1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Xử phạt vi phạm hành chính qua ghi hình

Chủ đề trong 'Khoa học Pháp lý' bởi khanglawyer, 11/09/2004.

  1. 0 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 0)
  1. khanglawyer

    khanglawyer Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    11/07/2004
    Bài viết:
    186
    Đã được thích:
    0
    Xử phạt vi phạm hành chính qua ghi hình

    Nhân việc triển khai xử phạt vi phạm hành chính đối với vi phạm quy định về giao thông đường bộ:

    http://www.vnn.vn/xahoi/doisong/2004/09/257739/

    Xin phép hỏi các bác một chút:

    Theo quy định của pháp luật thì xử phạt người tham gia giao thông hay chủ sở hữu phương tiện ?



    Được khanglawyer sửa chữa / chuyển vào 09:26 ngày 11/09/2004
  2. washabi

    washabi Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    17/07/2004
    Bài viết:
    137
    Đã được thích:
    0
    Luật khôg thể cấm chủ phương tiện cho người khác mượn xe hoặc trao quyền sử dụng chiếc xe cho người khác. Cũng không thể buộc người sở hữu bảo đảm một cách tuyệt đối là người sử dụng xe không vi phạm....
    Tôi muốn nêu một vấn đề khác. Rõ ràng là việc xử lý thể căn cứ vào biển số xe đăng ký từ đó tìm ra người đứng tên trên đăng ký. Nhưng hiện nay, ở VN có rất nhiều xe được thực hiện chuyển đổi quyền sở hữu nhưng lại không đăng ký với cơ quan NN. Một chiếc xe có thể qua nhiều chủ sở hữu khác nhau nhưng không được đăng ký lại... Nếu xử phạt người thực tế vi phạm thì rất khó: có thể họ là chủ sở hữu thực tế, đang điều khiển phương tiện lúc vi phạm... nhưng lại không phải là người đứng tên trên đăng ký xe. Rất khó khăn cho cơ quan chức trách để thực hiện việc xử phạt (trong trường hợp chiếc xe VP đã qua nhiều chủ SH khác nhau nhưng chưa được đăng ký lại).
  3. washabi

    washabi Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    17/07/2004
    Bài viết:
    137
    Đã được thích:
    0
    Luật khôg thể cấm chủ phương tiện cho người khác mượn xe hoặc trao quyền sử dụng chiếc xe cho người khác. Cũng không thể buộc người sở hữu bảo đảm một cách tuyệt đối là người sử dụng xe không vi phạm....
    Tôi muốn nêu một vấn đề khác. Rõ ràng là việc xử lý thể căn cứ vào biển số xe đăng ký từ đó tìm ra người đứng tên trên đăng ký. Nhưng hiện nay, ở VN có rất nhiều xe được thực hiện chuyển đổi quyền sở hữu nhưng lại không đăng ký với cơ quan NN. Một chiếc xe có thể qua nhiều chủ sở hữu khác nhau nhưng không được đăng ký lại... Nếu xử phạt người thực tế vi phạm thì rất khó: có thể họ là chủ sở hữu thực tế, đang điều khiển phương tiện lúc vi phạm... nhưng lại không phải là người đứng tên trên đăng ký xe. Rất khó khăn cho cơ quan chức trách để thực hiện việc xử phạt (trong trường hợp chiếc xe VP đã qua nhiều chủ SH khác nhau nhưng chưa được đăng ký lại).
  4. khanglawyer

    khanglawyer Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    11/07/2004
    Bài viết:
    186
    Đã được thích:
    0
    Tôi đoán rằng cái "sáng kiến" này xuất phát từ việc báo chí than phiền nhiều quá về tiêu cực của một bộ phận chiến sỹ Cảnh sát Giao thông. Người ta cho rằng vì nếu theo quy trình Cảnh sát Giao thông trực tiếp lập biên bản thì sẽ dẫn đến sự "giao lưu" giữa người lập biên bản và người bị lập biên bản.
    Tôi không rõ quy trình mới của việc xử phạt này như thế nào? Rõ ràng không thể ra quyết định xử phạt đối với chủ sở hữu phương tiện trừ phi Cảnh sát Giao thông chứng minh được là chủ sở hữu phương tiện đã điều khiển phương tiện vào thời điểm vi phạm.
    Thêm nữa, việc cho mượn, thuê xe là hợp pháp và chủ sở hữu không có trách nhiệm phải thông báo cho cơ quan chức năng về khoảng thời gian mà phương tiện đó được chuyển giao quyền điều khiển (quyền chiếm hữu) cho người khác. Trách nhiệm chứng minh người nào đã vi phạm thuộc về cơ quan nhà nước. Luật pháp hiện tại không có nguyên tắc suy đoán buộc chủ sở hữu phương tiện phải chứng minh, chỉ ra người nào đã điều khiển phương tiện giao thông vào thời điểm đó, trường hợp không chứng minh được thì chủ sở hữu phương tiện phải chịu trách nhiệm.
    Chuyện gì xảy ra nếu xử phạt chủ sở hữu phương tiện và tất cả các quyết định này bị khởi kiện hành chính ? Hàng trăm quyết định nếu bị huỷ thì công sức làm việc của lực lượng Cảnh sát Giao thông coi như thành công cốc!
    Phân tích thêm một ví dụ: một người gặp đèn đỏ nhưng dừng xe quá vạch quy định. Theo cách thức cũ, cảnh sát giao thông sẽ yêu cầu người đó đưa xe vào lề và lập biên bản. Cách này làm cho người phía sau không dám vượt qua vạch quy định nữa. Với cách thức mới, khi một người trườn lên, thậm chí chạy qua đèn đỏ thì cả nhóm người khác cũng chạy theo và cảnh sát giao thông chỉ việc quay phim để về gửi phiếu xử phạt. Cách thứ nhất tuân thủ nguyên tắc hành vi vi phạm cần được xử lý kịp thời, ngăn chặn hậu quả và phòng ngừa người khác vi phạm. Cách thứ hai, chỉ làm được một việc là mang về xử phạt. Mà biện pháp xử phạt chưa chắc gì đã răn đe được cho chính người đó. Cách xử lý thứ hai này cũng có thể suy luận như sau: nếu bạn có nhiều tiền, bạn có thể tự do vi phạm luật lệ giao thông, không ai ngăn bạn cả, chỉ cần bạn đóng phạt đầy đủ.
    Về mặt kinh tế, có thể thấy là phải tốn tiền cho việc mua camera xách tay, trang bị máy tính, máy in, tống đạt giấy tờ, bổ sung nhân sự để tìm ra chủ sở hữu phương tiện...
    Theo tôi, "sáng kiến" này cần phải xem xét lại trước khi triển khai.
    Được khanglawyer sửa chữa / chuyển vào 09:35 ngày 12/09/2004
  5. khanglawyer

    khanglawyer Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    11/07/2004
    Bài viết:
    186
    Đã được thích:
    0
    Tôi đoán rằng cái "sáng kiến" này xuất phát từ việc báo chí than phiền nhiều quá về tiêu cực của một bộ phận chiến sỹ Cảnh sát Giao thông. Người ta cho rằng vì nếu theo quy trình Cảnh sát Giao thông trực tiếp lập biên bản thì sẽ dẫn đến sự "giao lưu" giữa người lập biên bản và người bị lập biên bản.
    Tôi không rõ quy trình mới của việc xử phạt này như thế nào? Rõ ràng không thể ra quyết định xử phạt đối với chủ sở hữu phương tiện trừ phi Cảnh sát Giao thông chứng minh được là chủ sở hữu phương tiện đã điều khiển phương tiện vào thời điểm vi phạm.
    Thêm nữa, việc cho mượn, thuê xe là hợp pháp và chủ sở hữu không có trách nhiệm phải thông báo cho cơ quan chức năng về khoảng thời gian mà phương tiện đó được chuyển giao quyền điều khiển (quyền chiếm hữu) cho người khác. Trách nhiệm chứng minh người nào đã vi phạm thuộc về cơ quan nhà nước. Luật pháp hiện tại không có nguyên tắc suy đoán buộc chủ sở hữu phương tiện phải chứng minh, chỉ ra người nào đã điều khiển phương tiện giao thông vào thời điểm đó, trường hợp không chứng minh được thì chủ sở hữu phương tiện phải chịu trách nhiệm.
    Chuyện gì xảy ra nếu xử phạt chủ sở hữu phương tiện và tất cả các quyết định này bị khởi kiện hành chính ? Hàng trăm quyết định nếu bị huỷ thì công sức làm việc của lực lượng Cảnh sát Giao thông coi như thành công cốc!
    Phân tích thêm một ví dụ: một người gặp đèn đỏ nhưng dừng xe quá vạch quy định. Theo cách thức cũ, cảnh sát giao thông sẽ yêu cầu người đó đưa xe vào lề và lập biên bản. Cách này làm cho người phía sau không dám vượt qua vạch quy định nữa. Với cách thức mới, khi một người trườn lên, thậm chí chạy qua đèn đỏ thì cả nhóm người khác cũng chạy theo và cảnh sát giao thông chỉ việc quay phim để về gửi phiếu xử phạt. Cách thứ nhất tuân thủ nguyên tắc hành vi vi phạm cần được xử lý kịp thời, ngăn chặn hậu quả và phòng ngừa người khác vi phạm. Cách thứ hai, chỉ làm được một việc là mang về xử phạt. Mà biện pháp xử phạt chưa chắc gì đã răn đe được cho chính người đó. Cách xử lý thứ hai này cũng có thể suy luận như sau: nếu bạn có nhiều tiền, bạn có thể tự do vi phạm luật lệ giao thông, không ai ngăn bạn cả, chỉ cần bạn đóng phạt đầy đủ.
    Về mặt kinh tế, có thể thấy là phải tốn tiền cho việc mua camera xách tay, trang bị máy tính, máy in, tống đạt giấy tờ, bổ sung nhân sự để tìm ra chủ sở hữu phương tiện...
    Theo tôi, "sáng kiến" này cần phải xem xét lại trước khi triển khai.
    Được khanglawyer sửa chữa / chuyển vào 09:35 ngày 12/09/2004
  6. MinhTrinh

    MinhTrinh Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    02/10/2003
    Bài viết:
    3.428
    Đã được thích:
    0
    Chuyện kiểm soát giao thông bằng thu hình thì ở nước ngoài họ thực hiện đã lâu, chỉ khác là :
    1/ Các camera họ gắn cố định chứ không giao cho ai cầm cả ...thậm chí ngay việc lấy phí đi đường bây giờ thì nhiều nơi họ cũng kiểm soát như thế, người lái không hề biết và chỉ cuối tháng mới nhận được giấy phạt hay thu tiền ... Lúc đầu cũng có nhiều người phản đối như là cho mượn xe ( vì lái nhanh thì người chủ xe đứng tên có thể bị mất bằng ) nhưng luật cũng ghi rõ : Người cho mượn xe phải chịu trách nhiệm hoàn toàn về tư cách của người được mượn lái và phải đưa bằng chứng cụ thể khi khiếu nại . Luật còn khắt khe tới mức : Giả sử xe của bạn đi vào làng " mọi " mua thuốc lá và các nhu yếu phẩm để trốn thuế ( Người indian được coi là người chủ thật sự của đất nước này nên mọi sắc thuế chỉ đánh vào dân Canadian chứ không đánh vào người indian hay các du học sinh, khách du lịch ... ) thì chiếc xe này còn bị tịch thu không cần biết trị gía xe hay ai lái .
    Nhưng mà biện pháp thu hình cũng ít hữu hiệu vì vào mùa đông, tuyết văng lên bảng số xe, không dễ mà chụp cho đúng được !
    2/ Hệ thống kiểm soát được đưa vào trung tâm điện toán toàn quốc, chỉ cần có số xe, ngay đến cảnh sát giao thông đang ngồi trên xe của họ chi cho số xe của mình vào máy mà cả lý lịch của chủ xe sẽ hiện ra ngay , dựa vào đó, cùng là tội vượt đèn đỏ, nếu chưa có án thì chỉ lãnh giấy phạt vi cảnh, đã có án như từng ăn cướp thì về bót, điều tra sau .
    Tại VN, tôi nghe đồn rằng máy chụp tốc độ đã được cảnh sát giao thông dùng như 1 phương tiện để hành dân, 1 xe chuyên chở khách không biết điều, lần sau, đang lái 50 km cũng có thể bị chụp thành 80 km nhờ ở tài của họ: Khi chụp, họ dúi camera nhanh về phía trước hay sao đó để thay đổi tốc độ của xe .
    Trong tình trạng xe cộ tại VN chưa được kiểm soát bởi trung tâm điện toán, việc đi tìm chủ xe để phạt quả là chưa thích ứng .
  7. MinhTrinh

    MinhTrinh Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    02/10/2003
    Bài viết:
    3.428
    Đã được thích:
    0
    Chuyện kiểm soát giao thông bằng thu hình thì ở nước ngoài họ thực hiện đã lâu, chỉ khác là :
    1/ Các camera họ gắn cố định chứ không giao cho ai cầm cả ...thậm chí ngay việc lấy phí đi đường bây giờ thì nhiều nơi họ cũng kiểm soát như thế, người lái không hề biết và chỉ cuối tháng mới nhận được giấy phạt hay thu tiền ... Lúc đầu cũng có nhiều người phản đối như là cho mượn xe ( vì lái nhanh thì người chủ xe đứng tên có thể bị mất bằng ) nhưng luật cũng ghi rõ : Người cho mượn xe phải chịu trách nhiệm hoàn toàn về tư cách của người được mượn lái và phải đưa bằng chứng cụ thể khi khiếu nại . Luật còn khắt khe tới mức : Giả sử xe của bạn đi vào làng " mọi " mua thuốc lá và các nhu yếu phẩm để trốn thuế ( Người indian được coi là người chủ thật sự của đất nước này nên mọi sắc thuế chỉ đánh vào dân Canadian chứ không đánh vào người indian hay các du học sinh, khách du lịch ... ) thì chiếc xe này còn bị tịch thu không cần biết trị gía xe hay ai lái .
    Nhưng mà biện pháp thu hình cũng ít hữu hiệu vì vào mùa đông, tuyết văng lên bảng số xe, không dễ mà chụp cho đúng được !
    2/ Hệ thống kiểm soát được đưa vào trung tâm điện toán toàn quốc, chỉ cần có số xe, ngay đến cảnh sát giao thông đang ngồi trên xe của họ chi cho số xe của mình vào máy mà cả lý lịch của chủ xe sẽ hiện ra ngay , dựa vào đó, cùng là tội vượt đèn đỏ, nếu chưa có án thì chỉ lãnh giấy phạt vi cảnh, đã có án như từng ăn cướp thì về bót, điều tra sau .
    Tại VN, tôi nghe đồn rằng máy chụp tốc độ đã được cảnh sát giao thông dùng như 1 phương tiện để hành dân, 1 xe chuyên chở khách không biết điều, lần sau, đang lái 50 km cũng có thể bị chụp thành 80 km nhờ ở tài của họ: Khi chụp, họ dúi camera nhanh về phía trước hay sao đó để thay đổi tốc độ của xe .
    Trong tình trạng xe cộ tại VN chưa được kiểm soát bởi trung tâm điện toán, việc đi tìm chủ xe để phạt quả là chưa thích ứng .
  8. endeavor

    endeavor Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    24/05/2004
    Bài viết:
    16
    Đã được thích:
    0
    Tui cũng có một vài suy nghi trong việc xử phạt vi phạm băng cách ghi hình. Cung như các bác có nói việc xác định đúng người điều khiển phương tiên vi phạm ko phải dễ, ngay cả ô tô người ta còn ko đăng kí lại chứ chưa nói đến xe máy . Do vậy vấn đề là phạt ai?
    Ngoài ra, nhìn từ góc độ pháp lý, việc UBNDTPHCM ra Quyết định Quy định thủ tục, mức xử phạt và hình thức vi phạm đã đúng thẩm quyền chưa. Bởi vì theo Điều 2 Pháp lệnh Xử phạt vi phạm hành chính thì : Chỉ có Chính phủ mới có đủ thẩm quyền quy định hành vi nào là vi phạm và mức xử phạt tương ứng.????????Chắc các bác còn nhớ một Quyết định của UBNDTPHN về phạt những người mặc áo "2 dây" .. ra đường chứ, bản thân quyết định đó cũng bị cho là sai thẩm quyên đó.
    Mặc dù em biết rằng, TPHCM hoạt đông tương đối độc lập và có cơ chế hoạt động đặc biệt, nhung có phải vì thế mà TPHCM có Thẩm quyền đó????
    Mong các bác chỉ bảo!
  9. endeavor

    endeavor Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    24/05/2004
    Bài viết:
    16
    Đã được thích:
    0
    Tui cũng có một vài suy nghi trong việc xử phạt vi phạm băng cách ghi hình. Cung như các bác có nói việc xác định đúng người điều khiển phương tiên vi phạm ko phải dễ, ngay cả ô tô người ta còn ko đăng kí lại chứ chưa nói đến xe máy . Do vậy vấn đề là phạt ai?
    Ngoài ra, nhìn từ góc độ pháp lý, việc UBNDTPHCM ra Quyết định Quy định thủ tục, mức xử phạt và hình thức vi phạm đã đúng thẩm quyền chưa. Bởi vì theo Điều 2 Pháp lệnh Xử phạt vi phạm hành chính thì : Chỉ có Chính phủ mới có đủ thẩm quyền quy định hành vi nào là vi phạm và mức xử phạt tương ứng.????????Chắc các bác còn nhớ một Quyết định của UBNDTPHN về phạt những người mặc áo "2 dây" .. ra đường chứ, bản thân quyết định đó cũng bị cho là sai thẩm quyên đó.
    Mặc dù em biết rằng, TPHCM hoạt đông tương đối độc lập và có cơ chế hoạt động đặc biệt, nhung có phải vì thế mà TPHCM có Thẩm quyền đó????
    Mong các bác chỉ bảo!
  10. khanglawyer

    khanglawyer Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    11/07/2004
    Bài viết:
    186
    Đã được thích:
    0
    Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật của Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân (có hiệu lực kể từ ngày 01.04.2005) không giao cho HĐND, UBND cấp tỉnh thẩm quyền ban hành văn bản quy phạm pháp luật trong lĩnh vực xử lý vi phạm hành chính.
    (Ngày 10.11.2004) ?oQuốc hội đã thông qua Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật của Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân. Theo đó, luật sẽ có hiệu lực thi hành từ 1-4-2005. Nếu so với dự thảo trình Quốc hội góp ý ở đầu kỳ họp, luật được thông qua mà không có chỉnh sửa gì đáng kể. Một trong những vấn đề được quan tâm là có nên giao cho HĐND, UBND cấp tỉnh thẩm quyền ban hành văn bản quy phạm pháp luật trong lĩnh vực xử lý vi phạm hành chính hay không? Phía ý kiến đồng tình thì cho rằng điều này sẽ giúp cho HĐND, UBND thực hiện tốt hơn việc quản lý, điều hành ở địa phương mình, đồng thời bổ sung được các hành vi mà văn bản của cơ quan nhà nước cấp trên không thể quy định đầy đủ.
    Tuy nhiên, Ủy ban Thường vụ Quốc hội đã không đồng tình và bảo vệ quan điểm: việc xử lý vi phạm hành chính có liên quan đến quyền và nghĩa vụ của công dân. Việc quy định hành vi vi phạm và hình thức xử lý phải bảo đảm nguyên tắc pháp chế, chặt chẽ. Chỉ có Quốc hội, Ủy ban Thường vụ Quốc hội và Chính phủ mới có quyền quy định về hành vi vi phạm hành chính và hình thức xử phạt hành chính đối với hành vi đó. Do vậy, không thể giao cho HĐND, UBND cấp tỉnh thẩm quyền này. Quốc hội đã chấp nhận quan điểm này khi thông qua luật.?

    Trích từ Quốc hội thông qua 4 dự luật - Báo SGGP ngày 11.11.2004
    Được khanglawyer sửa chữa / chuyển vào 09:09 ngày 11/11/2004

Chia sẻ trang này