1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Xử lý sắt của hệ thống lọc nước công nghiệp??

Chủ đề trong 'Khoa học công nghệ và môi trường' bởi tienusd, 26/02/2007.

  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
  1. tienusd

    tienusd Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    16/06/2006
    Bài viết:
    182
    Đã được thích:
    0
    Xử lý sắt của hệ thống lọc nước công nghiệp??

    Chào các bạn. Hiện nay hệ thống nước của công ty tôi đang có vấn đề như sau: Nước hay bị vàng, các đường ống nhanh bị tắc do o xít sắt. Sau khi thay cát, sỏi, thông rửa ống thì chỉ được một thời gian ngắn thì lại bị hiện tượng trên. Tôi đang có ý định cải tạo lại hệ thống bằng cách làm thêm một bình lọc. Mong các bạn giúp cho những ý kiến đóng góp để cải tạo lại hệ thống lọc nước cho có hiệu quả. Xin chân thành cám ơn.
  2. tienusd

    tienusd Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    16/06/2006
    Bài viết:
    182
    Đã được thích:
    0
    Đây là sơ đồ của hệ thống lọc nước mà công ty tôi đang dùng:
    [​IMG]
    Giếng khoan sâu 55 mét. Đường kính giếng 158mm.
    Ống lọc đường kính 106mm, dài L=14 mét.
    Bơm được đặt ở độ sâu: 10 mét
    Dùng bơm chìm loại Caprari (ý): 7.5 Kw; Qmax=25.2 m3/h; Chiều cao đẩy=38 mét.
    Xin lỗi nhé: Chiều cao của bình lọc trên hình là 2 mét nhé.
    Mong các bạn giúp cho cách khác phục hiện tượng trên.
    Được tienusd sửa chữa / chuyển vào 11:22 ngày 26/02/2007
  3. steppy

    steppy Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    20/03/2005
    Bài viết:
    1.565
    Đã được thích:
    1.327
    Bác làm một cái bể lắng sau ejector trước khi vào bể lọc.
  4. tienusd

    tienusd Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    16/06/2006
    Bài viết:
    182
    Đã được thích:
    0
    Cám ơn bạn đã cho ý kiến. Hệ thống lọc của tôi đang dùng chính sức đẩy của bơm giếng sâu để thực hiện công việc sục bình, đẩy ô xít sắt kết tủa ra ngoài. Nếu xây thêm bể lắng sau ejector thì phải dùng thêm một bơm đẩy để thực hiện sục bình. Như vậy có lãng phí không?Còn phương án nào khác nữa ko?mong các bạn cho ý kiến đóng góp.
    Được tienusd sửa chữa / chuyển vào 09:04 ngày 27/02/2007
  5. tienusd

    tienusd Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    16/06/2006
    Bài viết:
    182
    Đã được thích:
    0
    Có ý kiến cho rằng nguyên nhân là do việc đặt ống lọc là quá dài (14 mét), làm cho khi hút nước chỉ hút được tầng nước ở trên, có nhiều ô xít sắt, việc khoan sâu 55 mét là không có tác dụng. Muốn khắc phục phải tiến hành khoan giếng mới, đặt phần ống lọc ngắn hơn: ví dụ vẫn khoan 55 mét, nhưng ống lọc chỉ dài 8 mét.
    Mình cũng chưa rõ về vấn đề này. Mong các bạn giúp đỡ!!
    Được tienusd sửa chữa / chuyển vào 09:14 ngày 27/02/2007
  6. tienusd

    tienusd Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    16/06/2006
    Bài viết:
    182
    Đã được thích:
    0
    Up
    Mọi người giúp mình với.
    Thanks.
  7. dtungevc

    dtungevc Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    19/07/2005
    Bài viết:
    6
    Đã được thích:
    0
    Chào bạn!
    Theo ngu kiến của mình như thế này:
    -thứ nhất là có thể do hàm lượng Fe2= trong nưóc ngầm chỗ bạn là khá cao.
    -Thứ 2 la như mình thấy trong sơ đồ của bạn không có hệ thống cung cấp 02 cho tháp hoặc cung cấp không đủ 02 để Fe2+ chuyển hoá hoàn toàn thành Fe3+ tạo kết tủa và sẽ bị giữ lại trong lớp cát lọc cho nên có thể Fe3+ được hình thành sau lớp cát và trong đường ống gây tắc ống la chuyện đương nhiên.
    -Thứ 3 la minh không thấy hệ thống rửa lọc trong dây chuyền xử lý của bạn.
    Có mấy nhận xét như vậy hy vọng bạn sẽ tìm ra được nguyên nhân để xử lý tốt hơn
  8. doi_man_tra

    doi_man_tra Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    11/05/2005
    Bài viết:
    37
    Đã được thích:
    0
    theo tôi thì bạn nên sử dụng một bể chứa (có thể sử dụng một bình chứa inox Sơn Hà 2,5 m3 chẳng hạn) khi bạn bơm từ giếng ngầm lên. Bạn có thể sử dụng một đầu sục khí ngay trên đường ống dẫn vào bể chứa để oxy hoá sắt sơ bộ, để làm tăng hiệu quả của việc oxy hoá Fe2+ thành Fe3+ bạn có thể sử dụng thêm Ca(OH)2 với một lượng nhất định. Các cặn Fe3+ sẽ được lắng một phần tại bể chứa này. Bể chứa chỉ cần đặt cao hơn bình lọc (nóc toà nhà chẳng hạn) là có thể tự chảy được, ko cần phải sử dụng bơm nữa. Còn cái bạn hỏi là liệu có phải là do sử dụng ống lọc dài quá mà nước có chứa nhiều sắt không thì theo tôi việc sắt có trong nước ngầm là do việc hoà tan các muối sắt ở tầng đất đá nơi nước ngầm chảy qua và nó chỉ liên quan đến địa chất, sự phân tầng đất của vùng đó chứ hoàn toàn không liên quan gì đến việc đặt ống cả. Còn việc tắc ống và phải rửa cát lọc thường xuyên cho thấy hàm lượng sắt trong nước ngầm ở chỗ bạn quá cao, như bạn dtungevc đã nói có thể lượng oxy cung cấp ko đủ và điều kiện cho phản ứng oxy hoá hoàn toàn Fe2+ thành Fe3+ ko đủ nên một phần Fe2+ chỉ bị oxy hoá sau khi chảy qua lớp lọc và lắng trên đường ống gây nên việc tắc đường ống. Tuy nhiên, bạn cũng có thể yên tâm vì nếu có nhiều sắt thì chắc chắn lượng asen sẽ rất thấp, hehhehhe
  9. nguyenvanhuu

    nguyenvanhuu Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    01/09/2006
    Bài viết:
    37
    Đã được thích:
    0
  10. nguyenvanhuu

    nguyenvanhuu Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    01/09/2006
    Bài viết:
    37
    Đã được thích:
    0
    Minh đã đọc qua thuyết minh của bạn. Tuy nhiên vấn đề này bạn cần xem xét toàn diện hơn:
    Công suât; Tốc độ lọc của trạm tối đa, tối thiểu; Hàm lượng của một số loại KL: Fe, Mn,... và HC tiêu hao Oxy.
    Ngoài ra, Qua sơ đồ của cậu mình có một vài ý kiến sau:
    - Nên có hệ thống OXY hóa đầu vào, và bể lắng. Trước khi cậu đưa nước vào hệ thống lọc áp lực. Vấn đề này cũng tương tự như hệ thống lọc nước giếng khoan tại Bể bơi Không Quân.
    Chúc bạn thành công...

Chia sẻ trang này