1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

xử lý nước lò hơi

Chủ đề trong 'Khoa học công nghệ và môi trường' bởi minhsaigonbeer, 27/02/2006.

  1. 0 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 0)
  1. minhsaigonbeer

    minhsaigonbeer Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    20/06/2005
    Bài viết:
    22
    Đã được thích:
    1
    xử lý nước lò hơi

    Mỗi lọai lò hơi có yêu cầu về lọai nhiên liệu và hệ thống nước cấp tương ứng (xem yêu cầu của nhà sx). Nhưng nhìn chung xử lý chuẩn cho hệ thống lò hơi thì thực hiện như sau:

    * Tiêu chuẩn nước lò cơ bản cần xử lý
    - Độ cứng tổng (TH): 0 mg/l
    - Keo silic (dạng acid của SiO2): 0 mg/l
    - Oxy hòa tan: 0
    - pH: 9-10.3
    - TDS:< 50ppm (chưa hiệu chinh pH)
    - Hàm lượng các kim lọai nặng, kim lọai chuyển tiếp:0
    ...
    Noi chung nước dùng cho lò hơi thì gần như nước tinh khiết thì càng tốt. Nguyen tắc khi hơi nước quá nhiệt bốc hơi đi qua hệ thống ống hơi thì đi vào hệ thống tua-bin hơi hay dùng để tái sinh than, gia nhiệt cho nước dùng VSCN trong các nhà máy thực phẩm...

    Lò hơi họat động nhiệt độ cao và áp lực lớn nên vấn đề chống đóng cặn lò và ăn mòn thành lò là mối quan tâm hàng đầu. Các chất cặn lò thường gặp đó là CaCO3, các mối silic, các muối này kết tủa trong quá trình vận hành lò nên làm giảm khả năng trao đổi nhiệt gây hao phí và lâu dài có thể gây nổ lò. Do đó cần thiết phải khử

    Vấn đề pH lò là mối quan tâm quan trọng thứ 2. khi pH thấp và trong nước có nhiều oxy hòa tan làm cho tăng cường khả năng ăn mòn điện hóa thân lò gây nổ lò.

    Để giải quyết triệt để các vấn đề trên thì phải xử lý nước lò như sau: (tùy vào chất lượng nguồn nứoc mà chúng ta có cách xử lý khác nhau. Tuy nhiên theo khuyến cáo (ở các nhà máy thực phẩm) thì nên dùng nước cấp đã qua xử lý để tiếp tục xử lý triệt để dùng cho nước cấp lò hơi

    - khử cứng và một số kim lọai nặng: dùng nhựa cation (lọai RNa hay RH)
    - Khử keo silic va tăng pH thì dùng Na3PO4

    Ngòai ra còn có thể sử dụng hệ thống RO để lọc sau đó xử lý lần nữa cho triệt để trước khi dùng

    Nước cấp đã xử lý--->RO--->softener--->bộ khử oxy--->bồn chứa---->trích Na3PO4--->đo kiểm--->lò hơi

    HAY: Nước chưa xử lý --->dàn mưa (hay bể lắng có chất keo tụ)--->nhựa RH---Bồn ROH---->RO--->Do kiểm---->softener (nếu TH>0)--->Bộ khử oxy---->Bồn chứa--->đo kiểm---> chỉnh pH bằng Na3PO4--->lo hoi

    Lưu ý:
    - Trong quá trình vận hành sẽ có lượng nước ngưng khá lớn, tuần hòan lượng nước này trở lại tại Bộ khử oxy
    - Tùy vào tính chất nguồn nước mà có thể thiết kế hệ thống (thêm hay bớt các công đọan) và kích cỡ vật liệu để giảm giá thành
    - Nếu không dùng RO thể tăng thêm hệ thống trao đồi ion để bắt triệt để anion va cation

    Chúc bạn thành công!
  2. annatino

    annatino Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    02/10/2008
    Bài viết:
    1
    Đã được thích:
    0
    Bạn đã viết rất tốt về chủ đề này. Xin phép bổ sung thêm một số ý:
    - Dùng RO rất đắt tiền, nhất là hệ thống xử lý nước cho lò hơi 6, 7 hay 15 tấn thì không thể dùng RO được vì giá thành rất khủng khiếp. Hơn nữa nước qua RO có chất lượng quá cao chỉ nên dùng ngành dược hoặc các ngành có nhu cầu cao.
    - Tuy nhiên nếu chỉ xử lý với softener thì độ cứng vẫn còn (thường là 3-4ppm - nếu softtener còn tốt). Với độ cứng này (3-4ppm) trong thời gian ngắn do nước cô đặc dần nên trong lò hơi, độ cứng có thể lên đến hàng trăm hoặc vài ngàn ppm.
    - thông thường để đạt các yêu cầu như bạn đã nêu rất rõ ở trên (độ cứng =0mg/L; pH 9 - 10.3, Oxy hòa tan= 0...) người ta phối hợp 2 cách xử lý :
    * xử lý bên ngoài (external): dùng softener như bạn nêu trên.
    * xử lý bên trong (internal): dùng các hoá chất nâng pH- độ kiềm, hoá chất khử độ cứng, hóa chất khử oxy hòa tan.
    Với xử lý phối hợp như vậy và đồng thời thường xuyên xét nghiệm mẫu nước sẽ bảo vệ được lò hơi ngăn ngừa cáu cặn và tránh bị ăn mòn, tăng tuổi thọ lò và tiết kiệm nhiều chi phí về chất đốt, về bảo trì.
    Công ty tôi trước đây tự xử lý nhưng hiệu quả không cao , sau này dùng của nhà cung cấp chuyên nghiệp thì có hiệu quả tốt. Đến nay đã gần 10 năm, cty tiết kiệm chi phí mà chúng tôi là người bảo trì cũng nhẹ nhõm hơn trong công việc.
    Thị trường có nhiều nhà cung cấp. Tuy nhiên, không phải ai cũng làm tốt đâu. Nên tìm nơi có nhiều kinh nghiệm, chứ nếu gặp nhà xử lý pha chế đơn giản, làm ăn cẩu thả. Xét nghiệm ghi chỉ tiêu giả lúc nào cũng thấy đạt đến cuối năm mở lò thấy cáu đóng đầy nhóc thì...khóc hận.
  3. NT_Tuan

    NT_Tuan Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    28/01/2002
    Bài viết:
    306
    Đã được thích:
    0
    Bạn xem lại quá trình xử lý có vẻ không ổn. Minh xin đề nghị phương án (dựa trên phương án của bạn) đổi làm mềm trước RO, cái này mới hợp lý nếu làm mềm sau RO thì là nó chỉ là còn số không và chắc bạn sẽ phải thay RO nhiều nhiều.
    Nước cấp đã xử lý--->softener--->RO--->bộ khử oxy--->bồn chứa---->trích Na3PO4--->đo kiểm--->lò hơi
    (Mình chỉ sửa theo phương án của bạn thôi, đây cũng không phải phải phương án của mình)
    Nói về sử dụng RO trong xử lý nước trong nồi hơi theo mình là phương án tốt, lượng nước cấp cho nồi nhiều về giá thành cũng không phải quá cao, nếu ta biết "tận dụng". RO ở đây không phải dùng RO theo cách thông thường trong xử lý nước tinh khiết phải có chút biến đổi mới dùng được cho nồi hơi.
    Cũng có người thích dùng nước cất mua thiết bị của TQ giá thành rẻ hơn nhiều, cũng rất nhiều đơn vị chào bán.
    Chúc bạn làm tốt đồ án của mình
  4. annatino

    annatino Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    02/10/2008
    Bài viết:
    1
    Đã được thích:
    0
    Bạn Tuấn nói đúng, mình xin bô sung ý này:
    1) Qua softenner, nước vẫn còn sót một ít độ cứng, khoảng chừng 2- 4 ppm. Do đó, nếu có cho qua RO thì qua soft trước, còn khi qua RO, tất cả các chất đều không còn, vậy nếu cho qua RO rồi qua soft là chưa hợp lý.
    2) Thực tế, qua soft , không phải lúc nào cũng giảm được độ cứng tối thiểu. Vì có lúc hạt nhựa đã lão hoá, có khi khâu rửa ngược không đủ... vv.
    3) Qua RO, sẽ lọc được rất nhiều, làm nước tinh khiết. Tách nước hoàn toàn khỏi các vật chất như: vi rút, vi khuẩn, kim loại nặng: thạch tín, chì, mangan, Amoni và các chất độc hại khác. Chỉ có các công nghiệp như dược, sản phẩm chất lượng cao mới cần dùng loại lọc này. T
    Trên thị trường, doanh nghiệp sử dụng lò hơi nếu đầu tư RO không có tính kinh tế. (lò 3 tấn chi phí trên 70 triệu- 1 hệ thống, hàng tháng chi hàng chục triệu để thay màng lọc...)
    4)Trong khi xử lý nước hoá chất chỉ tốn chừng 3 -4 triệu cho 1 lò 3 tấn.
    Các bạn vào đây xem thêm: www.libb.vn

Chia sẻ trang này