏ hoàn toàn, hạn chế trường chuyên ở các cấp cao hơn, để học sinh thi vào trường chuyên hoàn toàn theo ý nguyện của học sinh, tức là người học sinh đó cảm thấy mình có hứng thú, muốn tìm hiểu sâu hơn về 1 môn nào đó, chứ không phải vì 1 sự bảo đảm vào lớp chuyên thì sẽ có tương lai hơn. Trong trương trình dạy học cần tham khảo các nước phương Tây làm sao để cho học sinh tự do phát triển khả năng của mình, tự do đứng trên bục giảng phát biểu ý kiến của mình về 1 chủ đề nào đó. Theo tôi đó là giải pháp cho giáo dục Việt Nam hiện đại, để không phải hô hào thừa thầy thiếu thợ, lúc đó tự học sinh sẽ điều chỉnh, họ sẽ tự thấy được đâu là con đường cho mình, để mỗi lần thi đại học không phải như toàn dân vào cuộc như hiện nay.


    "Niềm vui của ông là niềm vui của một người thầy giáo, và nỗi buồn của ông cũng không nằm ngoài những băn khoăn, trăn trở của một người thầy. ''Điều thất bại lớn nhất của tôi là thấy rất nhiều học sinh bây giờ càng ngày học càng kém đi, không có khả năng tư duy độc lập như thế hệ trước đây''- ông thở dài. "
    ______________________

    Đây thực sự là 1 nhận định nhìn thẳng vào sự thật, đây không chỉ là thất bại của ông mà là thất bại của chính mỗi chúng ta và của Bộ Giáo Dục và Đào Tạo. Mất khả năng tư duy độc lập hoàn toàn gắn với những gì đã và đang diễn ra trong những năm gần đây ở Việt Nam: đó là sốt nuôi chó cảnh, sốt nuôi ốc bươu vàng, sốt Hàn Quốc, nhưng cơn sốt trong giới học sinh, sinh viên về 1 loại quần áo, 1 loại dày dép, sốt đi xe Space, sốt đi xe @, sốt chat chít, sốt tiếng Anh, sốt học 1 ngôn ngữ nào đó, sốt xin việc phải có bằng ngoại ngữ, vi tính, bằng lái xe( cuối cũng chẳng biết gì cả), sốt 2 bằng, sốt xin học bổng du học qua mạng internet, sốt học cao học. Vâng còn bao cơn sốt nữa xung quanh bạn, hoặc nó đang tiềm ẩn, sẽ dễ dàng bộc phát. Bất cứ ai cũng có thể thốt lên rằng người Việt Nam ta sao giỏi bắt chước thế, nhất là trong kinh doanh, hôm nay cửa hàng thấy quầy hàng bên cạnh bán chạy một mặt hàng nào đó, y như rằng hôm sau có mặt gần khắp chợ. Rõ ràng ai cũng thấy sự bắt chước trong trường hợp này hoàn toàn không có lợi cho bản thân, xa hơn nữa là cho đất nước, nó làm rối loạn cả xã hội. Tôi không biết có phải là Trung Quốc lợi dụng điểm yếu này của ta không, nhưng lần nào kịch bản cũng giống nhau: đầu tiên họ thu mua 1 mặt hàng gì đó với giá rất hời, nhưng tại thời điểm đó còn ít, ví dụ như chó cảnh, sau đó ở khắp nơi nhà nhà nuôi chó cảnh, đến khi nhà nhà cần xuất chó cảnh sang Trung Quốc thì họ ngừng thu mua, cũng như vậy với ốc bươu vàng hại mùa màng, lại vừa rồi "Đau cùng vải thiều", " Khóc cùng dưa hấu" ( Báo Lao Động)..., còn tiếp theo không biết thế nào.
    Người ta bắt chước khi nào, khi mà người ta cảm thấy cái cần bắt chước thực sự cần thiết cho mình, nó hợp với mình, mình thực sự cảm thấy hài lòng với nó, khi tự xét thấy cái cần bắt chước là cái tối ưu, là xu hướng chung của sự phát triển. Bắt chước mà chỉ thấy cái lợi nhỏ trước mắt là suy nghĩ ngắn, không thể tồn tại được lâu, dân gian có câu " Đẽo cày theo ý người ta còn ra cái gì". Khi hiện nay rất nhiều công ty mở ra sản xuất phần mềm, nếu tôi là 1 người sắp đầu tư kinh doanh tôi sẽ đầu tư sản xuất phần cứng, làm gần giống Trung Quốc, bước đầu sản xuất những thiết bị thô, như bàn phím, chuột, nhưng bàn phím và chuột ở đây là bàn phím và chuột không dây ( thiết bị không dây là xu hướng chung, giống bộ điều khiển từ xa), trước tiên là để xuất khẩu.

    Nhiều khi sự thật không phải bao giờ cũng thuộc về số đông, nhưng rất tiếc là tại thời điểm đó quyết định lại là do số đông,
    _____________________________

    Bạn nào đọc xong những cái này xin xem lại: tự hào Lêquídôn
    -----------------Tuong-----------------------
  2. anh_xach_nuoc

    anh_xach_nuoc Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    26/04/2002
    Bài viết:
    118
    Đã được thích:
    0
    Trước đây mình có hơi quá đáng, mong các bạn tha lỗi.Nick anh_xach_nuoc này đã được làm từ lâu nhưng bây giờ sử dụng là thích hợp nhất.Em có lời xin lỗi gởi đến bác chankun mong bác bỏ qua cho em.Chỉ tại lúc trước em suy nghĩ nông nỗi quá.Cứ muốn người ta phải nghĩ như em, phải làm như em.Nay em biết để được như vậy thì em phải có cách làm khác, không nên quậy tưng mọi thư lên để chơi ngông nữa.
    ------------Tuong-----------
  3. beckhamA3

    beckhamA3 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    05/06/2002
    Bài viết:
    7
    Đã được thích:
    0
    Đề tài bạn vừa đề cập quả thật rất nhạy cảm và rất bức xúc trong thờI điểm hiện nay. BởI vậy có một cái nhìn thật sự đúng đắn là một vấn đề không dễ dàng. Lý luận của bất cứ ai cũng có những dẫn chứng rất hợp lý, thuyết phục, tuy nhiên chúng ta cần xét nhiều khía cạnh của vấn đề thì mớI khách quan và chính xác hơn.
    Trước hết tôi xin góp ý về tình trạng giáo dục của chúng ta. Việc học lớp chuyên, lớp chọn thì đã có rất nhiều người bàn đến, nhìn chung thì ý kiến chê nhiều hơn khen. Đa số cho rằng việc phân chia như vậy sẽ tạo ra khoảng cách lớn về học sinh lớp chuyên và học sinh bình thường, dẫn đến việc phổ cập giáo dục không được cân bằng. Tuy nhiên nếu chúng ta nâng cao mặt bằng trình độ lên thì việc có những lớp chuyên như thế là hết sức cần thiết theo đúng ý nghĩa là đào tạo nhân tài của nó. Những lớp chuyên mà học sinh được phụ huynh ép vào để được học trong môi trường tốt thì có lẽ không đúng với ý nghĩa của nó. Để có được lớp chuyên thực sự thì việc khó nhất là xác định thời điểm nào là hợp lý nhất để hình thành lớp chuyên. Ở đây tôi không nêu ra ý kiến của mình vì chưa đủ trình độ.
    Nhiều người lại mang giáo dục nước ta ra so sánh với các nước trên thế giới, đặc biệt là các nước tối văn minh. Điều đó rất thực tiễn vì một nước tiên tiến thì thì tất nhiên nền giáo dục của họ cũng phải tiên tiến. Rất đáng để chúng ta học hỏi, nhưng yếu tố quan trọng nhất trong việc phát triển giáo dục, cũng như bất cứ vấn đề gì khác, chính là yếu tố nhân sự. Trước hết nói về cội nguồn là những người làm sách. Khi chúng ta so sánh chương trình học của mình với các nước trên thế giới, ai cũng cho rằng chương trình của chúng ta cao hơn rất nhiều. Nhưng có một sự nhầm lẫn rất tai hại, đó là khi so sánh như vậy, chúng ta đã không so sánh bộ sách giáo khoa chính thức mà chính là so sánh những cuốn sách nâng cao, sách tham khảo của mình với nước ngoài. Ở đây lại nảy sinh một vấn đề khác, đó là đội ngũ dạy học của chúng ta đã quá coi trọng việc mở rộng chương trình mà Bộ giao, để rồi trở thành một xu hướng, một sự tất yếu của việc học sách nâng cao, trong khi đó là những cuốn sách viết cho trình độ cao hơn mức bình thường, mức mà các nhà giáo dục đã dày công nghiên cứu và xác định cho học sinh chúng ta. Đôi lúc cách học như vạy cũng rất bổ ích để nâng cao trình độ chung như đã nói ở trên, nhưng thử hỏi đã có nghiên cứu chính thức và khoa học về tác dụng cũng như tác hại của các loại sách đó chưa, các loại sách mà đôi lúc bắt ép học sinh học quá nhiều. Một sự khác biệt giữa giáo dục của chúng ta và nước ngoài, theo kinh nghiệm của tôi, chính là sự dao tạo thiếu toàn diện. Việc học văn hóa là quan trọng, nhưng để tạo ra một con người của thời đại hôm nay thì các yếu tố như thể lực, nhạc họa... là hết sức quan trọng và cần thiết. Mặc khác đôi lúc việc phát hiện năng khiếu lại chính là nằm ở nhưng môn học đỏi hỏi nhiều sáng tạo như họa, nhạc, thiết kế mẫu... Mà chúng ta lại không có các môn học đó trong chương trình THPT.
    Chương trình học đã là một bất cập, nhưng cái chính là phụ huynh, học sinh mà cả giáo viên đã không đủ dũng cảm và sáng tạo để vượt lên những hạn chế. Nói chung học nhiều thì không xấu, nhưng nếu thầy cô giảm bớt dạy thêm, dạy nâng caophụ huynh không bắt con em mình học cho bằng bạn bè thì học sinh của chúng ta có thể thoải mái hơn đề phát triển một cách toàn diện. Và rồi chúng ta không còn phải "cày" để vào được đại học nữa, vì mức cổng Đh sẽ "vừa" hơn đối với mỗi chúng ta. Rõ rang chúng ta đang tự làm khó mình chỉ vì không dám thực hiện một sự thay đổi, một sự thay đổi mà bất cứ học sinh và thậm chí phụ huynh nào cũng mong muốn. Một lý do nữa đề không nên học nâng cao quá là liệu những kiến thức kia có thật sự cần thiết không. Tôi tin là một tỉ lề phần trăm rất lớn sẽ nói "không".
    <--chừng đó đủ rồi, bửa sau lí luận tiếp-->
  4. Anh_Ghet_Em

    Anh_Ghet_Em Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    11/05/2002
    Bài viết:
    129
    Đã được thích:
    0
    Bên lề chủ đề :Ha ha ha......Cái bài viết sau cái chủ đề đề nghị bác Tường cho cái Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam...nha.
    Hi hi hi......À !Nhớ pahỉ viết thêm là BẢN KIỂM ĐIỂM nữa.....hi hi
    Tôi nghĩ rằng đây là 1 chủ đề rất hay và rất đáng được chúng ta quan tâm........Tôi nghĩ rằng Bộ Giáo Dục và Đào Tạo của chúng ta không hoàn toàn theo xu hướng mà đi ngược lại xu hướng cái nước khác......Các đây khoảng vài năm về trước.....để rút ngắn khoảng cách với các nước khu vực-->Bộ GD ĐT của chúng ta nghĩ rằng GD chính là động lực thúc đẩy phát triển đất nước.....Nhà nhà nghĩ vậy,người người nghĩ vậy.....Và thực tế đã đưa việc GD ĐT con em chúng ta là mấu chốt.....Tình trạng học hành để lên 1 tình trạng báo động....Và cái ấy đã đi sâu vào tiềm thức của mỗi người dân
    Tôi xin đưa 1 ví dụ:Hai người cùng 1 cơ quan......Ông A con học Trần Phú....Ông B con học LQĐ ---->Ngày nào ông A cũng về nhà chửi con:Mày cũng như nó mà sao mày học TP còn nó học LQĐ.....
    Tôi nghĩ rằng đó là điều mà các bậc phụ huynh cần phải tránh....Nếu nhắc nhở thì chỉ xin nhắc nhở 1 lần....Thực tế con người VN có lòng tự ái rất cao.....Khi đụng chạm vào 1 vấn đề tế nhị nào đó của họ thì sẽ thay đổi con người.....Có nhiều người vì tự ái quá nên không thể sáng suốt trong cách nghĩ,cách làm.....(Như tui đây khoẻ re à....đâu biết tự ái là gì đâu nao???hi hi)
    Ví dụ như khoảng cách giữa ta và các nước không thể thu ngắn 1 sớm hay 1 chiều được.....Đó là sự cố gắng học tập trong nhiều năm và sự học tập ấy cần nhất là việc rút kinh nghiệm của các nước đi trước......Chúng ta nhận thấy rằng việc phát triển kinh tế cũng đi đôi với việc phát triển cơ sở hạ tầng.....Như ĐÀ NẴNG chẳng hạn.....Để vươn lên xứng đáng với bộ mặt của TP trực thuộc TW chúng ta đã đẩy mạnh việc phát triển giao thông,mở đường làm cống....xây dựng công trình.....Nói chung là phát triển qui mô theo diện rộng......Kết quả :Cái công viên nước là 1 thất sách......Các con đường Ô I K .HP đang bị ùn tắt giao thông và tiếp theo sẽ là đường PCT và HV.......Tôi nghĩ rằng các con đường trên họ có khả năng thi công rất nhanh Nhưng có lẽ việc thi công trên diện rộng đã làm cho tiến độ công trình quá chậm....Không biết có tới kịp mùa mưa không??Hic......Hình như tôi hơi bị lạc đề
    Tôi nghĩ rằng những năm gần đây Bộ GD ĐT đã thấy được những sai lầm của mình và đang cố gắng thay đổi = cách giảm tải ......Nhưng có lẽ hơi bị khó vì như tôi đã nói ban đầu rằng....Việc học đã đi sâu vào tiềm thức mỗi người.
    Một đất nước muốn đi lên thì phải có sự trợ lực của toàn dân.....Tôi cảm thấy rằng nhà nước chúng ta hơi hèn nhát ....Không dám tự phê bình và nhận lấy khuyết điểm......cho dân biết để dân giúp đỡ rồi từ đó mà đi lên......Khi nào cũng cho cái việc của mình là đúng..Hừ

    Nghĩ là nghĩ vậy thôi chứ thực tế khác lắm.....hi hi hi
    Nắng mưa là chuyện bình thường.
    Cúp cua là chuyện các chàng ban A!
    Lê Vũ Xuân Trường
  5. khanhvi

    khanhvi Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    16/01/2002
    Bài viết:
    557
    Đã được thích:
    0
    học sinh chúng ta hiện nay nhiều khi học mà không biết được mục đích " học để làm gì nữa cơ" . bởi một phần chương trình học của chúng ta nghiêng phần lớn về Lý thuyết chứ chưa đào sâu vào vấn đề thực hành. Nên hs ít nắm rõ vấn đề một cách sâu sắc, dẫn đến tình trạng học vẹt , học chạy theo điểm...
    một phần cũng vì sức ép của gđ..
    Hy vọng chúng ta sớm kiếm được một phương pháp học tốt nhất , giảm bớt thời gian học thêm , tự học nhiều hơn..
    what do you think 'bout this??
    [red]
    beckham77
  6. thanhvinh

    thanhvinh Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    06/04/2002
    Bài viết:
    151
    Đã được thích:
    0
    Mời các bạn vào đây bàn luận tiếp.
    Xin lỗi các bạn nghe. Cho tui quảng cáo 1 tí :
    Mời các bạn cùng tham gia diễn đàn chung (không chỉ dành riêng cho lớp A3 mà cho tất cả mọi nguời) .
    Các bạn có thể link trưc tiếp từ : http://members.lycos.co.uk/vnf/ib hoặc vào địa chỉ http://a3lqddn.yoll.net, sau đó vào phần diễn đàn chung.
    Khi tham gia diễn đàn , mời các bạn vào box Thông báo để đọc bài Hướng dẫn sử dụng Forum của tôi. Cảm ơn các ban.
    Một lần nữa xin lỗi các bạn
    "Bao nhieu nam phieu bat chon giang ho.
    Tam than tan chim trong cat bui.
    Bong anh nguoc len quay dau nhin lai.
    Tiec rang, chi con hu vo va ao anh.
    Dau long , anh chot nho que huơng."

  7. anh_xach_nuoc

    anh_xach_nuoc Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    26/04/2002
    Bài viết:
    118
    Đã được thích:
    0
    Tôi del vì tôi nghĩ các bạn không nên tốn thời gian mà đọc đâu
    Được anh_xach_nuoc sửa chữa / chuyển vào 11:20 ngày 25/07/2002
  8. anh_xach_nuoc

    anh_xach_nuoc Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    26/04/2002
    Bài viết:
    118
    Đã được thích:
    0
    Ph ần Hai
    Không ai viết sử mà không bị chi phối bởi một phương pháp sử học. Vì người ta viết sử cho hôm nay và cho mai sau, chứ có ai viết cho quá khứ. Mà viết cho hôm nay và cho mai sau có nghĩa là ta muốn dùng lịch sử như một bài học cho nên việc quan trọng là giải thích lịch sử, để rút ra kinh nghiệm. Nhưng vì giải thích lịch sử chỉ là một sự chấp nhận (convention), như tôi đã nói ở trên, mà sự chấp nhận ấy phụ thuộc vào nhận thức hiện tại của chúng ta nên viết về quá khứ thực chất là viết về hiện tại. Châm ngôn có câu « Hãy cho tôi biết bạn anh là ai, tôi sẽ nói anh là người thế nào », có thể sửa lại « Hãy nói cho tôi cách anh hiểu lịch sử , tôi sẽ nói nhận thức của anh là gì ».
    Chứng minh điều này ta chi cần điểm sơ qua nhưng phương pháp sử học thì sẽ thấy rõ.
    1-Phương pháp sử đầu tiên mà ta có thể điểm đến là phương pháp sử của Trung Quốc, mà linh hồn của nó là Khổng Tử với bộ sử Xuân thu (Người đời sau chê ta hay khen ta cũng từ ở đây, Chính Khổng tử đã tâm sự như vậy). Vì sao ? vì Khổng Tử đã giải thích và trình bầy sử theo quan niệm đạo đức, thiên mệnh. Rằng xã hội thịnh trị hay rối loạn là do đạo đức của nhà cầm quyền. Và do Thiên Nhân giao cảm nên trời bằng hạn hán, động đất, nguyệt thực, Nhật thực mà cảnh báo huặc trừng phạt con người. Từ đó nó đưa ra những nguyên tắc đạo đức xã hội như « Tam cương , Ngũ Thường ». Dùng các phạm trù « Tam cương Ngũ Thường » để giải thích chuyện xưa.Nhưng người thời Xân Thu, Chiến Quốc đâu có biết đến « Tam cương Ngũ thường », đó chỉ là một cách hệ thống hoá do Khổng Tử đúc kết ra để giải thích lịch sử mà thôi. Nếu ta lấy lại ví dụ ly dị trên, thì lý do Vợ Chồng ly dị nhau sẽ là : Họ ly dị nhau vì Người vợ không đứng đắn, không chung thuỷ, từ đó anh chồng không thiết tới làm ăn, tiền kiếm không đủ nuôi con,lại sinh ra bất mãn, uống rượu. rồi từ đó nảy sinh ra xung khắc trong gia đình dẫn đến ly dị. Trong cách giải thích này, nhận thức vai trò của đạo đức rất rõ, vì nhấn mạnh đến sự không chung thuỷ của người vợ. Coi đó là đầu mối của sự việc. Điểm yếu ở đây là anh chồng không kiếm được tiền nuôi vợ con không thể giải thích bằng đạo đức,vì người vợ đâu có chịu trạch nhiệm về khả năng làm việc của anh ta.
    2-Phương pháp sử Mác xít. Mà tiêu biểu là tác phẩm « Đấu tranh giai cấp ở Pháp » nói về thời Napoléone và cách mạng 1848, do chính Marx viết. Điểm nổi bật của nó là đã dùng xã hội học (khái niệm giai cấp), làm công cụ phân tích. Ưu điểm của nó là lần đầu tiên người ta đề cập đến phần chìm, đến nguyên nhân kinh tế, xã hội của lịch sử. Sách sử hiện đại, ảnh hưởng rất nhiều phương pháp này, không chỉ đơn thuần trong các nước XHCN cũ, mà ở Pháp, Đức nói chung là ở Tây Âu nữa. Nhược điểm của nó, là coi trọng điều kiện khách quan, coi đó là những điều kiện tiên quyết duy nhất. Còn không coi trọng yếu tố chủ quan, nên rất dễ sa vào con đường suy diễn, và dẫn đến nguỵ tạo dữ kiện sử học. Nếu ta lấy lại ví dụ vụ ly dị ở trên : thì lý do hai người bỏ nhau do khó khăn kinh tế, Chồng không kiếm đủ tiền nuôi con,từ đó nẩy sinh xung khắc gia đình,làm người vợ có hai lòng,anh chồng bất mãn sinh ra nghiện rượu xung khắc lên đến cao trào dẫn đến ly dị. Cách giải thích này nhấn mạnh đến yếu tố kinh tế, xã hội. Nhưng những yếu tố này chưa đủ để giải thích thái độ, đạo đức của người vợ. Vì không phải ai nghèo vợ cũng ngoại tình (Nhiều khi trong thực tế lại là ngược lại)
    3-Một phương pháp sử quan nữa rất thịnh hành ở các nước Anh -Mỹ mà đại biểu là Karl Jasper (còn có nhiều vị nữa, nhưng tôi không rành lắm, có lẽ MyLang và Mike Nguyễn có thể cung cấp nhiều tài liệu hơn về trường phái này). Ngược với trường phái Mác xít, họ chỉ coi trọng những dữ kiện sử biên niên, mà không phân tích sâu vào nguyên nhân. Nhưng tôn trọng 100% dữ kiện lịch sử. Quan đỉêm của nó hơi giống quan điểm về luật pháp ở Anh Mỹ chỉ quan tâm đến sự kiện thật xẩy ra mà không nói tới ý đồ dạng như Bạn có ý định hành hung, nhưng một khi nạn nhân chưa bị hành hung thì bạn vẫn trắng án, mặc dù tất cả mọi người đều rõ ý đồ của bạn nhưng không có bằng chứng. Nếu vận vào ví dụ trên của chúng ta, thì họ sẽ tường thuật rất tỉ mỉ vụ việc như thế nào, Anh chồng đánh vợ ra sao, trước khi đó đă uống mấy chai rượu. Chị vợ bị thương ở đâu. Nhưng sẽ không nói tới nguyên nhân sâu xa tiềm ẩn. Như trên tôi đã nói, viết sử là tự kỉ ám thị, viết xưa nhưng lại nói nay. Thế thì cái trường phái này nó muốn nói cái gì ? có lẽ không nói gì cả. Vì văn hoá Anh-Mỹ (Là những nước theo đạo tin lành) nên nhân sinh quan, thế giới quan của họ đều quy về Kinh thánh, mà không dùng sử. Nhưng nó cũng nói lên một nhận thức về luật pháp.
    Đáng nhẽ tôi phải viết vài lời về sử liệu nữa. Nhưng e qua dài. Chỉ xin lưu ý hai điều:
    1.Sử liệu không đươc thu thập đầy đủ. Ví dụ như trong chiến tranh VN, người Mỹ có nhiều sử liêụ hơn phía VN. Nên nguồn tư liệu mất cân đối.
    2.Người thu thập tư liệu cũng có chính kiến của họ trong việc chọn và ghi sử liệu.
    Bây giờ thì nói chuyện sử việt nam để chứng minh việc ?znói xưa, viết nay?o Từ khi có chính sách đổi mới, ta cũng dễ nhận thấy sự biến chuyển trong nghiên cứu sử VN. Nếu trước năm 1975, đề tài sử học chủ yếu là khởi nghĩa nông dân kể cả sách viết cho nhi đồng, mà nay tôi con nhớ được mấy vị: Nguyễn Hữu Cầu, Ngô Bệ, Phan Ba Vành. Sử đươc dùng minh hoạ cho nhận thức đấu tranh giai cấp, và đặc biệt phục vụ cho cuộc chiến tranh giải phóng dân tộc. Cũng vì vậy mà các vương triều TRINH, NGUYEN đều bị nhấn xuống bùn đen, vì nếu không làm đất nước trì trệ, thì cũng ?zcõng rắn cắn gà nhà?o
    Từ 1986 đặc biệt là từ thập kỷ 90, các đề tài lịch sử mới quay sang đề tài ông cha ta dựng nước như thế nào(vì đó cũng là điều quan tâm hiện nay). Tự nhiên khởi sắc lại nhựng sự quan tâm về các vương triều này, nhưng lại về mặt tốt. Vì nói cho cùng thì đó là những triều đại còn để lại nhiều dấu ấn nhất cho chúng ta ngày nay (Nhà Nguyễn còn tồn tại tới thế kỷ 19 kia mà, tức là về mặt lịch sử mới là tối hôm qua thôi)
    Một điều thú vị nữa. Nếu trước đây Triều Lê thánh Tôn (Thế Kỷ 15) , được coi là đỉnh cao nhất của nền phong kiến Việt Nam. (theo mô hình sử quan Mác xít, thì chế độ phong kiến tập quyền ở một mức độ phát trỉên cao hơn thời phân quyền). Thì hiện tại không mấy ai nói đến nó. Người ta thích nói về Lý, Trần hơn(Thế Kỷ 11-13). Hơn nữa không ít các học giả ảnh hưởng tư tưởng Phật Giáo, lại coi nó là những triều đại thịnh trị nhất của lịch sử Phong kiến Việt Nam. Vì sao vậy ? vì đó là thời Tam Giáo đồng nguyên, với Phật giáo là Quốc giáo. Thời Lý , Trần ,các Triều đại đều lấy Thiền làm gốc, mà Thiền thì Vô Chấp (dịch sang ngôn ngữ hiện đại là Không Giáo điều), nó thuận với thời mở cửa hơn.
    Đấy là tôi chưa đề cập đến các triều đại ?zbí ẩn?o khác như nhà Hồ, nhà Mạc. Nhưng nếu viết nữa thì qua dài.
    Thế còn tôi ? ý của tôi thế nào . Vì là người yêu Phật Giáo nên tôi thích thời đại Lý, Trần. Nhưng là người tha hương (tự nguyện, phải nói cho chính xác), Tôi lại rất gần gũi với những người nông dân Thanh, Nghệ lần mò vào Nam Bộ, có nghĩa là tôi yêu triều Nguyễn. Nhưng tôi người gốc Bắc nên không thể không nhớ tới mái đình, hội làng Bắc việt mà theo tôi có từ Triều Lê. Cũng hơi có máu dân tộc, nên tôi tự hào về trận Điện Biên Phủ. Tóm lại ở bất cứ chặng đường nào của lịch sử, ta cũng có điều yêu, ghét, tự hào, suy ngẫm. Nhưng phải suy ngẫm bằng chính lương tâm của ta.
    ki zì đây?Ok, iem đề nghị bác MOD trả tự do cho các nick bị khóa.
    Nguyễn Sinh Cung.
    Nố thìn is more precious than independece and freedom but Gals hehe
  9. nmtracey

    nmtracey Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    05/06/2002
    Bài viết:
    142
    Đã được thích:
    0
    Úi giời!
  10. Anh_Ghet_Em

    Anh_Ghet_Em Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    11/05/2002
    Bài viết:
    129
    Đã được thích:
    0
    Tường ơi !
    Tao đề nghị mày dừng chép của trang web khác rùi dán qua đây....Hình như cái mày viết tao đọc được ở đâu rùi thì phải.....Hình như những cái này không phải do chính mày viết ra ???Đúng không?
    Nắng mưa là chuyện bình thường.
    Cúp cua là chuyện các chàng ban A!
    Lê Vũ Xuân Trường

Chia sẻ trang này