1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Xử lý ao nuôi cá có nhiễm nước cống bẩn - Nhờ các cao thủ tư vấn

Chủ đề trong 'Khoa học công nghệ và môi trường' bởi onamiowada, 18/07/2009.

  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
  1. onamiowada

    onamiowada Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    14/06/2007
    Bài viết:
    6.401
    Đã được thích:
    20
    Ông anh họ mình ở quê có cái ao nông. Giờ muốn nuôi ốc, nuôi cá nhưng cái ao này có 1 đường cống nước thải sinh hoạt đổ vào (không thể bỏ cống được và không hướng cống đổ nước thải ra chỗ khác được vì cống là của chung). Chất hữu cơ có trong nước thải, rác thải phân huỷ, nhất là vào những ngày nóng oi làm cho cá của ông ấy chết sạch.
    Mình muốn nhờ các bạn trong Box tư vấn xem có cách nào giúp phân huỷ nhanh chất hữu cơ có trong nước thải và rác thải.
    Mình không phải là người trong nghề, nên cứ tính là sẽ kết hợp mấy phương pháp sau:
    1. Chắn miệng cống bằng 1 tấm lưới để hạn chế rác cỡ lớn chảy vào ao.
    2. Trồng ven ao những cây ngổ dại để giúp xử lý chất thải hữu cơ như 1 đề án nghiên cứu về môi trường của 1 em học sinh Hà tây trước kia, đã được đem đi thi ở Thuỵ điển.
    3. Dùng những cánh quạt nước như ở các ao nuôi tôm nước lợ, để tăng hàm lượng ô xi có trong nước. Điều đó sẽ giúp quá trình ô xi hoá các chất hữu cơ nhanh hơn. Mình sẽ tính làm động cơ sức gió cho những cánh quạt nước này, để cho đỡ tốn điện (vì ao nuôi ốc với cá thì không chịu được mức chi phí cao).
    4. Thả nhiều rong vào ao. Rong sẽ giúp giảm lượng khí CO2 có trong nước, tăng lượng ô xi - cũng với mục đích tăng khả năng ô xi hoá chất thải hữ cơ.
    5. Sử dụng chế phẩm sinh học xử lý bể phốt, thả vào ao để phân giải nhanh hơn các chất hữu cơ.
    Các bạn xem những biện pháp trên liệu có hiệu quả không? Và còn cso những biện pháp nào hiệu quả mà lại kinh tế hơn không?
    Cám ơn các bạn nhiều nhé.
  2. nvl

    nvl ĐTVT Moderator

    Tham gia ngày:
    31/01/2002
    Bài viết:
    4.304
    Đã được thích:
    6
    Xử lý ao nuôi cá có nhiễm nước cống bẩn - Nhờ các cao thủ tư vấn

    Tớ chuyển bài của bạn onamiowada vào đây để thành một chủ đề mới cho thoải mái bàn luận
  3. nvl

    nvl ĐTVT Moderator

    Tham gia ngày:
    31/01/2002
    Bài viết:
    4.304
    Đã được thích:
    6
    Theo ý kiến của tớ thì thế này: Có một số nơi, nhà dân ngay sát dòng kênh nước thải đen ngòm. Mọi sinh hoạt giặt giũ, vệ sinh, rác thải đều xả trực tiếp ra đó. Vậy mà cá vẫn sống được. Nguyên nhân là do có nước từ phía thượng nguồn đổ xuống để thay nước cho kênh mỗi ngày. Tuy nhiên, nếu mức độ ô nhiễm nặng thì cá cũng không thể sống nổi
    Từ đó suy ra, cách giải quyết tối ưu trong trường hợp cái ao có nước thải đổ vào là thiết kế một cái máy lọc nước cho nó, giống như kiểu lọc nước ở bể cá thủy tinh! Mời các bạn khác tiếp tục cho ý kiến....
  4. bathanhphan

    bathanhphan Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    11/07/2009
    Bài viết:
    7
    Đã được thích:
    0
    Phân tích BOD, COD rồi tiếp tục xử lý
  5. onamiowada

    onamiowada Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    14/06/2007
    Bài viết:
    6.401
    Đã được thích:
    20
    Cám ơn Mod nvl đã cho mở thành 1 Topic riêng nhé.
    Mình search trên mạng cả buổi chiều, thì thấy người nông dân nuôi thuỷ sản ở trong Nam có vẻ áp dụng tiến bộ kỹ thuật trong xử lý môi trường nhiều hơn ngoài Bắc. Ở Ngoài Bắc, chỉ tìm thấy có Vĩnh phúc và Hà tĩnh là đã sử dụng chế phẩm sinh học EM trong việc xử lý nước thải sinh hoạt.
    Vậy mà, như các bạn đã biết, nhiều vùng nông thôn miền Bắc, kinh tế gia đình khá phát triển, kèm theo là lượng nước thải, rác thải phát sinh khổng lồ so với thời gian trước kia. Quê tôi là 1 làng ngoại thành Hà nội. Nhiều gia đình ở đây làm giá đỗ, đậu phụ, và nước thải cho chảy thẳng ra ao. Mới khảo sát qua đã có 7 cái ao với diện tích hàng héc ta ở quê tôi trở thành ao chết: không thể nuôi cá, và mỗi khi oi nóng, mùi xú uế bốc lên rất khó chịu. Riêng 7 cái ao đó, nếu xử lý để có thể nuôi thuỷ sản trở lại thì hiệu quả kinh tế đã là khá lớn. Chưa kể đến ý nghĩa cải thiện môi trường sống. Còn bao làng quê khác ở vùng đồng bằng Bắc bộ này làm nghề phụ nữa thì sao?!
    Mình đã nói chuyện với ông anh họ. Làm ít thì giúp anh ấy thôi. Nhưng mình muốn mở rộng ra toàn xã, và nếu có thể thì nhiều xã khác nếu thành công, và coi đó như 1 phần việc của mình. Tức là mình sẽ hưởng 1 phần thành quả từ việc nuôi thuỷ sản của họ, nếu giúp cải tạo các diện tích ao đó thành công. Có thế mới làm việc được lâu dài.
    Bạn nào trong Diễn đàn này có hứng thú với những việc như trên, thì cũng kiếm những diện tích mặt nước chết như vậy, và cùng hợp tác với người nông dân để xử lý môi trường nhé. Chúng ta sẽ cùng trao đổi kinh nghiệm với nhau trên mạng về những thành công và thất bại của mình.
    Việc nhận thầu những công trình xử lý nước thải qui mô như những công trình phục vụ cho 1 khu công nghiệp, hay 1 nhà máy lớn có thể có tổng giá trị hợp đồng lên tới hàng tỉ, hàng chục tỉ đồng. (Mình nghe hóng là nếu xây dựng hệ thống nước thải cho 1 nhà máy như Vedan ở Đồng nai thì phải vài chục tỉ đồng). Còn hợp tác với mấy người nông dân thì có thành công, mỗi tháng ta cũng chỉ kiếm được vài triệu tiền công là may lắm. Có lẽ đó sẽ là lý do khiến cho mình khó kiếm được những bạn trong Box này có cùng mối quan tâm. Nhưng dù sao, mình cũng quyết tâm làm.
    -------------------------------------------
    Hic, mở màn thế đã. Để xác định tinh thần mà....
    Ở bài sau, mình sẽ trao đổi cụ thể về 2 ý kiến mà bạn nvl và bạn bathanhphan đã post ở trên.
  6. bdhuonggiang

    bdhuonggiang Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    30/04/2009
    Bài viết:
    90
    Đã được thích:
    0
    Em đồng ý với ý kiến của bác nvl, nếu có thể pha loãng nguồn thải, thì đây sẽ là phương án khả thi, vì giá khá rẻ. Nhưng theo như lời của bác onamiowada, thì ở khu vực của nhà bác ý có vể như ko có nguồn nc sạch để pha loãng. Thế nên phương án này rất khó tiến hành trên thực tế.
    Việc sử dụng chế phẩm vi sinh có thể sẽ là phương án khả thi hơn. Tuy nhiên, em nghĩ rằng, nên có 1 khu tập chung nc thải trc khi đổ vào ao, nhằm tạo điều kiện tối ưu cho VSV phát triển và phát huy tác dụng. Ví dụ như 1 cái bể chẳng hạn.
    EM là 1 chế phẩm tốt, nếu có chế phẩm gốc, ta có thể gây mầm và nhân lên khá dễ dàng. Hơn nữa, đây là loại nước thải sinh hoạt, nên em nghĩ EM sẽ phù hợp.
  7. nvl

    nvl ĐTVT Moderator

    Tham gia ngày:
    31/01/2002
    Bài viết:
    4.304
    Đã được thích:
    6
    Tất nhiên là nếu pha loãng bằng cách lấy nước từ chỗ khác đến thì tốt, nhưng ở đây là bài toán của cái ao tù. Vì vậy tớ mới đề nghị dùng máy lọc nước theo kiểu bể cá.
  8. onamiowada

    onamiowada Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    14/06/2007
    Bài viết:
    6.401
    Đã được thích:
    20
    1. Về kinh phí, nguồn lực thực hiện.
    Nghĩ đến đầu tư cho xử lý nước thải và rác thải, điều đầu tiên phải nghĩ tới là giá trị bảo vệ môi trường sống cho con người.
    Nhưng có lẽ là từ ông chủ những nhà máy lớn đến những người nông dân ở quê mình, đều chỉ nghĩ tới lợi nhuận mà thôi. Nếu việc xử lý nước thải, rác thải không đem lại cho họ lợi nhuận nhiều hơn là không xử lý thì họ không làm, bất chấp việc môi trường sống của chính họ bị ô nhiễm.
    Cái chính là lợi nhuận, chứ vốn đầu tư cá nhân có thể huy động thì không ngại. Vì thu nhập của dân quê mình cũng khá lắm. Ví dụ như 1 hộ gia đình làm giá đỗ, mỗi ngày trừ chi phí, họ kiếm được 1 triệu đó.
    Cái ao rộng khoảng 360m2 mà mình định làm thí điểm ấy mà, kinh phí dự toán cho việc mua vật tư, thi công, .....và công tư vấn kỹ thuật để xử lý ô nhiễm 1 lần (toàn ao) chỉ là khoảng 10 triệu thì chủ ao có thể chấp nhận được. Chi phí hàng tháng (xử lý nguồn nước thải đổ vào ao) chỉ khoảng 5 trăm ngàn đồng. Có giữ mức chi phí thấp như vậy thì mới đảm bảo lợi nhuận cho chủ hồ, ao.
    Nếu mức chi phí xử lý ô nhiễm cao hơn, các chủ hồ ao đành bỏ mặc cho 7 cái ao hồ này thành nơi chứa nước thải như 2 năm qua vẫn bỏ mặc, chứ không chịu đầu tư đâu.
    Lao động thì chỉ có 1 lao động cho mỗi ao thôi, đó chính là chủ các hồ ao. Thêm mình nữa, nhưng mình "chỉ trỏ" là chính thoai.
    Còn 1 nguồn lực tài chính nữa có thể hy vọng. Đó là sử dụng ngân sách nhà nước cấp. Cán bộ xã tớ ngoại giao khá ổn; quê tớ lại là quê của 2 cán bộ có vị trí khá cao ở Bộ KHĐT, và ở huyện, nên họ cũng thuận lợi hơn trong việc "quan hệ" xin tiền dự án. Thành tích của họ là xin được tiền làm chợ (hơn 1 tỉ), đường nhựa trong xã (chả biết bao tiền) và bây giờ đang xây nhà máy lọc nước ngầm, và hệ thống cung cấp nước máy cho cả xã (khoảng 5 tỉ). Ngoài ra còn trường học, trạm y tế,..... toàn tiền đi xin, chứ dân không phải đóng góp.
    Thế cho nên, nếu làm thí điểm thành công, có thể thuyết phục cán bộ xã để họ xin ngân sách thành phố và trung ương cho việc xây dựng hệ thống xử lý nước thải và rác thải cho toàn xã.
    Nhưng chuyện đó còn xa. Giờ tớ chỉ có thể làm thí điểm với mức kinh phí eo hẹp như trên thôi. Phải làm thí điểm ra hiệu quả kinh tế mới thuyết phục được họ, chứ mang 1 đề án với lại lý thuyết khoa học thì không thuyết phục được họ chi tiền.
    -------------------------------------------------
    @bathanhphan: Mình cũng nghĩ là trước khi làm, nhất thiết phải khảo sát, kiểm nghiệm nước thải thì mới có thể đưa ra những giải pháp xử lý thích hợp.
    Nhưng do nguồn kinh phí eo hẹp, nên tớ muốn cắt giảm tối đa chi phí kiểm nghiệm, tất nhiên là phải khả thi về mặt kỹ thuật.
    Vậy thì cắt giảm các xét nghiệm gì?
    Qua khảo sát sơ bộ, nguồn nước đổ vào ao chỉ có 2 nguồn: 1 là nước thải sinh hoạt, phân gia súc gia cầm, và nước mưa (a xít) chảy tràn mang theo các bã thải, rác thải trên mặt đất. Không có nước thải công nghiệp của các cơ sở công nghiệp nhỏ và dịch vụ. Thế nên mình muốn cắt giảm, không thực hiện xét nghiệm các chỉ tiêu về hàm lượng kim loại nặng, asen, thủy ngân,....
    Hơn thế nữa, yêu cầu của chủ ao hồ chỉ là xử lý sao cho nước thải đảm bảo đủ sạch để thủy sản không chết, chứ không cần làm sạch như tiêu chuẩn nước thải có thể xả thẳng ra môi trường của nhà nước đâu.
    Mình chỉ định thực hiện các xét nghiệm sau:
    1. Hàm lượng ô xi hòa tan trong nước trước và sau mỗi lần thực hiện các biện pháp xử lý, cũng như khi môi trường có biến động (ví dụ như những ngày nhiệt độ không khí tăng cao, hay khi có hiện tượng tảo phát triển quá mức, gây mất cân bằng sinh thái).
    2. Amôni ?" Nitrit - Nitrat. Trước và sau khi thực hiện xử lý. Bất thường khi có hiện tượng sủi bọt khí trong ao.
    3. Độ PH của nước. Xét nghiệm 1 lần trước và sau khi xử lý, và mỗi khi trời mưa to chảy tràn vào hồ ao.
    Bạn bathanhphan có nghĩ là chỉ cần xét nghiệm và xử lý 3 nhân tố trên là môi trường ao đảm bảo để nuôi thủy sản được không? Hay phải thêm gì nữa?
    Tuy đã cắt giảm như vậy, nhưng áng chừng chi phí xét nghiệm nước còn rất lớn. Có bạn nào trong Diễn đàn biết chỗ nào nhận làm xét nghiệm rẻ không. Tớ chỉ biết ở 52 Hàng Bài hay ở Cục đo lường chất lượng (Hoàng Quốc Việt) thôi. Chi phí ở đó họ lấy khá cao.
    ----------------------------------------------
    @nvl: Mình cũng nghĩ là cần xây hệ thống bể lắng lọc và xử lý. Nhưng nếu xây bể xi măng, hoặc dùng bể composite thì giá cao lắm. Mình tính làm bằng những vật liệu rẻ tiền như thùng xốp bỏ đi,..... Cũng không dùng bơm nước cho đỡ tốn điện mà chỉ để nước tự chảy từ bể này qua bể kia.
    Mình định làm thế này, bạn xem có ổn không:
    1. Ở cửa ống thoát nước vào ao, mình đặt 1 tấm lưới mắt nhỏ để giữ lại tất cả rác thải, bã thải cỡ lớn. Định kỳ sẽ hốt những bã thải đó đem đi ủ.
    2. Sau tấm lưới là 1 đường ống cống bằng nhựa, dẫn vào 6 cái thùng xốp cỡ 0.5 mét khối (loại thùng đựng hoa quả, nhưng bịt kín). Lưu lượng nước thải chảy từ cống vào (không tính những hôm mưa to) chỉ khoảng 10 m3 nước trong 24 giờ thôi. Những thùng xốp này sẽ được chèn bao tải cát và gạch vụn ở ngoài nên sẽ khó bị vỡ vì áp lực nước thải mà nó chứa.
    Quá trình xử lý yếm khí thực hiện tại 6 thùng xốp này. Do rác thải cỡ lớn đã được giữ lại ở lưới lọc, nên tớ tính 3 tháng 1 lần mới phải mở những thùng xốp này ra để thu hót bã thải lắng đọng lại trong thùng.
    Mình muốn bổ sung thêm lượng vi khuẩn yếm khí, để tăng nhanh quá trình phân hủy bã thải. Vì nếu không giảm được thời gian phân hủy, thì khối lượng bã thải lắng đọng trong 6 thùng xốp này sẽ tăng rất nhanh, phải mở thùng thu hồi nhiều lần rất tốn công lao động. Nhưng gọi đến mấy chỗ, họ chỉ bảo là trong hầm Biogas, vi khuẩn yếm khí tự sinh ra là đủ, không cần bổ sung. Có bạn nào biết nơi bán những chế phẩm sinh học có tác dụng làm tăng số lượng vi khuẩn yếm khí không?
    Khí gas thoát ra từ 6 thùng này, mình cho xả thẳng vào môi trường không khí. Vì tận dụng như các hầm Biogas thì thi công đường ống dẫn khí cũng phức tạp lắm, mà chả được bao nhiêu. Ở quê đất đai cũng rộng, nên không sợ lượng khí gas này làm ô nhiễm môi trường sống.
    3. Tiếp sau 6 thùng xốp xử lý yếm khí trên, mình đặt đường ống nhựa cho tự chảy vào 12 thùng xốp. Những thùng xốp này mở nắp, chứ không hàn kín. Quá trình xử lý hiếu khí thực hiện tại đây. Mình sẽ bổ sung chế phẩm sinh học EM trong 6 thùng này. Đồng thời trồng cây ngổ dại, thả bèo tây.....
    Ở các dây chuyền xử lý nước thải mà các công ty chào bán, tớ thấy họ thường bơm không khí vào để tăng khả năng ô xi hóa chất hữu cơ. 12 thùng xốp của tớ, nếu mà có máy sục khí thì quá tốt, nhưng lại tốn tiền điện, vì chạy 1 cái máy bơm mổi giờ cũng phải mất cả 100w. Mà chỉ bổ sung được lượng ô xi không lớn, vì chỉ là bơm không khí vào. Để giảm lượng điện tiêu thụ, và tăng lượng ô xi, tớ định sử dụng ắc qui tạo nguồn điện 1 chiều nhúng để điện phân nước trong 1 thùng riêng. Như vậy, thùng riêng đó phải tách làm 2 ngăn để phân tách Hidro và ô xi. Hidro cho thoát ra môi trường, còn ô xi thì làm 1 cái tuy ô cao su cho dẫn ngược lại vào 12 thùng xốp chứa nước thải kia.
    Không hiểu điện phân nước tạo ô xi như thế thì có ổn không nhỉ? Tớ nghĩ là không tốn điện bằng dùng máy bơm không khí, mà lượng ô xi lại nhiều hơn hẳn.
    Nước chảy từ 12 thùng xốp này cho xả thẳng vào ao. Tất nhiên là phải kiểm nghiệm chất lượng nước. Nếu không đảm bảo các chỉ tiêu nước thải thì lại tìm thêm biện pháp khác.
    Dự toán cho cả hệ thống xử lý nước thải này:
    a. Chi phí mua vật tư ban đầu:
    - 18 thùng xốp trị giá 10k=180k. Khấu hao 1 năm.
    - 1 chiếc Ắc qui 1200. Tớ tính mua ắc qui cũ mà các ô tô tải hạng nặng thải ra. Vì ắc qui này không còn đủ khỏe để đề nổ xe ô tô, nhưng vẫn nạp điện được, mà giá lại rẻ bằng 1/3 giá ắc qui mới. Giá: 300k. Khấu hao chừng 1 năm (sau 1 năm sử dụng, ắc qui hỏng hẳn chắc bán được 50k).
    - Phụ liệu: Lưới lọc, đường ống nhựa,v.v... Khoảng 100k. Khấu hao cũng 1 năm.
    => Như vậy, phí khâu hao của dây chuyền xử lý nước thải này là 45k/tháng.
    b. Chi phí duy trì hệ thống xử lý nước thải hàng tháng:
    - Chi phí nạp ắc qui (cả tiền điện và công): Nạp 4 lần/tháng. Mỗi lần 5k=20k.
    - Lượng chế phẩm EM thứ cấp cho 10 khối nước thải/ngày x 30 ngày = 300 khối là 0.3 lít = 17k. (Mình mua 50k/lít EM thứ cấp, khả năng xử lý theo người bán nói là: 1 lít EM thứ cấp có thể xử lý cho khoảng 300m3 nước ao ô nhiễm nặng).
    => Chi phí hàng tháng là: 37k.
    Công nạo vét thì không tính nhé, vì chủ ao làm. Công tư vấn kỹ thuật thì đã nằm trong ngân khoản 10 triệu đầu tư ban đầu, và
    5-600k hàng tháng rồi.
    c. Chi phí xử lý nước ao khi có những yếu tố đột biến như mưa a xít, thành phần nước thải gia tăng mức độ ô nhiễm,v.v...: Cứ dự trù là 600k/ năm (bình quân 50k/tháng). Làm thí điểm 1 năm mà khoản này thiếu hoặc thừa thì tính lại sau.
    Tổng chi phí cho hệ thống xử lý nước thải này là: a+b+c= 131k/ tháng.
    Công lao động mà tớ nhận được từ chủ ao (với ao diện tích 360 m2, gần 700 mét khối) là: 500k. Như vậy, trừ chi phí còn 369k. Khi mở rộng ra toàn bộ 7 ao hồ ô nhiễm ở xã này thì chắc được khoảng 5 triệu tiền công.
    ----------------------------------------
    Tính sơ qua thế thôi, có khi bắt tay vào làm lại phát sinh. Các bạn thấy có gì không ổn thì góp ý cho mình nhé.
    Được onamiowada sửa chữa / chuyển vào 16:54 ngày 21/07/2009
  9. bdhuonggiang

    bdhuonggiang Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    30/04/2009
    Bài viết:
    90
    Đã được thích:
    0
    Bác tính chi tiết quá nhỉ. Về khoản công nghệ mà bác đã trình bày tạm thời em chưa dám có ý kiến, vì em chưa đọc ký lắm. Nhưng về các chỉ tiêu phân tích, em nghĩ nên sửa 1 vài thứ.
    - Theo em ko cần phân tích Nitrit. Chỉ cần Nitrat và Amon là ổn rồi.
    - Cần thêm các chỉ tiêu và COD và BOD5 cả trc và sau xử lý.
    - pH, DO là chắc chắn rồi.
    Để em xem thêm có cần gì nữa ko, nhưng nếu như theo yêu cầu mà bác đạt ra là ko cần đạt TCVN thì như thể có thể coi là đạt bác ạ.
    Còn về địa điểm phân tích, em nghĩ nếu ko có nhiêu mẫu, em sãn sàng ptích free hoặc giá ưu đãi cho bác. Kết quả thì bác khỏi lo, tự tay em làm từ A -> Z. Em ở Gia Lâm.
    À còn vấn đề sục khí oxi, em nghĩ đơn giản thôi, ko cần đến loại máy sục công suất cao như các trang trại đâu. Nếu chỉ cần để đảm bào cho VSV phát triển, em nghĩ, bác ra chợ mua cho em mấy cái sục oxi của mấy bà hàng cá là ổn. Có 20k 1 chiếc. Labo của em vẫn dùng loại này để sục oxi làm BOD mà. khá tiết kiệm và bền.
  10. onamiowada

    onamiowada Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    14/06/2007
    Bài viết:
    6.401
    Đã được thích:
    20
    Cám ơn bạn nhé.
    Về máy xục không khí như của mấy bà hàng cá: 20k thì rẻ nhỉ?! Ổn đấy. Nó chạy điện 12v đúng không? Thực ra chạy 220v cũng được, vì ở đó có thể kéo đường điện ra. Nhưng mình muốn dùng ắc qui để đỡ ảnh hưởng điện đóm đến gia đình. Chung đụng, tính toán tiền nong hơi mệt, mặc dù có lẽ chả đáng bao nhiêu. .... Mà không sao, tớ cũng có 1 con Inverter nâng áp từ 12v lên 220v, phụ tải 500w rồi. Hôm nào nhờ bạn chỉ chỗ mua cái máy sục không khí đó.
    Về hệ thống xử lý nước thải này, mình không tính đưa ra giải pháp xử lý khi trời mưa to. Vì mưa tầm trên 100ml thì hệ thống công suất lớn hơn thế cũng quá tải. Lớn quá thì kinh phí không cho phép, mà cũng không có không gian để đặt thiết bị nữa. Lúc đó đành cứ để kệ nó xả tràn ra ao ngay từ sau lưới lọc thôi. Rồi sau mỗi trận mưa to lại xem xét xử lý nước trong ao vậy.
    Còn về chuyện hạn chế các chất rắn lơ lửng trong nước, có lẽ hệ thống xử lý nước thải mình viết ở trên phải bổ sung thêm 1 công đoạn là lọc nước. Mình tính là dùng thùng chứa cát. Nhưng khi chảy qua cát thì lưu lượng nước đầu ra sẽ rất nhỏ, sợ không đáp ứng được. Nếu muốn đủ công suất lại phải dùng thùng cỡ lớn, hoặc phải chấp nhận cho chảy qua sỏi nhỏ, để tăng lưu lượng dòng chảy. Mà dùng sỏi nhỏ thì chỉ lọc được 1 phần nhỏ các chất rắn không hoà tan trong nước thôi.
    Về chỉ tiêu phân tích: Ok, vậy là cần thêm xét nghiệm COD và BOD5. Chắc không cần phân tích Nitrit vì mấy thứ đó là sản phẩm của nhau trong quá trình phân huỷ à?!
    Bạn xét nghiệm được hả? Vậy xét nghiệm cho mình với giá ưu đãi nhé. Thứ 7 tuần này, mình tính thử nghiệm sử dụng EM trong việc xử lý nước ao. Phải thử, vì chưa biết hiệu quả của EM trong trường hợp cụ thể này có sai khác gì so với những đánh giá chung không. Mình sẽ tách khoảng 0.5 m3 nước ao xử lý riêng. Trước và sau xử lý, sẽ mang 1 mẫu nước ao tới nhờ bạn xét nghiệm. Còn mẫu nước lấy từ miệng cống thì mình e là chất lượng nước mỗi thời điểm sẽ khác nhau, nên có lấy cũng phải lấy nhiều mẫu rồi tính bình quân, nên thôi.

Chia sẻ trang này