1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Xứ sở Lào không xa...

Chủ đề trong 'Hồi ức về các chuyến đi' bởi Chitto, 27/02/2007.

  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
  1. Chitto

    Chitto Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    23/01/2002
    Bài viết:
    5.198
    Đã được thích:
    13
    Đường Luangprabang - ngã ba Pukhun liên tiếp những đồi núi trọc, những cánh rừng bị đốn hạ tận gốc, đất bị đốt cháy đen, nhìn như những vết bỏng khủng khiếp của núi. Đây đó vài cây hoa ban trắng còn sót lại ven đường, lẻ loi và chênh vênh như sắp ngã. Một số bản làng bên đường còn thấy những cô gái ngồi dệt vải bằng khung cửi dưới chân nhà sàn, nhưng vì xe chạy nhanh quá nên không chụp được ảnh.
    Ngã ba Pukhun lúc giữa trưa. Xe dừng lại để chất lên nóc mấy chiếc xe đạp của một đòan du lịch Tây.
    [​IMG]
  2. Chitto

    Chitto Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    23/01/2002
    Bài viết:
    5.198
    Đã được thích:
    13
    Ngược lại với ngày hôm trước ngắm hoàng hôn Luangprabang, đây là bình minh Phonsavan.
    Buổi sáng dậy sớm khi mọi người còn đang ngủ, ngay gần chỗ nghỉ là một sân bay cũ từ cách đây hàng chục năm, giờ chỉ là một con đường rộng, thẳng cho lũ trẻ chơi đùa.
    [​IMG]
    [​IMG]
  3. Chitto

    Chitto Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    23/01/2002
    Bài viết:
    5.198
    Đã được thích:
    13
    Buổi sáng gặp một đoàn sư đi khất thực. Đoàn khất thực này gồm 9 vị sư trẻ, 7 giờ sáng thì đi ngang qua khu nhà nghỉ. Những người phụ nữ cúng dường đã quì sẵn bên đường, mỗi người một âu đồ ăn gồm xôi, thịt cá làm khô.
    Khi đoàn tăng sĩ đi đến, người cúng đếm số sư rồi chia thức ăn mà mình cúng ra đúng từng ấy phần, đảm bảo rằng vị sư khất thực nào cũng có phần. Khi các vị sư đến nơi, họ lần lượt bỏ vào đẫy những phần thức ăn đã chuẩn bị sẵn.
    [​IMG]
    Các vị sư đi qua, đứng thành hàng một bên, đọc kinh. Những người cúng dường cũng đọc kinh. Vừa đọc kinh, người cúng dường vừa đổ một cốc nước mang sẵn xuống đất hoặc vào cái âu. Kinh vừa hết thì nước cũng đổ xong. Đó là tục lệ bắt buộc.
    [​IMG]
  4. Chitto

    Chitto Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    23/01/2002
    Bài viết:
    5.198
    Đã được thích:
    13
    Theo truyền thống, khi cúng dường nữ giới phải quì, nam giới có thể không phải quì, chỉ cần đứng cúi người khom lưng là đủ. Nhưng như tớ thấy thì đàn ông cúng dường cũng quì.
    Dòng Tiểu thừa Theravada hình như phân biệt nam nữ rõ ràng hơn. Hình như chỉ có sư nam (tì kheo tăng) chứ không có sư nữ (tì kheo ni).
    Trước kia nam giới đến một độ tuổi (khoảng 15 - 17) là phải đi tu một thời gian, nếu có duyên thì ở lại chùa luôn, nếu không thì lại về, coi như một khóa học cách sống thiện. Nếu cha mẹ khuất núi, con trai cũng có thể đi tu vài ngày, một tuần để tưởng nhớ, hành thiện, báo ân. Gặp việc chẳng lành như tai nạn nhẹ,... cũng có thể đi tu vài ngày để cầu phúc, hóa giải. Tóm lại, xuống tóc vào chùa là chuyện hết sức bình thường với nam giới ở đủ mọi lứa tuổi.
    Những người cúng dường đang thành tâm, thành kính rót nước trong lúc đọc kinh.
    [​IMG]
    Được chitto sửa chữa / chuyển vào 10:38 ngày 14/03/2007
  5. Chitto

    Chitto Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    23/01/2002
    Bài viết:
    5.198
    Đã được thích:
    13
    Trọng điểm của Phonsavan là Cánh đồng Chum (Plain of Jars), có tất cả 14 điểm, nhưng chỉ cho du khách vào 3 điểm, và điểm số 1 gần Phonsavan nhất, cũng là nơi có những chiếc chum độc đáo nhất.
    Các điểm khác do còn nhiều bom mìn chưa được tháo dỡ nên không c ho phép vào. Ngay trong điểm số 1 cũng có chỉ dẫn bởi những hàng cọc tiêu sơn nửa trắng nửa đỏ, và du khách được khuyến cáo là không nên đi ra ngoài phía màu đỏ của các cọc tiêu, vì "mìn gần mặt đất đã được tháo dỡ, tuy nhiên dưới lòng đất thì không đảm bảo".
    Con đường lên đỉnh đồi nơi có một số chum đá lớn. Thấp thoáng xa xa là chiếc chum đầu tiên.
    [​IMG]
  6. Chitto

    Chitto Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    23/01/2002
    Bài viết:
    5.198
    Đã được thích:
    13
    Những cái chum gặp đầu tiên là những cái đã bị vỡ do đạn pháo, bom trong chiến tranh .
    Trước kia Xiengkhuang là khu vực chiến sự ác liệt. Bom Mỹ không ném hết xuống miền Bắc cũng đem về đây trút xuống. Thế nên những chiếc chum đá nặng hàng tấn được đẽo từ cách đây 2000 - 2500 năm cũng vỡ toác.
    [​IMG]
    [​IMG]
  7. Chitto

    Chitto Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    23/01/2002
    Bài viết:
    5.198
    Đã được thích:
    13
    Những chiếc chum rõ ràng là được làm rồi vận chuyển xê dịch đi, chứ không phải là từ những khối đá tại chỗ. Hàng trăm chiếc trong một khu vực, cái nghiêng cái thẳng, cái to cái nhỏ, cái đứng cái ngồi, cái thì tròn trịa, cái hình chữ nhật, cái nông cái sâu, cái dầy cái mỏng...
    [​IMG]
    [​IMG]
  8. Chitto

    Chitto Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    23/01/2002
    Bài viết:
    5.198
    Đã được thích:
    13
    Bên phải là chiếc chum to nhất trong toàn bộ các chum, có chiều cao gần 3m, đường kính hơn 2.5m và năng 6 tấn.
    [​IMG]
    Và những chiếc nhỏ hơn rải rác khắp cả một vùng rộng
    [​IMG]
  9. meochoe

    meochoe Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    15/11/2006
    Bài viết:
    10
    Đã được thích:
    0
    Có cả chum có nắp nữa nè
    [​IMG]
  10. Chitto

    Chitto Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    23/01/2002
    Bài viết:
    5.198
    Đã được thích:
    13
    [​IMG]
    [​IMG]

Chia sẻ trang này