1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Xứ Thanh kính chào quý khách: Lịch sử - Văn hoá- Địa lý - Danh lam thắng cảnh - Lễ hội - Nghề truyền

Chủ đề trong 'Thanh Hoá' bởi ke_tron_tu, 26/03/2006.

  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
  1. kingofair

    kingofair Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    04/08/2005
    Bài viết:
    1.638
    Đã được thích:
    0
    Địa lý của Tỉnh Thanh Hóa
    Vị trí tương đối trong cả nước của Tỉnh Thanh Hóa

    [​IMG]
    Bản đồ chi tiết của Tỉnh Thanh Hóa
    [​IMG]
    Các đơn vị hành chính:
    Thành phố Thanh Hóa
    Thị xã Bỉm Sơn
    Thị xã Sầm Sơn
    Huyện Bá Thước
    Huyện Cẩm Thủy
    Huyện Đông Sơn
    Huyện Hà Trung
    Huyện Hậu Lộc
    Huyện Hoằng Hóa
    Huyện Lang Chánh
    Huyện Mường Lát
    Huyện Nga Sơn
    Huyện Ngọc Lặc
    Huyện Như Thanh
    Huyện Như Xuân
    Huyện Nông Cống
    Huyện Quan Hóa
    Huyện Quan Sơn
    Huyện Quảng Xương
    Huyện Thạch Thành
    Huyện Thiệu Hóa
    Huyện Thọ Xuân
    Huyện Thường Xuân
    Huyện Tĩnh Gia
    Huyện Triệu Sơn
    Huyện Vĩnh Lộc
    Huyện Yên Định
    -----------------
    Các bạn có thể bổ sung thê thông tin về địa lý, tự nhiên, kinh tế, etc để chúng ta có một loạt bài về "Địa lý Thanh hóa", tiện việc tra cứu sau này.
  2. tchyp

    tchyp Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    04/02/2004
    Bài viết:
    1.305
    Đã được thích:
    0
    Vị trí địa lý
    Theo thiên văn cổ xưa đo đạc năm 1831 ( năm Minh Mệnh 10 ) thì tỉnh Thanh Hóa thuộc về sao Dực, sao Chẩn, tinh thứ sao Thuần Vĩ, múc cao nhất là 19 độ 26 phân, lệch về phía tây 1 độ 40 phân.
    Ngày nay, theo số liệu đo đạc hiện đại của cục bản đồ thì Thanh Hoá nằm ở vĩ tuyến 19°18'' Bắc đến 20°40'' Bắc, kinh tuyến 104°22'' Đông đến 106°05'' Đông. Phía bắc giáp ba tỉnh: Sơn La, Hòa Bình và Ninh Bình; phía nam và tây nam giáp tỉnh Nghệ An; phía tây giáp tỉnh Hủa Phăn nước Lào với đường biên giới 192 km; phía đông Thanh Hoá mở ra phần giữa của vịnh Bắc Bộ thuộc biển Đông với bờ biển dài hơn 102 km.
    1-Diện tích
    Thanh Hoá có diện tích tự nhiên 11.106 km², đứng thứ 6 trong cả nước, chia làm 3 vùng: đồng bằng ven biển, trung du, miền núi. Thanh Hóa có thềm lục địa rộng 18.000 km².
    2- Địa hình
    Nghiêng từ tây bắc xuống đông nam: phía tây bắc, những đồi núi cao trên 1.000 m đến 1.500 m thoải dần, kéo dài và mở rộng về phía đông nam. Đồi núi chiếm 3/4 diện tích của cả tỉnh; tạo tiềm năng lớn về kinh tế lâm nghiệp, dồi dào lâm sản, tài nguyên phong phú.
    3-Vùng miền núi, trung du
    Miền núi và đồi trung du chiếm phần lớn diện tích của Thanh Hoá. Riêng miền đồi trung du chiếm một diện tích hẹp và bị xé lẻ, không liên tục, không rõ nét như ở Bắc Bộ. Do đó nhiều nhà nghiên cứu đã không tách miền đồi trung du của Thanh Hoá thành một bộ phận địa hình riêng biệt mà coi các đồi núi thấp là một phần không tách rời của miền núi nói chung.
    Miền đồi núi Thanh Hoá được chia làm 3 bộ phận khác nhau: bao gồm 11 huyện: Như Xuân, Như Thanh, Thường Xuân, Lang Chánh, Bá Thước, Quan Hoá, Quan Sơn, Mường Lát, Ngọc Lạc, Cẩm Thuỷ và Thạch Thành chiếm 2/3 diện tích của tỉnh. Vùng đồi núi phía tây có khí hậu mát, lượng mưa lớn nên có nguồn lâm sản dồi dào, lại có tiềm năng thuỷ điện lớn, trong đó sông Chu và các phụ lưu có nhiều điều kiện thuận lợi để xây dựng các nhà máy thuỷ điện. Miền đồi núi phía Nam đồi núi thấp, đất màu mỡ thuận lợi trong việc phát triển cây công nghiệp, lâm nghiệp, cây đặc sản và có Vườn quốc gia Bến En (thuộc huyện Như Thanh), có rừng phát triển tốt, với nhiều gỗ quý, thú quý.
    4- Vùng đồng bằng
    Vùng đồng bằng của Thanh Hóa lớn nhất của miền Trung và thứ ba của cả nước. Đồng bằng Thanh Hoá có đầy đủ tính chất của một đồng bằng châu thổ, do phù sa các hệ thống sông Mã, sông Yên, sông Hoạt bồi đắp. Điểm đồng bằng thấp nhất so với mực nước biển là 1 m.
    5-Vùng ven biển
    Từ Nga Sơn, Hậu Lộc, Hoằng Hoá, Sầm Sơn, Quảng Xương đến Tĩnh Gia, chạy dọc theo bờ biển gồm vùng sình lầy ở Nga Sơn và các cửa sông Hoạt, sông Mã, sông Yên và sông Bạng. Bờ biển dài, tương đối bằng phẳng, có bãi tắm nổi tiếng Sầm Sơn, có những vùng đất đai rộng lớn thuận lợi cho việc lấn biển, nuôi trồng thuỷ sản, phân bố các khu dịch vụ, khu công nghiệp, phát triển kinh tế biển (ở Nga Sơn, Nam Sầm Sơn, Nghi Sơn).
    6-Khí tượng, thuỷ văn
    Nằm trong vùng đồng bằng ven biển Bắc Bộ, hàng năm có 3 mùa gió:
    Gió Bắc còn gọi là gió bấc: Không khí lạnh từ Bắc cực về, qua Trung Quốc thổi vào
    Gió Tây Nam: Từ vịnh Bengal qua Thái Lan, Lào thổi vào, gió rất nóng nên gọi là gió Lào hay gió Tây Nam.
    Gió Đông Nam hay gọi là gió nồm, thổi từ biển vào đem theo khí mát mẻ
    Mùa nóng: Bắt đầu từ cuối mùa xuân đến giữa mùa thu, mùa này nắng, mưa nhiều thường hay có lụt, bão, hạn hán, gặp những ngày có gió Lào nhiệt độ lên tới 39-40°C
    Mùa lạnh: Bắt đầu từ giữa mùa thu đến hết mùa xuân năm sau. Mùa này thường hay xuất hiện gió mùa đông bắc, lại mưa ít; đầu mùa thường hanh khô. Lượng nước trung bình hàng năm khoảng 1730-1980 mm, mưa nhiều tập trung vào thời kỳ từ tháng 5 đến tháng 10 âm lịch, còn từ tháng 11 đến tháng 4 năm sau lượng mưa chỉ dưới 15%.
    Nhiệt độ không khí: Tổng tích ôn trung bình hàng năm khoảng 86000C, nhiệt độ trung bình từ 23,3 đến 23,6°C, mùa hè nhiệt độ có ngày cao tuyệt đối đến 40°C, nhưng mùa đông có ngày nhiệt độ xuống thấp tới 5-6°C.
    Độ ẩm không khí: trung bình 80-85%
    Nắng: hàng năm có khoảng 1700 giờ nắng, tháng nắng nhất là tháng 7, tháng có ít nắng là tháng 2 và tháng 3.
    Gió: Thành phố Thanh Hoá chỉ cách bờ biển Sầm Sơn 10 km đường chim bay, vì thế nó nằm vào tiểu vùng khí hậu đồng bằng ven biển, chính nhờ có gió biển mà những ngày có gió Lào, thời gian không khí bị hun nóng chỉ xảy ra từ 10 giờ sáng đến 12 giờ đêm là cùng.
    Bão: Theo chu kỳ từ 3-5 năm lại xuất hiện một lần từ cấp 9 đến cấp 10, cá biệt có năm cấp 11 đến cấp 12.
    Thuỷ văn: Hàng năm sông Mã đổ ra biển một khối lượng nước khá lớn khoảng 17 tỷ m³, ngoài ra vùng biển rộng còn chịu ảnh hưởng của thuỷ triều, đẩy nước mặn vào, khối nước vùng cửa sông và đồng ruộng ven biển bị nhiễm mặn.
    7- Tài nguyên
    Tỉnh Thanh hóa đa dạng nguồn tài nguyên, nhưng nhìn chung nguồn tài nguyên có trữ lượng không lớn, và thường phân bố không tập trung nên rất khó cho việc phát triển công nghiệp khai khoáng, trong tỉnh hiện tại mới chỉ có một số nhà máy đang tiến hành khai thác nguồn tài nguyên, như: nhà máy xi măng Bỉm sơn, xi măng Nghi sơn, phân bón Hàm rồng,...Đa số nguồn tài nguyên đang bị thất thoát do kiểm soát không chặt chẽ. Theo số liệu của sở tài nguyên và môi trường Thanh hóa đưa ra năm 2004 thì nguồn tài nguyên của tỉnh như sau:
    Đá vôi làm xi măng: trữ lượng 370 triệu tấn, chất lượng tốt, phân bố ở các huyện: Quan hóa, Cẩm thủy, Thạch thành, Bỉm sơn, Hà trung.
    Sét làm xi măng: Trữ lượng 85 triệu tấn, phân bố chủ yếu ở các huyện: Hà trung, Cẩm thủy, Thạch thành, Tĩnh gia.
    Sét làm gạch ngói: Trữ lượng trên 20 triệu khối, chất lượng tốt, phân bố chủ yếu ở các huyện: Thạch thành, Hà trung, Thiệu hóa, Yên định, Thọ xuân, Quảng xương, Tĩnh gia.
    Sét cao nhôm: Trữ lượng 5 triệu tấn, làm gạch chịu lửa và gạch ốp lát.
    Cát xây dựng: Trữ lượng rất lớn, phân bố khắp tỉnh.
    Đá ốp lát: Trữ lượng 2-3 tỉ khối, chất lượng tốt có nhiều màu sắc đẹp, độ bền cao.
    Đá bọt: Làm phụ gia xi măng
    Quặng sắt: Có 5 mỏ đã được thăm dò, trữ lượng 3 triệu tấn.
    Quặng Crom: Trữ lượng 21.898 triệu tấn (đặc biệt cả nước chỉ có ở Triệu sơn và Ngọc lặc của Thanh hóa).
    Vàng sa khoáng: Tập trung ở Cẩm thủy, Bá thước, Thường xuân.
    Vàng gốc: Tập trung chủ yếu ở làng Nèo huyện Bá thước
    Đá quý, bán quý: Tập trung ở tây nam tỉnh, chưa có điều kiện kiểm chứng, khảo sát.
    Phốt pho rit: Trữ lượng 1 triệu tấn, chất lượng trung bình.
    Secpentin: Trữ lượng 15 triệu tấn, chất lượng khá tốt.
    Đô lô mit: Trữ lượng 4,7 triệu tấn, chất lượng rất tốt.
    Than đá: Trữ lượng không đáng kể.
    Than bùn: Trữ lượng 2 triệu tấn, là nguyên liệu chính để làm phân bón vi sinh.
    Nước mặt: Với các sông lớn như sông Mã, sông Chu, sông Hoạt, sông Bưởi, sông Bạng, sông Yên,...Tổng chiều dài là 881 km, với tổng diện tích lưu vực là 39.756 km². Tổng lượng nước ngọt trung bình hằng năm là 19,52 tỷ m³.
    Muối biển: Nước biển Thanh hóa có độ mặn cao từ 2,5-2,8 % vào các tháng từ 11 đến tháng 6 năm sau, cao nhất là vào tháng giêng từ 3,2-3,3 %.
  3. Le_Ha

    Le_Ha Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    08/10/2006
    Bài viết:
    1.068
    Đã được thích:
    0

    "...Muốn ngọt đến ngã ba Chè
    Muốt ăn nước sáo nhớ về BA VOI
    Muốn yêu đến Ngã Ba Môi
    Quên hết sự đời đến Ngã Ba BIA !...."​
  4. Le_Ha

    Le_Ha Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    08/10/2006
    Bài viết:
    1.068
    Đã được thích:
    0

    Thác Ma Hao ?" tiềm năng du lịch còn bỏ ngỏ

    Một dòng nước trong suốt, mát lạnh và ngọt ngào được mọi người trong đoàn chúng tôi thi nhau múc đổ đầy vào những chiếc vỏ chai nước khoáng để uống dọc đường. ?oChà! nước suối ở đây chẳng khác gì nước tinh khiết của các hãng nước khoáng thiên nhiên bán trên thị trường?. Một vị trong đoàn thốt lên như vậy khi đã nhấp thử một ngụm...
    ?oTuyệt vời - thác Ma Hao!?

    Đó là câu nói của nhiều người trong đoàn chúng tôi khi đến được dưới dòng thác nước tung bọt trắng xóa từ trên đỉnh núi đổ xuống con suối hiền hòa và êm dịu thuộc xã Trí Nang, huyện Lang Chánh. Người dân nơi đây kể lại rằng: Từ thuở vua Lê Lợi mang quân đi đánh giặc Minh, có lần vua và đoàn binh của ông bị quân giặc bủa vây, nghĩa quân Lam Sơn phải lui binh lên núi Chí Linh để củng cố lực lượng. Quân thù đã dẫn đàn chó săn hung dữ truy sát ráo riết khắp nơi. Nghĩa quân nhiều phen phải mở đường máu để thoát thân. Một lần, nhà vua cùng quân lính mang theo một con chó chạy từ đỉnh núi Pù Rinh xuống thì gặp một thác cao, nước chảy xiết, người và vật đã kiệt sức vì mệt. Vì quân thù đuổi sát phía sau, nhà vua và quân lính phải đầm mình vượt qua bờ bên kia, còn lại con chó, sức kiệt mà suối lại rộng, nó không thể bơi được chỉ còn đứng ngáp. Lát sau, quân giặc đuổi đến, con chó liền quay lại cắn xé đàn chó của lũ giặc, rồi nhảy xuống dòng nước xoáy mà chết. Khi quân giặc rút đi, nhà vua sai quân lính tìm lại xác con chó quý của mình và truyền lệnh chôn cất nó tử tế. Về sau, nhà vua đặt tên cho thác ấy là thác Má Háo (tức thác chó ngáp), sau này nhân dân trong vùng đọc lệch âm thành thác Ma Hao.
    Dòng Ma Hao bắt nguồn từ đỉnh Pù Rinh có độ cao hơn ngàn mét, qua các lũng núi rồi tạo thành dòng chảy không ngừng. Thác nước cao vút, đổ xuống cuồn cuộn tung bọt trắng xóa. Hàng triệu triệu hạt nước nhỏ li ti như những hạt sương ban mai bay lên cao, chúng hòa quện vào nhau như dải lụa trắng rồi lan tỏa ra cả một vùng rộng lớn. Những ngọn gió nhẹ nhàng thổi chúng lướt qua mơn man làn da khiến cho con người cảm thấy mát lạnh, sảng khoái và quên đi nỗi mệt nhọc, ưu phiền. Vùng nước rộng dưới chân thác trong suốt như pha lê, nhìn xuyên suốt tận đáy, du khách có thể nhảy xuống tắm mát thỏa thích bởi khu vực này nước sâu không quá đầu người. Nếu ai không muốn tắm, có thể ngồi nghỉ ngơi trên những phiến đá to hàng trăm khối, nhẵn bóng do nước bào mòn và đón làn gió đem theo hơi nước bốc thổi lên từ dòng thác. Phía xa xa khu vực chân thác Ma Hao, dòng suối hiền hòa chảy róc rách dưới tán cây rừng. Không khí thoáng đãng xen lẫn mùi hương nồng nàn bởi rừng quế hơn chục năm tuổi của người dân làng Năng Cát, xã Trí Nang trồng, tạo nên vẻ thơ mộng và kỳ thú. Phong cảnh sơn thủy hữu tình của thác Ma Hao thật tuyệt vời cho những cuộc du ngoạn hay những cuộc pícníc với du khách muôn phương. Ai đã từng đến thác Ma Hao, dù một lần đều không thể quên được sức quyến rũ của nó.

    Tiềm năng còn bỏ ngỏ!

    Trong lần đến thăm thác Ma Hao, một vị khách trong đoàn chúng tôi (đã từng đến nhiều địa danh trong nước) cứ tấm tắc khen cảnh đẹp của thác và quần thể nơi đây. Ông so sánh giữa cảnh đẹp của thác Ma Hao với khu du lịch Ao Vua ở tỉnh Hà Tây và cho rằng, nếu có sự đầu tư chu đáo thì nơi này còn đẹp hơn nhiều so với Khu du lịch Ao Vua. Chỉ tiếc rằng, tiềm năng thực thụ của quần thể du lịch này chưa được đầu tư, khai thác thế mạnh của nó.
    Được biết, vừa qua Sở Tài nguyên Môi trường đang giúp huyện Lang Chánh xây dựng đề án quy hoạch quần thể du lịch sinh thái thác Ma Hao. Theo đề án, tổng diện tích của khu du lịch sinh thái này lên tới hơn 200 hécta bao gồm khu vực thác và làng Năng Cát. Hướng quy hoạch phát triển du lịch của huyện sẽ theo mô hình du lịch cộng đồng. Sau khi quy hoạch, nguồn nước sạch của thác sẽ được dẫn dòng về cung cấp nước sinh hoạt cho nhân dân thị trấn huyện Lang Chánh và các xã vùng phụ cận...
    Tuy nhiên, để thực hiện được đề án quy hoạch tổng thể và đầu tư xây dựng khu du lịch thác Ma Hao trở thành điểm du lịch sinh thái không phải là đơn giản. Trước mắt, cần phải đầu tư xây dựng hoàn thiện hệ thống giao thông nối từ Lang Chánh - Yên Khương vào chân thác (mặc dù đã có nền đường). Theo quy hoạch, đây là khu du lịch sinh thái và theo hình thức du lịch cộng đồng. Để quy hoạch được thực hiện, huyện cần có chính sách mời gọi đầu tư từ các công ty, doanh nghiệp đủ khả năng, kinh nghiệm trong lĩnh vực phát triển du lịch. Bên cạnh đó, cần có thêm chính sách khai thác tiềm năng sẵn có từ rừng, tập trung khôi phục và bảo tồn các loại hình văn hóa của người Thái như xây dựng nhà sàn truyền thống, biểu diễn nghệ thuật đánh cồng chiêng, khôi phục và phát triển nghề dệt thổ cẩm và các hoạt động khác ở khu làng Năng Cát để phục vụ nhu cầu hưởng thụ của du khách đến đây tham quan, nghỉ dưỡng. Nếu thực hiện được như vậy mới có thể khai thác được tiềm năng vốn có nơi đây, lúc ấy mới đưa thác Ma Hao vào danh sách các tour du lịch của tỉnh Thanh.
    Theo Báo Thanh Hoa
  5. Le_Ha

    Le_Ha Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    08/10/2006
    Bài viết:
    1.068
    Đã được thích:
    0

    Lễ hội làng Cổ Bôn

    Cổ Bôn là một trong những làng cổ, có văn hóa truyền thống đặc sắc ở châu thổ sông Mã, nay thuộc xã Đông Thanh, huyện Đông Sơn.
    Làng Cổ Bôn ở vị trí trung tâm huyện Đông Sơn và cũng gần như trung tâm của vùng đồng bằng châu thổ sông Mã; cảnh trí tự nhiên, môi trường sinh thái thuận lợi cho việc phát triển kinh tế tiểu nông và sinh hoạt văn hóa cộng đồng. Cổ Bôn nằm trong vùng đất ?oĐịa linh - nhân kiệt? của xứ Thanh, xung quanh là những vùng đất với những làng văn hóa, làng võ, làng nghề, những trung tâm sinh hoạt văn hóa phật giáo nổi tiếng. Người Cổ Bôn rất tự hào khi nói về vùng đất quê mình:
    Có đâu bằng phong cảnh Cổ Bôn ta
    Trải bốn mùa đàn địch xướng ca
    Kể trong trấn Thanh Hoa là đệ nhất.
    Không rõ những người bổ nhát cuốc đầu tiên dựng làng xưa ở Cổ Bôn đã gọi tên làng là gì, nhưng tên xưa nhất còn truyền lại của làng là Bồ Lồ Trang. Bên cạnh Bồ Lồ Trang là Nhạn Tháp Trang. Đơn vị ?oTrang? hiện còn lưu giữ trong tên làng cổ ở một số nơi quanh vùng đất Cổ Bôn. Sau Bồ Lồ Trang là Kẻ Bôn rồi Cổ Bôn. Tên Cổ Bôn, Kẻ Bôn được nhắc đến nhiều trong ca dao dân ca ở đây cùng với các địa danh mang tên cổ, kẻ trong khu vực.
    Thời Nguyễn, Cổ Bôn được gọi là Tứ xã Bôn. Tứ xã Bôn gồm bốn làng: Ngọc Tích, Kim Bôi, Quỳnh Đôi và Phúc Triền. Địa danh Bôn còn được lưu lại trên cột cây số km 11 của tỉnh lộ chạy qua làng.
    Mỗi làng của làng Bôn có thờ một vị thành hoàng: Làng Ngọc Tích thờ Đế Thích hiệu là Đức Thánh Cả. Thần phả chép rằng Đức Thánh Cả đã báo mộng giúp nhà Trần đánh thắng giặc Nguyên Mông và đã dẫn đường cho Lê Lợi tiến quân vào tiêu diệt giặc Minh trên đất Nghệ An để làm bàn đạp tiến quân ra Thăng Long. Thành hoàng làng Phúc Triền là Phúc Khê tướng công Nguyễn Văn Nghi, ông là nho thần nổi tiếng về tài năng đức độ tiếng tăm lừng lẫy nhất buổi đầu đời Lê Trung hưng, khi mất ông được triều đình phong là Phúc Thần. Thành hoàng làng Kim Bôi là Đăng Quận công Nguyễn Khải, con trai của Phúc Khê tướng công Nguyễn Văn Nghi. Sách Đại Việt Sử ký toàn thư cho biết, ông là Binh Bộ Thượng Thư Thái Phó, khi tuổi cao sức yếu được vua phong là quốc lão, để tham dự việc triều chính. Khi mất ông được phong là Phúc Thần. Thành hoàng làng Quỳnh Đôi hiệu là Hắc Bạch Đại Vương. Khi Đăng Quận công Nguyễn Khải đem quân đi diệt Mạc, nhìn lên ngọn núi đầu làng thấy có con cáo trắng đứng trên một tảng đá, trên trời lại có đám mây đen che cho cáo trắng. Ông cho đó là một vị thần, liền quỳ xuống khấn rằng: ?oNay tôi đem quân đi diệt Mạc Phò Lê, xin ngài phù hộ cho tôi đánh thắng kẻ thù, sau này tôi xin thờ ngài ngang hàng với cha tôi và tâu với triều đình xin sắc phong cho ngài... Trận ấy quả nhiên ông thắng lớn. Giữ lời hứa, Quận công đã cho xây một bệ thờ trên nền áng ngang với bệ Thờ Phúc Khê tướng Công Nguyễn Văn Nghi. Sau đó điều đình phong vị thần này hiệu là Hắc Bạch Đại Vương. Tuy mỗi làng thờ một Thành hoàng và có nhiều tục lệ khác nhau nhưng lễ hội lớn nhất của làng là ngày 20 tháng giêng thì tổ chức chung cho cả bốn làng.
    Chiều 19 tháng giêng cả bốn làng đều rước kiệu đưa bốn vị Thành hoàng về nền áng (1). Cuộc rước kiệu diễn ra trang nghiêm, lộng lẫy. Kiệu được trang trí đẹp. Mỗi kiệu có 8 hoặc 16 người khiêng. Người khiêng kiệu đầu chít khăn đỏ, mặc áo đỏ cộc tay quần đai đỏ, quấn xà cạp trắng. Đi trước kiệu là hai hàng cờ hội, tiếp đến là người vác gươm, chùy, kiếm và biển gỗ. Tiếp theo là dàn nhạc bát âm, sau đó là kiệu. Hai bên và phía sau kiệu có người vác tán, vác lọng che cho kiệu. Sau cùng là quan viên bô lão và quần chúng, đội khăn xếp, đi giày hạ hoặc guốc gỗ. Từ bốn nẻo đường của bốn làng, bốn đoàn rước kiệu tiến về nền áng với sắc màu rực rỡ, âm nhạc rộn ràng, thu hút nhân dân bốn làng cùng tham gia.
    Ở bốn kiệu đều có lễ phẩm riêng gồm chục trầu, chai rượu và oản chuối. Riêng nền áng đã chuẩn bị sẵn một lễ cũng có trầu rượu và một mâm xôi, một con gà luộc. Sau khi lễ phẩm được xem xét đã đầy đủ, Quan Viên, Tư Văn, Hương Lão được vào chiếu ngồi theo quy định của làng: Người 80 tuổi trở lên được ngồi ngang với Tiến sĩ, ngồi mỗi vị một chiếu. Người 70 tuổi trở lên ngồi ngang với Cử nhân, ba vị một chiếu. Người 60 tuổi trở lên ngồi ngang với Tú tài, bốn vị một chiếu. Người 60 tuổi trở xuống, sáu vị ngồi một chiếu.
    Các tế quan, trừ chủ tế, nhất thiết phải là lý trưởng, còn lại là những người có chân trong làng văn gồm 4 bồi tế, 2 Đông Xướng và Tây Xướng, một chuyển chúc, một đọc chúc. Đại tế nhằm mục đích thỉnh mời và đón rước thần linh về dự hội với dân làng, để dân làng chúc tụng, tỏ lòng biết ơn các đấng thần linh đã từng che chở, phù hộ độ trì cho dân làng. Buổi đại tế phải trải qua 40 lần xướng, lạy kể từ câu khấn đầu tiên là ?okhởi chinh cổ? cho tới câu cuối cùng là ?olề tất?.
    Đại tế gồm 37 bước: dâng hương 11 bước, đón thần 5 bước, dâng rượu 8 bước, đọc chúc và hóa chúc 10 bước, lễ tạ 3 bước. Đại tế khác các cuộc tế lễ bình thường ở chỗ phải có âm nhạc kèm theo.
    Điều đặc biệt ở Cổ Bôn là sau phần tế lễ chuyển sang phần hội cũng là phần tổ chức diễn trò. Trò diễn ở đây nổi tiếng với thành ngữ ?opháo Ngò ?" trò Bôn?. Trò Bôn gồm nhiều trò diễn song người ta nhớ hơn cả vẫn là Ngũ trò gồm Tiên Phường (trò Tiên Cuội), Thủy Phường (trò Thủy), Ngô Phường (trò Ngô), Lan Phường (trò Hà Lan) và trò Lăng Ba Khúc. Đây cũng là nơi lưu giữ được văn bản chữ nôm, ghi các trò sớm nhất ở Thanh Hóa. Niên đại 1883 của văn bản này không chỉ là cơ sở cho việc hiệu đính các trò diễn sưu tầm sau này mà còn khẳng định quá trình hình thành và bảo lưu trò diễn ở Cổ Bôn. Việc diễn trò ở đây cũng là một việc hệ trọng của làng xã. Khi kết thúc phần đại tế, tứ xã muốn diễn trò gì thì quan viên phải trình với Nha môn, Nha môn trình với văn trưởng, văn trưởng trình với hội đồng hương lão; hội đồng hương lão bàn bạc rồi mới quyết định có cho diễn trò hay không. Năm nào làng được mùa, hương lão quyết định đưa ra chữ ?oThượng? nghĩa là tổ chức nhiều trò vui và tập trung nhất là đấu cờ. Năm nào mưa thuận gió hòa, dân làng yên bình, vui vẻ, hương lão quyết định đưa ra chữ ?oTrung? nghĩa là tổ chức diễn trò. Năm nào mất mùa, đói kém, hương lão quyết định đưa ra chữ ?oHạ? nghĩa là chỉ làm lễ kỳ phúc bình thường không tổ chức trò chơi, trò diễn.
    Ca dao ở vùng Bôn đã ghi lại cảnh vui vẻ của cả xã khi hội đồng hương lão quyết định cho diễn trò:
    ?oNay mừng mở hội vui thay
    Bốn dân hội lệ vào ngày tháng giêng
    Thưa vào đã được phong niên
    Quan viên hương lão định liền chữ ?oTrung?
    Gái trai, già trẻ hòa đồng
    Ai ai thì cũng một lòng âu ca?.
    Về mặt nội dung, những trò diễn ở Cổ Bôn nhằm cung tiến Thành hoàng. Nguyễn Khải là vị tướng dưới triều Lê ở thế kỷ XVI được phong là Đăng Quận công. Khi mất ông được triều đình phong thần lên đến bậc Đại vương và được nhân dân tôn làm Thành hoàng. Các trò Ngô Phường, Lan Phường, Lăng Ba Khúc... là để ca ngợi ông. So với nhiều vị Thành hoàng ở các nơi, Nguyễn Khải được người dân ở đây dành cho một hình thức tôn vinh đặc biệt. Một số nhân vật trong trò Ngô Phường là những sứ giả phương Bắc tìm đến ?otiến cống đức đại vương?. Các quan sứ nước Ngô tận bên thiên triều, vì kính mộ thần linh nước Nam nên đã đến đây cúng lễ, vừa để tỏ lòng khâm phục vừa để cầu ban phước lành. Còn trò Thủy tổ chức với mục đích ca ngợi việc đưa nước vào đồng ruộng.
    Trò Tiên cuội và trò Lăng Ba Khúc là những câu chuyện giao hòa giữa người trần và khách Tiên có gắn với những địa danh ở Cổ Bôn. Song dù mang nội dung nào thì các trò diễn ở đây cũng đều thể hiện ước muốn của dân làng là nghinh bái thần linh, cầu mong mưa thuận gió hòa, mùa màng tươi tốt bội thu và cũng để ?orước lấy Tiến sĩ, Quận Công về làng?.
    Văn bản trò diễn ở Cổ Bôn cho thấy vai trò của những nhà nho đã góp phần bảo lưu giá trị truyền thống trên mảnh đất này; và nghiên cứu lễ hội truyền thống, phát huy tinh hoa văn hóa truyền thống vào công cuộc xây dựng đời sống văn hóa theo định hướng xã hội chủ nghĩa là góp phần giữ gìn sắc thái quê Thanh trong việc xây dựng một nền văn hóa Việt Nam tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc.

    Theo Bao Thanh Hoa
  6. Le_Ha

    Le_Ha Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    08/10/2006
    Bài viết:
    1.068
    Đã được thích:
    0

    Khảo sát tuyến điểm du lịch Nghệ An- Thanh Hoá ?" Ninh Bình

    Tiếp tục thực hiện Chương trình Hành động Quốc gia về Du lịch, Tổng cục Du lịch đã tổ chức đoàn khảo sát tuyến điểm du lịch Nghệ An - Thanh Hoá - Ninh Bình trong 5 ngày, từ ngày 7/12/2006 đến ngày 11/12/2006. Thành viên của đoàn gồm đại diện một số công ty lữ hành quốc tế tại Hà Nội, đơn vị sự nghiệp; đại diện các sở Du lịch Nghệ An, Thanh Hoá, Ninh Bình và Đài Truyền hình Việt Nam.
    Tại Nghệ An đoàn khảo sát một số điểm du lịch: biển Quỳnh Phương, đền Cờn, Vườn Quốc gia Pù Mát, bãi biển Cửa Lò và Bãi Lữ (Nghi Thiết), điểm du lịch Phượng Hoàng Trung Đô và thành cổ Vinh.
    Tại Thanh Hoá đoàn tham gia khảo sát các điểm: Khu di tích lịch sử Lam Kinh, thành Nhà Hồ, suối cá thần Cẩm Lương, biển Sầm Sơn, khu du lịch sinh thái Vạn Chài...
    Tại Ninh Bình đoàn khảo sát các điểm: Khu du lịch sinh thái Vân Long, Tràng An, cố đô Hoa Lư.
    Sau 5 ngày đi thực tế, các thành viên trong đoàn đều rất hài lòng với các tuyến, điểm khảo sát, đồng thời thu thập được nhiều tư liệu, chụp được nhiều những bức ảnh đẹp, và đặc biệt là những kiến thức bổ ích phục vụ công tác chuyên môn góp phần trong việc khai thác các sản phẩm du lịch mới trong thời gian tới.

    Trung tâm Tin học

  7. biennho0307

    biennho0307 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    08/02/2005
    Bài viết:
    2.148
    Đã được thích:
    1
    Thanh Hoá khôi phục, gìn giữ nghệ thuật ca trù
    Thanh Hoá (TTXVN) - Những năm gần đây, hưởng ứng chương trình hành động quốc gia trong công tác phục hồi, bảo tồn và phát triển nghệ thuật ca trù, Thanh Hoá đã triển khai nhiều hoạt động đến tận cơ sở nhằm khôi phục, gìn giữ bộ môn nghệ thuật độc đáo này.
    Trung tâm Văn hoá Thông tin tỉnh Thanh Hoá vừa kết thúc khoá tập huấn ca trù cho 16 ca nương và 10 nhạc công - những hạt nhân văn nghệ quần chúng thuộc các huyện Đông Sơn, Vĩnh Lộc, Quảng Xương, Hoằng Hoá, Hà Trung và thành phố Thanh Hoá.
    Bên cạnh đó, trung tâm còn tổ chức nhiều cuộc hội thảo nhằm giới thiệu và quảng bá nghệ thuật ca trù đến với đông đảo người dân; tích cực tham gia các chương trình liên hoan nghệ thuật dân gian khu vực và toàn quốc; hỗ trợ các câu lạc bộ về nhạc cụ, trang phục...
    Sở Văn hoá Thông tin tỉnh cũng đã phối hợp với Viện Âm nhạc Việt Nam điền giã, khảo sát ca trù Thanh Hoá tại các làng có truyền thống ca trù. Đặc biệt, Trung tâm Văn hoá Thông tin Thanh Hoá còn động viên, khuyến khích các nghệ nhân dân gian truyền dạy ca trù cho các nhạc công và ca nương trẻ yêu thích môn nghệ thuật này.
    Theo tài liệu cổ, ca trù xuất hiện từ thế kỷ 15 và được coi là một bộ môn ca nhạc thính phòng hình thành trên nền tảng của âm nhạc dân gian Bắc Bộ. Ở thể loại nghệ thuật này, tất cả mọi tinh túy đều tập trung vào âm thanh hòa quyện giữa tiếng phách, tiếng hát của đào nương, tiếng đàn đáy và tiếng trống.
    Thanh Hoá là mảnh đất có truyền thống yêu thích ca trù. Tương truyền hát ca công ở Thanh Hoá có từ triều Lý, Trần và phát triển mạnh vào triều Nguyễn. Vào đầu thế kỷ XX, các làng hát, dòng họ ca công ở Thanh Hoá đã nổi tiếng cả nước.
    Nhiều dòng họ đã duy trì được nghề hát ca công qua nhiều đời, có nhà thờ họ, có sắc phong của Triều đình. Hiện nay nhiều dòng họ còn lưu giữ được các nhạc cụ, đạo cụ, trang phục và những vật dụng gắn liền với nghề hát ca công như nhà thờ họ Nguyễn ở Bái Thuỷ, họ Nguyễn ở Phượng Đoài, họ Lê Văn ở Ngọc Trung, nhà thờ họ Hà Lê ở Trinh Nga...
    Một số nghệ nhân cao tuổi vẫn còn say mê với nghệ thuật ca trù hiện đang còn sống như cụ Lê Văn Minh, ở xã Xuân Quang, huyện Thọ Xuân; cụ Ngô Trọng Bình, ở phường Lam Sơn, thành phố Thanh Hoá; cụ Nguyễn Thị Kim ở Trường Trung, huyện Nông Cống./

  8. chodom123

    chodom123 Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    06/02/2005
    Bài viết:
    2.198
    Đã được thích:
    13
    Ẩm thực xứ Thanh

    Nhắc đến Thanh Hoá, đến hương vị quê Thanh không thể không kể đến đặc sản nem chua còn gọi là nem quả. Từng quả nem đã đại diện cho tình cảm gắn bó của người xứ Thanh lưu luyến tiễn chân du khách. Chỉ bằng bì lợn, thính, thịt lợn, gia vị, chiếc lá đinh lăng bánh tẻ quấn ngoài cùng một ít bí quyết gia truyền mà cái khối nhỏ vuông vắn có màu xanh của lá chuối, màu trắng của lạt mà làm say lòng người đến
    Nem chua Hạc Thành. Chè lam Phủ Quảng. Bánh gai Tứ Trụ. Cua biển, ghẹ, sò huyết, tôm, mực, cá thu, cá trà Sầm Sơn, Hải Thanh, Tĩnh Gia.
    Nhắc đến Thanh Hoá, đến hương vị quê Thanh không thể không kể đến đặc sản nem chua còn gọi là nem quả. Từng quả nem đã đại diện cho tình cảm gắn bó của người xứ Thanh lưu luyến tiễn chân du khách. Chỉ bằng bì lợn, thính, thịt lợn, gia vị, chiếc lá đinh lăng bánh tẻ quấn ngoài cùng một ít bí quyết gia truyền mà cái khối nhỏ vuông vắn có màu xanh của lá chuối, màu trắng của lạt mà làm say lòng người đến.
    Kế đến phải kể đến đặc sản tiết canh dê cùng các sản phẩm từ dê. Dê phải kén thứ dê núi ở vùng núi đá Hà Trung, Vĩnh Lộc. Với bàn tay khéo léo và kỹ thuật pha chế điêu luyện, bát tiết canh dê như một bức hoạ tuyệt vời với các gam màu xen kẽ: đỏ của tiết, xanh của rau, vàng của vừng lạc, đen xám của dê song lại rất mát, nhắm kèm với rượu ngâm mật dê thì mới hợp khẩu vị. Nhân nói về rượu, xin thưa ngon nhất phải kể đến rượu Nga Liên (Nga Sơn) được chưng cất bởi giống gạo nếp cái đã được chọn lựa cẩn thận. Nhấp một chút rượu đã có cảm giác thơm đầu lưỡi mùi nếp mới, cay của men say.... Thứ đến là rượu làng Quảng. Tuy chỉ nấu bằng gạo tẻ, song không biết là do men, do nước hay do bí quyết nhà nghề mà độ rượu rất cao, rất đậm song lại rất êm...
    Mấy năm gần đây, một số món ăn Huế đã "du nhập" vào Thanh Hoá, đặc biệt là các món ăn từ hến. Hội nghị liên hoan, gặp gỡ, sinh nhật, cải thiện cuối tuần, thậm chí nghỉ mát Sầm Sơn cũng về Thành phố - A lô ! cơm hến !. Ðây cũng là dịp để hến làng Giàng tự khẳng định một lần nữa "vị thế" sẵn có của mình trong "họ". Với sự kết hợp giữa công thức và nguyên liệu của hai miền đã làm món hến sào, cơm rang hến, canh hến nao nức lòng người. Dường như với sự khác biệt về màu sắc (hến làng Giàng có vỏ màu vàng còn loại hến khác có vỏ màu đen) đã làm cho nước hến thêm ngon, thêm trong còn ruột hến thì thơm hơn, ngậy hơn.
    Nói đến làng Giàng thì không thể không kể đến Phi Cầu Sài rất hiếm có ở các địa phương khác, rất ngon, rất mát. Thỉnh thoảng lại thấy nhớ và bất chợt thoảng nghe đâu đây tiếng rao của bà bán hàng rong "Ai phi mua !".
    Chưa hết, còn một kho đặc sản khổng lồ của xứ Thanh mà đâu đâu cũng biết đó là nguồn hải sản dọc biển Hậu Lộc, Quảng Xương, Tĩnh Gia. Nào cua biển, ghẹ, sò huyết, tôm, mực, cá thu, cá chà... Cũng là ở biển nhưng con cua, con cá ở đây nó thơm và ngon một cách lạ lùng. Chính vì thế mà các loại mắm, nước mắm Thanh Hoá ngon nổi tiếng cả nước.
    Chớm Hè, mới tới địa phận Bắc thành phố du khách đã được chiêm ngưỡng từng "kim tự tháp" dừa xanh mọc hai bên đường "địa phận huyện Hoằng Hoá". Dường như tạo hoá đã thiên vị ban tặng cho mảnh đất Anh hùng, kiên cường trong kháng chiến loại dừa sai quả, nhiều nước và ngọt mát đến thế.
    Ai có dịp qua huyện Thọ Xuân thì không thể không mua bánh gai Tứ Trụ về làm quà. Cũng từ bột gạo nếp, đậu xanh, dừa, mỡ lợn nhưng khác là có thêm lá gai đã trở thành đặc sản Thanh Hoá. Còn sản phẩm nửa bánh, nửa kẹo nhưng lại rất hấp dẫn bởi cái cay của gừng tươi, cái thơm của bột gạo nếp, mật mía, lạc tạo nên một sản phẩm vừa cứng vừa giòn đó là Chè lam Phủ Quảng. Mà sắp tới, tỉnh đang có kế hoạch đầu tư khôi phục và phát triển sản phẩm này như một đặc sản dân tộc.
    Còn nhiều lắm, nào là cam Giàng, dứa Thạch Thành, mía Kim Tân, rồi ong Yên Khương, bánh đa cầu Bố, rượu cần dân tộc Thái... không thể kể hết được đã tạo nên một hương vị xứ Thanh rất gần gũi nhưng lại rất riêng.

  9. biennho0307

    biennho0307 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    08/02/2005
    Bài viết:
    2.148
    Đã được thích:
    1
    Hàm Rồng - khu du lịch văn hoá
    Công ty Cổ phần Du lịch Kim Quy - đơn vị đã được tỉnh và thành phố Thanh Hoá cho phép đầu tư vào dự án hồ Kim Quy và các công trình quanh hồ (diện tích 50ha) với tổng vốn đầu tư 100 tỷ đồng. Đây sẽ là trung tâm vui chơi, giải trí của khu du lịch - văn hoá Hàm Rồng.


    Dự án gồm 31 hạng mục công trình phục vụ, bao gồm: nhà hàng, khách sạn, bể bơi, công viên nước, bến thuyền, các trò chơi trên cạn, làng sinh thái, khu vui chơi giải trí có thưởng, khu nuôi thú và các công trình phục vụ du khách. Các công trình xây dựng bao quanh hồ Kim Quy rộng 27ha mặt nước, gắn liền với quang cảnh tự nhiên của làng cổ Đông Sơn: có núi Cánh Tiên, núi Ngọc, động Tiên Sơn, hang Mắt Rồng, đền thờ Trần Khát Chân, chùa Tăng Phúc và các di tích lịch sử văn hoá của Hàm Rồng - Nam Ngạn, tạo nên một cảnh quan hấp dẫn, thu hút du khách.
    Theo ông Luyện, căn cứ vào chủ trương của tỉnh và thành phố Thanh Hoá, cho phép điều chỉnh bổ sung mặt bằng qui hoạch hồ Kim Quy và các công trình quanh hồ. Dự án xây dựng trung tâm vui chơi giải trí hồ Kim Quy từ nay đến năm 2008 sẽ đầu tư hình thành 4 khu chức năng với qui mô hoành tráng.
    Cụ thể:
    Khu vui chơi nước có diện tích mặt hồ và công viên nước rộng 27ha, có hệ thống đường trượt, bể tạo sóng, trên hồ bơi thuyền.
    Khu du lịch quốc tế có diện tích 6,6ha, bao quanh núi Mâm Xôi nằm gọn trong lòng hồ, gồm các công trình: biệt thự cao cấp kiểu phương Tây, bể bơi, sân tennis, lầu vọng cảnh, trung tâm vui chơi điện tử có thưởng, nhà ăn Âu, Á.
    Khu du lịch sinh thái có diện tích 8ha, bao gồm: một số nhà nghỉ kiểu biệt thự, nhà sàn các dân tộc nằm ngay trên bờ hồ ven chân đồi Quyết Thắng gắn với vườn cây ăn quả, chòi câu cá, khu thể dục thể thao, nhà dưỡng sinh phục hồi chức năng người cao tuổi.
    Khu thảo cầm viên có diện tích 9ha, xây dựng các chuồng nuôi thú, động vật hoang dã, nuôi cá sấu...
    Để thực hiện tốt những mục tiêu trên, ngoài sự hỗ trợ đầu tư xây dựng hạ tầng của nhà nước và sự nỗ lực của Công ty Cổ phần Du lịch Kim Qui, công ty còn mời gọi thêm nhiều nhà đầu tư cùng tham gia đầu tư vào các khu vực chức năng với đa hình thức như: cùng hợp tác đầu tư xây dựng toàn bộ hoặc 1 phần dự án những khu như: khu công viên nước, khu du lịch quốc tế, nhà hàng, khách sạn, bến thuyền... dưới hình thức thành lập công ty liên doanh cùng thực hiện dự án. Hoặc góp vốn cổ phần cử người đại diện gia nhập thành viên với Công ty Cổ phần Du lịch Kim Quy, lợi nhuận cùng hưởng. Nhà đầu tư có thể nhận lại một phần dự án trong mặt bằng qui hoạch để đầu tư quản lý kinh doanh trong khu vực quanh hồ. Được quyền sử dụng đất 50 năm và các chính sách ưu đãi đầu tư của dự án chỉ nộp lại cho công ty phần kinh phí lập dự án, xây dựng hạ tầng kỹ thuật, chi phí giải phóng mặt bằng, các chi phí quản lý và nộp tiền thuê đất 1 lần. Giá thanh toán cụ thể do 2 bên thoả thuận.
    [​IMG]
    Được biennho0307 sửa chữa / chuyển vào 14:15 ngày 12/03/2007
  10. biennho0307

    biennho0307 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    08/02/2005
    Bài viết:
    2.148
    Đã được thích:
    1
    Bãi biển Sầm Sơn
    Vị trí: Bãi biển Sầm Sơn thuộc thị xã Sầm Sơn, tỉnh Thanh Hóa, cách thành phố Thanh Hóa 16km.
    Đặc điểm: Bờ biển dài, bằng phẳng, phong cảnh hùng vĩ, đã được người Pháp khai thác từ năm 1906.​



    Bãi biển Sầm Sơn là nơi tắm biển rất tốt mà người Pháp đã biết khai thác từ năm 1906 và Sầm Sơn nhanh chóng trở thành nơi nghỉ mát nổi tiếng của Ðông Dương. Từ những thập kỷ trước, đã có nhiều biệt thự nghỉ mát mọc lên ở đây. Vua Bảo Ðại, ông vua cuối cùng của triều Nguyễn cũng xây biệt thự riêng ở Sầm Sơn. Sầm Sơn có nhiều cảnh đẹp: hòn Trống Mái, đền Ðộc Cước, núi Cô Tiên...




    Bờ biển Sầm Sơn dài 10km bằng phẳng và nhiều hải sản quý như tôm he, cá thu, mực... Sầm Sơn có cảnh sắc thiên nhiên hùng vĩ, vùng biển bao la với những thắng tích và huyền thoại mang đậm chất nhân văn và lòng mến khách. Bãi biển Sầm Sơn là một trong những bãi biển rộng và đẹp ở phía bắc.

    [​IMG][​IMG]

Chia sẻ trang này