1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Xứ Thanh kính chào quý khách: Lịch sử - Văn hoá- Địa lý - Danh lam thắng cảnh - Lễ hội - Nghề truyền

Chủ đề trong 'Thanh Hoá' bởi ke_tron_tu, 26/03/2006.

  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
  1. motthoang_hn02

    motthoang_hn02 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    29/08/2005
    Bài viết:
    12.948
    Đã được thích:
    1
    Mến tặng các bạn xứ Thanh bài phóng sự
    Dấu ấn Lam Kinh

    Lam Kinh ?" mảnh đất linh thiêng gắn với tên tuổi người anh hùng áo vải Lê Lợi đã để lại dấu ấn sâu đậm hơn qua Lễ hội Lam Kinh năm 2008. Đây là lần đầu tiên tỉnh Thanh Hoá tổ chức lễ hội Lam Kinh với quy mô hoành tráng nhất từ trước tới nay. Nổi bật so với 13 năm, 13 lần tổ chức lễ hội. Dấu ấn Lam Kinh 2008 để lại không chỉ là dấu ấn về văn hóa, lịch sử còn là dấu ấn mới về một địa chỉ du lịch ?" tâm linh, dấu ấn về một vùng đất giàu tiềm năng phát triển kinh tế - xã hội đang khởi sắc. Phóng viên báo Quân đội nhân dân đã có mặt tại Lam Kinh, ghi lại những hình ảnh, những dấu ấn từ lễ hội hoành tráng này?
    Lam Sơn còn được gọi là Lam Kinh vì sau khi vua Lê Thái Tổ băng hà vào ngày 22-8 (âm lịch) năm Quý Sửu (1433) thi hài được đưa về an táng tại đất Lam Sơn. Sau đó, vùng đất này đã trở thành nơi an táng của các vua, hoàng hậu triều Lê Sơ và trở thành sơn lăng của nhà Lê Sơ. Các triều vua đã cho dựng điện và các tòa Thái miếu để thờ cúng. Lễ hội Lam Kinh đã được tổ chức từ lâu đời trong dân gian nhưng bắt đầu từ năm 1995 đến nay mới được tổ chức thường xuyên hằng năm với quy mô lớn.

    Qua lễ hội Lam Kinh 2008, hàng vạn du khách thêm một lần hiểu biết sâu sắc hơn công lao, sự nghiệp vĩ đại của Anh hùng dân tộc Lê Lợi - Ðức Thái Tổ Cao Hoàng đế, người sáng lập vương triều Hậu Lê, một triều đại tồn tại lâu nhất với hơn 360 năm trong lịch sử. Tại lễ hội, chúng tôi gặp nhiều người lần đầu về Lam Kinh, như anh Lê Thanh Tùng, Giám đốc Công ty thương mại và du lịch EURO (Hà Nội). Anh tâm sự: ?oLần đầu tiên tới Lam Kinh, tôi ngạc nhiên trước vùng đất thiêng liêng, ghi dấu ấn sâu đậm về triều Lê. Trong tương lai, nếu làm tốt việc quảng bá, giới thiệu, Lam Kinh sẽ trở thành một điểm du lịch văn hóa, lịch sử, tâm linh không kém Yên Tử, Côn Sơn - Kiếp Bạc??.
    Đồng chí Doãn Văn Phú, Phó Giám đốc Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch Thanh Hóa cho chúng tôi biết: Trải qua năm tháng chiến tranh, sự hủy hoại của thời gian và con người, các công trình kiến trúc ở Lam Kinh dần đổ nát, hoang phế. Các sinh hoạt lễ hội cũng bị mai một. Xác định ý nghĩa, tầm quan trọng của di tích Lam Kinh, tỉnh đã đề nghị Chính phủ cho phục hồi, tu bổ, tôn tạo di tích. Năm 1985, hội thảo quốc gia về Lê Lợi và khởi nghĩa Lam Sơn được tổ chức tại Thanh Hóa.Năm 1994, Thủ tướng Chính phủ có Quyết định số 609/QÐ-TTg về việc phục hồi, tu bổ, tôn tạo di tích Lam Kinh. Phần lớn các kiến trúc ở đây bị hủy hoại chỉ còn nền móng. Qua bảy lần khai quật khảo cổ học một số công trình đã được tu bổ, tôn tạo.
    Qua 14 năm, ngân sách Nhà nước và tỉnh đã đầu tư hơn 50 tỷ đồng cho các công trình như xây dựng nhà bia, lăng mộ, đường nội bộ, đền thờ Lê Thái Tổ, đền thờ Lê Lai, xây dựng cầu Bạch, nạo vét, kè sông Bạch, hồ Tây, giếng Ngọc, nhà trưng bày, các tòa miếu 4, 5, 6.Lãnh đạo tỉnh tập trung chỉ đạo ngành văn hóa, thể thao và du lịch cùng các ngành liên quan và chính quyền các huyện Thọ Xuân, Ngọc Lặc, TP Thanh Hóa, dồn sức hoàn thành một số hạng mục cơ bản phục vụ lễ hội như lát sân rồng bao nền bằng gạch bát, gạch vồ sản xuất theo phương thức thủ công trên diện tích hơn 3.000m2, lát đá đường thần đạo trên sân rồng với chiều rộng 5,5m. Ðổ nền bê-tông, lát đá đoạn đường từ nam cầu Bạch ra đến đường 15A (cũ) trước cửa nhà trưng bày; lát đá, gạch đoạn từ sau các tòa miếu lên trước lăng Lê Thái Tổ và từ trước lăng Lê Thái Tổ đến đường 15A (cũ). Rải nhựa đoạn đường từ ngã tư đường 15A (cũ) đến trụ sở xã Xuân Lam; hoàn thành các đồ thờ chính ở ba tòa miếu 4, 5, 6 phục vụ tế lễ, dâng hương trong lễ hội. Cho nên, từ lễ hội năm nay cũng như trong tương lai, Lam Sơn ?" Lam Kinh hoàn toàn có thể trở thành điểm đến du lịch hấp dẫn. Trong tương lai, Thanh Hóa sẽ làm tốt hơn công tác quảng bá, kết nối các điểm du lịch Lam Kinh - Sầm Sơn - suối cả thần Cẩm Thủy ?" khu du lịch Hải Tiến?để thu hút nhiều du khách đến với Lam Kinh, với Thanh Hóa.

    Dấu ấn Lam Kinh hôm nay còn là dấu ấn về một vùng đất giàu tiềm năng phát triển kinh tế - xã hội. Đồng chí Mai Văn Ninh - Chủ tịch tỉnh Thanh Hóa cho biết: ?oPhát huy truyền thống quê hương người anh hùng áo vải, khi thực dân Pháp xâm lược nước ta, Thọ Xuân là một trong những địa phương có phong trào cách mạng rất sớm, là địa bàn hoạt động của Ðảng bộ Cộng sản Việt Nam tỉnh Thanh Hóa trong những ngày đầu tiên. Trong kháng chiến chống thực dân Pháp và đế quốc Mỹ, Thọ Xuân đã đóng góp nhiều sức người, sức của. Ngày nay, khu kinh tế Lam Sơn- Sao Vàng đã trở thành vùng kinh tế động lực của tỉnh, thu hút nhiều nhà đầu tư trong và ngoài nước??.
    ( Diệu Linh )
  2. motthoang_hn02

    motthoang_hn02 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    29/08/2005
    Bài viết:
    12.948
    Đã được thích:
    1
    Tớ định post tặng các bạn xứ Thanh bài phóng sự về Lam Kinh nhưng mà hình như nhiều từ " nhạy cảm " quá kiểu như là Lê Lợi, Lê Lai hay Đảng Nhà nước.........nên TTVNOL nó không đồng ý, bố khỉ, bực cả mình
    Các bạn hết sức thông cảm cho tớ
  3. ChoDom234

    ChoDom234 Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    07/06/2007
    Bài viết:
    1.400
    Đã được thích:
    4
    Hề hề! Thông cảm hết sức. Tớ cũng vừa nhận được 1 cái than phiền do Bộ máy Admin gửi. Cám ơn bài viết của Thoáng .
  4. LANTRAI

    LANTRAI Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    11/10/2003
    Bài viết:
    3.460
    Đã được thích:
    3
    Oài, lại gặp em 1 thoáng!
    Hì, chào cả nhà!
    Trong tháng này, bên mình có chương trình "Đông ấm 2008, Thanh Hóa - Lào cai", mạn phép post lên mong nhận đc sự giúp đỡ của các bạn xứ Thanh dành cho quê hương mình - những nơi còn khó khăn. Nhân tiện, nhờ mod đưa lên phần chú ý, đc không???
    Cảm ơn mọi người rất nhiều! mong nhận đc sự chung tay vì cộng đồng!
  5. vndrake

    vndrake Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    14/02/2003
    Bài viết:
    970
    Đã được thích:
    0
    Các bạn thuộc câu lạc bộ xe CD Sài gòn chiều nay trên đường xuyên Việt từ TP Hồ Chí minh ra Hà nội có gặp sự cố va chạm với bà con địa phương tại Tĩnh gia! Kết quả đã có 1 bạn bị bà con tấn công bị thương phải đi cấp cứu tại Hà nội. Hiên các ban SCDC đang ở Công an huyện chờ sự hoà giải. Theo thông tn nhận được vẫn có nhiều bà con bao vây đe doạ anh em. Thiển nghĩ việc các ban SCDC đã ở CA Huyện là sự chấp hành đúng mức pháp luật ! Mong anh em Thanh hoá nhất là anh em Tĩnh gia có sự trợ giúp nhằm đảm bảo an toàn cho các ban SCDC
    Rất cam ơn các bạn Thanh hoá!!!
  6. lephuong505

    lephuong505 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    06/06/2007
    Bài viết:
    79
    Đã được thích:
    0
    Xin chào ! tôi rất tiếc vì chuyện đó đã xảy ra trên đất Thanh Hoá, là người Thanh Hoá nên tôi có lời xin lỗi ae CD Sài Gòn, vì tôi cũng chơi với một anh bạn ở trong SCD nên tôi cũng biết nhiều thông tin về vụ này, tôi nghĩ cũng không phải lỗi tại ai cả, mà lỗi là do hiếu chiến thôi, đáng buồn hơn nữa là nó lại kéo dài quá và "kéo theo nhiều thứ" quá !
    và những người dân đó cũng không có liên quan gì đến box TH ở đây đâu.
    Dù sao cũng rất buồn vì chuyện đã xảy ra ở TH và với ae CDc !
  7. lephuong505

    lephuong505 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    06/06/2007
    Bài viết:
    79
    Đã được thích:
    0
    Trời ơi ! nói vậy mới "nhạy cảm" đấy. mấy từ đó làm sao mà nhạy cảm như bạn nghĩ được, đó là tên riêng mà, thà không nói gì còn hơn, nói ra như vậy mới châm trọc đó. "lại còn nói TTVNOL nó không cho đăng"
  8. vungocanh0902

    vungocanh0902 Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    25/01/2006
    Bài viết:
    145
    Đã được thích:
    0
    Thanh hoá đẹp quá
  9. ke_tron_tu

    ke_tron_tu Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    03/06/2002
    Bài viết:
    3.671
    Đã được thích:
    2
    Tiến tới kỉ niệm 15 năm thành lập TP Thanh Hoá ( 1/5/1994 - 1/5/2009 )​
    http://*******.org/gallery/files/7/1/3/8/6743bd4adf.jpg
    Cách đây hơn 200 năm (tháng 5-1804), theo Chỉ dụ của vua Gia Long, Trấn thành Thanh Hóa được dời từ làng Dương Xá (xã Thiệu Dương, huyện Thiệu Hóa) về làng Thọ Hạc (huyện Đông Sơn) để xây dựng Trấn lỵ. Đầu năm 1828 quân dân Thanh Hóa bắt đầu xây dựng Trấn thành. Trấn thành Thanh Hóa hình lục lăng, có chu vi 630 trượng (gần 2,6 km), cao 1 trượng (4 m), có hào bao quanh mặt ngoài, Thành mở 4 cửa: Cửa tiền phía Nam, cửa hậu phía Bắc, cửa tả phía Đông Nam, cửa hữu phía Tây Nam. Trong Thành là nơi ăn ở vị trí của các quan trị đầu tỉnh.
    Năm 1858, thực dân Pháp xâm lược nước ta. Nhưng gần 30 năm sau (tháng 11 - 1885) quân xâm lược Pháp mới đổ bộ vào Thanh Hóa nói chung và tỉnh lỵ Thanh Hóa nói riêng. Để nắm toàn quyền cai trị tỉnh lỵ, ngày 22 tháng 7 năm 1889, vua Thành Thái ký đạo dụ thành lập thị xã Thanh Hóa bao gồm 7 làng: Đức Thọ Vạn, Cẩm Bào Nội, Cốc Hạ, Phủ Cốc (thuộc Tổng Bố Đức); Thọ Hạc, Đông Phố, Nam Phố (thuộc Tổng Thọ Hạc) (1)
    Năm 1918, thị xã Thanh Hóa tổ chức thành 10 phường: Tả Môn (cửa Tả), Bắc Môn (cửa Hậu), Nam Môn (cửa Tiền), Đông Lạc, phường Thành Thi, phường Nam Lý, phường Phú Cốc, phường Vạn Trường, phường Bào Giang, phường Đức Thọ (Lò Chum) (2). Ngày 31 tháng 5 năm 1929, toàn quyền Đông Dương ký Nghị định nâng cấp thị xã Thanh Hóa lên thành phố Thanh Hóa. Bốn tháng sau, ngày 11 tháng 9 năm 1929, Đốc lý thành phố điều chỉnh lại địa giới hành chính: Phía Bắc giáp làng Thọ Hạc, phía Nam giáp làng Mật Sơn, phía Đông giáp Bến Ngự và phía Tây giáp Phủ Đông Sơn. Cũng theo Nghị định trên, kể từ ngày 01 tháng 01 năm 1930, thành phố được chia thánh 6 đơn vị hành chính, từ phường Đệ nhất đến Đệ lục.
    Cách mạng tháng 8 năm 1945 thành công, nước Việt Nam dân chủ công hòa ra đời, ngày 24 tháng 11 năm 1946, Chủ tịch Hồ Chí Minh ký sắc lệnh số 11/SL quy định những thành phố thuộc tỉnh đềi gọi là thị xã. Thành phố Thanh Hóa, mặc nhiên trở thành thị xã của tỉnh Thanh Hóa.
    Cuối năm 1946, cuộc kháng chiến toàn quốc chống thực dân Pháp xâm lược lần thứ 2 bùng nổ, thực hiện tiêu thổ kháng chiến, nhân dân, chính quyền thị xã được sơ tán về các vùng phụ cận, thành lập Ủy ban kháng chiến hành chính thị trấn đặc biệt Thanh Hóa. Đến tháng 7 năm 1954, cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp xâm lược kết thúc thắng lợi, hòa bình được lập lại trên miền Bắc, Ủy ban kháng chiến hành chính tỉnh và Ủy ban kháng chiến hành chính đặc biệt của thị trấn trở về tiếp quản thị xã và bắt tay vào xây dựng đô thị mới.
    Ngày 16 tháng 3 năm 1963, Chính phủ nước Việt Nam dân chủ cộng hòa quyết định sát nhập xã Đông Giang (gồm 3 làng Nghĩa Phương, Đông Sơn và Nam Ngạn) thuộc huyện Đông Sơn và xóm Núi xã Hoằng Long, huyện Hoằng Hóa vào thị xã. Ngày 28 tháng 8 năm 1971, Chính phủ ban hành Nghị định số 226/TTg sát nhập xã Đông Vệ, Đông Hương, Đông Hải thuộc huyện Đông Sơn và xã Quảng Thắng thuộc huyện Quảng Xương vào thị xã.
    Ngày 05 tháng 5 năm 1991, Hội đồng Bộ trưởng ra Quyết định số 132/BĐBT về phân loại đô thị, thị xã Thanh Hóa được xếp vào loại đô thị loại 4. Ngày 14 tháng 8 năm 1993, Bộ trưởng Bộ Xây dựng ra Quyết định số 214 BXD/ĐT công nhận thị xã Thanh Hóa là đô thị loại 3.
    Ngày 01 tháng 5 năm 1994, Thủ tướng Chính phủ ký Nghị định 37/CP thành lập thành phố Thanh Hóa, thuộc tỉnh Thanh Hóa trên cơ sở địa giới, diện tích và dân số của thị xã Thanh Hóa.
    Ngày 28 tháng 6 năm 1994, Chính phủ ra Nghị định số 55/CP thành lập phường Đông Thọ, phường Đông Vệ và chia phường Nam Ngạn thành 2 phường Trường Thi và Nam Ngạn.
    Ngày 6 tháng 12 năm 1995, Chính phủ ra Nghị định số 85/CP điều chỉnh địa giới thành phố Thanh Hóa, sáp nhập xã Đông Cương thuộc huyện Đông Sơn, xã Quảng Thành, Quảng Hưng và một phần đất của xã Quảng Thịnh thuộc huyện Quảng Xương vào thành phố.
    Năm 2004, thành phố Thanh Hóa được Thủ tướng Chính phủ công nhận là đô thị loại II (theo Quyết định số 72/2004/QĐ-TTg ngày 29 tháng 4 năm 2004)
  10. ke_tron_tu

    ke_tron_tu Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    03/06/2002
    Bài viết:
    3.671
    Đã được thích:
    2
    Tiếng chuông Hạc Thành​
    Thanh Hóa ?" vùng đất địa linh nhân kiệt với những truyền thuyết nổi tiếng của nền văn minh Đông Sơn rực rỡ.

    [​IMG]
    Thành phố Thanh Hóa còn có tên Hạc Thành. Tên Hạc Thành được xuất hiện theo điển tích: Có một đàn Hạc trên đường bay tới Thăng Long thì bốn con ở lại đất này? Thật là đất lành chim đậu.
    [​IMG]
    Chính vì vậy mà nơi đây đã sinh ra biết bao anh hùng dân tộc cùng với những trang sử vẻ vang cho đất Việt suốt từ những ngày đầu dựng nước đến bây giờ. Người dân Thanh Hóa luôn tự hào về quê hương của mình. Nhân dân cả nước và bạn bè quốc tế ngưỡng mộ về đất và con người xứ Thanh.
    [​IMG]
    Hồ Thành là một công viên nhỏ ở trung tâm thành phố Thanh Hóa. Công viên có diện tích 112.785 m² với diện tích mặt nước là 32.180m²; giữa hồ có hòn đảo bị bỏ hoang, hình tròn có diện tích 412,7m². Đây là dấu tích còn sót lại của hào nước bao quanh Thành Hạc xưa.
    [​IMG]
    Ý tưởng xây dựng ?oChuông Hạc Thành? trên đảo nhỏ trong công viên Hồ Thành nhằm Khơi dậy tình yêu quê hương đất nước và lòng tự hào dân tộc của người dân Thanh Hóa nói riêng và con người Việt Nam nói chung.
    [​IMG]
    - Tạo ra một sản phẩm du lịch văn hóa độc đáo cho thành phố góp phần làm cho thành phố Thanh Hóa trở thành điểm đến của du lịch Việt Nam.
    [​IMG]
    - ?oChuông Hạc Thành? sẽ là tiếng chuông vang vọng của Bà Triệu, của Dương Đình Nghệ, của Lê Hoàn, Lê Lợi, Lê Lai, Hồ Quý Ly? các vị vua anh minh, các nhân vật kiệt xuất, của chiến thắng Nam Ngạn - Hàm Rồng và với biết bao tấm gương hy sinh cao cả cho đất nước của những con người xứ Thanh.
    - ?oChuông Hạc Thành? được đặt trên đảo nhỏ giữa hồ với bốn con Hạc trắng đứng trên lưng bốn con Rùa được đặt trên mặt trống đồng Đông Sơn. Mặt trống quay vòng tròn đưa bốn con Hạc quay thuận chiều kim đồng hồ; Hạc có thể xoè đuôi, vỗ cánh và cứ một giờ lại bổ mỏ vào quả chuông một lần (Tiếng chuông theo giờ). Vào 5 giờ sáng, sau hồi chuông là bản nhạc hoành tráng ?oTiếng chuông Hạc Thành?; lúc 21 giờ, sau hồi chuông là dàn nhạc nước màu phun lên trên quanh đảo nhờ nhạc ?oTiếng Chuông Hạc Thành?.
    - Hạc được tạo bằng thép inox cao 3,8m với hình dáng hiện đại nhưng vẫn mang dáng hình văn hóa Đông Sơn.
    - Chuông được đúc bằng đồng có trọng lượng 1000kg được treo bằng dây xích trên dàn thép.
    - Dàn thép treo chuông là hai nửa vòng tròn có đường kính 7,8m đặt vuông góc với nhau. Dàn được cấu tạo bởi bốn thanh thép vuông và được trang trí bằng các hoa văn cổ truyền.
    - Bốn chân dàn là bốn con cóc bằng đồng tạo thế ổn định cho dàn.
    - Để làm phong phú thêm, công viên Hồ Thành (Hạc Viên) sẽ được xây dựng với những công trình sau:
    + Phía Tây công viên tạo một đàn Hạc khoảng 15-20 con bằng vật liệu tổng hợp compuzit với nhiều kiểu dáng khác nhau. Phun mù có hương thơm vào đàn Hạc gắn thêm loa nhỏ phát ra tiếng Hạc ríu rít hòa lẫn tiếng nhạc du dương. Du khách vào thăm như được đi trong chốn bồng lai.
    + Hạc lầu là công trình có thể tổ chức ăn uống phục vụ du khách.
    + Hạc quán nơi cho du khách nghỉ ngơi.
    - Khán đài xây dựng bằng BTCT ốp gạch giếng đáy màu đỏ được bố trí trên hai bên bờ hồ. Khán đài có sức chứa 1200 người (900 người cho khán đài phía Đông, 300 người cho khán đài phía Tây). Hệ thống âm thanh đảm bảo cho du khách ngồi dự thưởng thức; chuông đồng hồ Hạc có thể đảm bảo cho cả thành phố nghe được. Quanh đảo xây dựng dàn phun nước nghệ thuật.
    Trong công viên còn có cây xanh, thảm cỏ đẹp, xung quanh công viên có hàng rào và hai cổng vào chính từ đường Triệu Quốc Đạt và Lê Lợi.
    Từ một hòn đảo nhỏ bỏ không, ?oChuông Hạc Thành? được xây dựng sẽ ?ođánh thức không gian? cho một vùng đất địa linh ?" nhân kiệt và làm đẹp thêm cho khu trung tâm thành phố Thanh Hóa tạo ra điểm đến của Du lịch Việt Nam trên tuyến du lịch Quốc gia Bắc - Nam.
    Toàn cảnh :
    [​IMG]
    [​IMG]
    [​IMG]
    [​IMG]
    [​IMG]
    [​IMG]
    [​IMG]
    [​IMG]
    Tác giả: Nguyễn Thế Khải
    http://www.thethaovanhoa.vn/danhthuc...90226112526447

Chia sẻ trang này