1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Xử lý ao nuôi cá có nhiễm nước cống bẩn - Nhờ các cao thủ tư vấn

Chủ đề trong 'Khoa học công nghệ và môi trường' bởi onamiowada, 18/07/2009.

  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
  1. bdhuonggiang

    bdhuonggiang Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    30/04/2009
    Bài viết:
    90
    Đã được thích:
    0
    Về chất rắn lơ lửng, em có ý kiến thế này, sao bác ko thử dùng các chất keo tụ, ví dụ như C1 hoặc C2 chẳng hạn. Nếu cần em có thể cung cấp tài liệu cho bác, địa điểm mua nữa, cũng rẻ thôi, nhưng em chưa dùng nhiều về cái này, nên ko dám khẳng định khả năng của chúng.Đại loại về cơ chế là chúng sẽ keo tụ những chất rắn lơ lửng, sau đó ta có thể lọc chúng 1 cách dễ dàng bằng bọt biển, thậm chí là vải. Cái này có thể dùng ở công đoạn cuối cùng để tiết kiệm chi phí.

    Về các việc xét nghiệm, bác khỏi lo em ko lấy tiền công đâu. Bác cứ cho em cái lịch và E-mail, hay nick yahoo cũng đc, em sẽ pm lại cho bác.
    về cái sục nước thì bác cứ ra chỗ bán cá cảnh ở gần Bốt Hàng Đậu ấy, nhiều lắm. cái ấy em thấy cắm thẳng vào điện 220V mà.công súât thì em ko rõ lắm.

    Được bdhuonggiang sửa chữa / chuyển vào 19:45 ngày 21/07/2009
  2. bathanhphan

    bathanhphan Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    11/07/2009
    Bài viết:
    7
    Đã được thích:
    0
    Bạn đã phân tích DO thì sao không phân tích luôn COD và BOD. Không tốn kém nhiều đâu. Một khi đã dùng các biện pháp sinh học để xử lý nước thì phải đảm bảo COD/BOD <= 2 mới hoặc BOD/COD >= 0.5 mới xử lý hiếu khí đuợc, còn nếu COD lớn hơn nhiều lần so với BOD thì phải xử lý kị khí. Sục khí là rất tốt. Còn về vấn đề bổ sung thêm bọn VK kị khí để tăng hiệu quả xử lý thì "bạn đừng có mơ", theo mình biết thì Việt Nam mình chưa phân lập được chủng (nói thế này không biết có làm phật ý GS-TS Nguyễn Lân Dũng không nữa). (Mình đã từng làm biogas thu khí CH4 để làm nhiên liệu đốt thay thế cho than đá. Bổ sung chủng VK kị khí bằng cách bón thêm phân trâu bò thôi). Dùng EM thì nên xem pH của nuớc thải có phù hợp với pH môi truờng sống của các chủng VSV trong chế phẩm EM không, kẻo nó chết. Tại sao bạn không phân lập các chủng VSV sống trong nuớc thải rồi nhân lên, bón xuống hồ để tăng hiẹu quả xử lý mà phải dùng EM? Dễ làm mà. Còn cái này nói vui thôi nghe:" Nếu có ai đó mồi chài bạn phân tích các thông số môi truờng với giá rẻ thì bạn đừng có nghe. Mình đảm bảo sai số sẽ không duới 50. Tốt nhất là vào các viện hoặc trung tâm có uy tín mà phân tích. Có nhiều loại thực vật để trồng xung quanh nhưng bạn phải biết lựa chọn. Theo mình dùng cỏ Vertive có tên khoa học Vetiveria zizanioides L. Chúc bạn thực hiện thành công. Có chi thì liên lạc qua email: phanbathanh86@gmail.com. Lên đây nghe cách xưng hô " bác bác- em em" thấy đểu đểu thế nào...Toàn kích động nhau không a, chẳng thấy hợp tác gì hết.
  3. onamiowada

    onamiowada Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    14/06/2007
    Bài viết:
    6.401
    Đã được thích:
    20
    - Bổ sung chủng VK kị khí bằng cách bón thêm phân trâu bò thôi".
    - Thế ạ, mình sẽ thử nghiệm.
    Dùng EM thì nên xem pH của nuớc thải có phù hợp với pH môi truờng sống của các chủng VSV trong chế phẩm EM không, kẻo nó chết
    - Vâng, mình sẽ hỏi người bán xem độ PH thích hợp cho sản phẩm của họ là bao nhiêu. Rồi sẽ xét nghiệm độ PH trong nước ao.
    - Tại sao bạn không phân lập các chủng VSV sống trong nuớc thải rồi nhân lên, bón xuống hồ để tăng hiệu quả xử lý mà phải dùng EM? Dễ làm mà.
    - Tại mình không phải dân trong nghề, nên không biết làm nếu không có hướng dẫn cụ thể. Dùng EM thì thấy rẻ thôi; 50k/lít EM thứ cấp, 3 lít là xử lý cho 900 m3 nước ao được nên mình mới thử sử dụng. Chứ tự làm được là điều tốt. Sau này, khi mở rộng ra, chắc mình cũng tự chế lấy EM thứ cấp theo hướng dẫn cảu người bán để tiết giảm chi phí.
    - Có nhiều loại thực vật để trồng xung quanh nhưng bạn phải biết lựa chọn. Theo mình dùng cỏ Vertive có tên khoa học Vetiveria zizanioides
    - Mình sẽ thử kiếm giống cỏ này. Nghe nói trong bãi rác Đông Thạnh đã sử dụng loại cỏ này và cho kết quả tốt.
    ---------------------------------------------------------------
    - Về chất rắn lơ lửng, em có ý kiến thế này, sao bác ko thử dùng các chất keo tụ, ví dụ như C1 hoặc C2
    - Mình search ra cái này có vẻ cụ thể nhất về keo tụ C1, C2:
    http://www.techmartvietnam.com.vn/news/copy2_of_200408107003424607/200705152227818720/view
    =>
    + Về giá thành: 15k/kg có thể xử lý 5-7m3 nước. Nghe giá thành có vẻ ổn. Như vậy, xử lý cả cái ao đang thí điểm chừng 700m3 nước chỉ mất khoảng 1,5 triệu. Hợp với ngân khoản của mình. Xử lý nguồn nước thải vào ao 300 m3/tháng thì mất 642k - là cao so với mức chi phí hàng tháng mình được duyệt. Như vậy, về mặt tài chính có thể lựa chọn giải pháp này để xử lý lọc nước ao 1 lần đầu tiên.
    + Về độ thân thiện với môi trường: Theo tư liệu ở đường Link trên thì chất keo tụ C1,C2 này có thể sử dụng để lọc nước uống. Như vậy, chắc hẳn nó không có tác dụng phụ nguy hại gì cho môi trường nuôi thủy sản.
    + Về thời gian xử lý: chỉ mất hơn 1 giờ. Như vậy là rất nhanh. Thời gian xử lý này rất quan trọng vì nếu xử lý mất vài ngày là phải kiếm chỗ chứa vài chục khối nước thải, rất mất diện tích và tốn tiền chi phí xây dựng hạ tầng xử lý nước thải.
    + Trong tư liệu trên, có nhắc tới chất Fenton. Vậy Fenton là chất gì, cách sử dụng và có tác dụng như thế nào, có ảnh hưởng phụ gì với môi trường không nhỉ?
    + Lợi điểm của chất keo tụ này là xử lý được cả những kim loại nặng và các chất hữu cơ mạch vành đã bị chuyển hóa thành các chất kết tủa không hòa tan.
    + Nhưng "Cuối cống xây một hố ga lớn để thu gom cặn "- Vậy cặn này sẽ phải xử lý tiếp thế nào để không gây hại cho môi trường? Cặn này có thể ủ để làm thức ăn cho tảo, cho cá hoặc ốc không?
    Điều mình lo nhất là chất keo tụ này có thể gây kết tủa cả những chất bã thải hữu cơ rồi những cặn này lại không thể sử dụng được - mà các chất bã thải hữu cơ này lại là nguồn thức ăn lý tưởng và không mất tiền mua cho ốc và tảo sau khi đã được xử lý phân giải.
    ----------------------------------------------------
    @ bathanhphan và bạn bdhuonggiang: Mong có được sự giúp đỡ của cả 2 bạn, và của cả nhiều bạn khác trong Box.
    Được onamiowada sửa chữa / chuyển vào 23:04 ngày 21/07/2009
  4. bdhuonggiang

    bdhuonggiang Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    30/04/2009
    Bài viết:
    90
    Đã được thích:
    0
    @bả thành phân: Chỗ em ko phân tích rá rẻ bác ợ, nhưng cũng ko phải làm cái trò như bác vùa làm để kiếm ăn đâu. Bôi xấu người khác là ko tốt đâu nhé. Cái này bác còn ko bằng thằng cu nhà em đấy.
    Còn cách xưng hô ấy mà, bác tìm cách khác mà kích động, chứ cái diễn đàn này, ngoài bác ra, em chưa thấy ai phàn nàn về cái này cả. Còn cách đóng góp ý kiến trên diễn đàn, bác chưa đủ tuổi để dậy người khác đâu. Thế nào là kích động thì em nghĩ bác nên suy xét lại bản thân mình.
    @onamiowada: Bác nên cảnh giác, cỏ vertive là 1 laọi thực vật có nhiều ưu điểm, đặc biệt là trong việc cải thiện việc mất đất do xói mòn, rủa trôi. Chúng có bộ rễ khá lớn, đâm sâu, đẻ khỏe, va thường đc trồng ở các Taluy, sườn đồi. Tuy nhiên, nếu trồng ở ao, thì em ko biết bác sẽ phải mất thêm bao nhiêu chi phí cho việc nạo vét và tôn tạo nữa. Sẽ khá vất vả đê dọn sạch bon này.
    còn về việc phân tích, nếu bác nghĩ em đây kiếm chác mấy đồng từ việc phân tích vài 3 chỉ tiêu trên để làm giàu, thì xin mời đến gặp tồng chí Bả Thành phân để biết thêm chi tiết ạ.
    P/S: Bác đừng nên dùng keo tụ ở ngay loạt đầu tiên. Nên dùng ở phần cuối cua công đoạn xử lý, hiệu quả cao hơn và tiết kiệm hơn. Nếu ko tìm đc C1, bác có thể tìm hiểu về Aronfloc, tính năng tương tự, nhưng ít làm thay đổi pH hơn, có bán ở gần trường ĐH Tổng hợp cũ, 19 Lê Thánh Tông, giá cũng khá rẻ.
    Các hợp chất này sau khi keo tụ, chúng thường đc thu gom lại và đem chôn, còn viecj tận dụng để ủ thì em cũng ko rõ đâu bác ạ.Nhưng chúng đều thân thiện với môi trường.
    Chúc bác thành công!!!!
    Được bdhuonggiang sửa chữa / chuyển vào 01:29 ngày 22/07/2009
    Được bdhuonggiang sửa chữa / chuyển vào 01:31 ngày 22/07/2009
  5. onamiowada

    onamiowada Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    14/06/2007
    Bài viết:
    6.401
    Đã được thích:
    20
    Cám ơn các bạn đã tận tình chỉ bảo.
    Còn 1 chỉ tiêu nữa, mà ban đầu thì không cần nhưng thời gian sau thì cần xét nghiệm và liên tục điều chỉnh ở mức độ thích hợp. Đó là độ cứng can xi của nước: Ca2+và Mg2+
    Về chỉ tiêu này, các bạn cho hỏi là:
    1. Nơi nào có thiết bị để có thể xét nghiệm độ cứng của nước?
    2. Có tư liệu nói thế này có đúng không ạ: "Nếu độ cứng và độ kiềm dưới mức cho phép, có thể làm tăng hai chỉ số này bằng cách bón vôi nông nghiệp CaCO3 và CaMg(CO3)2. Vôi nông nghiệp sẽ không làm tăng pH của nước vượt quá 8.3 . Việc sử dụng vôi hydrat( Ca(OH)2 )và vôi sống (Cao) không được chọn bởi vì chúng làm tăng pH một cách nhanh chóng, đến mức có thể làm hại cho sinh vật.".
    Ngoài ra, còn cần bón thạch cao nông nghiệp (CaSO4).
    Vậy mua vôi nông nghiệp và thạch cao nông nghiệp ở đâu nhỉ? Và giá bao nhiêu ạ?
  6. bdhuonggiang

    bdhuonggiang Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    30/04/2009
    Bài viết:
    90
    Đã được thích:
    0
    theo thiển ý của em thì bác ko cần quá quan tâm đến chỉ tiêu này (Ca, Mg). Nếu có cần thêm, thì em nghĩ cần xem xét đến hàm lượng PO43-. Photpho là 1 trong những nguyên nhân chính yêu của hiện tượng phú dưỡng.
  7. onamiowada

    onamiowada Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    14/06/2007
    Bài viết:
    6.401
    Đã được thích:
    20
    À.... mình lại quan tâm đến chỉ tiêu này: là vì khi bón vôi nông nghiệp thì sẽ làm tăng độ Ph của nước. Đó có lẽ là giải pháp cần thiết sau 1 trận mưa a xít làm giảm độ Ph đột biến. Độ Ph đột biến có thể gây cho cá sốc Ph.
    Đó là chưa kể hiện trạng của ao hiện nay là rất nhiều bã thải, rác hữu cơ đang phân hủy trong ao. Quá trình phân hủy này khiến độ Ph trong nước giảm xuống dưới mức thích hợp cho cá(cụ thể là bao nhiêu độ thì phải chờ xét nghiệm độ Ph). Bón vôi nông nghiệp sẽ giúp độ Ph tăng trở lại.
    Một điều quan trọng nhất là mình còn chưa hiểu cá và ốc có tiêu hóa được vôi nông nghiệp này không, hay phải dùng bột xương và các bã thải thực vật có hàm lượng can xi cao làm thức ăn cho cá. Nếu cá và ốc tiêu hóa được vôi nông nghiệp thì đó là 1 lý do nữa khiến cho việc bổ sung vôi nông nghiệp vào nước ao trở nên cấp thiết. Bởi vì sau khi xử lý cái ao này xong, chủ ao muốn nuôi cá và ốc với qui mô công nghiệp - với mật độ thả nuôi dày đặc. Ở qui mô này, nếu không bổ sung can xi trong thức ăn thích hợp thì cá sẽ khó phát triển vảy, còn ốc thì có thể không tạo được vảy che miệng - như hiện tượng ốc bị "ma ám" xảy ra ở Hồ Tây năm ngoái.
    Theo các bạn thì cá và ốc có tiêu hóa được vôi nông nghiệp này không?
  8. bdhuonggiang

    bdhuonggiang Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    30/04/2009
    Bài viết:
    90
    Đã được thích:
    0
    Thưa bác, có tiêu hoá đc bác ạ. Có thể trực tiếp, hoặc gián tiếp qua chuỗi thức ăn.
    Nhưng người ta ít khi bón vào nước, em thường thấy họ rút nước, phơi ao, sau đó bón vôi (có thể là vôi sống hay vôi nông nghiệp). Thực ra, vôi nông nghiệp chỉ là 1 loại quặng chưa canxi, kèm theo nó là các KL khác, nhưng hàm lượng Ca của nó thường thấp hơn trong đá vôi.
    Còn việc gây sốc pH cho cá, em nghĩ bác ko phải lo vấn đề này, vì nứoc thải vào ao là nước thải chứa rất nhiều hữu cơ, nên có 1 cơ chế tự nhiên, đó là chuyển hoá các chất hữu cơ chưa Nito thành 1 dạng acid, tạm gọi mà humic (Humic substances), loại acid này có khả năng đệm pH khá tốt. em ko biết mức độ của mưa acid ở chỗ bác ntn, nhưng em đoán là sẽ ko gây sốc cho cá đâu.
    À, còn việc này nữa, pH, chứ ko viết là PH hay Ph đâu bác ạ.
  9. ductue1110

    ductue1110 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    14/06/2007
    Bài viết:
    246
    Đã được thích:
    0
    Fenton là phương pháp oxy hóa Fe2+ trong môi trường acid thấp (hình như <5, ko nhớ rõ lắm). Vác cái này mang ra xử lý cho hồ ao có mà.....sạt nghiệp. Ngay cả các doanh nghiệp còn sợ. Phương pháp sinh học ở Việt Nam là phù hợp, nhât là đối với người nông dân.
    P.S: Hệ sinh thái đất ngập nước có khả năng tự làm sạch khá tốt, nên tính đến cả vấn đề nay khi xử lý. Giải pháp pha loãng nguồn thải theo tớ là khá tốt.
  10. bdhuonggiang

    bdhuonggiang Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    30/04/2009
    Bài viết:
    90
    Đã được thích:
    0
    Bác thử serch từ khoá này xem có ích gì ko nhé bác onamiowada : "LTH 100". Biết đâu sẽ giúp bác đỡ tốn nhiều công đoạn, tiền bạc và thời gian.

Chia sẻ trang này