1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Xử lý rác thải

Chủ đề trong 'Khoa học công nghệ và môi trường' bởi TuongVy, 24/06/2003.

  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
  1. 6hsangHN

    6hsangHN Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    25/09/2004
    Bài viết:
    490
    Đã được thích:
    0
    UNDP Viet Nam Media Release
    Việt Nam có nhiều tiến bộ trong việc giải quyết vấn
    đề về các chất thải hữu
    cơ khó phân huỷ​
    Hà Nội, ngày 4 tháng 4 năm 2005: Hôm nay, Bộ Tài nguyên -
    Môi trường và Chương trình Phát triển Liên Hợp Quốc (UNDP)
    tổ chức một hội thảo và đào tạo trong 4 ngày về "Thực hiện
    Công Ước Stockholm - Các kinh nghiệm quốc tế". Hội thảo
    là cơ hội để những người tham dự học hỏi và trao đổi
    kinh nghiệm với các chuyên gia quốc tế về việc thực hiện
    Công Ước Stockholm, cấp phép môi trường, khắc phục sự cố và các công nghệ mới phục vụ cho việc quản lý, xử lý và tiêu
    huỷ các chất thải hữu cơ khó phân huỷ (viết tắt tiếng Anh là
    POPs) cũng như thảo luận về dự thảo Kế hoạch thực hiện
    Công ước Stockholm của Việt Nam.
    Hội thảo đào tạo được tổ chức trong khuôn khổ dự án "Xây
    dựng kế hoạch Quốc gia trong quá trình tham gia, thực
    hiện và hiệu lực hoá Công ước Stockholm về các chất POPs
    nhằm đóng góp cho việc bảo vệ môi trường và sức khoẻ con
    người thông qua việc quản lý các POPs có lợi cho môi trường"
    (VIE/01/G31) do Quỹ Môi trường Toàn cầu/Chương trình Phát
    triển Liên Hợp Quốc (GEF/UNDP) tài trợ.
    Phối hợp cùng với Cục Bảo vệ Môi trường Mỹ (USEPA),
    Cơ quan Phát triển Quốc tế Mỹ (USAID), và Bộ Môi trường Hàn Quốc/Tổng công ty ENVICO, Hội thảo đào tạo này đánh dấu một mốc quan trọng trong tiến trình thực hiện Công ước Stockholm
    tại Việt Nam. Việt Nam đã ký Công ước này ngày 23 tháng
    5 năm 2001 và chính thức phê chuẩn ngày 22 tháng 7 năm 2002.
    Công ước Stockholm chính thức có hiệu lực kể từ ngày
    14 tháng 5 năm 2004. Công ước nhằm bảo vệ cuộc sống và
    môi trường thiên nhiên - đặc biệt cho người nghèo và các
    nước nghèo - bằng cách cấm sản xuất và sử dụng một số
    các chất hoá học độc hại, đặc biệt là Polychlorinated Biphenyls
    (PCBs), dioxins, furans, và 9 loại thuốc trừ sâu rất độc
    hại. Công ước cũng yêu cầu xử lý triệt để những
    địa điểm tàng trữ thuốc trừ sâu và hoá chất độc hại có chứa
    POPs, cũng như tiêu huỷ các chất PCB và chất thải có chứa
    PCB.
    Các hoá chất độc hại, đặc biệt là chất độc mầu da
    cam, có tác động rất lớn đến sức khoẻ của con người, ví
    dụ dị tật bẩm sinh, hư thai, ung thư da, ung thư phổi, kém thông minh, hoặc các vấn đề về tâm lý của trẻ em. Các chất
    độc hại này tồn tại rất lâu trong không khí, đất, và nước. Khi
    đất có chứa dioxin bị rửa trôi và lắng đọng dưới sông hồ
    thì sẽ nhiễm sang cá. Điều đó nhắc nhở chúng ta rằng làm
    nhiễm độc môi trường đồng nghĩa với làm nhiễm độc chính chúng ta.
    Hoá chất và các vật liệu độc hại khác gắn liền với
    quá trình phát triển. Ô nhiễm hoá học chủ yếu là do các hoạt
    động công nghiệp và nông nghiệp. Ở Việt Nam, khối lượng dầu có chứa PCB có thể lên tới 19.000 tấn, chủ yếu từ các máy
    biến thế điện kiểu cũ. Tổng lượng chất thải nguy hại ước
    tính năm 2003 là 160.000 tấn mỗi năm, trong đó 130.000 tấn từ các chất thải công nghiệp, 21.000 tấn từ các chất thải y
    tế của các bệnh viện, trạm xá và viện điều dưỡng, và 8.600
    tấn từ sản xuất nông nghiệp. Ngoài ra, một số vùng có dư
    lượng các chất dioxin và furans ở trong đất do hậu quả của việc
    sử dụng tới 72 triệu lít thuốc diệt cỏ trong thời kỳ
    chiến tranh 1961-1971 (Chất độc da cam, trắng, xanh và huyết dụ). (theo: Báo cáo diễn biến môi trường Việt Nam 2004 - Chất
    thải rắn).
    Đại diện của UNDP nhấn mạnh tầm quan trọng phải có
    một kế hoạch hành động quốc gia để giải quyết vấn đề hoá
    chất độc hại nhằm bảo vệ sức khoả con người và môi trương,
    đồng thời kêu gọi sự hợp tác chặt chẽ hơn nữa trong vấn đề
    này. "Chúng tôi cho rằng cần có phương thức tiếp cận đối tác.
    Rất cần tiếp tục có nhiều sự hỗ trợ song phương và đa phương
    để có thể đảm bảo việc thực hiện Công ước Stockholm. Nguy
    cơ tiếp xúc với các hoá chất độc hại - và ảnh hưởng của
    chúng đối với sức khoẻ con người - là một trong những vấn đề
    toàn cầu. Không một quốc gia nào có thể tự mình giải quyết
    những thách thức do hoá chất độc hại gây ra".
    TS. Phạm Khôi Nguyên, Thứ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi
    trường, nhấn mạnh tầm quan trọng của việc thực thi và hiệu
    lực hoá Công ước Stockholm tại Việt Nam. "Thực hiện
    Công ước này sẽ đảm bảo một môi trường sạch hơn cho mọi
    người dân Việt Nam và tăng trưởng bền vững cho đất nước". Ông đánh giá cao sự hỗ trợ của USEPA, USAID, Bộ Môi trường Hàn Quốc/Tổng công ty ENVICO, đặc biệt là UNDP và GEF, trong việc triển khai thực hiện Công ước Stockholm ở Việt Nam"
    Nếu các Quý vị muốn biết thêm thông tin, xin vui lòng
    liên hệ với:
    Đào Xuân Lai, Cán bộ chương trình của UNDP,
    ĐT: 942 1495 (số máy lẻ: 178),
    Email: dao.xuan.lai@undp.org
    hoặc
    Đặng Hữu Cự, Trợ lý Truyền thông của UNDP,
    ĐT: 942 1495 (số máy lẻ: 179),
    Email: dang.huu.cu@undp.org
    *********************************
    <English version>
    UNDP Viet Nam Media Release
    Viet Nam made progress in dealing with toxic chemicals
    Ha Noi 4 March 2003: The Ministry of Natural Resources and Environment (MONRE) and the United Nations Development Programme (UNDP) organize a 4-day Training Workshop on
    "Stockholm Convention Implementation ?" International Practices" to allow Vietnamese participants to learn from
    and share experiences with international experts regarding
    Stockholm Convention implementation, environmental permits,
    emergency response, and new technologies for environmentally
    management, treatment and disposal of persistent organic
    pollutants (POPs), and to discuss the draft of the National
    Implementation Plan (NIP) for Stockholm Convention
    Implementation in Viet Nam.
    The training workshop is held under the framework of a
    UNDP/GEF funded project entitled "Development of National
    Implementation Plan for Viet Nam in the process of
    accession, implementation and enforcement of the
    newly-signed Stockholm Convention on Persistent Organic
    Pollutants (POPs)" VIE/01/G31.
    In collaboration with the U.S. Environmental Protection
    Agency (USEPA), USAID and the Ministry of Environment of
    South Korea/ ENVICO Corporation), the training workshop is a
    milestone on the path towards the implementation of
    Stockholm Convention in Viet Nam as the country signed the
    Convention on 23 May 2001 and ratified the Convention on 22
    July 2002.
    Effective since 14 May 2004, the Stockholm Convention seeks
    to save lives and protect the natural environment -
    particularly in the poor communities and countries ?" by
    banning the production and use of some of the most toxic
    chemicals, especially: Polychlorinated Biphenyls (PCBs),
    dioxins and furans, and nine highly dangerous pesticides.
    The Convention also requires cleaning up the growing
    accumulation of unwanted and obsolete stockpiles of
    pesticide and toxic chemicals that contain POPs, and the
    disposal of PCBs and PCB-containing waste.
    Toxic chemicals, especially agent orange links to an array
    of health problems including birth defects, spontaneous
    abortions, skin and lung cancers, low IQ and emotional
    problems for children. They are toxic substances that last a
    long time in the air, water and land. Soil contaminated with
    dioxin becomes river sediment, which is then passed to fish.
    This is a clear reminder that poisoning our environments is
    akin to poisoning ourselves.
    Toxic chemicals and other hazardous materials are basic
    elements of development. Chemical pollution is mainly
    attributed to industrial and agricultural activities. In
    Viet Nam, the amount of oil possibly contaminated with PCBs
    could reach 19,000 tons, which mainly come from old
    transformers. The total hazardous waste generation in 2003
    was about 160,000 tons per year, of which 130,000 tons/yr
    was industrial waste, 21,000 tons/yr was hazardous
    healthcare waste from hospitals, clinics, and sanitarium,
    and 8,600 tons/yr from agriculture sources. In ad***ion, in
    certain regions of the country, there are persistence of
    dioxin and furans in soil as a result of use of as much as
    72 million liters of defoliant (herbicides) during the war
    period 1961-1971 (Agent Orange, while, green, and purple).
    (Viet Nam Environment Monitor ?" 2004 ?" Solid Waste).
    UNDP statement in the meeting stresses the important of
    having a national action plan to deal with toxic chemicals
    and calls for a stronger collaboration. "We believe that a
    partnership approach is required. There is a strong need to
    continue the considerable bilateral and multilateral support
    to ensure implementation of the Stockholm Convention.
    Exposures to toxic chemicals ?" their harmful effects to
    human health is global issue, a country cannot act alone in
    dealing with challenges posted by toxic chemicals".
    Vice Minister of Natural resources and Environment, Dr. Pham
    Khoi Nguyen, stresses the important of implementation and
    enforcement of the Stockholm Convention in Viet Nam.
    "Implementation of this Convention will ensure a cleaner
    environment for Vietnamese people and a sustainable growth
    for the country". He praises the USEAP, USAID, South Korea,
    especially UNDP and GEF for all supports in this regard".
    For further information, please contact:
    Mr. Dao Xuan Lai, Programme Officer,
    Tel: 942 1495 Ext. 178, Email: dao.xuan.lai@undp.org
    or
    Dang Huu Cu, Public affairs Associate
    Tel: 942 1495 Ext: 179; Email: dang.huu.cu@undp.org
    United Nations Development Programme
    Tel: (84 4) 942 1495 Fax: (84 4) 942 2267
    Viet Nam
    Được 6hsangHN sửa chữa / chuyển vào 06:34 ngày 06/04/2005
  2. rinvic

    rinvic Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    24/11/2003
    Bài viết:
    922
    Đã được thích:
    0
    Rinvic xin nêu ý kiến được không ạ?
    1. Em nghĩ thành phần độc hại trong rác thải có thể xem là không đáng kể, vì thành phần chủ yếu là rác thực phẩm. Tuy nhiên không nói ra chắc ai cũn biết, điều quan tâm là với lượng rác vô cùng lớn, thì cũng trở thành điều trăn trở khi: Rác thực phẩm (hữu cơ) này phân hủy, gây hôi thối, và đặc biệt thành phần nước từ rác này, ảnh hưởnng mạnh đến môi trường chung quanh khu chôn lấp, và có thể lây xa ra nguồn nước ngầm xa hơn. Và hơn nữa, rác công nghiệp có chất độc hại cũng bị đổ lén chung với rác sinh hoạt ?!?!?!
    2. Vì bao nilong rẻ, tiện lợi, và hiệu quả. Là dân môi trường nhưng em cũng không thể ngăn cản gia đình mình dùng ?. thứ khác thay nilong. Chỉ có thể khuyến khích bà nội trợ hạn chế dùng bao nilong, khi có một loại bao giấy thay thế. Để được đúng ý nghĩa hơn, phải là giấy tái chế. Và đó lại là một mảng công nghệ tái chê, nguyên liệu, truyền thông xã hội?..
    3. Đúng là phân loại rác ở VN là thủ công, và do đội ngũ dân bơi móc rác, thu lượm ve chai, vựa ve chai?. Anh kể cho mọi người nghe con đường đi của rác ở ngoài Đà Nẵng với.

Chia sẻ trang này