1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

xử lý nước thải chăn nuôi heo

Chủ đề trong 'Khoa học công nghệ và môi trường' bởi hoaiphuong123456, 24/08/2018.

?

Bạn đang quan tâm đến việc xử lý nước thải chăn nuôi heo như thế nào ?

  1. Hãy liên hệ Cty Môi trường Bền Vững Xanh để được tư vấn : 0931 55 54 53

    1 vote(s)
    100,0%
  2. Hãy liên hệ với chúng tôi để được hỗ trợ : 0931 55 54 53

    0 vote(s)
    0,0%
  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
  1. hoaiphuong123456

    hoaiphuong123456 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    24/08/2018
    Bài viết:
    2
    Đã được thích:
    0
    Nhằm chia sẻ những kiến thức về việc xử lý nước thải chăn nuôi từ những kinh nghiệm mà chúng tôi đã thực hiện thành công ở các trang trại chăn nuôi heo.
    Xem thêm : 9 yếu tố để xây dựng hệ thống xử lý nước thải chăn nuôi heo tiết kiệm

    Xem thêm : Xử lý nước thải chăn nuôi heo đạt tiêu chuẩn.
    Xem thêm : Xử lý nước thải chăn nuôi heo khó hay dễ


    Giới thiệu sơ lược về nước thải chăn nuôi heo:
    Nước thải chăn nuôi heo có hàm lượng Nito, Photpho, các hợp chất hữu cơ cao: như COD, BOD, TSS..đây chính là những thành phần gây ô nhiễm môi trường. Nếu không được xử lý mà thải trực tiếp ra ngoài sẽ gây ô nhiễm đến hệ sinh thái cây trồng và vật nuôi, đặc biệt trong nước thải chăn nuôi heo còn chứa mầm dịch bệnh, rất nguy hiểm đến sức khỏe con người.
    Các thông số ô nhiễm của nước thải chăn nuôi heo:

    STT Thông số Đơn vị Nồng độ
    1 pH 7.7
    2 COD mg/l 1400
    3 BOD5 mg/l 760
    4 TSS mg/l 200
    5 Tổng Nito mg/l 550
    6 Tổng coliform mg/l MNP/100ml >107





    ớc thải sau xử lý cần đạt mức A theo QCVN 62-MT:2016/BTNMT, với các thông số chính như sau:


    STT Thông số Đơn vị Nồng độ
    1 pH 6.0 -9
    2 COD mg/l 100
    3 BOD5 mg/l 40
    4 TSS mg/l 50
    5 Tổng Nito mg/l 50
    6 Tổng coliform mg/l MNP/100ml 3000


    Thuyết minh quy trình công nghệ xử lý nước thải chăn nuôi heo
    • Nước thải chăn nuôi heo của trang trại sẽ được tập trung về bể chứa phân. Ở đây hỗn hợp phân và nước thải sẽ được bơm vào máy ép phân. Máy hoạt động theo cơ chế lọc ép, tách gần như hoàn toàn các chất khô và phân riêng nước thải. Phần khô sẽ được thu gom và ủ thành phân hữu cơ. Phần lỏng sẽ chảy về bể sinh học kỵ khí – Biogas. Khoảng 60% ô nhiễm hữu cơ sẽ được loại bỏ ở Biogas. Sau khi xử lý bậc một ở bể biogas, nước thải được đưa về bể điều hòa. Nhiệm vụ của này là điều hòa lưu lượng và nồng độ các chất ô nhiễm trong nước thải. Từ đây nước thải được bơm lên bể sinh học thiếu khí - anoxic của hệ thống xử lý.
    • Tại bể Anoxic các vi sinh vật tùy nghi sẽ sử dụng nguồn Cacbon dễ phân hủy trong nước thải từ nước thải để chuyển hóa Nitơ từ dạng Nitrat thành Nitơ tự do (N2).
    • Sau bể sinh học thiếu khí, nước thải được dẫn qua bể aerotank (sinh học hiếu khí). Trong bể sinh học hiếu khí, các vi sinh vật hiếu khí sử dụng oxy hòa tan phân hủy và chuyển hóa chất hữu cơ trong nước thải thành sinh khối, CO2 và nước. Các vi sinh vật tập hợp thành tập đoàn, dưới dạng các bông bùn hoạt tính. Nguồn oxy hòa tan được cung cấp từ máy thổi khí thông qua hệ thống đĩa phân phối khí. Khi nguồn oxy hòa tan được đảm bảo, quá trình oxy hóa sinh học các chất ô nhiễm và quá trình nitrat hoá diễn ra triệt để. Kết quả nước được làm sạch và sinh khối vi sinh vật tăng lên.
    • Sau khi xử lý bằng sinh học hiếu khí, nước thải sẽ chảy qua bể lắng nhằm tách sinh khối vi sinh vật (bùn sinh học) có trong dòng nước thải. Nước thải sẽ được phân phối vào ống lắng trung tâm, bùn sẽ lắng xuống đáy bể, nước trong sẽ chảy tràn bề mặt và theo hệ thống máng thu nước đổ vào hồ sinh học 1 và 2. Phần bùn lắng xuống đáy bể một phần được tuần hoàn lại bể sinh học để duy trì nồng độ bùn, phần bùn dư sẽ được bơm vào bể chứa bùn.
    • Trong hồ sinh học diễn ra quá trình oxy hóa sinh hóa các chất hữu cơ nhờ các loài vi khuẩn, tảo và các loài thủy sinh vật khác. Tại hồ sinh học này có bổ sung một số loài thực vật thủy sinh như lục bình, bèo, rau nhút…tạo điều kiện cho vi sinh vật hoạt động giúp cho quá trình xử lý tiếp theo đạt hiệu quả. Quá trình loại bỏ các thành phần hữu cơ và nitơ được hoàn thiện thêm ở công đoạn này.
    • Nước sau khi được xử lý bằng hồ sinh học sẽ chảy về bể khử trùng. Tại đây, hóa chất khử trùng sẽ được bơm định lượng đưa vào bể nhằm tiêu diệt vi sinh có hại có trong nước thải, đồng thời oxy hóa các chất hữu cơ còn sót lại trong nước. Cuối cùng nước thải được bơm qua cột áp lực để tách các chất lơ lửng và tạo độ trong cho nước.
    • Nước sau xử lý đảm bảo đạt mức A - QCVN 62-MT:2016/BTNMT sẽ được xả vào môi trường tiếp nhận.
    • Bùn rắn lắng từ bể lắng sinh học sẽ được dẫn về sân phơi bùn. Bùn khô tách ra có thể sử dụng làm phân bón. Nước sau khi tách bùn sẽ tuần hoàn trở lại bể điều hòa (thu gom) để tiếp tục xử lý.
    • Để hiểu rõ hơn về công nghệ xử lý nước thải chăn nuôi heo hãy liên hệ với chúng tôi :
    • CÔNG TY TNHH XÂY DỰNG VÀ CÔNG NGHỆ MÔI TRƯỜNG BỀN VỮNG XANH - 0931 55 54 53
    Lần cập nhật cuối: 24/08/2018
  2. tranminh86

    tranminh86 Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    07/06/2016
    Bài viết:
    29
    Đã được thích:
    1
    đang quan tâm

Chia sẻ trang này