1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Xử lý cơ khí dàn máy bị rung vì cộng hưởng tần số

Chủ đề trong 'Cơ khí - Tự động hoá' bởi Linhcu123, 26/07/2007.

  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
  1. Linhcu123

    Linhcu123 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    24/07/2007
    Bài viết:
    46
    Đã được thích:
    0
    Xử lý cơ khí dàn máy bị rung vì cộng hưởng tần số

    Có bác nào rành về xử lý cơ khí cho tình trạng cộng hưởng tần số quay thì xin làm ơn tư vấn cho.
    Ví dụ bơm li tâm hay quạt gió bị rung động rất mạnh khi làm việc, nhưng nếu tăng hay giảm tốc độ đi ít nhiều ( không phải khi nào cũng làm đuợc) thì hết rung ngay. Có những phương pháp xử lý cơ khí nào khác ?
  2. betosan

    betosan Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    22/05/2007
    Bài viết:
    38
    Đã được thích:
    0
    Không rõ cơ hệ của bạn bao gồm những hệ dao động như thế nào ? mà có biết thì phân tích ,lập mô hình bài toán dao động cũng khá phức tạp (đối với những người quên hết lý thuyết như mình ) .theo mình thì ngoài cách thay đổi tần số dao động bằng cách thay đổi tốc độ (để dao động cộng hưởng ra khỏi đỉnh của đồ thị GAUSS )thì có thể thay đổi bằng cách thay đổi trọng lượng của cơ hệ (VD : khi quạt gió bị rung động mạnh nếu bạn không thể thay đổi tốc độ của cánh quạt thì bạn có thể treo một vật có trọng lượng nhất định để giảm độ rung động của cả cái quạt đó )
  3. tinhthanthep

    tinhthanthep Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    19/12/2004
    Bài viết:
    3.978
    Đã được thích:
    0
    Có những phương án như sau:
    - Bạn lắp cái quạt ly tâm đó lên một cái đế cao su để triệt tiêu năng lượng cộng hưởng.
    - Tách động cơ ra và nối qua một khớp nối mềm giữa động cơ và trục cánh quạt.
    - Vận hành động cơ ở tốc độ ngoài vùng cộng hưởng.
  4. ttbdd

    ttbdd Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    24/02/2005
    Bài viết:
    27
    Đã được thích:
    0
    Máy bạn đang nói mơí hay củ rồi ; mới thì có thể do demo còn củ rồi thì xem bạc đạn , cao su có bị hư không, ốc vít giử Nó có chắc chắn không.
  5. phongtg25

    phongtg25 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    07/03/2006
    Bài viết:
    101
    Đã được thích:
    0
    Theo em, bác kiểm tra độ cân bằng của các thành phần như rô to, rồi kiểm tra sự đồng trục của ổ bi và rô to, rồi kiểm tra đồng trục ổ bi - ổ bi. và cách hiển nhiên là đừng cho họat động ở tần số cộng hưởng
  6. Linhcu123

    Linhcu123 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    24/07/2007
    Bài viết:
    46
    Đã được thích:
    0
    Cám ơn các bác đã tư vấn.
    Xin lỗi đã ko viết đủ chi tiết. Cơ hệ máy bao gồm động cơ điện 37 kw, 2980 v/phút, kéo máy bơm li tâm 2640 v/ph bằng pu-li, cu -roa, được gắn trên hệ thống bệ đỡ bằng thép, động cơ ở trên, bơm nằm dưới. Bệ thép được gắn trên bệ bê - tông có đệm cao su ở giữa. Tình trạng ổ bi ( bạc đạn), cao su đệm, vít gắn đều tốt, không bị lệch trục pu -li. Khi chạy thử ở tốc độ cao hay thấp hơn độ 200 v/ph( bằng cách dùng máy đổi tần cho động cơ) thì máy chạy êm ru. Kẹt ở đây là nhu cầu sản xuất ko cho phép đổi tốc.
    Tôi có nghe nói đến phương pháp làm " cứng hơn " hay " mềm đi " cấu trúc bệ đỡ thép để đẩy tần số cộng hưởng ra khỏi đỉnh đồ thị Gauss thì máy bớt rung. Nhưng cánh tính thế nào, hàn gia cố thêm " làm cứng hơn " bệ đỡ ở vị trí nào ? Các bác giúp với nhé.
  7. tinhthanthep

    tinhthanthep Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    19/12/2004
    Bài viết:
    3.978
    Đã được thích:
    0
    Bạn thay cái phần đệm cao su bệ máy đi, cho nó dầy lên một chút là được.
  8. chipheo80

    chipheo80 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    05/05/2006
    Bài viết:
    73
    Đã được thích:
    0
    Bị dao động cộng hưởng cách đơn giản nhất để tránh là thay đổi tần số riêng của hệ thống mà tần số riêng lại phụ thuộc vào khối lượng của hệ thống, vậy bác chỉ cần thay đổi trọng lượng của hệ thống là được rồi không cần giải pháp gì phức tạp hơn đâu. Chúc bác thành công.
  9. nbnlpt

    nbnlpt Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    22/09/2006
    Bài viết:
    86
    Đã được thích:
    1
    động cơ của ban làm việc với tốc độ 2890v/p (khoảng 50Hz) bơm là 2640v/p (44Hz). theo như bạn nói chác là bộ phận lệch tâm gây ra dao động là ở bơm. ở tần số làm việc 44Hz sẽ gây ra cộng hưởng như vậy chăc là cấu trúc bệ đỡ của bạn có tần số riêng (đầu tiên) khoảng 44Hz. Vậy bàn chỉ cần thay đổi tần số riêng của bệ đở ra xa khỏi 44Hz (tăng thêm khoảng > 4Hz :200v/p) chắc là ổn. cách tăng chắc là thay đổi đệm cao su như bác "tinhthanthep" đã nói ở trên.
    Còn một cách nũa là bạn có thể lắp thêm một bộ tắt chấn động lực dạng con lắc lò xo. vơi độ cứng của lò xo đwợc thiết kế phù hợp vơi cơ hệ của bạn. Chúc bạn thành công!
  10. ThietDK

    ThietDK Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    20/09/2006
    Bài viết:
    1.250
    Đã được thích:
    0
    ý kiến của các bác trên đều đúng
    tôi suy nghĩ thêm là có thể làm mềm theo cách : xem lại đầu ống đẩy có bị thu một cách đột ngột không; thông thường tỷ lệ d/ L nên nhỏ hơn 30 ( tóm lại là không nên để nhiều yếu tố gây tổn thất cục bộ gần nhau quá)--Bác cứ thử nghĩ : nếu bóp họng , nó nghẹn thì nó phải rung chứ.
    Xem lại phần cánh bơm đã được cân bằng động chưa ( dynamic balance)- Trước đây chỉ có khuyén cáo là nếu cánh có D/B < 3 thì chỉ cần cân bằng tĩnh- Theo ISO thì chặt chẽ hơn, cánh mỏng vẫn phải có những chỉ tiêu cân bằng động.
    Dây cua roa ngắn quá cũng không được-số lần uốn trong 1 phút cũng tăng lên , không những làm nó kém bền mà còn ảnh hưởng chút ít đến tác động có chu kỳ lên cái pu ly đó.
    Có cách sử lý nào hay thì trao đổi với anh em để học hỏi lẫn nhau nhé

Chia sẻ trang này