1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Xử lý ô nhiễm kim loại nặng trong nước thải và nước sinh hoạt bằng vật liệu hấp phụ

Chủ đề trong 'Khoa học công nghệ và môi trường' bởi minhngockhtn, 07/11/2005.

  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
  1. lequynhhoa_env

    lequynhhoa_env Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    17/07/2006
    Bài viết:
    3
    Đã được thích:
    0
    tớ rất tò mò về cách cậu chế tạo từ tro bay thành vật liệu hấp thụ như thế nào? Tro bay cậu sử dụng chủ yếu tồn tại ở dạng nào hả cậu?Tớ cũng từng thử chế vật liệu háp thụ kim loại nặng từ vật liệu thiên nhiên cho rẻ tiền. Vì các vùng ô nhiễm nặng toàn ở ngoại thành. Dân không giàu có cho lắm! Vậy việc chế tạo vật liệu cậu có khả thi về mặt kinh tế không? Rất mong được chỉ giáo! Tớ đang rất quan tâm tới vấn đề này.
  2. vanuyen1311

    vanuyen1311 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    18/11/2005
    Bài viết:
    65
    Đã được thích:
    0
    Cho em hoi sau khi hap phu kim loai nang bang tro bay thi phan tro bay sau khi hap phu ay, anh dinh lam gi a? Dem chon lap à?
  3. var82

    var82 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    15/02/2006
    Bài viết:
    40
    Đã được thích:
    0
    Tro bay lấy từ nguồn thải (nhà máy nhiệt điện) ở dạng bột, kích thước hạt <1mm, có màu xám hoặc hơi đen. Bản thân tro bay thô cũng có khả năng hấp phụ kim loại nhưng không cao lắm. Hiện nay có một vài cách chuyển hoá tro bay thành VLHP mà chủ yếu dựa trên nguyên tắc chuyển hoá chúng thành VL chứa zeolite có khả năng hấp phụ.
    Vì thành phần của tro bay có chứa Al, Si - là hai nguyên tố cơ bản trong cấu trúc zeolite. Người ta thêm vào đó kiềm (NaOH) bằng một số cách khác nhau và tạo điều kiện thuận lợi cho quá trình zeolite hoá xảy ra. Sản phẩm đó là VLHP ban đầu. Trên thực tế, sau khi zeolite hoá VLHP vẫn tồn tại ở dạng bột vì vậy rất khó đưa vào công nghệ. Do vậy nó cần phải được tạo thành viên bằng cách kết dính với vật liệu khác...
    Tớ đã đọc nhiều nghiên cứu về mấy quy trình này, nhưng nghiên cứu vẫn chỉ là...nghiên cứu. Còn bạn hỏi giá thành thì hơi khó trả lời, vì quy trình mới chỉ ở mức nghiên cứu nên khó tính toán lắm. Tuy nhiên có thể nói là nó không đắt:
    Nguyên liệu:
    Tro bay: cái này mấy nhà máy đó chỉ muốn có ai lấy đi hộ thôi.
    NaOH: tớ không nhớ giá, nhưng chắc là rẻ.
    Điều kiện khác: nhiệt độ, nước để rửa loại kiềm dư, chất kết dính (vẫn thấy mọi người dùng đất sét).
    Anyway, một số tài liệu có nói trong tro bay còn chứa các nguyên tố độc hại ở dạng vết. Thậm chí có cả As, Hg, Cr-tất nhiên là thành phần rất nhỏ-nên nếu bạn nào lấy tro bay để xử lý nước thì nên quan tâm đến cả vấn đề này nữa.
  4. raklei

    raklei Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    01/04/2005
    Bài viết:
    261
    Đã được thích:
    0
    Lại nghiên cứu ngồi phòng điều hoà rồi.
    Tro bay nếu gọi đúng ra ở VN phải là tro tuyển vì VN chưa có tro bay (hàm lượng than đốt chưa cháy hết còn cao phải qua tuyển để loại bớt). Do đó chất lượng ko như của nước ngoài, tuy vậy vẫn có giá cỡ 300k/ m3 (phả lại). Các loại tro xỉ vớ vẩn hơn của những nhà máy nhiệt điện cũ (còn chứa nhiều than) thì hoặc đưọc dùng làm than đốt lò vôi hoặc để đóng gạch. Không có cái tro nào là muốn ai lấy hộ đi cả.
    Trong tương lai, khi các nhà máy nhiệt điện mới hiện đại hơn đưa vào sử dụng thì tro bay thu được cung cấp cho ngành vật liệu xây dựng (phụ gia xi măng, bê tông) không đủ có khi còn phải nhập thêm.
    Đừng nghĩ là nó không đắt.
    Một câu hỏi rất hay của bạn nào đó ở trên, hấp phụ xong thì tro bay đấy để làm gì, xử lý thế nào.
    Được raklei sửa chữa / chuyển vào 10:30 ngày 17/09/2006
  5. var82

    var82 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    15/02/2006
    Bài viết:
    40
    Đã được thích:
    0
    to Raklei: Cảm ơn anh(chú/bác) raklei đã chỉ ra cái ngu cho em. Người ta nói ''biết thì thưa thốt.." em chưa biết đến đầu đến đũa mà lại phát biểu linh tinh quá. Quả thực là để có được những thông tin như bác raklei đây cung cấp chẳng dễ gì, và em cũng chỉ được biết đến nó từ những bài báo của các bậc tiền bối thôi. Mà công nghệ "sản xuất bài báo" ở VN mình cũng phát triển đấy chứ!
    Tiện thấy bác nói người ta tuyển tro để loại bớt thành phần, nhưng em lại ko biết người ta làm thế nào, mong bác bớt chút thời gian vào đây chia sẻ.
    Lại nói về câu hỏi: " hấp phụ xong thì tro bay đấy để làm gì, xử lý thế nào?" làm em nhớ tới một chuyện thế này: Trong một cuộc hội thảo tầm quốc tế, có bác Indo báo cáo đề tài xử lý kim loại bằng cây bèo. Sau khi trình bày một hồi mọi người đặt câu hỏi -Thế cái bèo ăn no KL ấy ông xử lý nó như thế nào? - Tao đem bỏ vào lò thiêu huỷ! - ...Thú thực, đến lúc này em vẫn chưa nghĩ ra giải pháp khả thi nào cho câu hỏi trong bài của bác Indo. Quay lại vấn đề tro bay, em cũng thử trả lời rồi -nhưng bây giờ chưa đủ can đảm để post ở đây. Em thành thực muốn nghe ý kiến của bác. Với những hiểu biết thực tế của mình, em hi vọng bác có thể cho em những gợi ý trên cả tuyệt vời! Chúc bác vui.
    Bây giờ em phải đi mua cái rổ đã...
  6. raklei

    raklei Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    01/04/2005
    Bài viết:
    261
    Đã được thích:
    0
    Copy cho bạn đọc một bài tham khảo
    Tro bay - vật liệu làm bê tông xây dựng
    Tro bay vốn là phế liệu của các nhà máy nhiệt điện chạy bằng than cám lúc này đây đã trở thành một mặt hàng vật liệu xây dựng (VLXD) được nhiều người quan tâm. Nhà máy Nhiệt điện Phả Lại, nguồn cung cấp Tro bay duy nhất đã được nhiều người tìm đến và viếng thăm nhà máy kể cả khách nước ngoài.
    Sở dĩ tro bay được quan tâm như thế, vì như một tài liệu kinh điển về bê tông đã viết: tro bay là một puzzolan phổ biến nhất cho bê tông. Khi nhu cầu nhiều mà tro bay lại không đủ cung cấp. Có nhiều người còn lo rằng nếu quyết định dùng tro bay trong bê tông cho công trình X lớn như vậy, liệu có đủ tro bay để dùng và việc cung cấp có kịp tiến độ thi công không? và rồi đường sá xa xôi như thế, giá tro bay sẽ đội lên, thì giá phế phẩm tro bay và chính phẩm xi măng có khi xấp xỉ nhau. Có dự án xây dựng biết lo xa tính trước và để giữ thế chủ động trong thi công đã quyết định thay thế tro bay bằng một loại puzzolan thiên nhiên nào đó ở gần công trình xây dựng, đó cũng là điều tốt: sử dụng tro bay trong xây dựng giống như đi săn, bằng một mũi tên bắn được 3 con thỏ, có nghĩa là đạt được 3 lợi ích không nhỏ chút nào: một là ngành xây dựng có phụ gia khoáng hoạt tính pha vào xi măng và bê tông để cải thiện tính chất của nó theo hướng mong muốn, hai là nhà máy nhiệt điện có thêm lợi ích và ba là môi trường không bị ô nhiễm. Hồ chứa tro bay Phả Lại là một kho vàng đen nho nhỏ, có lúc vơi, đầy, nhưng không bao giờ cạn. Ở Trung Quốc tro bay thừa thãi sẵn sàng bán cho ta khi có yêu cầu, nhưng phí vận tải sẽ rất cao.
    Nhu cầu sử dụng tro bay ở VN là như vậy, còn việc nghiên cứu tro bay ở nước ta thì sao? Trước khi dùng tro bay ở các dự án, các phòng thí nghiệm đều phải thiết kế thành phần bê tông tro bay. Cũng có một số đề tài nghiên cứu bê tông mác cao, bê tông đầm cán, bê tông nhựa dùng tro bay nhiệt điện Phả Lại, tuy nhiên trong nghiên cứu chỉ mới quan tâm đến độ dẻo, cường độ và tính chống thấm của bê tông. Một số người cho rằng dùng từ "tro bay Phả Lại" có lẽ không thích hợp, mà gọi là tro tuyển Phả Lại, thì đúng nghĩa hơn, vì tro ở đây không lấy trực tiếp từ bộ lọc ở ống khói, mà tro được thải ra hồ, rồi được vớt lên và xử lý than chưa cháy (tuyển nổi), sau đó mới sấy khô và đưa đi sử dụng. Tất nhiên bản chất tro tuyển Phả Lại cũng giống như tro bay của nước ngoài, nên cứ quen gọi là tro bay. Tro bay cũng được đưa vào tiêu chuẩn ở nước ta. Tiêu chuẩn này được viết theo tiêu chuẩn của Mỹ ASTM C618-94A.
    Để hiểu rõ hơn về tro bay và tác dụng của nó đối với hầu hết các tính chất của bê tông, chúng tôi muốn giới thiệu một số tư liệu mới đây của nước ngoài về lĩnh vực này. Đây cũng có thể coi là lý thuyết, giúp ta giải thích các kết quả thí nghiệm của chúng ta. Tro bay là một loại puzzolan nhân tạo, là tro đốt của than cám, nên bản thân nó đã rất mịn, có cỡ hạt từ 1 - 10µm, trung bình 9 - 15µm. Tro bay được phân ra hai loại với các đặc điểm khác nhau: loại C có hàm lượng CaO ? 5% và thường bằng 15 - 35%. Đó là sản phẩm đốt than linhit hoặc than chứa bitum, chứa ít than chưa cháy, thường < 2%. Loại F có hàm lượng CaO < 5%, thu được từ việc đốt than antraxit hoặc than chứa bitum, có hàm lượng than chưa cháy nhiều hơn, khoảng 2 - 10%. Tro bay Phả Lại thuộc loại F. do đốt không tốt, nên hàm lượng than chưa cháy khá cao, tới ? 20%. Vì vậy phải xử lý bằng phương pháp tuyển nổi (hoặc có thể dùng phương pháp đốt lại) để giảm hàm lượng than chưa cháy vì theo tiêu chuẩn thì hàm lượng đó không được vượt quá 6% và có thể cho phép tới 12% nếu qua thí nghiệm và thực tế ứng dụng chứng minh là dùng được. Tro bay loại F kém hoạt tính hơn và cần 2 tuần để thuỷ hoá, nó có cỡ hạt tối ưu từ 10µ trở xuống, vì hạt nhỏ thì sẽ cháy hết, nên có ít than chưa cháy trong tro. Tro loại C có hoạt tính cao hơn, chỉ cần 3 ngày thuỷ hoá và đôi khi nó có tính chất thuỷ lực (tự cứng yếu) do có hàm lượng CaO cao.
    -Tro bay có thể làm tăng hoặc làm giảm độ dẻo tức là giảm hoặc tăng lượng nước yêu cầu của hỗn hợp bê tông, điều đó tuỳ thuộc vào hàm lượng than chưa cháy và độ mịn của tro bay.Việc làm tăng lượng nước yêu cầu được giải thích băng việc hút nước của các phần tử cacbon (than chưa cháy), sự cản trở giữa các hạt tro bay lớn, cũng như cốt liệu làm cho pha hồ có độ nhớt cao. Như vậy tro bay loại F có thể làm giảm độ dẻo của hỗn hợp cacbon cao (biểu thị bằng lượng mất khi nung). Việc làm giảm lượng nước yêu cầu có thể do các nguyên nhân: hạt tro bay tròn nhẵn dễ dịch chuyển và thể tích hồ trong bê tông tăng lên (do tro bay nhẹ hơn xi măng, nên bay là giảm hàm lượng khí trong bê tông nó có tác dụng chống băng giá. Hàm lượng cacbon (lượng mất khi nung) lớn trong tro bay loại F gây nên sự cố này.
    Như vậy, qua một số tư liệu nêu trên chúng ta thấy rõ các vấn đề quan trọng sau đây:
    1. Ảnh hưởng của tro bay đối với hầu hết các tinh chất của bê tông;
    2. Ảnh hưởng xấu của hàm lượng than chưa cháy chủ yếu là tăng lượng nước cần thiết, tạo ra những hạt thô trong tro bay và giảm lượng khí trong hỗn hợp bê tông;
    3. Tro bay loại C nói chung tốt hơn tro bay loại F, riêng về chống Sunfat có kém hơn, ở nước ta hiện nay mới chỉ dùng tro bay Phả Lại thuộc loại F. Sau này có thể tro bay của nhà máy nhiật điện khác; nếu có được tro loại C thì cũng là điều đáng mừng.
    Hy vọng rằng cùng với sự phát triển nhiệt điện sản lượng tro bay trong tương lai ở nước ta sẽ tăng lên gấp bội để dùng cho ngành xây dựng của chúng ta. Tuy nhiên, khi mà tro bay chưa đủ cung cấp thì các dự án luôn luôn phải dự phòng một loại Puzzolan thiên nhiên nào đó để thay tế tro bay khi cần thiết.

  7. Bosson

    Bosson Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    05/03/2003
    Bài viết:
    169
    Đã được thích:
    0
    minh se lien lac voi ban!!!

Chia sẻ trang này