1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Xứ Thanh kính chào quý khách: Lịch sử - Văn hoá- Địa lý - Danh lam thắng cảnh - Lễ hội - Nghề truyền

Chủ đề trong 'Thanh Hoá' bởi ke_tron_tu, 26/03/2006.

  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
  1. geotimes2005

    geotimes2005 Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    04/07/2006
    Bài viết:
    1.096
    Đã được thích:
    0
    ảnh quê em nè mí bác ơi !
    [​IMG]
    [​IMG]
  2. lamdaicop

    lamdaicop Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    17/09/2006
    Bài viết:
    32
    Đã được thích:
    0
    nhiều ảnh đẹp quá,cảm ơn các bác nhiều.
  3. mayvamattroi

    mayvamattroi Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    08/03/2007
    Bài viết:
    197
    Đã được thích:
    0
    [​IMG][​IMG]
    Bien mua dong
  4. o0obankemo0o

    o0obankemo0o Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    27/04/2007
    Bài viết:
    422
    Đã được thích:
    0
    Chẹp! Sầm Sơn! Nhìn thấy lại cảm nhận được cái hương vị mặn mặn của gió biển rồi
    Muốn được tung tăng đi trên lớp cát ướt mịn quá
  5. MrPrince

    MrPrince Moderator Staff Member

    Tham gia ngày:
    01/01/2006
    Bài viết:
    8.628
    Đã được thích:
    9
    Tết đến rồi. Ít hôm nữa đi làm ít ảnh không khí tết của xứ Thanh ta vậy
  6. BC2

    BC2 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    16/03/2005
    Bài viết:
    2.778
    Đã được thích:
    0
    Pé Kem làm chị giật cả mình, cứ tưởng...
  7. tchyp

    tchyp Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    04/02/2004
    Bài viết:
    1.305
    Đã được thích:
    0
    Một lần gặp tác giả bài thơ Màu tím hoa sim (04/02/2008-14:36)
    MÀU TÍM HOA SIM
    Nàng có ba người anh đi bộ đội
    Những em nàng
    Có em chưa biết nói
    Khi tóc nàng đang xanh.
    Tôi người vệ quốc quân
    xa gia đình
    Yêu nàng như tình yêu em gái
    Ngày hợp hôn
    nàng không đòi may áo mới
    Tôi mặc đồ quân nhân
    đôi giày đinh
    bết bùn đất hành quân
    Nàng cười xinh xinh
    bên anh chồng độc đáo.
    Tôi ở đơn vị về
    Cưới nhau xong là đi
    Từ chiến khu xa
    Nhớ về ái ngại
    Lấy chồng thời chiến binh
    Mấy người đi trở lại
    Lỡ khi mình không về
    thì thương
    người vợ chờ
    bé bỏng chiều quê...
    Nhưng không chết
    Người trai khói lửa
    Mà chết
    Người gái nhỏ hậu phương
    Tôi về
    không gặp nàng
    Má tôi ngồi bên mộ con đầy bóng tối
    Chiếc bình hoa ngày cưới
    thành bình hương
    tàn lạnh vây quanh
    Tóc nàng xanh xanh
    ngắn chưa đầy búi
    Em ơi giây phút cuối
    không được nghe nhau nói
    không được nhìn nhau một lần
    Ngày xưa nàng yêu hoa sim tím
    áo nàng màu tím hoa sim
    Ngày xưa
    một mình
    đèn khuya
    bóng nhỏ
    Nàng vá cho chồng tấm áo
    ngày xưa...
    Một chiều rừng mưa
    Ba người anh trên chiến trường Đông Bắc
    Biết tin em gái mất
    trước tin em lấy chồng;
    Gió sớm thu về rờn rợn nước sông
    Đứa em nhỏ lớn lên
    ngợ ngàng nhìn ảnh chị
    Khi gió sớm thu về cỏ vàng chân mộ chí.
    Chiều hành quân
    Qua những đồi sim
    những đồi sim dài trong chiều không hết
    Màu tím hoa sim
    tím chiều hoang biền biệt
    Nhìn áo rách vai
    Tôi hát
    trong màu hoa
    (áo anh sứt chỉ đường tà
    Vợ anh mất sớm, mẹ già chưa khâu...)./.
    Hữu Loan
    (THO) - Sổ tay sinh viên Trường Đại học sư phạm Vinh trong những năm kháng chiến chống Mỹ không ai là không có bài thơ: Đèo Cả, Hoa lúa, Màu tím hoa sim của nhà thơ Hữu Loan. Nhất là bài thơ Màu tím hoa sim, khi đọc lên lại day dứt, nghẹn ngào đến trào nước mắt để rồi như một câu hỏi trong tôi, đi tìm cái ma lực thăng hoa từ ẩn ức tâm linh của thi sĩ Hữu Loan.
    Mãi đến năm 1998 tôi mới có bài viết Sức sốngcủa một bài thơ trên Báo Văn hóa Thông tin Thanh Hóa. Nhưng trước khi đưa đến tòa soạn, tôi muốn tìm nhà thơ để trình bày cảm nhận của mình. Va, chiều hè ngày 28 tháng 5 năm 1998, tôi và nhà giáo Trần Lê Quán tìm hỏi đến nhà của cụ Hữu Loan.

    Bất ngờ lắm khi gặp, nhà thơ ăn mặc tuềnh toàng nhưng không che lấp được vẻ đẹp vừa nghiêm nghị quắc thước vừa thiết tha tình cảm với khách thơ, dáng vóc phong độ vừa như nhà nho vừa như tiên ông tóc râu trắng cước. Ông vui vẻ mời chúng tôi vào, chỉ ngôi nhà tình nghĩa mà Hội Văn nghệ Thanh Hóa đã đề nghị tỉnh xây cho ông và không quên nhắc đến tên nhà văn Đặng Ái.

    Chúng tôi cùng ông kê bộ bàn ghế nhựa tuềnh toàng nhưng được xem là sang trọng trong nhà ông ra khoảng sân gạch hẹp dưới tán cây hồng xiêm trong chiều hè nhạt nắng, tôi xin phép ông được trình bày cảm nhận về bài thơ Màu tím hoa sim. Tôi nói tới năm 1990 ông mới công bố chính thức văn bản bài thơ Màu tím hoa sim trong tập thơ cùng tên do Nhà xuất bản Hội Nhà văn ấn hành (dù rằng năm 1956 nhà thơ Nguyễn Bính cho đăng trên tờ Trăm hoa), bài thơ sử dụng kiểu câu thơ bậc thang của Maiacốpski (Nga) cho người đọc ấn tượng, mỗi câu chữ xuống dòng gợi như lời nghẹn tiếng nấc xót xa. Với tên đề của bài thơ, ông cũng là người đầu tiên đưa màu sắc mang tính đa nghĩa chứa đựng giá trị thẩm mỹ cao. Lần đầu tiên trong thơ Việt Nam có màu tím ấy. Và bài thơ khơi gợi xót xa về nỗi đau trong chiến tranh trước hết là hủy diệt một giá trị văn hóa làng quê, hội tụ ở người con gái trẻ trung phảng phất tuổi thơ ngây hồn nhiên với: Tóc nàng xanh xanh
    ngắn chưa đầy búi
    nàng cười xinh xinh...
    nhưng lại khiêm nhường giản dị:
    Ngày hợp hôn
    nàng không đòi
    may áo mới.
    Văn hóa đồng quê tươi non ấy, ấn tượng suốt cuộc đời chiến binh theo dặm dài kháng chiến, để năm 1955 ông viết bài thơ Hoa lúa, vẫn là:
    Em là con gái đồng xanh
    tóc dài
    vương hoa lúa
    Đôi mắt em mang
    chân trời quê cũ
    giếng ngọt
    cây đa
    Anh khát tình quê ta
    trong mắt em
    thăm thẳm
    Nhạc quê hương
    say đắm
    trong lời em
    từng lời
    tiếng quê hương muôn đời
    và tiếng em
    là một.
    Ông nghẹn ngào như sống lại suốt một thời hơn năm mươi năm về trước. Giọng trầm xuống ông tâm sự: ?oTôi vốn là thầy dạy học của cô Lê Đỗ Thị Ninh khi cô ấy mới tám tuổi, kém tôi mười sáu tuổi. Trong ?oTuần lễ vàng? tôi đọc diễn văn khai mạc, cô ấy xúc động và hăng hái sinh hoạt đoàn thể và yêu tôi. Bà mẹ vợ đồng ý gả con, sau này có người hỏi, bà nói quý tôi là con người tài năng và nhân cách, sống có tình. Tôi nhớ hôm đám cưới, cô Ninh mặc áo dài màu huyết Dụ cũ mà cô ấy yêu thích. Nhà tôi nghèo lắm, cái váy của mẹ tôi vá chằng vá đụp, ngâm xuống nước nặng lắm. Cô ấy con nhà giàu, nhưng không nỡ để cho mẹ già, cô ấy ra sông giặt váy cho mẹ tôi!..? Ông lặng đi... Chúng tôi chia sẻ cùng ông và hiểu ra nguyên nhân cái chết...

    Sau phút giây lặng lẽ, tôi xin được trao đổi tiếp. Đau nhói nhất trong lòng người khi đọc bài thơ là chồng chất năm lớp nghịch lý bi thương thăng hoa từ miên man cảm xúc đau xót tái tê đến không tin được dù đó là sự thật:
    1. Nhưng không chết
    người trai khói lửa
    mà chết
    người gái nhỏ
    hậu phương.
    2. Ba người anh
    từ chiến trường Đông Bắc
    biết tin em gái mất
    trước tin em lấy chồng
    (Tin buồn trước tin vui).
    3. Má tôi ngồi bên mộ con
    đầy bóng tối
    (Lá xanh rụng trước lá vàng).
    4.Đứa em nhỏ lớn lên
    ngỡ ngàng nhìn ảnh chị
    khi gió sớm thu về
    cỏ vàng chân mộ chí
    (Em nhỏ biết mình có chị nhưng khi lớn lên chỉ thấy chị qua ảnh và ngôi mộ mà thôi).
    Nỗi đau miên man đến từng người thân như dao cứa, đứt từng khúc ruột để rồi kết đọng nghịch lý đau thương nhất là:
    5.Chiếc bình hoa ngày cưới
    thành bình hương
    tàn lạnh
    vây quanh.
    Chúng tôi cho rằng câu thơ này gợi cảm hội tụ đau thương nhất trong cả bài thơ. Ông rung người, tai đỏ lên và nói giọng run run: ?oCái bình hoa ấy vẫn còn, đấy là cái bình cổ, nhỏ thôi. Chiếc bình ấy vỡ tan, tôi chắp lại từng mảng đổ đặc xi măng vào?. Và, ông lập cập chống ba toong vào trong buồng lấy ra ?oChiếc bình hoa ngày cưới?, cẩn trọng đặt lên bàn. Chúng tôi xúc động đến trào nước mắt, nghĩ về cái bình gắn với kỷ niệm hơn năm mươi năm về trước của nhà thơ Hữu Loan mà ông gìn giữ nâng niu trân trọng luôn bên bàn làm việc của ông. Rồi ông tục huyền với bà vợ kế trọn vẹn với ông mười mặt con mà cái duyên ban đầu với bao kỷ niệm yêu thương và buồn đau vẫn canh cánh khắc khoải, không nguôi ngoai. Dồn nén xúc cảm, bất giác trong tôi trào ra câu Kiều giữa không gian lặng buồn ấy:
    Bây giờ gương vỡ bình tan
    Kể sao cho xiết muôn vàn ái ân
    Trăm ngàn gởi lại tình quân
    Tơ duyên ngắn ngủi có ngần ấy thôi...
    Không nói một lời, nhà thơ Hữu Loan và bạn tôi chằm chằm nhìn vào cái bình hoa với biết bao hoài tưởng.
    Với công việc nghiên cứu phê bình văn học, tôi trân trọng vô cùng giây phút này. Để bớt đi không khí nặng nề giữa chủ và khách, chúng tôi cáo biệt ra về. Cụ Hữu Loan còn kéo lại làm một ly rượu quê. Men rượu Nga Lĩnh cùng với tình của cụ Hữu Loan, đến bây giờ vẫn ngây ngất trong anh em chúng tôi.
    Được biết năm 2004, bài thơ Màu tím hoa sim được Công ty Vites (Sài Gòn) mua bản quyền với giá một trăm triệu đồng. Chúng tôi chúc mừng cho cụ Hữu Loan cuối đời có chút kinh tế để đỡ gay cấn trong cuộc sống gia đình, vốn cả đời cụ chật vật. Nhưng hạnh phúc lớn nhất của nhà thơ đó là bất tử một giá trị tinh thần trong tâm hồn mọi người. Sau này có người nói với chúng tôi: Hay thì hay sao mà bi thương thế. Chúng tôi không đồng tình. Có một không khí bi thương, bi kịch ngập tràn trong bài thơ nhưng không bi lụy bởi phong độ mạnh mẽ, bi hùng và cả chút ngang tàng của anh bộ đội xứ Thanh, hòa nhập cái khí thế dấn thân của thời đại trong buổi đầu kháng chiến chống Pháp. Cái hụt hẫng trong lòng của anh vệ quốc buổi chiều hành quân cũng lại tôn thêm vẻ đẹp tâm hồn của anh bộ đội thời chống Pháp. Nhất là phương trời quê hương với ?otím chiều hoang biền biệt? thì lại thiết tha da diết biết bao. Cuộc đời của ông có lên có xuống, tính cách đặc biệt, nói như nhà thơ Vũ Cao: ?oRất mạnh mẽ nhưng cũng đa cảm. Anh rất dễ rơi nước mắt trước một cảnh khổ cực, nhưng cũng dễ giận dữ quyết liệt trước những điều làm anh bất bình?. (Trong tập Màu tím hoa sim, tr.18).
    Năm Mậu Tý ?" 2008, cụ Nguyễn Hữu Loan 92 tuổi, qua trang báo xin kính chúc cụ trường mạnh sống lâu, toàn gia an thái. Với bài thơ Đèo cả, Màu tím hoa sim của nhà thơ Hữu Loan, mãi là một trong những mốc phát triển đầu tiên của thơ ca Việt Nam sau Cách mạng Tháng Tám. Sau 1957, ông không công bố tác phẩm nữa, chỉ có những bài báo viết về ông.
    Sưu tầm
  8. tchyp

    tchyp Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    04/02/2004
    Bài viết:
    1.305
    Đã được thích:
    0
    Thanh Hóa với 7 dân tộc anh em



    Trải qua quá trình lịch sử, xứ Thanh ?" mảnh đất có truyền thống cách mạng - lịch sử và văn hóa, giàu tiềm năng đã đón nhận nhiều tộc người khác nhau với những nét văn hóa đặc sắc, phong phú, đa dạng tới lập nghiệp.
    Thanh Hóa ngày nay, bên cạnh dân tộc Kinh ?" chiếm số đông trong tổng số dân cư trên địa bàn, còn có các dân tộc Thái, Mường, Mông, Dao, Khơ Mú, Thổ cùng sinh sống.

    Dù cư trú ở vùng thấp hay vùng cao, dù cư trú lâu đời hay mới chuyển đến, các dân tộc ở tỉnh Thanh luôn đoàn kết, gắn bó, chung sức, đồng lòng xây dựng quê hương, đất nước giàu đẹp.

    1- Dân tộc Thái

    Theo các nhà khoa học, lịch sử người Thái ở Thanh Hóa có quan hệ gần gũi và chặt chẽ với người Thái ở Tây Bắc và có nguồn gốc từ dòng họ Lò Khăm (tiếng Thái Đen). Các dòng họ chủ yếu của người Thái là: Hà, Phạm, Lang, Lò, Vi, Đinh... Người Thái ở Thanh Hóa có 2 nhánh là: Thái Trắng (Táy Dọ) và Thái Đen (Táy Đăm). Người Thái Trắng sống tập trung ở hai huyện Thường Xuân, Như Xuân và một số bản giáp huyện Triệu Sơn. Người Thái Đen chiếm đa số, sống tập trung ở các huyện Quan Hóa, Quan Sơn, Bá Thước, Lang Chánh... Dân số khoảng hơn 200 ngàn người (tính đến 1-4-1999).

    Người Thái thường lập mường, lập bản theo sông, suối. Tục ngữ Thái có câu: ?oTáy kin nậm?, nghĩa là Thái ăn theo nước. Hoặc: ?oO lóc có noong, xoong hươn có bản? nghĩa là: một vùng nước nhỏ cũng là ao, hai nhà cũng là bản. Tên bản thường đặt theo tên sông, tên suối, tên núi, tên đồi... nơi cư trú. Từ xa xưa, người Thái đã biết dựa vào lợi thế tự nhiên của các thung lũng, bãi bồi ven sông để khai khẩn thành ruộng nước, nhiều thửa ruộng tập trung thành cánh đồng phì nhiêu.

    Đặc điểm của người Thái Trắng và Thái Đen về cơ bản giống nhau, chỉ khác nhau ở trang phục phụ nữ. Phụ nữ Thái Trắng có cạp váy ngắn, phần váy thêu hình con rồng. Còn về tiếng nói chỉ khác chút ít về phát âm, cùng chung ngữ hệ Tày ?" Thái. Người Thái có chữ viết riêng, ở nhà sàn; trước đây còn có nhiều thế hệ cùng ở chung trong một nhà, nay thì phân chia thành các gia đình theo cặp vợ chồng. Người Thái ở theo nước, bản làng trù phú đông vui.

    2 - Dân tộc Mường

    Dân cư Mường ở Thanh Hóa ngày nay sinh sống chủ yếu ở vùng đồi và núi thấp, có khả năng phát triển kinh tế đồi rừng. Ở các huyện miền núi và các miền của Thanh Hóa đều có người Mường sinh sống, nhưng tập trung chủ yếu ở các huyện Ngọc Lặc, Cẩm Thủy, Thạch Thành, Bá Thước, Lang Chánh, Như Xuân...

    Dân tộc Mường có dân số nhiều nhất (ước khoảng hơn 300 ngàn người ?" số liệu năm 1999) so với các dân tộc thiểu số khác ở trong tỉnh. Dân tộc Mường ở Thanh Hóa có hai nhánh: nhánh Mường Trong (theo quan niệm của đồng bào là mường gốc) xuất xứ từ Mường Ống, huyện Bá Thước ngày nay. Nhánh Mường Ngoài từ tỉnh Hòa Bình chuyển vào Thạch Thành. Theo các tài liệu lịch sử, người Mường cùng chung nguồn gốc với người Việt cổ.

    Người Mường cũng như người Thái ở nhà sàn, quần tụ lại thành chòm bản ở chân đồi hoặc gần sông suối. Nghề chính của đồng bào là làm ruộng, rẫy. Người Mường có nền văn hóa lâu đời, dân ca, dân vũ phong phú, đa dạng nhưng chưa có chữ viết riêng, ngôn ngữ theo nhóm ngôn ngữ Việt ?" Mường. Các dòng họ chủ yếu của người Mường là: Phạm, Nguyễn Đình, Trương Công, Quách, Cao, Lê Xuân, Bùi...

    3. Dân tộc Mông

    Trước năm 1992, dân tộc Mông ở Thanh Hóa chỉ có một số ít, cư trú chủ yếu ở xã Pù Nhi, huyện Mường Lát. Từ năm 1992 trở lại đây, đồng bào Mông từ các tỉnh Sơn La, Lào Cai, Yên Bái... di cư vào, dân số đã tăng lên 13.863 người (số liệu năm 1999). Dân tộc Mông có nhiều dòng họ, trong đó có 3 họ lớn là họ Hơ, họ Thao và họ Lầu. Hiện nay đồng bào Mông sống chủ yếu ở gần 20 chòm bản thuộc các xã Pù Nhi, Mường Lý, Trung Lý, Tam Chung, Quang Chiểu, huyện Mường Lát và một số chòm ở các huyện Quan Sơn, Quan Hóa.

    Địa bàn cư trú của người Mông đều tập trung ở vùng núi cao, rừng nguyên sinh và đầu nguồn sông, suối. Cuộc sống dựa vào phát nương làm rẫy. Dân tộc Mông có tiếng nói, chữ viết riêng, có những phong tục tập quán đặc biệt để ràng buộc các thành viên trong cộng đồng. Tâm lý cố hữu của đồng bào Mông là những gì đã tin thì khó thay đổi.

    Trong những năm thực hiện công cuộc đổi mới, chính sách định canh định cư của Đảng và sự đầu tư nhiều chương trình, dự án của Nhà nước đã và đang từng bước làm thay đổi đời sống kinh tế, văn hóa, xã hội của đồng bào Mông. Đến nay bà con dân tộc Mông đã biết giữ rừng, biết trồng cây lúa nước.

    4. Dân tộc Dao

    Dân tộc Dao ở Thanh Hóa tương truyền là từ Tuyên Quang, Vĩnh Phú, Quảng Ninh chuyển vào khoảng 4 đến 5 đời. Dân tộc Dao ở Thanh Hóa hiện gồm 2 nhóm là Dao Tiền (tập trung chủ yếu ở huyện Mường Lát) và Dao Quần Chẹt (tập trung chủ yếu ở một số xã của huyện Ngọc Lặc, Cẩm Thủy. Tổng số dân tộc Dao là 5.031 người (số liệu năm 1999).

    Đồng bào Dao dùng chữ Nho để ghi chép, khi đọc phát âm theo tiếng Dao. Trình độ hiểu biết, khả năng giao tiếp khá năng động, nhạy bén so với các dân tộc thiểu số khác. Dòng họ lớn nhất của dân tộc Dao là họ Triệu, ngoài ra còn có các họ Phan, Phùng, Bàn... Nhà ở của người Dao làm theo kiểu nửa sàn, nửa đất nhưng đến nay đồng bào Dao ở vùng thấp đã dựng nhà gần giống như nhà của người Kinh.

    Trước đây, đồng bào Dao sống du canh, du cư. Nguồn sống của bà con dân tộc Dao dựa vào nương rẫy. Từ cuộc vận động định canh định cư, phần lớn đồng bào Dao đã xuống núi tập trung sản xuất, vừa đa canh, vừa thâm canh. Mọi chòm bản đều có trường lớp cho con em đi học. Tuy sống xen ghép với các dân tộc đông người, nhưng người Dao vẫn giữ được nét riêng biệt, độc đáo của dân tộc mình về văn hóa, lễ hội và sắc phục.

    5. Dân tộc Khơ Mú

    Dân tộc Khơ Mú sống tập trung ở 2 bản: Đoàn Kết, xã Tén Tằn và Suối Lách, xã Mường Chanh, huyện Mường Lát. Dân số năm 1999 là 642 người. Dân tộc Khơ Mú không có chữ viết. Tiếng nói theo ngôn ngữ Khơ Me. Nét đặc trưng của đồng bào dân tộc Khơ Mú là sống hòa thuận trong chòm, trong bản. Mối quan hệ dòng họ rất nghiêm ngặt. Tộc trưởng có quyền quyết đoán mọi chuyện. Người Khơ Mú hầu như chỉ quan hệ với bên ngoài về kinh tế, còn quan hệ tình cảm, văn hóa khép kín trong dòng tộc. Từ khi có chính sách định canh định cư của Đảng và Chính phủ, cuộc sống của đồng bào dân tộc Khơ Mú đã có nhiều thay đổi. Con trai, con gái đã được đi học, giao tiếp rộng rãi và đã lấy chồng, lấy vợ người dân tộc khác.

    6. Dân tộc Thổ
    Dân tộc Thổ ở Thanh Hóa có nhiều nét gần với dân tộc Mường và dân tộc Kinh. Người Thổ chỉ có một họ duy nhất là họ Lê. Dân tộc Thổ cư trú chủ yếu ở huyện Như Xuân. Dân số năm 1999: 9.464 người. Nét riêng biệt của người Thổ là bộ sắc phục của phụ nữ khá độc đáo, duyên dáng. Phương thức canh tác chủ yếu là cấy lúa nước.

    7. Dân tộc Kinh

    Dân số năm 1999 là 2.905.924 người. Người Kinh sinh sống ở hầu khắp các vùng trong tỉnh. Dân tộc Kinh có vị trí quan trọng trong đời sống nói chung và việc phát triển kinh tế , văn hóa, xã hội ở tỉnh Thanh Hóa.

    Về lịch sử, Thanh Hóa là miền đất có người tối cổ sinh sống. Thanh Hóa không những có một thời kỳ tiền sử lâu dài mà ở đây sự phát triển văn hóa của người nguyên thủy còn biểu hiện tính liên tục, rõ ràng hơn các vùng khác của đất nước. Sự liên tục còn biểu hiện rõ trong thời đại kim khí, từ các giai đoạn tiền Đông Sơn đến văn hóa Đông Sơn. Những thành tựu khảo cổ học cho thấy vào thời đại đồng thau, lưu vực sông Mã, sông Chu đã trở thành trung tâm cư trú của người Việt cổ trên đất Thanh Hóa. Họ đã biến những đầm lầy hoang, cồn bãi hoang dại ven các con sông thành những vùng đất màu mỡ và xây dựng những xóm làng đầu tiên của người Việt cổ xứ Thanh.

    Người dân Thanh Hóa biết làm ruộng từ thời kỳ sơ sử. Sau này, từ thế kỷ X, dưới thời Lê, người Thanh Hóa đã mở mang mọi mặt kinh tế, nông ?" công ?" thương nghiệp.

    Trong các thời đại lịch sử, người Kinh ở Thanh Hóa đã có những đóng góp quan trọng về nhân tài quản lý và nguồn nhân lực lớn cho các cuộc chiến giành và giữ gìn độc lập của nước Việt.



  9. MrPrince

    MrPrince Moderator Staff Member

    Tham gia ngày:
    01/01/2006
    Bài viết:
    8.628
    Đã được thích:
    9
    Mới chộp được cái này, mời cả nhà thưởng lãm
    [​IMG]
  10. duongducminh

    duongducminh Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    26/09/2004
    Bài viết:
    4.821
    Đã được thích:
    0
    Mới đến thăm xứ Thanh
    Tượng đài thì đẹp nhưng nhiều hàng rong quá
    [​IMG]
    Trường Hồng Đức mới
    [​IMG]
    Ấn tượng 2 cái bệnh viện tư tuyệt vời.
    Thưởng thức 1 chút "đặc sản" trên núi Hàm Rồng
    Cảm nhận: ngưòi Thanh hóa không khó chịu như người ta hay nói.. Rượu + nem không nhớ đường về

Chia sẻ trang này