1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Xứ Thanh kính chào quý khách: Lịch sử - Văn hoá- Địa lý - Danh lam thắng cảnh - Lễ hội - Nghề truyền

Chủ đề trong 'Thanh Hoá' bởi ke_tron_tu, 26/03/2006.

  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
  1. tchyp

    tchyp Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    04/02/2004
    Bài viết:
    1.305
    Đã được thích:
    0
    Hệ thống khách sạn và nhà nghỉ
    [​IMG]
    1- Công ty Du lịch Thanh Hoá
    Ðịa chỉ: 25A - Quang Trung, Thành phố Thanh Hoá. Ðiện thoại: 037.852.517. FAX: 037.853.693. Chức năng kinh doanh: Kinh doanh lưu trú; nhà hàng; xuất khẩu; lữ hành quốc tế, nội địa; vận chuyển khách du lịch. Khách sạn Thanh Hoá: Ðạt tiêu chuẩn 2 sao. Ðầy đủ các tiêu chuẩn và phục vụ khách du lịch quốc tế. Bao gồm dịch vụ: Lưu trú, nhà hàng, bar, vũ trường, karaoke, massage, truyền hình cáp, điện thoại quốc tế, giặt là, trông giữ đồ, vận chuyển khách, sân thể thao (tennis, cầu lông, bóng bàn)...
    2- Khách sạn Ngân Hoa:
    Ðạt tiêu chuẩn 1 sao. Ðịa chỉ: 36, Nguyễn Trãi, thành phố Thanh Hoá. Ðiện thoại: 037.855.160. Các dịch vụ phục vụ: Lưu trú, nhà hàng, bar, karaoke, massage, điện thoại, truyền hình cáp.
    3- Khách sạn Sao Mai.
    Ðịa chỉ: Ðường Phan Chu Trinh, thành phố Thanh Hoá. Ðiện thoại: 852.080. Dịch vụ: Lưu trú, nhà hàng đặc sản Âu, á và các dịch vụ khác.
    4- Khách sạn Hương Biển.
    Ðịa chỉ: Ðường Hồ Xuân Hưng, phường Trường Sơn, thị xã Sầm Sơn. Ðiện thoại: 037.821. 273; 821.317. Dịch vụ: Lưu trú, nhà hàng đặc sn biển, tổ chức hội nghị, hội tho, bar, karaoke, khiêu vũ, dịch vụ thu đổi ngoại tệ...
    5- Khách sạn Hồ Gươm.
    Ðịa chỉ: Phường Trường Sơn, thị xã Sầm Sơn. Ðiện thoại: 037.821.100. Dịch vụ: Lưu trú, nhà hàng, karaoke, tổ chức hội nghị, hội tho, điện thoại, truyền hình cáp treo và các dịch vụ khác.
    b]6- Khách sạn Năng lượng.
    Ðịa chỉ: Phường Bắc Sơn, thị xã Sầm Sơn. Ðiện thoại: 037.821.320. Dịch vụ: Lưu trú, phục hồi chức năng, nhà hàng.
    7- Khách sạn Bộ Tài chính.
    Ðịa chỉ: Phường Trường Sn, thị xã Sầm Sn. Ðiện thoại: 037.821.362. Dịch vụ: Lưu trú, ăn uống.

    8- Khách sạn Bộ Ngoại giao.
    Ðịa chỉ: Phường Trường Sn, thị xã Sầm Sn. Ðiện thoại: 037.821.414. Dịch vụ: Lưu trú, ăn uống.
    9- Khách sạn Lê Lợi
    . Ðịa chỉ: Phường Trường Sơn, thị xã Sầm Sơn. Ðiện thoại: 037.821.327. Dịch vụ: Lưu trú, nhà hàng, karaoke, masage, các dịch vụ khác.
    10- Khách sạn Bộ Giao thông vận tải.
    Ðịa chỉ: Phường Trường Sơn, thị xã Sầm Sơn. Ðiện thoại: 037.821.343. Dịch vụ: Lưu trú, nhà hàng, karaoke, masage, các dịch vụ khác.
    11- Khách sạn Bộ Xây dựng.
    Ðịa chỉ: Phường Bắc Sơn, thị xã Sầm Sơn. Ðiện thoại: 037.821.050. Dịch vụ: Nhà hàng, tổ chức hội nghị, các dịch vụ khác.
    12- Khách sạn Bộ Công nghiệp.
    Ðịa chỉ: Phường Bắc Sơn, thị xã Sầm Sơn. Ðiện thoại: 037.821.386. Dịch vụ: Lưu trú, nhà hàng, vật lý trị liệu, tổ chức hội nghị, dịch vụ khác.
    13- Khách sạn Hải quan.
    Ðịa chỉ: Phường Trường Sơn, thị xã Sầm Sơn. Ðiện thoại: 037.821.155. Dịch vụ: Lưu trú, nhà hàng, các dịch vụ khác.
    14- Khách sạn Hàng không.
    Ðịa chỉ: Phường Bắc Sơn, thị xã Sầm Sơn. Ðiện thoại: 037.821.625. Dịch vụ: Nhà hàng, tổ chức hội nghị, các dịch vụ khác.
    * Nhà hàng ăn uống: [/b]
    - Nhà hàng khách sạn Thanh Hoá: 25A Quang Trung, TP Thanh Hoá ÐT: 852.517.
    - Nhà hàng Dạ Lan. Ðịa chỉ: 01 Phan Chu Trinh, Phường Ðiện Biên, thành phố Thanh Hoá. ÐT: 852.004.
    - Nhà hàng Thanh Hoa: 07 Hạc Thành, phường Ðiện Biên, thành phố Thanh Hoá. ÐT: 855.680.
    - Nhà hàng Thanh Qung: 133 Quang Trung. ÐT: 855.950.
    - Nhà hàng Lý Viết Kiều: Phường Trường Sn, thị xã Sầm Sn. ÐT: 821.501.
    * Lữ hành:
    - Phòng lữ hành Công ty Du lịch Thanh Hoá. ÐT: 852.517.
    - Phòng xúc tiến, lữ hành Sở Du lịch. ÐT: 851.068.
  2. kimkim_Iloveyou

    kimkim_Iloveyou Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    08/09/2006
    Bài viết:
    12
    Đã được thích:
    0
    Cũng lâu lắm không về Thanh Hoá , nơi chôn rau cắt rốn . Mảnh đất Sài Gòn đầy cạm bẫy , xa hoa va toan tính đã gắn bó tưởng như là máu thịt , nhưng hôm nay đọc những bài tổng hợp của tchyp về lịch sử , về văn hoá , con người xứ Thanh , bỗng thấy nhói lòng nhớ đến QUÊ HƯƠNG, đọc bài thơ Quê Hương ở "lời trái tim muốn nói " chợt muốn về lại quê xưa.Cảm ơn nhiều- TCHYP
  3. stupiddonkey

    stupiddonkey Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    13/03/2006
    Bài viết:
    19
    Đã được thích:
    0
    Hic! Lần đầu tiên vào box này đọc một lèo về danh lam thắng cảnh quê mình mà tự nhiên thấy "quê" thật. Không ngờ, cũng là người xứ Thanh mà sao mình biết ít thế. Vào đây được thêm một kho kiến thức, sau này đi gặp người ta tha hồ mà quảng cáo. Cảm ơn các anh chị đã post những bài phía trên, nhất là cái chị Chyp ấy. Khiếp sao mà chị bít nhìu thế.
    Ah! Tiện thể em giới thiệu luôn một món mà chắc các anh chị ở Thành phố ít biết, đó là món "Canh Đắng". Món này chỉ có mấy huyện miền núi mới có thôi. Có một lần em được thưởng thức mà nhớ mãi không bao giờ quên. Nguyên liệu thì thật đơn giản: Cá rô phi( không mổ bụng ah nha), Lá Đắng, một chút mẻ và gia vị nữa. Nấu xong ăn mà cứ lạo xạo trong miệng, ăn một lần đảm bảo nhớ mãi không thôi.(Khuyên cáo trước khi ăn nên dùng trước khoảng một chai 65 rượu mạnh , ai có becberin thi nên mang theo). Đã ai được thưởng thức chưa vậy, món này là đặc sản của người Mường đó.
  4. tchyp

    tchyp Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    04/02/2004
    Bài viết:
    1.305
    Đã được thích:
    0
    Chào Kimkim ...khi chyp tổng hợp những nội dung trên ,không nghĩ lại nhận được lời cảm ơn như vậy đâu ...khi nào Kimkim có việc ra Hà Nội hay về Thanh Hoá , cứ alô hay PM cho tớ , tớ sẽ giúp cậu biến những cái trên sách thành hiện thực ...
    To em stupid : em cảm ơn là chị xúc động quá , nhưng mà khen chị hiểu biết còn làm chị xúc động hơn. Thật ra những cái này chị chỉ biết một phần thôi , còn chị tìm tài liệu và sẵn có tí thiên hướng báo chí nên đóng vai trò " Biên tập viên " sao cho nó dễ đọc và dễ nhìn một chút thôi mà ...Món " canh đắng " em miêu tả chắc là món gì đó khó nuốt , chứ canh đắng chị chyp nấu thì e em ăn xong rồi xin nhập hộ khẩu vào nhà chị luôn đấy ( vì thế đến giờ vẫn khong dám nấu cho anh nào măm hết đấy )
  5. chodom123

    chodom123 Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    06/02/2005
    Bài viết:
    2.198
    Đã được thích:
    13
    .........................................................................................................
    Về quê đi bạn ơi!
    Quê mình bây giờ cũng kô khác Sài gòn là mấy đâu.Về đi Sầm sơn tắm biển ăn mực nướng và mát xa bãi biển.....keke
  6. teo_ht

    teo_ht Thành viên tích cực

    Tham gia ngày:
    01/09/2006
    Bài viết:
    162
    Đã được thích:
    18
    [/fonHic! nghe mọi người nhắc tới mấy món ăn quê nhà mà thèm quá. Hìo nhỏ tôi chỉ thích đọc lịch sử đại danh nên cũng không đến nỗi mù thông tin nhưng còn về các món ăn thì quả thực mù tịt ngoài mấy món phổ biến! Ah có cái món gọi là "Canh đắng" thì tôi cũng đã ăn rùi, nhưng nguyên liệu có hơi khác: Lá cây đắng + Lòng lợn băm nhỏ + mắm tôm+mẻ+riềng (?), khi nấu lên mùi thơm bay xa khiến những kẻ đang đói cũng như sắp đói đều phải nhanh chóng đến bên mâm cơm. Bây giờ đi xa, có muốn ăn những món đó cũng khó. Trong này có muốn nấu cũng không thể kiếm đâu ra nguyên liệu giống ở nhà nên mùi vị cũng khác, thời gian bận rộn căng thẳng nên mỗi bữa ăn chỉ đơn thuần là anư cho no bụng để lấy sức mai còn chiến đấu tiếp . Khi đi xa, món tôi thèm ăn nhất là món "canh chua nấu cá" hồi còn ở nhà gọi là "Giấm cá" của mẹ tôi nấu, mỗi năm về nhà một lần là lại mượn cụ nấu ăn cho nó đỡ ghiền t=Times New Roman]
  7. tchyp

    tchyp Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    04/02/2004
    Bài viết:
    1.305
    Đã được thích:
    0
    CANH ĐẮNG
    Canh đắng là món ăn phổ biến của bà con vùng dân tộc ,người Thọ Xuân còn gọi là đặc sản riêng của vùng đất Lam Kinh , nhưng tchyp nghĩ, có lẽ đó là đặc sản chung của Thanh Hoá nói riêng và Việt Nam nói chung .
    Canh đắng được chế biến từ rau đắng - mỗi cành có khoảng tùe 3-5 lá và xoè ra giống như hình chân chim , vì thế có nhiều người hay gọi đó là lá chân chim ...rau có màu xanh đậm , khi chưa nấu , đưa vào miệng nhằn thì thấy có vị nhân nhẩn đắng . Cách chế biến món canh này rất đơn giản nhưng cũng khá phúc tạp với người mới lần đầu thực hiện .Bởi yêu cầu của nồi canh là lá đắng vừa phải , mắm tôm , riềng, mẻ , gia vị tất cả đều phải vừa phải ...túm lại là tất cả mọi cái đều phải vừa phải , chỉ cần một chữ quá là có vị khác liền .
    Cách chế biến :
    -lá đắng sau khi ngắt bỏ cuộng , thái nhỏ ( sợi càng nhỏ thì nhìn bát canh càng ngon ) ...
    -Lòng lợn , gan lợn (có thể dùng thịt khác cũng được - chyp chỉ thích nấu với thịt gà ) băm nhỏ , tiết lợn.Riềng giã nhỏ , một chút mẻ ,gia vị vừa phải , bóp cùng với lá đắng được thái nhỏ ....Sau khi để ngấm gia vị khoảng 15-30 phút thì đảo qua , sau đó cho nước vào , khi canh bắt đầu sôi thì cho một chút mắm tôm - vừa phải thôi , kẻo gắt - Đợi khoảng 5 phút thì bắc ra và ...măm ...món này ăn nóng ngon hơn ăn nguội ...Canh có vị đắng nhưng rất ngọt ...tin không ? thử làm đi
  8. nguoi_thachthanh

    nguoi_thachthanh Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    17/05/2006
    Bài viết:
    64
    Đã được thích:
    0
    CÔNG NHẬN BÃI BIỂN SẦM SƠN ĐẸP
    [​IMG]
  9. nguoi_thachthanh

    nguoi_thachthanh Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    17/05/2006
    Bài viết:
    64
    Đã được thích:
    0
    Hang Con Moong- Một di chỉ khảo cổ và tiềm năng du lịch (27/09/2006-16:21)

    Cửa phía Đông của hang Con Moong, xã Thành Yên (Thạch Thành).

    (THO)- Hang Con Moong- một di chỉ khảo cổ học nằm trên địa bàn bản Thành Trung, xã Thành Yên, huyện miền núi Thạch Thành (Thanh Hóa) từ lâu đã trở thành một địa chỉ quen thuộc, nổi tiếng trong giới khảo cổ học Việt Nam và thế giới. Trong sâu thẳm, trầm tích của Hang Con Moong, những vết dấu của người tiền sử vẫn còn hiện hữu nguyên vẹn.

    Từ một di chỉ khảo cổ học...

    Hang Con Moong nằm trong vùng đệm của Vườn quốc gia Cúc Phương, có độ dài khoảng 40m, thông hai đầu, trần hang có chỗ cao 10m. Theo các tài liệu khảo cổ học, hang này được phát hiện vào năm 1975 và được khai quật hầu như toàn bộ trong năm 1976. Tầng văn hóa trong hang rất dày (khoảng từ 3 đến 3,2m), chứa đựng vết tích văn hóa của nhiều thời đại, từ đá cũ, qua đá mới. Kết quả phân tích bằng phương pháp Carbon (C14) trên 10 mẫu của Viện Khảo cổ học Việt Nam đã khẳng định niên đại của lớp sớm nhất là cách đây khoảng 15.000 năm, lớp giữa là khoảng 10.000 năm, lớp trên là khoảng 7.000 năm. Giá trị nổi bật nhất của hang Con Moong là lần đầu tiên phát hiện ra địa tầng có dấu vết của quá trình phát triển liên tục của con người thời tiền sử từ đá cũ đến đá mới, từ săn bắn hái lượm đến trồng trọt. Những di tích liên quan như động người Xưa, hang Đắng, mái đá Mộc Long, hang Lai... quanh khu vực cùng với hang Con Moong tạo thành quần thể di tích cho thấy một cộng đồng dân cư cư trú trong một thung lũng rộng lớn, có sự thay đổi về dân số, vị trí cư trú và phương thức sản xuất. Chính các cư dân ở đây đã góp phần tạo dựng nên văn hóa Đa Bút (huyện Vĩnh Lộc)- là văn hóa của cư dân đầu tiên chiếm lĩnh đồng bằng ven biển Bắc Bộ ở Thanh Hóa.

    Có thể nói, hang Con Moong đặt trong quần thể của Vườn quốc gia Cúc Phương, với những "thiên thời, địa lợi", cùng với thế mạnh còn nguyên vẹn, hoang sơ và kỳ bí là một trong những điều kiện thuận lợi để UNESCO xem xét, công nhận trở thành di sản thế giới. Bên cạnh đó, cuộc sống của cư dân bản địa (dân tộc Mường), với những nét đẹp văn hóa truyền thống trong sinh hoạt, giao tiếp sẽ là một trong những "điểm nhấn" để thu hút khách du lịch đến với nơi đây.

    Đến tiềm năng du lịch sinh thái, lịch sử

    Nằm trong vùng đệm của một khu vườn quốc gia nổi tiếng, được bảo vệ nghiêm ngặt, Hang Con Moong còn giữ được nét hoang sơ, với hệ thống động, thực vật khá phong phú. Trong hang còn hằn rõ dấu tích của người tiền sử, các vết tích của những đợt khai quật. Toàn bộ hệ thống rừng nguyên sinh quanh khu vực hang hầu như còn giữ được nguyên vẹn, với nhiều loài cây gỗ quý, có đường kính lớn. Đặc biệt, tại đây còn khá nhiều động vật hoang dã như: khỉ, gấu, hoẵng, nai rừng...

    Những vết tích khai quật khảo cổ học tại hang Con Moong, xã Thành Yên (Thạch Thành).

    Để đến với Hang Con Moong, du khách có thể đi bằng nhiều tuyến đường khác nhau. Chẳng hạn, những người yêu thích khám phá rừng Quốc gia Cúc Phương thì có thể băng qua đường rừng này (theo sự hướng dẫn của các tuor du lịch từ tỉnh Ninh Bình) để vào hang. Nếu đi đường bộ, du khách xuất phát từ TP Thanh Hóa lên thị trấn Kim Tân (huyện Thạch Thành) theo quốc lộ 1A, 217, rồi tiếp tục vào xã Thành Yên để đến với hang này. Còn nếu du khách từ Hà Nội vào, hoặc từ các tỉnh phía Nam ra trên đường Hồ Chí Minh thì đến đoạn qua xã Thạch Quảng, (Thạch Thành) sẽ có đường vào hang. Tuyến đường này dài khoảng hơn 10 km, đã được rải đá cấp phối (theo dự án làm đường giao thông nông thôn), tạo điều kiện thuận lợi cho du khách đến với Hang Con Moong bằng xe máy, hoặc ô tô. Được biết, hiện nay ngành du lịch Thanh Hóa đã có các tour du lịch đến với Suối cá thần Cẩm Lương (huyện Cẩm Thủy), một số thác nước ở huyện Thạch Thành... Thiết nghĩ, trong tương lai gần, ngành du lịch tỉnh nhà cần sớm đưa Hang Con Moong vào danh sách các tour du lịch sinh thái, lịch sử trong tỉnh, để thu hút du khách đến tìm hiểu, khám phá một di chỉ khảo cổ học nổi tiếng của xứ Thanh.

    Trao đổi với chúng tôi về công tác bảo tồn và chuẩn bị các điều kiện để xây dựng khu vực hang Con Moong thành một địa chỉ du lịch sinh thái, lịch sử độc đáo, hấp dẫn, ông Trương Văn Gương, Chủ tịch UBND xã Thành Yên cho biết:
    - Từ khi hang Con Moong trở thành một di chỉ khảo cổ học nổi tiếng, cấp ủy, chính quyền và nhân dân địa phương luôn đề cao trách nhiệm bảo vệ, đặc biệt là quan tâm đến công tác bảo tồn nguyên trạng quần thể của hang. Các dấu tích trong lòng hang đã và đang được lưu giữ nguyên vẹn để phục vụ nghiên cứu khoa học và tham quan du lịch. Hiện nay, chính quyền địa phương nghiêm cấm đồng bào trong xã xây dựng nhà kiên cố quanh khu vực hang (trong vòng bán kính hơn 500 m), nhằm đảm bảo công tác quy hoạch phát triển hạ tầng khu du lịch sinh thái, lịch sử trong tương lai. Bên cạnh đó, hiện địa phương đang tập trung nâng cấp đoạn đường từ trung tâm xã vào đến cửa hang Con Moong (dài khoảng 3 km) và xây dựng một số điểm lưu trú để tạo điều kiện thu hút khách du lịch đến tham quan hang..."

    Hiện nay, được sự ủy quyền của Bộ Văn hóa- Thông tin, Sở Văn hóa- Thông tin Thanh Hóa đang làm hồ sơ để trình Thủ tướng Chính phủ xem xét, đề cử di chỉ này với Tổ chức Văn hóa- Khoa học và Giáo dục của Liên Hiệp quốc (UNESCO) công nhận là di sản thế giới. Nhưng trước khi được đón nhận vinh dự này, chúng ta cần đề cao trách nhiệm bảo vệ, bảo tồn di chỉ này hơn nữa để xứng tầm với một di sản thế giới trong tương lai. Đây là nguyện vọng, mong muốn của cấp ủy, chính quyền từ tỉnh xuống đến cơ sở và của đồng bào các dân tộc nơi đây.

  10. vic_pro

    vic_pro Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    19/11/2006
    Bài viết:
    14
    Đã được thích:
    0
    Trươvs kia tui ko thích o Thanh Hóa mặc dù tôi sinh ra ơ THanh Hoá nhưng bây giờ Nghe các Bác Nói về quê hương mình mà tui củng như các bác củng muốn về nhà ở và làm tại quê hưong mình làm giàu cho bản thân củng như cho quê hương mình . Các Bác Ơi Hãy Về Quê Mình Nhé

Chia sẻ trang này