1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Xử lý kim loại nặng trong nước thải công nghiệp bằng phương pháp hấp phụ sử dụng các loại khoáng tự

Chủ đề trong 'Khoa học công nghệ và môi trường' bởi Bosson, 19/12/2007.

  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
  1. Bosson

    Bosson Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    05/03/2003
    Bài viết:
    169
    Đã được thích:
    0
    Xử lý kim loại nặng trong nước thải công nghiệp bằng phương pháp hấp phụ sử dụng các loại khoáng tự nhiên???

    Xử lý kim loại nặng trong nước thải công nghiệp bằng phương pháp hấp phụ sử dụng các loại khoáng tự nhiên???
    Đề tài này theo mình chắc cũng không còn mới lắm với các bạn!
    Mình đang trong giai đoạn tìm tài liệu thôi, mình muốn tìm các loại khoáng sét tự nhiên có thể sử dụng làm vật liệu hấp phụ KLN trong nước thải, vừa rẻ tiền,dễ kiếm (theo yêu cầu của cô giáo)!
    Bạn nào có thông tin gì về các loại khoáng tự nhiên và các phương pháp xử lý KLN trong nước bằng phương pháp hấp phụ mới nhất hiện nay thì chia sẻ cho tớ với nhé!!!
    Nick Yahoo cua to: lehaphuong2009@yahoo.com
    Rất mong nhận được sự giúp đỡ của các bạn! cảm ơn nhiều!
  2. babyde911

    babyde911 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    10/12/2007
    Bài viết:
    168
    Đã được thích:
    0
    Bạn thử tìm hiểu về diatomite và bentonite xem. Mình cũng đang nghiên cứu về 2 loại khoáng sét này. Dùng như một chất trợ keo tụ
  3. Bosson

    Bosson Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    05/03/2003
    Bài viết:
    169
    Đã được thích:
    0
    cảm ơn bạn!!!
  4. hoahoc1984

    hoahoc1984 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    28/05/2007
    Bài viết:
    43
    Đã được thích:
    0
    em chao cac bac! em cung dang nghien cuu ve vat lieu diatomit dung de xu ly kin loai nang trong nuoc sinh hoat bang phuong phap hap phu. trong mot vai ket qua moi co thi em thay ket qua rat kha quan.
    Mot tieu mot kiem rong giang ho
    Tinh sau muon thua ruou mot lo
  5. SpritR

    SpritR Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    27/11/2007
    Bài viết:
    12
    Đã được thích:
    0
    Hehe,bắt được Quẩy rùi nhé !!!
  6. levy696

    levy696 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    26/12/2007
    Bài viết:
    72
    Đã được thích:
    0
    Xử lý kim loại nặng xon thì đất sét đó cũng bị nhiễm kim loại, vậy xử lý ra sao với sét đó?
  7. hoahoc1984

    hoahoc1984 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    28/05/2007
    Bài viết:
    43
    Đã được thích:
    0
    em cung chua tinh den chuyen giai hap phu. Theo bac thi tao co the giai hap bang cach nao vay
  8. adamantan

    adamantan Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    02/12/2006
    Bài viết:
    648
    Đã được thích:
    130
    Thường thì sau khi xử lý kim loại nặng xong, đất sét sau xử lý chỉ có nước đem ra trộn với xi măng rồi sản xuất betong tấm đúc sẵn thôi
    Mình cũng đang làm một đề tài về việc sử dụng lan tan trên nền Bentonite để hấp phụ phosphor trong nước bị phú dưỡng nhưng tìm tài liệu khó quá.
    Bác nào có nguồn về tính chất Bentonite Lâm Đồng và Bình Thuận thì up lên nhé, đặc biệt là mấy thông số như ảnh SEM, TEM, cỡ hạt, diện tích bề mặt, dung lượng hấp thụ..etc
    Mà sao Bentonite nội đắt thế, nguyên khai đã là 2.500 đ/kg rùi, trong khi đó hàng 99% của ngoại đắt nhất cũng chỉ có 157 $/ tấn
  9. hoahoc1984

    hoahoc1984 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    28/05/2007
    Bài viết:
    43
    Đã được thích:
    0
    Bac lam vay thi khong phai la nha moi truong rui. Neu den tron voi ximang duc thanh tam btong thi khong on. Neu nhu vay thi cung se anh huong toi con nguoi. theo em thi nen dong ran va chon lap la dat yeu cau nhat
  10. hairyscary

    hairyscary Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    20/10/2003
    Bài viết:
    1.354
    Đã được thích:
    1
    My two cents.
    Khoáng hấp phụ, ngoài hai loại đã được nhắc tới, còn có thể kể đến zeolite, vermiculite,..., các khoáng thuộc nhóm/dạng HSCAS. Bên cạnh đó còn có các chất hấp phụ dạng synthetic, dạng polymer hữu cơ, dạng chế phẩm sinh học...
    Đặc tính của khoáng hấp phụ là khả năng hấp phụ có thể thay đổi theo pH. Ở phần nhiều các khoáng hấp phụ, mức thay đổi này từ lớn tới rất lớn. Thường khả năng hấp phụ cao trong môi trường pH thấp (vì tính điện ly cao thì phải) và giảm khi pH tăng lên. Vậy nên sử dụng khoáng hấp phụ phải rất cẩn thận, vì nếu đặc tính hấp phụ không ổn định (thay đổi lớn theo pH) thì khi pH nguồn thải thay đổi, khoáng hấp phụ có thể nhả ra những chất nó đã ngậm vào trước đấy. Tuy nhiên, đặc tính này cũng có thể được lợi dụng để giải hấp phụ (dù tốn $$$ hơn là đúc nó thành bê tông và đi mua mới).
    Đặc tính hấp phụ có thể phụ thuộc vào xuất xứ của khoáng. Cùng một loại khoáng, nếu lấy từ 2 mỏ khác nhau, đặc tính hấp phụ có thể khác nhau. Bentonite thì có ti tỉ loại. Zeolite, diatomite, vermiculite,.. cũng vậy.
    Hiệu suất hấp phụ phụ thuộc nhiều vào các chất có trong môi trường tự nhiên. Trong phòng thí nghiệm, hiệu suất có thể rất cao, nhưng ra ngoài tự nhiên lại rất thấp. Đơn giản là vì chất hấp phụ đã hấp cả những thứ khác luôn.
    Tỉ dụ, có một công ty của Mẽo làm ra một dạng chất hấp phụ để hấp chất độc hại trong thức ăn cho gà. Kết quả trong phòng thí nghiệm thì tuyệt hảo. Tới lúc trộn vào cho gà ăn, gà sụt cân và chết còn nhiều hơn cả khi để yên cho cái chất độc hại đấy hoành hành. Lý do là cái chất hấp phụ đấy nó tốt quá, nó hấp mịa nó hết cả vitamin và vi chất cho gà.
    (Rỗi việc lảm nhảm một tẹo )

Chia sẻ trang này