1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Xử lý sắt của hệ thống lọc nước công nghiệp??

Chủ đề trong 'Khoa học công nghệ và môi trường' bởi tienusd, 26/02/2007.

  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
  1. lang_tu_cong_nghe

    lang_tu_cong_nghe Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    28/11/2006
    Bài viết:
    174
    Đã được thích:
    0
    Nhưng cũng phải có trợ giúp hiệu quả của Phèn nữa. Nếu dùng phèn Đơn và Kép, hiệu quả không bằng PAC. Bạn muốn lọc sắt hiệu quả hay không thì do độ keo tụ của Phèn quyết định. Nếu dùng phèn ko đúng hơạc không dung Phèn thì...cái chuyện tắc bộ lọc là chuyện đương nhiên.!
  2. tienusd

    tienusd Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    16/06/2006
    Bài viết:
    182
    Đã được thích:
    0
    Để các bạn hiểu rõ hơn về trạm lọc nước của công ty mình, mình trình quy trình hoạt động như sau:
    - Hệ thống phối khí Ejector: Được chế tạo với nguyên lý: Khi nước có áp lực cao đi qua sẽ tạo chênh lệch áp suất với không khí bên ngoài. Do sự chênh lệch này mà không khí bên ngoài sẽ được hút vào ejector và hòa chung với nước bơm vào các bình lọc. Trong không khí hút vào có O2 sẽ tác dụng với Fe2+ để chuyển thành Fe3+ kết tủa.
    * Trạm bơm hoạt động như sau:
    - Bơm nước đẩy nước qua ejector sau đó qua các van 1, 2, 3, 4 vào khoang trên của các bình lọc nhờ áp lực nước. Nước trong bình có áp lực nên quá trình lọc diễn ra nhanh hơn. Nước sau khi lọc được đi vào chung một ống phi 54 và qua van 13 đi vào bể chứa nước chung.
    - Quy trình bơm nước: Mở van 1,2,3,4. Khóa van 5,6,7,8. Mở van 13, đóng khóa van 14. Mở các van 9,10,11,12 cho đến khi có nước chảy thì khóa van lại. Trong quá trình bơm nước vào bình lọc tại các khoang chứa nước có áp lực khí ngày càng tăng, hạn chế khả năng chứa của khoang chứa, vì vậy ta phải xả khí đi bằng các van 9,10,11,12.
    * Quy trình sục rửa bình: Thực chất là phá vỡ lớp chất bị lọc (chất bẩn) trên bề mặt lọc và đẩy chúng ra ngoài nhờ áp lực của nước đẩy ngược từ đáy bình.
    - Ví dụ đối với sục bình I: Khóa van 13 và 1. Mở van 5 và van 9. Đợi một thời gian van 9 có nước chảy ra thì khóa lại. Đường ống xả van 5 bắt đầu có nước bẩn, xả đến khi nào thấy nước trong thì khóa van 5 và mở van 1, quá trình sục bình 1 đã xong.
    - Diễn giải như sau: Nước đẩy vào bình II, III, IV theo các đường ống như quá trình bơm nước, van 2,3,4. Sau khi qua lọc được đưa đến đáy bình I và đẩy ngược từ đáy bình I lên khoang chứa nhờ áp lực, sau đó chảy cùng chất bẩn ra ngoài qua van 5. (Van 1 đã khóa).
    Sục bình được tiến hành lần lượt từng bình một. Sục bình hàng ngày.
  3. tienusd

    tienusd Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    16/06/2006
    Bài viết:
    182
    Đã được thích:
    0
    Về vấn đề đặt ống lọc: Ý mình muốn hỏi là đặt ống lọc cao quá như vậy là sẽ hút nước ở lớp bề mặt trên. Mà lớp này có nhiều sắt!??. Bây giờ muốn đặt ở vị trí sâu hơn, tức là rút ngắn chiều dài phần lọc, thì liệu có khả thi hơn không??? Vì càng ở sâu thì chất sắt càng ít!??
  4. tienusd

    tienusd Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    16/06/2006
    Bài viết:
    182
    Đã được thích:
    0
    Trước tiên là cám ơn tất cả các bạn đã quan tâm và cho ý kiến.
    - Vàng: Cái này thì mình không biết tính như thế nào cả??
    - Bể bơi không quân ở đường Trường Chinh đúng không? Mình có thể đến đó thăm quan được không nhỉ? Bạn có thể nói rõ hơn về hệ thống lọc của bể bơi này và vấn đề của nó không?
    Thanks.
  5. Vichemfloc

    Vichemfloc Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    07/11/2005
    Bài viết:
    16
    Đã được thích:
    0
    Tại sao bạn k dùng máy ozon để chuyển Fe2-Fe3. Đó là phương pháp đơn giản và rất hiệu quả, vừa oxi hoá vừa khử trùng
  6. doi_man_tra

    doi_man_tra Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    11/05/2005
    Bài viết:
    37
    Đã được thích:
    0
    Theo mình thì thời gian tắc hệ thống của bạn rất nhanh điều đó chứng tỏ hàm lượng Fe2+ trong nước ngầm khu vực của bạn rất lớn. Hệ thống bị tắc do 2 nguyên nhân:
    + lượng Fe3+ tạo thành phủ kín bề mặt lọc, một số thì đi vào lớp vật liệu lọc gây tắc thiết bị lọc
    + lượng Fe2+ chưa oxy hoá hết sẽ tiếp tục oxy hoá trên đường đi và bị giữ lại trên đường ống gây tắc đường ống.
    Vì vậy để giảm lượng Fe3+ tại bể lọc chỉ có cách là sử dụng một bể lắng trước hệ thống bể lọc và tăng cường oxy hoá tại vị trí trước bể lọc (ví dụ như: bạn có thể sục oxy ngay trên đường ống dẫn để tăng cường khả năng khuấy trộn nhằm tăng cường oxy hoá Fe2+ thành Fe3+)
    Còn việc sử dụng ozôn theo mình nghĩ là ko cần thiết (nếu bạn có nhiều tiền và nước sau xử lý dùng để làm nước ăn thì ok) vì thứ nhất là máy ozon rất hay hỏng, khả năng hoà tan của ozon vào trong nước....nói chung là sử dụng ozon phức tạp hơn rất nhiều so với các phương pháp thông thường mà hiệu quả cao hơn chẳng được bao nhiêu (hìhì kinh nghiệm xương máu được rút ra trong quá trình xử lý nước thải. Mấy chú nhà máy lấy một cái cốc nước thải và mình mang một cái máy ozon to đùng xuống, xục 5 phút thì nước thải trong veo, mấy chú nhà máy sướng quá mắt tròn mắt dẹt. Ký luôn). Haha đó là kinh nghiệm hồi làm ở công ty cũ thấy giám đốc kể lại như thế.hihihi
  7. tienusd

    tienusd Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    16/06/2006
    Bài viết:
    182
    Đã được thích:
    0
    Cám ơn các bạn đã cho ý kiến.
    Sau khi tham khảo, mình đưa ra phương án như sau:
    Sẽ tiến hành di chuyển vị trí của trạm bơm nước ( do có thêm lý do khác).
    Tiến hành khoan thăm dò, không đặt ống, sâu 55 mét (hết khoảng 2T?) tại vị trí định khoan. Kết cấu ống đặt vẫn như cũ.
    Hệ thống lọc như sau:
    - bơm nước giếng sâu => giàn mưa => bể lắng => bơm đẩy => ejector => bình lọc => bể chứa nước chung.
    -hoặc: bơm nước giếng sâu => ejector => bình lọc => bể lắng => bơm đẩy =>giàn mưa => bể lắng => bể chứa nước chung.
    Bể lắng chế tạo gồm 2 ngăn. Dùng nguyên lý bình thông nhau. Một ngăn để hứng nước từ giàn mưa, một ngăn để dùng cho bơmđẩy.
    Các bạn thấy có được không?
    Mình chưa biết thiết kế giàn mưa như thế nào cho hợp lý. Các bạn có thể chỉ cho mình hoặc có tài liệu về vấn đề này thì cho mình xin.
    Thanks!
  8. doi_man_tra

    doi_man_tra Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    11/05/2005
    Bài viết:
    37
    Đã được thích:
    0
    Theo ý kiến của tôi, việc di chuyển giếng khoan là ko cần thiết. Bạn nên xem lại xem có thể là ở một độ sâu thấp hơn hoặc cao hơn thì nồng độ Fe2+ trong nước ngầm sẽ thấp hơn, cái đó tuỳ thuộc vào địa chất khu vực của bạn mà bạn cần biết để có thể làm giảm được chi phí xử lý. Còn về cái chu trình bạn đưa ra thì cái chu trình thứ 2 là ko ổn vì chẳng bao giờ người ta để bể lọc trước bể lắng cả. Nếu chất lượng nước ko cần cao lắm thì bạn chỉ cần sử dụng thông khí bằng giàn mưa là ổn (hihi các nhà máy nước vẫn thường làm thế mà). Giàn mưa được thiết kế nhằm đảm bảo tiêu chí là thời gian giọt nước trong không khí là lớn nhất vì thế thường là được thiết kế nghiêng một góc 45o so với phương ngang vì khi đó quãng đường giọt nước đi được là lớn nhất (hìhì khi đó thì thời gian tiếp xúc của nước với không khí là lớn nhất). Bạn cũng có thể sử dụng các ejector để bổ xung oxy nhằm oxy hoá hoàn toàn Fe2+. Có gì liên hệ trực tiếp với tui
    Lâm: 0977149771
  9. thichanuong

    thichanuong Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    10/03/2006
    Bài viết:
    39
    Đã được thích:
    0
    Xin copy và past, mời các bạn tham khảo. Hy vọng cách này giải quyết đúng vấn đề:
    Bộ lọc Filox loại bỏ cả Sắt và Mangan một cách ngoạn mục. Chất lượng nước rất tốt mà chi phí vận hành, bảo dưỡng chả đáng là bao.
    Thách thức
    Liên doanh khai thác quặng T (xin đựoc ẩn danh vì dự án chưa kết thúc) sử dụng nước giếng ngầm có chứa Sắt, Mangan và mùi hôi (H2S) cho toàn bộ sinh hoạt của chuyên gia nước ngoài và nhân viên Việt Nam.
    Các đường ống và thiết bị nhà tắm, nhà bếp thường xuyên bị đóng cặn. Ngoài ra, mùi và màu của nguồn nước làm cho việc ăn uông, tắm giặt rất bất tiện.
    Hàm lượng sắt đo được là 7-10 milligram/lít (mg/l), còn hàm lượng mangan là 2.3 mg/l. Cả 2 đều vượt quá giới hạn cho phép nhiều lần. Nhằm cải thiện nguồn nước, đồng thời cắt giảm chi phí vận hành, bảo trì, ban giám đốc công ty quyết định đầu tư hệ thống xử lý nước cùa WATTS, được công ty Long Thịnh nhập khẩu trực tiếp từ Mỹ.
    Giải pháp
    Cuối năm 2006, hợp đồng nhập khẩu thiết bị xử lý sắt và mangan được ký kết. Theo giới thiệu của WATTS, Liên doanh T đã chọn lựa giải pháp và thiết bị như sau:
    1. Bộ hòa trộn khí (aerator) cung cấp oxy khi bơm nước cấp để thúc đảy quá trình oxy hóa sắt và mangan.
    2. Bộ xử lý FILOX giúp loại bỏ hoàn toàn sắt và mangan. So với các vật liệu truyền thống (birm, cat xanh ?) tốc độ và hiệu quả của Filox lớn hơn hàng chục lần.
    3. Bộ đèn cực tím diệt khuẩn trước khi cấp nước cho nhà bếp và phòng tắm.
    Nước giếng được bơm qua bộ hòa trộn khí để được cấp thêm oxy giúp cho quá trình oxy hóa sắt 2 nhanh hơn, làm giảm chi phí vận hành và tiết kiệm vật liệu Filox (dung trong công đoạn tiếp theo). Một lợi ích khác của bộ trộn khí là loại bỏ các loại khí hòa tan trong nguồn nước,
    Sau khi qua bộ trộn khí, nước được dưa vào bồn chứa vật liệu oxy hóa FILOX. So với các vật liệu truyền thống như BIRM, GREEN SAND thì hiệu quả oxy hóa của FILOX cao hơn rất nhiều lần. Tuổi thọ của FILOX bằng 7500 lần Birm, bằng 1500 lần Green Sand. Đặc biệt, thiết bị này được gắn van điều khiển của WATTS nên vận hành rất thuận tiện, với 10 chế độ cài đặt sẵn. Thời gian tái tạo của vật liệu là từ 1 ?" 99 ngày, có thể tùy chọn mức 7 ngày.
    2 chế độ xả ngược giúp hệ thống luôn sạch, không bị đóng cặn nên đảm bảo được lưu lượng tối đa.
    Thiết bị dung điện 12 volt, an toàn cho người vận hành.
    Nước sau khi xử lý đảm bảo các chỉ tiêu về sắt, mangan và khi H2S, được chứa trong bồn Inox. Trước khi cấp cho sinh hoạt, Liên doanh T đề nghị thanh trùng bằng tia cực tím. Long Thịnh đã gắn 1 bộ đèn UV công xuất 12GPM (45 lít/ phút) sau mỗi bồn chúa.
    Kết quả
    Hiện tại nước sinh họat cho chuyên gia và nhân viên của Liên doanh T đã đạt tiêu chuẩn nước ăn uống. Hàm lượng sắt, mangan và H2S đều dưới giới hạn. Các chuyên gia nước ngoài đã hoàn toàn thoải mái khi ăn uống, tắm giặt.
    Hệ thống khử phèn sắt và mangan với nòng cốt là bộ FILOX lắp đặt tại Liên doanh T đã chứng tỏ hiệu quả vượt trội, trong khi chi phí vận hành lại rất thấp, độ an toàn cao, không đòi hỏi nhân công.
    (Thông tin từ thietbiloc.com)
  10. reindeers

    reindeers Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    10/05/2006
    Bài viết:
    141
    Đã được thích:
    0
    Ối giời ơi các chuyên "da" xử lý nước, trả hiểu đang đi học hay đã đi làm. Các đồng chí quyên một điều rất cơ bản là khi bắt tay vào thiết kế mới hay cải tạo hệ thống xử lý thì việc đâu tiên phải làm gì nhỉ??? KHảo sát vậy hãy bắt đầu từ lấy mẫu nước đi!!!
    Vậy lấy mẫu nước ngầm như thế nào? lấy mẫu ở những đâu?? Phân tích các chỉ tiêu gì???? hai câu hỏi ấy cần được trả lời đã.
    Bó tay khi không biết thành phần nước thế nào mà đã tư vấn rồi? mà nhiều cái còn tư vấn rất chi tiết mở van này với cả đóng van kia sợ quá... trong đó có đồng chí sai cả lý thuyết cơ bản nữa. Nói thật nhé định tiết kiệm mấy đồng tiền phân tích mẫu nước sau đó để xây dựng lên một trạm xử lý kém hiệu quả hả!!! sau đó lại tiếp tục cải tạo hả??? Hay là làm cho CQ nhà nước nên mỗi lần cải tạo là có xiền!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!

Chia sẻ trang này