1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Xử lý kết quả sau khi đo, quét 3D

Chủ đề trong 'Cơ khí - Tự động hoá' bởi annyway, 17/03/2008.

  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
  1. annyway

    annyway Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    02/05/2007
    Bài viết:
    22
    Đã được thích:
    0
    Xử lý kết quả sau khi đo, quét 3D

    Chào mọi người!
    Em dang loay hoay mãi mà không sao xử lý tốt kết quả thu được sau khi quét, đo 3D, em đã thử dùng các phần mềm CAD/CAM như Mastercam, Catia, Solid edge mà không hiệu quả, thời gian xử lý rất lâu mà nhiều khi không thể xử lý nổi vì dữ liệu thu được sau khi quét là rất lớn.
    Các bác có thể chỉ dùm em cách thức hay công cụ nào đó để có thể xử lý tốt kết quả sau khi đo, quét đuợc không ah?
    Cảm ơn các bác.
    Chúc các bác có một tuần làm việc hiệu quả!
  2. QuyenQCM

    QuyenQCM Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    07/12/2006
    Bài viết:
    92
    Đã được thích:
    0
    Bạn dùng mấy phần mềm đó để xử lý thì bị nặng là phải rồi,đó là sự khác biệt để so sánh các phần mềm với nhau.tôi đã xử lý nhiều trường hợp như vậy cho mấy ông làm khuôn mẫu rồi
    tôi dùng delcam.có gì thì liên hệ với tôi Quyền 0987712719
    Được QuyenQCM sửa chữa / chuyển vào 18:14 ngày 17/03/2008
  3. hai1978

    hai1978 Thành viên tích cực

    Tham gia ngày:
    12/03/2007
    Bài viết:
    153
    Đã được thích:
    3
    Muốn nhanh trong khi tái tạo hình dạng Surface thì bạn chuyển sang phần mềm CImatron E dùng thử đi , cái khác vẫn có thể dùng tốt do bạn để có thể mật độ điểm để quá dày
    Có thể bản vẽ đó chưa hoàn chỉnh đã lên tới >100MB thì chắc chắn là sẽ nặng rồi
    Hôm trước có hỏi quét laser mình đã nói đến công ty Hoàng Quốc chỗ anh Khôi làm việc , bảo anh quét và sủ lý luôn cho , nếu muốn sử lý thì bảo anh đó ghi ra nhiều File có số điểm dầy khác nhau tuỳ độ CX mà cần nhiều điểm hay không , về nhà nếu ít diểm bạn vẫn có thể dùng cách 3X để nhân gấp 3 lần số điểm đó lên mà
  4. cocacola1

    cocacola1 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    03/02/2004
    Bài viết:
    2.872
    Đã được thích:
    1
    Uhm, chào cả nhà!
    Hiện tại, bản thân tôi cũng đang có sử dụng máy quét 3D. Xin chia sẻ với các bác như sau:
    1, Luôn có một phần mềm chính hãng đi kèm với máy khi mua, nó làm nhiệm vụ import dữ liệu và sử lý sơ bộ. Sau khi xử lý, sẽ đưa ra dữ liệu dưới dạng Mesh.
    2, Sau đó bạn có thể dụng Geomagic hoặc Rhino để xử lý đến khi đưa ra surface.
    3, Sau đó mới đến bước dùng các phần mềm 3D để thêm bớt, hiệu chỉnh surface rồi lập trình gia công.
    Chúc thành công!
  5. dthanhtech

    dthanhtech Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    14/12/2007
    Bài viết:
    15
    Đã được thích:
    0
    Viec nay dung la so truong cua bac Hai1978 roi!
  6. ThietDK

    ThietDK Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    20/09/2006
    Bài viết:
    1.250
    Đã được thích:
    0
    Tán thành ý kiến của bác Cô lê cô la .Tôi cũng dùng Rhino; Thậm chí Rhio còn hỗ trợ phần mềm để kết nối với CMM của một số hãng như Faro hay Scriber.
    Đôi khi không cần mật độ quét dày quá-giải pháp này có lẽ phù hợp thu thập Cloud Point bằng máy quét Laser ; Khi sử lý số liệu nên tận dụng định nghĩa biên các bề mặt ( giao tuyến ) bằng các thuộc tính tất yếu của nó : Ví dụ chỉ cần chiếu 3 điểm của một mặt trụ lên một CPlane nào đó là có giao tuyến tròn hay ellip.... sau đó dùng các lệnh khác để dựng và joint các mặt thành một solid...Cũng nên chú ý đến thủ thuật là không nên"quét " các vùng dị biệt của vật thể làm gì- Thay vào đó là dùng các lệnh extend tạo ra phần "thừa" của một mặt nào đó rồi dùng mặt khác Trim để có giao tuyến thực...cụ thể là thế, thủ thuật thì còn nhiều cách
    Đôi khi cũng cần xẻ các surface đã được tạo một cách sơ bộ ra hoặc cắt chúng bằng các lệnh section hay contour trong menu curver chẳng hạn ( Tôi gọi bước này là bước phác thảo-sketch)...Sau khi chuốt lại các curver này theo nghĩa lọc bớt các điểm đường sau đó mớt bắt đầu xây dựng lại ...(Có thể dùng tên gọi Rebuild cho bước này)...
    ....Tôi đang "vỡ mồm" vì một vấn đề khi xử lý số liệu quết 1 mẫu cánh tua bin đây-Mọi lần thì suôn sẻ, nhưng lần này xơi phải cái mẫu to quá ; mặc dù đã chia và định nghĩa các hệ toạ đọ khi quét nhưng đến khi Align vào 1 HTĐ- nó tích luỹ sai số lớn quá.
    Bác nào có kinh nghiệm sủ lý trên ProE, handy scan, solid thingking...thì show hàng cho anh em học hỏi với. Vụ sử lý này tôi nể bác Thành và bác Long ở Viện công nghệ .
  7. tuan3dtech

    tuan3dtech Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    30/03/2008
    Bài viết:
    14
    Đã được thích:
    0
    Tôi là TUẤN 098 890 36 74 - Trung tâm 3Dtech, ngõ 95 Chùa Bộc, Đống ĐA, Hà Nội
    Chúng tôi mới trang bị Máy Scan Laser 3D đời mới nhất (Loại cầm tay) có thể quét được những vật có kích thước lớn với độ chính xác cao, thời gian nhanh...
    Rất mong được hợp tác với các bạn.

Chia sẻ trang này