1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Xứ sở Lào không xa...

Chủ đề trong 'Hồi ức về các chuyến đi' bởi Chitto, 27/02/2007.

  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
  1. Chitto

    Chitto Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    23/01/2002
    Bài viết:
    5.198
    Đã được thích:
    13
    Xứ sở Lào không xa...

    [​IMG]

    Tết. Mọi người hớn hở chơi xuân.
    Bà con box Du lịch thì đi nát cả Tây Bắc Việt Nam.
    Còn tớ theo đoàn Chính ủy chân nhân vòng một vòng tròn qua mấy tỉnh nước bạn Lào.

    Khởi hành từ 8.00 tối mồng 2 Tết, và về đến Hà Nội vào 5.00 sáng mồng 10 tết, tức 7 ngày 8 đêm.

    Đã viết thế này về Lào:
    "Một đất nước với những người dân hiền lành ngày ngày quỳ bên đường cúng dường cho các vị sư, và trong mỗi chuyến xe đường dài đều phải có một tay súng đi kèm đề phòng có biến; Một đất nước có con sông Mekong hùng vĩ chảy suốt dọc biên giới, và những ngọn núi, cao nguyên khô cằn cháy nắng; Một đất nước mà nơi cố đô có những dãy phố toàn khách du lịch phương Tây, và những người sở hữu dãy phố đó cũng là Tây nốt; Một đất nước với những ngôi chùa cổ đã từng có những pho tượng Phật vàng vĩ đại, và bên kia đường của phủ ************* là những cầu tiêu quây bằng cỏ tranh; Một đất nước mà buổi chiều du khách trèo lên đỉnh Phousi ngắm hoàng hôn trên dòng sông, và những đứa bé tóc vàng con rơi cởi truồng lê la bên bến xe từ khi trời chưa sáng...."


    [​IMG]
  2. Disasterpiece

    Disasterpiece Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    27/02/2007
    Bài viết:
    484
    Đã được thích:
    0
    Anh Chitto có bản đồ đường bộ của Lào ko share cho em với. Chuyến đi của anh tuyệt thật !
  3. Chitto

    Chitto Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    23/01/2002
    Bài viết:
    5.198
    Đã được thích:
    13
    Xe khởi hành ở Hà Nội từ đầu tối. Ngày Tết nên giá tăng hơn so với ngày thường. Ngoài một đoàn du lịch khác 7 người, một số Tây du lịch thì toàn người Lào, trong số đó có một người sẽ giúp chúng tớ rất nhiệt tình.
    Từ 8.00 pm xe chạy, đến Vinh khoảng 1.00am, đến cửa khẩu Cầu Treo lúc 4.00am, rất sớm, vì 7.00am cửa khẩu mới làm việc. Ngủ gà gật trên xe, thời tiết vùng núi Nghệ An giáp cửa khẩu trong mùa này cũng khá lạnh, nên có thể ngủ trên xe thêm một giấc.
    Thủ tục xuất cảnh phía VN và nhập cảnh phía Lào khá đơn giản nhanh chóng (khác hẳn lúc từ Lào về VN), lệ phí mỗi bên là 10 nghìn đồng hoặc 7 nghìn Kíp (1,7 VND = 1 Kip).
    Từ cửa khẩu Cầu Treo, đường quanh co núi đồi một lúc rồi bắt đầu trườn xuống bình nguyên. Từ đây đường đến Vientiane bằng phẳng và rất tốt, xe chạy đến 4.00pm là đến nơi.
    Hành trình:
    [​IMG]
    Bọn tớ có mua bản đồ ở Vientiane, nhưng tớ không cầm. Còn bạn lên mạng, search "Laos map" là ra rất nhiều.
    Được chitto sửa chữa / chuyển vào 00:26 ngày 28/02/2007
  4. szeretlek1

    szeretlek1 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    25/02/2007
    Bài viết:
    3
    Đã được thích:
    0
    Đi và đi?
    Tôi cảm thấy mình có lỗi với những người bạn mà tôi đã gặp, những vùng đất mà tôi đã đến, nếu tôi chỉ đi để mà đi mà không thể viết lại điều gì để chia sẻ và lưu giữ cảm xúc của mình khi về. Hy vọng bạn chitto không phiền lòng nếu tôi pót một bài nhỏ vào topic của bạn để chia sẻ cảm xúc của mình về Luang Prabang, thành phố miền Bắc Lào ven song Mê Kông mà tôi đã đến và có nhiều ấn tượng đẹp.
    Trước khi đến Luang Prabang, điều duy nhất mà tôi biết là Luang Prabang đẹp, còn đẹp thế nào tôi cũng chưa tưởng tượng được. Tôi dành điều bất ngờ về vẻ đẹp của Luang cho bản thân mình tự khám phá.
    Từ trên cao nhìn xuống, bao quanh Luang là màu vàng sậm của đất đồi, là trập trùng những quả đồi trơ trụi, men theo triền đồi là những ngôi nhà sàn với nhằng nhịt những con đường mòn nối từ quả đồi này sang quả đồi khác. Xa xa, nơi trung tâm của Luang là màu tường trằng ngói đỏ của những ngôi nhà ẩn hiện trong màu xanh của cây cối. Sông Mekong từ trên cao nhìn xuống nhìn như một người mẹ hiền đang uốn lượn ấp ủ và bồi đắp cho thành phố nhỏ và những cư dân của những bộ tộc Lào đã sống ven theo triền sông từ thuở khai thiên lập địa. Nếu để ý kỹ có lẽ bạn sẽ may mắn nhìn thấy lá cờ màu đỏ sao vàng tung bay phấp phới trên nóc của Lãnh Sự Quán Việt Nam tại Luang Prabang.
    Chúng tôi đến Luang vào một buổi chiều, trời nắng, nhiệt độ ngoài trời khoảng hơn 30 độ C. Sân bay Luang Prabang nhỏ xíu, có lẽ chỉ đủ để chứa khách ngồi đợi cho hai chuyến bay nhỏ tại cùng một thời điểm. Ở Luang không có taxi, chỉ có túc túc, lambro và những xe tự chế với hai hàng ghế sau thùng xe dùng để chở khách. Từ sân bay Luang Prabang vào thành phố chỉ khoảng hơn 3km, con đường lại đầy bụi mờ, một vài chiếc xe máy và những chiếc xe bụi bặm trông giống những anh chàng phong trần bụi phủi hơn là hào hoa lãng tử.
    Từ thuở khởi thuỷ, Luang Prabang có tên là Mường Xưa (Muang Swa), đặt theo tên quốc vương Khun Xua, người sáng lập ra vương quốc Lan Xang vào thế kỷ thứ 8. Sau đó thành phố được đổi tên là Xieng Dong Xieng Thong trong suốt thời gian vương quốc này bị người Thái cai quản, rồi sau đó là Luang Prabang vào thế kỷ thứ 14. Prabang là tên của pho tượng phật bằng vàng ròng mà đức vua Fa Ngum trị vì trong những năm 1354 - 1372 được người cha vợ gốc Khơ Me gửi tặng năm 1354. Luang Prabang có nghĩa là thành phố hoàng gia của Prabang. Chính vì có một bề dày truyền thống văn hoá và lịch sử như vậy, cho nên điều đầu tiên mà bất kỳ ai đến Luang đều cảm nhận được đây là một thành phố có nhiều nét văn hoá độc đáo mà không phải thành phố nào cũng có được, với những ngôi chùa cổ dát vàng, cung điện hoàng gia nguy nga với nét kiến trúc độc đáo.
    Nếu bạn là người lãng mạn, mơ mộng về những ngôi nhà như trong cổ tích thì quả thực Luang là nơi lý tưởng để bạn hiện thực hoá giấc mơ của mình. Những ngôi nhà tại Luang không được xây quá 2 tầng. Khi xây nhà, hoặc dù chỉ là sửa tường rào xung quanh nhà, chủ nhà phải xin phép Ban Quản Lý Di Tích của UNESCO. Các ngôi nhà ven các trục đường chính ở Luang hầu hết đều được sơn màu trằng hoặc vàng nhạt, với kiểu kiến trúc Pháp, mái ngói đỏ tươi. Có những khách sạn có mái được trang trí thành nhiều lớp, giống như vẩy của những chú cá không lồ, rất duyên dáng nép mình bên những hàng cây xanh mướt. Khách sạn ở Luang không đồ sộ, mà nho nhỏ, và thanh lịch. Bao quanh các ngôi nhà và khách sạn thường là những khu vườn rộng rãi đầy hoa, với tường rào màu trắng và cổng màu xanh. Ở Luang có cái gì đó nhã nhặn và duyên dáng đến mức tôn thờ. Nhà của người dân trong các bản thường là nhà sàn, xung quanh nhà là những hàng rào làm bằng những thanh gỗ nhỏ và mảnh dẻ. Ở Luang, dường như hàng rào chỉ để làm cho ngôi nhà đẹp thêm chứ không phải vì mục đích chồng trộm hoặc phân định ranh giới. Những ngôi nhà ở Luang trước cửa thường được tô điểm bởi hoa giấy màu trắng thanh khiết hoặc màu đỏ rực rỡ. Hoa giấy rất hợp với mảnh đất này, vì đất khô và nhiệt độ cao là điều kiện thích hợp nhất để loài hoa này phát triển. Ngoài hoa giấy, trước cửa các ngôi nhà còn trồng những chậu hoa thược dược và hoa cẩm chường, những loại hoa mà giờ không còn phổ biến nhiều ở Việt Nam.
    Luang còn là một trung tâm tôn giáo. Người Lào theo đạo Phật và sùng kính các nhà sư. Nếu bạn thức dậy vào khoảng tầm 6 giờ sang, bạn sẽ bắt gặp từng đoàn nhà sư áo vàng chân đất đi quanh phố để nhận cơm cúng của người dân. Mỗi nhà sư có mang theo bên mình một hộp đựng đồ ăn, từng người dân quỳ bên đường sẽ dâng cơm và đồ ăn cho từng nhà sư. Người dâng cơm là các phụ nữ, già có, trẻ có, họ dâng cơm và chắp tay vái tạ nhà sư. Một ngày nhà sư dung hai bữa cơm, bữa sang là cơm người dân cúng. Buổi chiều, người dân lại nấu cơm mang lên chùa và dâng lên sư, lần này thì các nhà sư không phải đi vòng quanh thành phố để nhận cơm dâng lên nữa. Các nhà sư ngoài việc ở chùa cầu nguyện thì vẫn đi học bình thường. Trong bất kỳ dịp quan trọng nào đối với đời sống tâm linh của mình, người dân Lào đều mời các nhà sư đến cúng và lãm lễ. Tôi may mắn được chứng kiến một lễ tân gia của người Lào. Gia chủ mời khoảng 20 nhà sư đến làm lễ từ sáng sớm, các nhà sư tay cầm một sợi dây dài và cùng đọc kinh cầu nguyện hơn 2 tiếng. Lễ vật trong lễ tân gia là hoa cúc vàng, xơm xôi, các lễ vật khác được gói bọc trong những tờ giấy bóng kính màu vàng. Các đồ lễ vật được tự tay chủ nhà gói bọc và chuẩn bị. Trong khi các nhà sư đọc kinh để trừ tà ma và cầu may mắn cho gia chủ, thì bản thân gia đình gia chủ và những khách mời cũng ngồi xung quanh các nhà sư đọc kinh theo, và cùng vái tạ. Kết thúc buổi lễ, một nhà sư vẩy nước xung quanh nhà để đem lại cát lợi cho gia chủ và dung sợi dây buộc xung quanh ngôi nhà mới để trừ tà ma. Sau đó, các nhà sư được mời cơm riêng và khi về được nhận những lẽ vật từ gia chủ. Kế đó, gia chủ làm lễ buộc chỉ tay. Tất cả mọi người cùng cầu nguyện và cùng buộc chỉ vào tay của hai vợ chồng chủ nhà và cầu chúc họ những điều may mắn.
    Người dân Lào hiền lành chân thật và yêu thích vui chơi ca hát. Sau lễ tân gia, khách mời và chủ nhà cùng nhau múa điệu Lăm vông đến tận 11 giờ tối. Nếu bạn có dịp đến Muang Xwa By Night, một sàn nhảy tại Luang Prabang thì có thể cảm nhận ngay thấy người Lào ưa ca hát. Đến sàn nhảy là một sinh hoạt văn hoá quen thuộc của người Lào. Tại sàn nhay, mọi người cùng nhảy những điệu truyền thống của người Lào như Lăm vông, Lăm tơi, ? Ở Luang có khoảng 20. 000 người dân đang sinh sống, với khoảng 12 dân tộc khác nhau. Tiếng Lào, tiếng Thái Lan và tiếng Thái của người dân tộc miền Tây Bắc Việt Nam giống nhau đến 70%. Ở Lào, người ta xem các kênh truyền hình của Thái, còn kênh truyền hình của Lào được coi là kênh truyền hình ?ođịa phương?, chỉ có người già và người đang học tiếng Lào bật xem. Ngoài người Hoa, người Việt hiện cũng đang là một cộng đồng dân cư lớn tại Luang, với khoảng hơn 100 hộ dân Việt kiều đang sống tại thành phố này và khoảng 30 lưu học sinh đang học tiếng Lào, chủ yếu các em đến từ Sơn La, Điện Biên. Người Việt tại Lào cũng hiền lành và đáng tin cậy như người Lào tại Lào. Luang là một thành phố nhỏ, cho nên cả thành phố dường như biết hết nhau, và người ta có thể chỉ ra được ngay người này người kia nhà ở đâu và đang làm gì.
    Tuyệt vời nhất ở Luang Prabang là ngắm hoàng hôn bên sông Me Kong từ mỏm đá bên chùa Phật Tích, một ngôi chùa Việt được xây dựng từ thế kỷ thứ 15. Tiếp đó là đi dạo chợ đêm và muộn hơn chút nữa thì cùng cả nhóm leo núi Phousi ngắm trăng. Nếu lên Phousi vào buổi chiều, điều tuyệt vời nhất là tôi có thể ngắm trọn cả Luang Prabang trong mắt mình. Một bên của núi Phousi là cung điện hoàng gia tráng lệ nằm ven một dải sông Mekong đang uốn lượn, bên kia là dòng Nậm Khan, nơi vẫn hay diễn ra các lễ hội đua thuyền khi bắt đầu mùa mưa đến. Cách xa Luang một chút là thác Kuang Xi và thác Xe, mỗi mùa mưa đến nơi đây là những bức tranh đá nước và cây đẹp tuyệt vời.
    Tôi yêu Luang, yêu nét dịu dàng và thành thật của cư dân thành phố này. Một vài ngày ở Luang chưa đủ để tôi khám phá hết thành phố này, nhưng tôi không lấy gì làm vội vàng, vì tôi sẽ quay lại nơi đây, không lâu lắm đâu. Luang không phù hợp cho những khách du lịch đến đây để nghỉ ngơi và thư giãn, mà phù hợp với những người đang muốn tìm hiểu về nét độc đáo của thành phố này.
    Khi tôi mới bắt đầu đến Luang, mênh mang trong tôi là nỗi nhớ Hà Nội, và khi về Hà Nôi, mênh mang trong tôi là nỗi nhớ Luang.
  5. Chitto

    Chitto Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    23/01/2002
    Bài viết:
    5.198
    Đã được thích:
    13
    Hồ nước thủy điện dưới chân con đèo. Một khoảng mát mẻ hiếm hoi trên những con đường mà chúng tôi đã qua. Xứ Lào mùa này là mùa khô, không một giọt mưa, đồng hoang cháy nắng, cỏ tranh bạt ngàn, những cánh rừng đã trụi. Không khác gì một dải Sơn La đã từng qua.
    Cháy, nắng, khô, khát.
    Hồ nước này mới trong lành làm sao.

    [​IMG]
    [​IMG]
  6. rua_hanoi

    rua_hanoi Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    23/11/2006
    Bài viết:
    49
    Đã được thích:
    0
  7. Chitto

    Chitto Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    23/01/2002
    Bài viết:
    5.198
    Đã được thích:
    13
    Bạn hãy cứ viết, viết cho hết những gì muốn viết và có thể viết. Không phải lúc nào người ta cũng có thể viết ra được những điều như thế.
    Thậm chí bạn có thể chia bài viết dài thành những bài viết nhỏ hơn, để mỗi bài là một phần kí ức.
    Chờ mong những bài viết của bạn.
    Tôi cũng đã chụp rất nhiều ảnh ở Luangprabang, nhưng vì mới viết về đầu chuyến đi, nên chưa upload lên. hy vọng khi những bức ảnh tôi mới chụp có thể làm bạn thấy lại được một phần Luangprabang của ngày bạn đã ở đó.
  8. vecchia_signo

    vecchia_signo Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    01/06/2004
    Bài viết:
    1.854
    Đã được thích:
    0
    Hè này em đang định đi Nào, cóa bác nào muốn join cùng không ạ hoặc có thông tin về Nào thì cho em biết với ạ.
    Em tính đi Viên chăn và Luông. Theo các bác thì đi lịch trình nào và thời gian bao lâu là phù hợp ạ?
  9. passportvietnam

    passportvietnam Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    19/08/2003
    Bài viết:
    378
    Đã được thích:
    0
    Hè vừa rồi em cũng sang bên đó chơi 1tuần nhưng vì lý do khách quan nên cũng không đi chơi được nhiều, chỉ loanh quanh Viengchan và sang Udon của Thái Lan thôi.
    Hưởng ứng và post vài tấm hình cho các bác tham khảo trong các chuyến đi tiếp
    [​IMG]
    [​IMG]
    [​IMG]
    [​IMG]
    [​IMG]
    [​IMG]
    [​IMG]
  10. Chitto

    Chitto Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    23/01/2002
    Bài viết:
    5.198
    Đã được thích:
    13
    Thời gian, lịch trình,... còn phụ thuộc định đi kiểu gì, phương tiện gì. Nếu bay máy bay thì nhanh.
    Tôi đến Vientiane theo hướng cửa khẩu Cầu Treo, đi Vientiane, qua Vangvieng lên Luangprabang, qua Phonsavan (Xiengkhuang) về cửa khẩu Nậm Cắn.
    Đi xe thì mất nhiều thời gian hơn. Đi xe ban ngày mất nhiều thời gian hơn đi ban đêm. Ngắn thì 4 ngày, dài thì chả biết.

Chia sẻ trang này