1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Xứ Thanh kính chào quý khách: Lịch sử - Văn hoá- Địa lý - Danh lam thắng cảnh - Lễ hội - Nghề truyền

Chủ đề trong 'Thanh Hoá' bởi ke_tron_tu, 26/03/2006.

  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
  1. thanhrua_g10

    thanhrua_g10 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    26/08/2004
    Bài viết:
    508
    Đã được thích:
    0
    I. ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN:

    1. Vị trí địa lý kinh tế

    Thanh Hóa là một tỉnh có diện tích tự nhiên 11.106,09km2, nằm ở cực Bắc Trung bộ Việt Nam, cách Thủ đô Hà Nội 150 km về phía Nam, cách thành phố Hồ Chí Minh 1.560km.

    Phía Bắc giáp với ba tỉnh Sơn La, Hòa Bình và Ninh Bình, phía Nam giáp tỉnh Nghệ An, phía Tây giáp tỉnh Hủa Phăn (nước Cộng hòa Dân chủ nhân dân Lào), phía Đông là Vịnh Bắc bộ với chiều dài bờ biển 102km.

    Tọa độ địa lý: 19o - 18 - 20o40 vĩ độ Bắc
    104o22 - 106o4 kinh độ Đông.

    Thanh Hóa nằm ở vị trí cửa ngõ nối liền Bắc Bộ với Trung Bộ và Nam Bộ, có một vị trí rất thuận lợi:

    - Đường sắt và Quốc lộ 1A, Quốc lộ 10 chạy qua vùng đồng bằng và ven biển, đường chiến lược 15A, đường Hồ Chí Minh xuyên suốt vùng trung du và miền núi, tạo điều kiện thuận lợi giao lưu với các tỉnh và thành phố khác trong cả nước.

    - Quốc lộ 45, 47 nối liền các huyện đồng bằng ven biển với vùng miền núi, trung du của tỉnh, Quốc lộ 217 nối liền Thanh Hóa với tỉnh Hủa Phăn của nước bạn Lào.

    - Hệ thống sống ngòi của tỉnh phân bố khá đều với 4 hệ thống sông đổ ra biển bằng 5 cửa lạch chính. Cảng biển Nghi Sơn là cửa ngõ của Thanh Hóa trong giao lưu quốc tế và khu vực.

    - Sân bay Sao Vàng có khả năng mở rộng kết hợp dịch vụ dân dụng.

    Thanh Hóa là tỉnh nằm trong vùng ảnh hưởng của những tác động từ khu vực trọng điểm kinh tế phía Bắc (Hà Nội - Hải Phòng - Quảng Ninh) và những tác động từ các vùng trọng điểm kinh tế Trung bộ và Nam bộ nên có một vị trí rất thuận lợi trong giao lưu với các tỉnh, thành phố trong cả nước và giao lưu quốc tế.

    2. Địa hình

    Địa hình Thanh Hóa đa dạng, thấp dần từ Tây sang Đông, chia làm 3 vùng rõ rệt:

    - Vùng núi và trung du, chiếm diện tích trên 8.000km2 (2/3 diện tích tự nhiên), gắn liền với hệ núi cao phía Tây Bắc và hệ núi Trường Sơn phía Nam, gồm 11 huyện Mường Lát, Quan Sơn, Quan Hóa, Bá Thước, Lang Chánh, Ngọc Lặc, Thường Xuân, Như Xuân, Như Thanh, Cẩm Thủy, Thạch Thành. Độ cao trung bình vùng núi 600 -700m, độ dốc trên 25o. Vùng trung du có độ cao trung bình 150 - 200m, độ dốc từ 15 - 20o.

    - Vùng đồng bằng, được bồi tụ bởi các hệ thống sông (sông Mã, sông Chu, sông Yên, sông Hoạt...), bao gồm các huyện Thọ Xuân, Yên Định, Thiệu Hóa, Đông Sơn, Triệu Sơn, Nông Cống, Vĩnh Lộc, Hà Trung, TP Thanh Hóa, thị xã Bỉm Sơn. Độ cao trung bình từ 5 - 15m, xen kẽ có các đồi thấp và núi đá vôi độc lập. Đồng bằng sông Mã có diện tích lớn thứ ba sau đồng bằng sông Cửu Long và đồng bằng sông Hồng.

    - Vùng ven biển, từ Nga Sơn, Hậu Lộc, Hoằng Hóa, Sầm Sơn, Quảng Xương đến Tĩnh Gia, chạy dọc theo bờ biển là các cửa sông Hoạt, sông Mã, sông Yên, sông Bạng. Vùng đất cát ven biển có độ cao trung bình 3 - 6m. Bờ biển Thanh Hóa dài trên 100km, tương đối bằng phẳng, có bãi tắm Sầm Sơn nổi tiếng, có những vùng đất đai rộng lớn thuận lợi cho việc nuôi trồng thủy sản và phát triển các khu công nghiệp, dịch vụ kinh tế biển.

    3. Khí hậu

    Thanh Hóa nằm trong vùng khí hậu nhiệt đới gió mùa với 4 mùa rõ rệt.

    - Lượng mưa trung bình hàng năm 1.600 - 2.300mm, mỗi năm có khoảng 90 - 130 ngày mưa. Độ ẩm tương đối 85 - 87%, số giờ nắng bình quân 1.600 - 1.800 giờ. Nhiệt độ trung bình 23oC - 24oC, giảm dần khi lên vùng núi cao.

    - Mùa đông hướng gió thịnh hành là Tây bắc và Đông bắc, mùa hè gió Đông và Đông nam.
    Đặc điểm khí hậu thời tiết Thanh Hóa: Lượng mưa lớn, nhiệt độ cao, ánh sáng dồi dào là điều kiện thuận lợi cho phát triển sản xuất nông, lâm, ngư nghiệp.

    II. TÀI NGUYÊN THIÊN NHIÊN

    1. Tài nguyên đất

    Diện tích tự nhiên 1.110.609 ha, của Thanh Hóa gồm 8 nhóm đất chính, các nhóm đất có diện tích tương đối lớn gồm:

    - Nhóm đất xám 717.245 ha chiếm 64,6% diện tích tự nhiên, phân bố chủ yếu ở các huyện miền núi, trung du Quan Hóa, Bá Thước, Như Xuân, Thường Xuân, Cẩm Thủy, Ngọc Lặc, Thạch Thành, Lang Chánh. Thích hợp cho phát triển cây lâm nghiệp, cây công nghiệp và cây ăn quả.

    - Nhóm đất đỏ diện tích 37.826 ha, chiếm 3,4%, phân bố ở độ cao trên 700m ở các huyện Quan Hóa, Lang Chánh, Thường Xuân, Như Xuân, thích hợp cho trồng cây công nghiệp dài ngày, cây ăn quả, phát triển cây rừng.

    - Nhóm đất phù sa: diện tích 191.216 ha, chiếm 17,2% diện tích tự nhiên phân bố chủ yếu ở các vùng đồng bằng và ven biển, thích hợp cho trồng lúa, màu, cây công nghiệp ngắn ngày.

    - Nhóm đất mặn và đất cát diện tích 41.700 ha, chiếm 3,75% diện tích tự nhiên, phân bố chủ yếu ở vùng ven biển, thích hợp cho trồng cói, trồng rừng, hoa màu và nuôi trồng thủy sản.

    Trong tổng diện tích tự nhiên, đất nông nghiệp 239.842 ha; đất lâm nghiệp đã có rừng 436.360 ha; đất chuyên dùng 67.111 ha, đất ở 19.292 ha; đất chưa sử dụng và sông suối, núi đá 348.003 ha.

    2. Tài nguyên rừng

    Thanh Hóa là một trong những tỉnh có tài nguyên rừng lớn với diện tích đất có rừng 436.360 ha, trữ lượng khoảng 15,84 triệu m3 gỗ, hàng năm có thể khai thác 35.000 - 40.000m3. Rừng Thanh Hóa chủ yếu là rừng cây lá rộng, có hệ thực vật phong phú, đa dạng về họ, loài. Gỗ quí hiếm có lát, pơ mu, sa mu, lim xanh, táu, sến, vàng tâm, dổi, de, chò chỉ. Các loại thuộc họ tre nứa gồm có: luồng, nứa, vầu, giang, tre, ngoài ra còn có: mây, song, dược liệu, quế, cánh kiến đỏ... các loại rừng trồng có luồng, thông nhựa, mỡ, bạch đàn, phi lao, quế, cao su. Nhìn chung vùng rừng giàu và trung bình chủ yếu là rừng đầu nguồn, rừng phòng hộ, phân bố trên các dãy núi cao ở biên giới Việt - Lào. Thanh Hóa là tỉnh có diện tích luồng lớn nhất trong cả nước với diện tích trên 50.000 ha.

    Rừng Thanh Hóa cũng là nơi quần tụ và sinh sống của nhiều loài động vật như: Voi, hươu, nai, hoẵng, vượn, khỉ, lợn rừng, các loài bò sát và các loài chim... Đặc biệt ở vùng Tây nam của tỉnh có Rừng Quốc gia Bến En, nơi tồn trữ và bảo vệ các nguồn gien, động vật, thực vật quý, đồng thời là một điểm du lịch hấp dẫn đối với du khách.

    3. Tài nguyên biển

    Thanh Hóa có trên 100 km bờ biển hình cánh cung và vùng lãnh hải rộng lớn 23.000km2, chịu ảnh hưởng chi phối bởi các dòng hải lưu nóng và lạnh tạo thành những bãi cá, bãi tôm có trữ lượng lớn. Dọc bờ biển có 5 cửa lạch chính: Lạch Sung, Lạch Trường, Lạch Hới, Lạch Bạng, Lạch Ghép, thuận lợi cho tàu thuyền đánh cá ra vào, đây cũng là những trung tâm nghề cá của tỉnh. Ở vùng cửa lạch là những bãi bồi bùn cát rộng hàng ngàn ha để nuôi trồng hải sản, trồng cói, trồng cây chắn sóng và sản xuất muối. Diện tích nước mặn ở vùng biển đảo Mê, Biện Sơn có thể nuôi cá song, trai ngọc, tôm hùm và hàng chục ngàn ha nước mặn ven bờ để nuôi nhuyễn thể vỏ cứng (ngao, sò...).

    Theo số liệu điều tra, vùng biển Thanh Hóa có trữ lượng khoảng 100.000 - 120.000 tấn hải sản, trong đó nguồn lợi cá nổi trữ lượng khoảng 50.000 - 60.000 tấn, nguồn lợi cá đáy khoảng 40.000 - 50.000 tấn và các loại hải sản khác như tôm, mực... khả năng khai thác hàng năm 60.000 - 70.000 tấn với nhiều loại hải sản có giá trị kinh tế cao.

    4. Tài nguyên khoáng sản

    Thanh Hóa là một trong số ít các tỉnh ở Việt Nam có nguồn tài nguyên khoáng sản phong phú và đa dạng, có tới 250 điểm với 42 loại khoáng sản khác nhau, nhiều loại có trữ lượng lớn so với cả nước như: đá ốp lát (trữ lượng 2 - 3 tỷ m3), đá vôi làm xi măng (trữ lượng trên 370 triệu tấn), sét làm xi măng (trữ lượng 85 triệu tấn), crôm (trữ lượng khoảng 22 triệu tấn), secpentin (trữ lượng 15 triệu tấn), đôlômit (trữ lượng 4,7 triệu tấn), ngoài ra còn có vàng sa khoáng, quặng sắt...

    5. Tài nguyên nước

    Thanh Hóa có 4 hệ thống sông chính là sông Hoạt, sông Mã, sông Bạng, sông Yên; các sông thuộc hệ thống sông Mã là sông Chu, sông Bưởi, có tổng chiều dài 881 km, tổng diện tích lưu vực là 39.756 km2; tổng lượng nước trung bình hàng năm 19,52 tỷ m3. Mặt khác, sông suối Thanh Hóa chảy qua nhiều vùng địa hình phức tạp, tạo ra khả năng phát triển thủy điện khá lớn. Riêng sông Mã, trữ lượng điện năng lý thuyết đạt tới 12 tỷ kwh. Nước ngầm ở Thanh Hóa cũng rất phong phú về trữ lượng và chủng loại bởi có đầy đủ các loại đất đá trầm tích, biến chất, mác ma và phun trào. Với trữ lượng nước trên có thể bảo đảm cho nhu cầu phát triển sản xuất và đời sống.

    III. HỆ THỐNG CÁC NGÀNH DỊCH VỤ

    Ngân hàng: Bên cạnh Ngân hàng Nhà nước, hệ thống ngân hàng thương mại trên địa bàn tỉnh gồm Ngân hàng Công thương, Ngân hàng Đầu tư Phát triển, Ngân hàng Nông nghiệp và PTNT, Ngân hàng Chính sách. Hiện nay, các ngân hàng đang thực hiện đổi mới và đa dạng hóa các hình thức huy động vốn, áp dụng các công nghệ tiên tiến trong việc chuyển phát nhanh, thanh toán liên ngân hàng, thanh toán quốc tế bảo đảm an toàn và hiệu quả. Tổng nguồn vốn huy động tín dụng hàng năm đạt trên 3.000 tỷ đồng, tổng dư nợ năm 2002 đạt trên 4.000 tỷ đồng, tăng 20% so với năm 2001.

    Bảo hiểm: Là tỉnh có dân số đông thứ hai cả nước, Thanh Hóa được xác định là thị trường tiềm năng ở tất cả các loại hình bảo hiểm nhân thọ và phi nhân thọ. Hiện tại trên địa bàn tỉnh có năm công ty bảo hiểm được cấp phép hoạt động bảo hiểm, đó là Bảo Việt, Công ty Bảo hiểm nhân thọ, Bảo Minh, Bảo hiểm Bưu điện và Bảo hiểm dầu khí. Các công ty bảo hiểm trên địa bàn đang không ngừng mở rộng thị trường, tạo sự cạnh tranh lành mạnh nhằm mục đích nâng cao chất lượng phục vụ khách hàng.

    Thương mại dịch vụ: Trong quá trình thực hiện công cuộc đổi mới, Thương mại Thanh Hóa đã có bước phát triển quan trọng. Trên địa bàn đã hình thành hệ thống bán buôn, bán lẻ với sự tham gia của nhiều thành phần kinh tế, tạo điều kiện lưu thông thuận tiện hàng hóa phục vụ nhu cầu đời sống, sinh hoạt và sản xuất của nhân dân. Kim ngạch xuất khẩu tăng đều qua các năm, năm 2000 đạt trên 30 triệu USD, năm 2001 đạt 43 triệu USD và năm 2002 đạt 58 triệu USD. Thị trường xuất khẩu ngày càng được mở rộng, bên cạnh thị trường Nhật Bản, Đông Nam Á, một số doanh nghiệp đã xuất khẩu sang Mỹ, Châu Âu. Những mặt hàng xuất khẩu chủ yếu của tỉnh là: nông sản (lạc, vừng, dưa chuột, hạt kê, ớt, hạt tiêu, cà phê...), hải sản (tôm, cua, mực khô, rau câu), hàng da giày, may mặc, hàng thủ công mỹ nghệ (các sản phẩm mây tre, sơn mài, chiếu cói...), đá ốp lát, quặng crôm...

    Du lịch: Thanh Hóa là tỉnh có tiềm năng về du lịch. Hiện nay, ngành du lịch Thanh Hóa có hàng ngàn phòng nghỉ đủ tiêu chuẩn đón khách quốc tế, trung bình hàng năm đón tiếp gần 500.000 lượt khách (trong nước và nước ngoài) đến tham quan nghỉ mát.

    Thanh Hóa có những di tích lịch sử và danh lam thắng cảnh nổi tiếng như: Khu Di tích Lam Kinh (Thọ Xuân), Thành Nhà Hồ (Vĩnh Lộc), đền Bà Triệu (Hậu Lộc), Hàm Rồng - Nam Ngạn (thành phố Thanh Hóa), Sầm Sơn, Vườn Quốc gia Bến En, Động Từ Thức, suối cá Cẩm Lương... Với tiềm năng du lịch phong phú và đa dạng, có lợi thế về vị trí địa lý, giao thông thuận lợi và với lòng hiếu khách của con người xứ Thanh - Thanh Hóa đã và sẽ là điểm đến rất hấp dẫn đối với du khách mọi miền đất nước và quốc tế.

    IV. NGUỒN NHÂN LỰC

    1. Dân số

    Dân số Thanh Hóa đến năm 2002 là 3.620.000 người, trong đó nữ chiếm 52,1%, nam chiếm 47,9%. Thanh Hóa là tỉnh có 7 dân tộc anh em sinh sống, trong đó người Kinh chiếm tỷ trọng lớn nhất (84,75%), Mường (8,7%), Thái (6,0%) và các dân tộc khác như H?Tmông, Dao, Thổ, Hoa. Các dân tộc ít người sống chủ yếu ở các huyện vùng núi cao và biên giới.

    2. Lao động

    Dân số trong độ tuổi lao động có khoảng 1.984.000 người, chiếm tỷ lệ 54,60% dân số toàn tỉnh. Lao động xã hội đang làm việc trong các ngành kinh tế quốc dân khoảng 1.503.000 người, trong đó số lao động đang làm việc trong các ngành nông, lâm, ngư nghiệp là chủ yếu (chiếm 81,43%). Nguồn lao động của Thanh Hóa tương đối trẻ, có trình độ học vấn khá, lao động dưới 30 tuổi chiếm tỷ trọng cao. Lực lượng lao động đã qua đào tạo 22%, trong đó có trình độ cao đẳng, đại học trở lên chiếm 4,5%, trung học 4,2%, công nhân kỹ thuật 13,3%.

    V. HỆ THỐNG KẾT CẤU HẠ TẦNG KỸ THUẬT
    Hệ thống giao thông - vận tải
    Tuyến đường sắt Bắc Nam chạy qua địa bàn Thanh Hóa dài 92km với 9 nhà ga, thuận lợi cho việc vận chuyển hàng hóa và hành khách.

    Toàn tỉnh có tổng chiều dài đường ô tô trên 7.700km, 98% số xã có đường ô tô đến các khu trung tâm. Thanh Hóa có các quốc lộ quan trọng chạy qua là Quốc lộ 1A (dài 100 km); quốc lộ 15A (dài 178 km); quốc lộ 217 (dài 194 km), quốc lộ 10 (dài 43 km), quốc lộ 45 (127 km), quốc lộ 47 (dài 61 km), đường Hồ Chí Minh (dài 130 km).

    Thanh Hóa có hơn 1.700 km đường sông, trong đó có 360 km đã được khai thác cho các loại phương tiện có sức chở từ 20 đến 1.000 tấn. Cảng Lễ Môn cách trung tâm thành phố Thanh Hóa 6 km với năng lực thông qua 300.000 tấn/năm, các tàu trọng tải 600 tấn cập cảng an toàn. Đặc biệt cảng biển nước sâu Nghi Sơn (huyện Tĩnh Gia) đã được đầu tư xây dựng cầu cảng số 1 đón các loại tàu sức chở 1 vạn tấn ra vào và đang được đầu tư tiếp để xây dựng cầu cảng số 2 đón tàu 3 vạn tấn ra vào. Nghi Sơn là cảng biển nước sâu lớn đã được quy hoạch với hơn 10 cầu cảng cho tàu 5 vạn tấn ra vào, với lượng hàng hóa thông qua hơn 10 triệu tấn/năm.
    Hệ thống điện
    Mạng lưới cung cấp điện của Thanh Hóa ngày càng được tăng cường cả số lượng và chất lượng, bảo đảm cung cấp điện ổn định cho sản xuất và sinh hoạt. Hiện tại điện lưới quốc gia đã có 456 km đường dây điện cao thế; 3.000 km đường dây điện trung thế, 3.300 km đường dây điện hạ thế; 7 trạm biến áp 110/35/6-10 KV; 32 trạm trung gian; 1.807 trạm phụ tải. Năm 2002, điện năng tiêu thụ trên 887 triệu KW/h. Đến nay, 27/27 huyện, thị xã, thành phố với trên 90% số xã phường và 87% số hộ được dùng điện lưới quốc gia.
    Hệ thống Bưu chính - Viễn thông
    Tỉnh Thanh Hóa có Trung tâm Bưu điện tỉnh và 80 bưu cục tại các huyện, thị xã. Tổng đài ATZ-G5 và tổng đài điện tử TDX-1B (6.400 số), thực hiện liên lạc trong nước và quốc tế nhanh chóng, thuận lợi. Hệ thống vi ba và cáp quang cho phép mở rộng và sử dụng các phương tiện viễn thông hiện đại như Telex, Fax và Internet phục vụ thông tin liên lạc trong nước và quốc tế. Đến năm 2002, có 574 xã, phường đã có điện thoại, bình quân 2,21 máy điện thoại/100 người dân.
    Hệ thống cấp nước
    Hiện nay các thành phố, thị xã và nhiều thị trấn đã có nhà máy nước, 60% dân số nông thôn và 80% dân số thành thị đã được dùng nước sạch. Bên cạnh Nhà máy Nước Mật Sơn công suất 20.000m3/ngày, tỉnh đã triển khai xong dự án cấp nước sạch và vệ sinh môi trường thành phố Thanh Hóa - Sầm Sơn với công suất 20.000m3/ngày đêm, bảo đảm đủ cấp nước sạch cho thành phố Thanh Hóa, thị xã Sầm Sơn và các Khu công nghiệp Lễ Môn, Đình Hương. Đồng thời đang xây dựng nhà máy cấp nước cho khu công nghiệp Nghi Sơn.
  2. biennho0307

    biennho0307 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    08/02/2005
    Bài viết:
    2.148
    Đã được thích:
    1
    Du lịch Thanh Hóa: Hướng tới mục tiêu trở thành trọng điểm du lịch quốc gia
    20/03/2007​

    [​IMG]
    Di tích Thành nhà Hồ (Thanh Hóa).
    Với những lợi thế về tài nguyên du lịch tự nhiên và du lịch nhân văn, lại có vị trí địa lý, hệ thống giao thông đường bộ, đường sắt và đường thủy thuận lợi, Thanh Hóa đã và đang trở thành một trong những trọng điểm phát triển du lịch khá năng động. Những năm gần đây, tốc độ tăng trưởng dịch vụ du lịch của Thanh Hóa luôn đạt trung bình 12,3%/năm.
    Nghị quyết Đảng bộ tỉnh Thanh Hóa đã xác định phải đưa Du lịch thành ngành kinh tế mũi nhọn và là 1 trong 5 chương trình phát triển trọng tâm của tỉnh trong giai đoạn 2006 - 2010. Thực hiện Nghị quyết, ngành Du lịch Thanh Hóa đã xây dựng nhiều chương trình hành động về du lịch hướng tới thiên niên kỷ mới.
    Để Nghị quyết sớm thành hiện thực và để các chương trình hành động có được hiệu quả thiết thực, đến nay, hầu hết các khu, điểm du lịch quan trọng của Thanh Hóa như Hàm Rồng, Sầm Sơn, Hải Tiến, Hải Hòa, Nam Sầm Sơn, suối cá Cẩm Lương, thành Nhà Hồ... đã được lập quy hoạch chi tiết và triển khai các dự án đầu tư phát triển hạ tầng cơ sở du lịch... Trong tương lai rất gần, những khu du lịch này hứa hẹn sẽ tạo ra nhiều sản phẩm du lịch hấp dẫn, thu hút du khách.
    Hiện tại, Thanh Hóa vẫn là tỉnh được xếp thứ 4 toàn quốc về số phòng ngủ và thứ 5 về số cơ sở lưu trú. Công tác quản lý nhà nước về du lịch cũng đã từng bước được củng cố và tăng cường, góp phần thúc đẩy du lịch phát triển. Với những tiềm năng, lợi thế đó, theo đánh giá của nhiều chuyên gia về du lịch, Thanh Hóa có đủ điều kiện để trở thành trọng điểm du lịch quốc gia.
    Tuy có nhiều lợi thế để trở thành vùng trọng điểm du lịch quốc gia nhưng Thanh Hóa cũng có những thách thức lớn. Đó là vai trò của ngành Du lịch chưa được nâng cao, tương xứng với chiến lược phát triển Du lịch và điều chỉnh quy hoạch tổng thể phát triển Du lịch Việt Nam đến năm 2010. Vì vậy, thời gian này, nhất là khi mùa hè, mùa du lịch biển Sầm Sơn đang đến gần, Thanh Hóa đang hoàn thiện một hệ thống du lịch đa dạng theo hướng du lịch nghỉ dưỡng biển, du lịch văn hóa - lịch sử, du lịch sinh thái. Hơn thế, Tỉnh ủy Thanh Hóa còn giao cho các ngành, các cấp phối hợp với ngành Du lịch xây dựng hạ tầng du lịch, phấn đấu để đến năm 2010, Du lịch Thanh Hóa trở thành một trong những trọng điểm du lịch quốc gia và trở thành ngành kinh tế mũi nhọn của tỉnh.
    Theo số liệu từ Sở Du lịch Thanh Hóa, để đạt được mục tiêu đề ra, nhu cầu về vốn đầu tư cho các dự án trọng điểm về du lịch, ưu tiên đầu tư giai đoạn 2006 - 2015, toàn tỉnh cần khoảng hơn 2 tỷ 695 triệu đồng, trong đó giai đoạn 2006-2010 cần khoảng 1 tỷ 864 triệu đồng. Theo đó giải pháp huy động vốn đầu tư một phần từ ngân sách nhà nước, phần còn lại sẽ kêu gọi các nhà đầu tư ngoài tỉnh cũng như nước ngoài. Về mặt cơ chế chính sách, Tỉnh ủy, UBND tỉnh sẽ hết sức tạo điều kiện cho công tác xúc tiến quảng bá du lịch, ?otrải thảm đỏ? để các nhà đầu tư đến với Thanh Hóa một cách thuận lợi nhất. Ngoài ra, các cơ quan chức năng cũng sẽ thực hiện các biện pháp về quản lý quy hoạch, phát triển nguồn nhân lực, bảo vệ và tôn tạo các tài nguyên du lịch trên địa bàn.
    Trước mắt, để chuẩn bị đón mùa du lịch năm 2007, hiện nay, UBND tỉnh đã giao cho thành phố Thanh Hóa, thị xã Sầm Sơn cùng các sở, ban, ngành xây dựng kịch bản, chuẩn bị cơ sở vật chất cho ngày khai hội kỷ niệm 100 năm Du lịch Sầm Sơn. Ông Đặng Văn Thành, Ban Tuyên giáo Thị ủy Sầm Sơn cho biết, dự kiến, lễ khai hội sẽ được tổ chức vào ngày 28 và kéo dài đến hết ngày 30-4 với nhiều chương trình hấp dẫn như đêm hội hoa đăng, đêm hoài niệm... với nhiều sự tích nổi tiếng của bãi biển Sầm Sơn như sự tích đền Độc Cước, đền Cô Tiên, hòn Trống Mái... cùng nhiều chương trình ca nhạc, biểu diễn thời trang và nhiều trò chơi dân gian hấp dẫn. Hy vọng rằng, mùa Du lịch 2007 sẽ là một mùa bội thu, tạo tiền đề để Thanh Hóa sớm tới đích, trở thành vùng trọng điểm du lịch quốc gia.
  3. biennho0307

    biennho0307 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    08/02/2005
    Bài viết:
    2.148
    Đã được thích:
    1
    Về thăm Lam Kinh​

    [​IMG]
    Lăng mộ vua Lê Thái Tổ ở Lam Kinh.
    Khu di tích Lam Kinh thuộc xã Xuân Lam, huyện Thọ Xuân, cách thành phố Thanh Hóa chừng 50km về hướng Bắc. Đó là quê hương của vị anh hùng dân tộc Lê Lợi và nhiều danh tướng của cuộc khởi nghĩa Lam Sơn như Lê Lai, Lê Thạch, Lê Khôi... Đây cũng là khu di tích có qui mô lớn về các đời vua, hoàng tộc nhà Hậu Lê và nhiều danh tướng đương thời.
    Muốn đến Lam Kinh, du khách có thể đi đường bộ hoặc đi thuyền lên sông Mã, sông Chu để có dịp thưởng ngoạn phong cảnh đôi bờ.
    Sau khi Lê Lợi lên ngôi hoàng đế lấy hiệu là Lê Thái Tổ, đóng đô ở Đông Kinh (Thăng Long) ông đã cho xây dựng ở quê hương đất tổ Lam Sơn một thành lớn thứ hai thường được gọi là thành Lam Kinh, còn có tên khác là Tây Kinh.
    Phía Bắc, thành Lam Kinh dựa vào núi Dầu (Du Sơn); phía Nam nhìn ra sông Chu. Qua sông chừng 1km là núi Chúa (Chủ Sơn) làm tiền án, phía Đông là dãy núi Phú Lâm và núi Ngọc xếp hình cánh cung, phía Tây là núi Hàm Rồng và núi Hướng. Các công trình cung điện xây theo trục Bắc - Nam trên khu đồi gò có hình chữ ?oVương?. Thành có chiều dài 314m, ngang 254m, mặt phía Bắc hình cánh cung, có tường dày 1m.
    Mặt trước thành khoảng 100m hiện nay còn có dấu vết cổng vào và móng tường kéo sát bờ sông Ngọc. Qua bờ tường chừng 10m là con sông đào mang tên sông Ngọc rộng khoảng 20m. Bắc qua sông là cây cầu Tiên Loan. Qua cầu khoảng 50m là đến giếng cổ hình chữ nhật. Tiếp theo là sân rộng dẫn đến Ngọ Môn. Giữa sân, hai bên lối vào là hai con nghê đá, trên thân trang trí khá cầu kỳ. Di tích còn lại không nhiều nhưng chúng ta có thể nhận ra đây là một công trình rất lớn của vua Lê Thái Tổ.
    Sau vụ hỏa hoạn vào đầu thời Mạc, mãi đến thời Lê trung hưng, Lam Kinh mới được dựng lại. Tuy nhiên, trải qua hai thế kỷ, Lam Kinh cũng đã hoang phế dần. Trên nền điện cũ còn 138 viên đá lớn dùng để kê chân cột, một cây đa cổ thụ có niên đại khoảng 300 năm tỏa bóng sum sê, một giếng cổ và 2 con rồng đá trước thềm.
    Mặc dù chỉ còn là phế tích nhưng Lam Kinh ngày nay vẫn tạo cho du khách cảm nhận sự trường tồn một công trình kiến trúc hoành tráng, độc đáo nơi đây với những tác phẩm điêu khắc đá tinh xảo rải rác các cung điện như thành nội, thành ngoại, sân rồng.
    Đặc biệt là khu mộ cùng những tấm bia ghi lại công trạng của các đời vua và hoàng tộc triều Lê, trong đó bia Vĩnh Lăng dựng vào năm 1433 nổi bật với chiều cao 2,97m, rộng 1,94m, dày 0,27m. Đây được xem như tấm bia to lớn nhất ở nước ta. Nội dung bia Vĩnh Lăng do danh nhân văn hóa, anh hùng dân tộc Nguyễn Trãi soạn. Mộ vua Lê Thái Tổ được an táng ở Vĩnh Lăng, xây đơn giản bằng gạch, hai bên đường dẫn đến mộ có hai dãy tượng ngựa, hổ, tê giác, quan hầu... bằng đá đứng chắn.
    Cách mộ vua Lê Thái Tổ chừng 5 - 6m là khu bia mộ của vua Lê Thái Tông gọi là Hựu Lăng, bia mộ của bà Quang Thục hoàng thái hậu, mẹ vua Lê Thánh Tông, bia mộ của vua Lê Thánh Tông gọi là Chiêu Lăng, bia mộ của vua Lê Hiến Tông gọi là Dụ Lăng. Còn bia mộ của các vua khác nay đã thất tán.
    Năm 1964, khu di tích Lam Kinh được Nhà nước xếp hạng di tích quốc gia cần được trùng tu và bảo tồn. Trong 10 năm qua, các nhà khoa học đã tiến hành 7 đợt khai quật trên diện tích 3.000m2, thu hơn 2.000 hiện vật.
    Hàng năm cứ đến ngày 21 - 22 tháng 8 âm lịch, nhân dân khắp nơi nô nức kéo về điện Lam Kinh để dự lễ tưởng niệm Bình Định Vương Lê Lợi và các danh tướng nhà Lê đã có công giành độc lập, xây dựng đất nước phồn vinh. Nghi lễ rước kiệu từ lăng về đền thờ rất trang trọng. Sau lễ dâng hương tưởng niệm, khách trẩy hội có dịp tham quan quần thể di tích Lam Kinh, được xem các điệu múa, trò chơi truyền thống như múa Xuân Phả, trò Bình Ngô phá trận. Du khách còn được dịp thưởng thức một số đặc sản địa phương như bưởi, mía, đường sông Lam và bánh gai Tứ Trụ vốn nổi tiếng xưa nay.
  4. MiG17Fresco

    MiG17Fresco Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    01/03/2007
    Bài viết:
    179
    Đã được thích:
    0
    Không biết tác giả bài này đã đến Lam Kinh bao giờ chưa nhỉ? Đọc không thể chịu được.
    Đề nghị các thành viên khi post bài coppy thì nên kiểm chứng trước và ghi rõ nguồn thông tin, nếu không người ta sẽ hiểu sai về Thanh Hóa.
    Một người Thanh Hóa !
  5. ke_tron_tu

    ke_tron_tu Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    03/06/2002
    Bài viết:
    3.671
    Đã được thích:
    2
    Sry đồng chí. Theo ngu ý tớ hiểu thì những người post bài này hầu như là chưa đặt chân đến Lam Kinh. Còn xuất xứ của những bài viết này từ đâu thì có lẽ là từ trang thanhhoa.gov.vn. CÒn đúng hay sai thì tớ không kiểm chứng được vì đã đến những địa danh đấy lần nào đâu. Nếu cậu biết rõ ngọn ngành thì bây giờ ta sửa lại vẫn còn kịp chán. Nhỉ
  6. MrPrince

    MrPrince Moderator Staff Member

    Tham gia ngày:
    01/01/2006
    Bài viết:
    8.628
    Đã được thích:
    9
    Em mới chụp được 2 cái ảnh về quảng trường Lê Lợi. Chả biết xấu hay đẹp, up lên cho các bác cùng bàn luận:
    [​IMG]
    [​IMG]
  7. biennho0307

    biennho0307 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    08/02/2005
    Bài viết:
    2.148
    Đã được thích:
    1
    Hàm Rồng ?" điểm nhấn của du lịch xứ Thanh (30/03/2007-8:37)
    [​IMG]
    Khu du lịch văn hóa Hàm Rồng đang được đầu tư xây dựng.
    Ảnh: . Thanh Huê
    Trở lại Hàm Rồng, mảnh đất nổi tiếng của xứ Thanh với nhiều di tích lịch sử văn hóa và thắng cảnh, tôi không khỏi ngỡ ngàng.
    42 năm trôi qua, kể từ ngày Hàm Rồng chiến thắng (3, 4-4-1965), giờ đây, đứng trên mảnh đất anh hùng này, du khách ít ai nghĩ rằng đây là tọa độ lửa khốc liệt thời chiến tranh chống giặc Mỹ leo thang đánh phá miền Bắc. Hàm Rồng hôm nay đang từng bước chuyển mình. Nhiều công trình, trường học, nhà cao tầng mọc lên san sát ngay trên những nơi xưa kia là bãi bom. Núi đồi xưa nham nhở đạn giặc nay cây xanh đã mọc lên tươi tốt. Hàm Rồng đã và đang được xây dựng thành khu lâm viên văn hóa du lịch độc đáo của tỉnh Thanh mang tên: khu du lịch văn hóa (KDLVH) Hàm Rồng. Theo dự án, nơi đây sẽ là điểm dừng chân tiện lợi cho du khách tuyến Bắc ?" Nam cả bằng đường bộ (Quốc lộ 1A), đường sắt, đường thủy (sông Mã). KDLVH Hàm Rồng được thiết kế quy mô bao gồm nhiều hạng mục công trình lớn với các khu chức năng: khu trung tâm, khu du lịch khảo cổ, khu vui chơi giải trí hồ Kim Quy và các công trình quanh hồ, khu cắm trại và làng văn hóa du lịch các dân tộc tỉnh Thanh. Hiện tại Công ty cổ phần Du lịch (CTCPDL) Kim Quy đã đầu tư xây dựng KDLVH sinh thái hồ Kim Quy, trong đó hồ Kim Quy và các công trình quanh hồ là trung tâm vui chơi giải trí của KDLVH Hàm Rồng. Các công trình được xây dựng quanh hồ Kim Quy rộng 27 ha mặt nước gắn liền với quang cảnh tự nhiên của làng cổ Đông Sơn, núi Cánh Tiên, núi Ngọc, động Tiên Sơn, hang Mắt Rồng, đền thờ Trần Khát Chân, Lê Uy, chùa Tăng Phúc và các di tích lịch sử văn hóa của Hàm Rồng ?" Nam Ngạn.

    Dạo quanh khu du lịch sinh thái Hàm Rồng, chúng tôi như lạc vào một không gian kỳ thú. Hồ Kim Quy nước trong xanh bốn bề in bóng núi Rồng. Những chiếc thuyền thiên nga bồng bềnh, nhẹ trôi. Làng cổ Đông Sơn lấp lánh trống đồng tỏa sáng tinh thần Việt. Động Tiên Sơn với chính cung, thủy cung, đầy ắp cả kho huyền thoại in dấu trên từng phiến đá, nhũ đá, măng đá lấp lánh hoa cương... Vãn cảnh cùng chúng tôi, ông Lê Văn Luyện, Chủ tịch HĐQT kiêm Giám đốc CTCPDL Kim Quy không giấu niềm vui: sau 3 năm thực hiện dự án, KDLVH Hàm Rồng đã xây dựng và đưa vào sử dụng một số cơ sở vui chơi giải trí phục vụ du khách như: hồ Kim Quy hạ, động Tiên Sơn, đảo hồ, nhà thuyền, khách sạn Newday và các khu dịch vụ du lịch tổng hợp. Hiện tại, công ty đang tiếp tục đầu tư xây dựng để từng bước hình thành khu trung tâm vui chơi giải trí gắn với tham quan các di tích lịch sử văn hóa Hàm Rồng, với tổng số vốn đầu tư lên tới 65 tỷ đồng, trong đó vốn tự có 35 tỷ đồng, vốn Nhà nước 30 tỷ đồng. Tuy chưa hoàn thiện, nhưng KDLVH Hàm Rồng đã và đang thu hút du khách gần xa tham quan. Hiện tại, ngoài hai nhà đầu tư là Cao Thanh Đỉnh và Công ty Du lịch thương mại Nam Hoàng đã đầu tư xây dựng đảo hồ Kim Quy và nhà hàng Newday, cũng đã có 9 nhà đầu tư thứ cấp khác tiếp nhận dự án, xây dựng các công trình quanh hồ như nhà dưỡng sinh cộng đồng, bể bơi, công viên nước, nhà nghỉ nhà sàn, nhà nghỉ biệt thự, hồ nuôi cá sấu và sân thể dục thể thao. Dự kiến các công trình này sẽ tiến hành xây dựng vào giữa năm 2007.
    Tuy nhiên, hiện nay dự án đang gặp không ít khó khăn, nhất là việc đầu tư xây dựng các công trình thuộc kết cấu hạ tầng. Bên cạnh đó, về giao thông, hiện vẫn còn 3/6 tuyến đường chính chưa được xây dựng, hệ thống cấp thoát nước và điện chưa hoàn chỉnh và 16 hộ dân thuộc khu quy hoạch chưa có đất tái định cư. Đặc biệt, một số công trình trọng điểm về văn hóa như đền Phủ Mẫu bị sập cách đây 1 năm chưa có phương án khôi phục, tôn tạo; dự án cải tạo động Tiên Sơn giai đoạn 2 chưa được phê duyệt, vv...

    Để KDLVH Hàm Rồng nhanh chóng trở thành một điểm nhấn quan trọng của du lịch xứ Thanh, còn phải làm nhiều việc, trong đó cần tập trung đầu tư đồng bộ, hoàn chỉnh cơ sở hạ tầng theo đúng quy hoạch đã được phê duyệt. Song song với đầu tư cần khẩn trương giải quyết dứt điểm các tồn tại về giải phóng mặt bằng, nâng cao khả năng thu hút đầu tư đối với các đối tác cả trong và ngoài nước...
  8. biennho0307

    biennho0307 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    08/02/2005
    Bài viết:
    2.148
    Đã được thích:
    1
    Mía tiến Triệu Tường
    (27/03/2007-15:49) ​
    (THO) - Mía tiến Triệu Tường có lóng mềm, mắt cũng mềm, dùng tay bẻ thành từng khẩu ngắn, không nhất thiết phải tiện bằng dao. Mật mía tiến óng vàng như mật ong để lâu không bao giờ bị chua, không chỉ để nấu chè mà còn dùng làm thuốc quý chữa được nhiều bệnh. Bã mía của cây mía tiến còn dùng để làm nguyên liệu chế biến hương (nhang) thơm.
    Vào cữ này cách đây 61 năm, tỉnh Thanh Hóa đang rầm rộ chuẩn bị cho kỳ bầu cử Quốc hội đầu tiên của Nước Việt Nam dân chủ cộng hòa mới ra đời. Nghe tin ông Vĩnh Thụy (vua Bảo Đại) về Thanh Hóa ứng cử đang ở Ủy ban lâm thời giải phóng tỉnh (Tòa sứ cũ). Các chức sắc hồi Pháp thuộc ở thôn Yên Vĩ, Triệu Tường đem 5 bó mía to xin vào gặp Chủ tịch Lê Tất Đắc. Họ là những người đã từng đem mía vào kinh đô Huế để tiến vua. Lệ này, thôn Yên Vĩ đã bỏ cách đây 3- 4 năm trước khi chính phủ Trần Trọng Kim ra đời do Nhật dựng lên. Lần này, họ đem quà đến biếu Ủy ban cũng là tạo một dịp để xem mặt vua Bảo Đại, mà các lần vào tiến kinh có bao giờ được giáp mặt. Bác Lê Tất Đắc vui mừng giữ họ lại cùng ăn cơm với ông Vĩnh Thụy. Nói là mía tiến nhưng tất cả liên danh ứng cử Quốc hội có mặt hôm đó ?" trừ ông Vĩnh Thụy - nào ai đã được thưởng thức và biết cái quý giá của loại đặc sản này.

    Qua câu chuyện của các già làng Yên Vĩ kể lại thì thôn Yên Vĩ - Gia Miêu (vùng này nay là xã Hà Long, huyện Hà Trung) có nhiều đồi nhưng chỉ có hai đồi Bạng và đồi Ông Phụ có diện tích khoảng 11 mẫu Trung bộ là trồng được mía tiến mà thôi. Với khí hậu môi trường và chất đất Bazan nhiều khoáng chất, lại có thêm những chất vi lượng riêng biệt nào đó nên cũng giống mía đó đem trồng nơi đất khác dù rất gần hai quả đồi này chất ngọt và hương vị vẫn khác xa. Ngược lại, nếu đem mía Kim Tân có tiếng từ trước mà trồng ở đất này thì vẫn cứ ngon hơn trồng ở đất Kim Tân (Thạch Thành). Nhân dân Thanh Hóa có câu ca: ?oTháng sáu hội gai, tháng hai hội mía?. Hội gai là hội Đền Hàn, trúng vào mùa dứa gai, bà con trồng nhiều ở bên sông Mã phía giáp giới hai huyện Vĩnh Lộc và Hà Trung. Hội mía tức là trẩy hội Đền Sòng ở phía trong Bỉm Sơn đi lên chừng 5 cây số. Bất kỳ người ở đâu về hội Đền Sòng, xứ Thanh cũng thường mua quà về cho con, cháu vài cây mía tiến Triệu Tường. Cây mía quý ấy theo khách thập phương lên tàu, lên xe tỏa về khắp các tỉnh. Dù đường xa, bẹ lá có héo đi mà ăn vẫn ngon lạ. Nếu róc vỏ, tiện ra, ướp vài bông hoa bưởi để vào chỗ mát hay cho vào tủ lạnh, lát sau đem ra ăn thì cái vị thơm ngon thanh khiết đặc biệt kia còn ngon gấp mấy lần hơn thế. Mía tiến Triệu Tường có lóng mềm, mắt cũng mềm, dùng tay bẻ thành từng khẩu ngắn, không nhất thiết phải tiện bằng dao. Bã mía lúc nhả ra chỉ còn một chút xíu nhưng lập tức nó lại nở xòe bung, trông khá thú vị. Mật mía tiến óng vàng như mật ong để lâu không bao giờ bị chua, không chỉ để nấu chè mà còn dùng làm thuốc quý chữa được nhiều bệnh. Bã mía của cây mía tiến còn dùng để làm nguyên liệu chế biến hương (nhang) thơm. Người ta bảo quản mía bằng cách bấng cả cụm cây vùi vào đất vụn, hay cát ẩm có thể làm cho cây mía tươi nguyên được từ một đến một tháng rưỡi.

    Lúc này nạn đói năm Ất Dậu vẫn hoành hành khắp nơi trong tỉnh, dựa vào tình hình này, ông Vĩnh Thụy trình bày với Chủ tịch xin được góp một số tiền cứu trợ vùng Triệu Tường, nơi quê gốc của các vua chúa triều Nguyễn ký thác mộ phần mà hàng năm triều đình vẫn cử người ra Thanh Hóa yết bái tiên linh và cũng là để trả nghĩa cho nhân dân Triệu Tường đã vì một yêu cầu xa xỉ của vương triều mà không quản lặn lội đường xa đem mía quý đi tiến.

    Thấy đề nghị ấy phù hợp, lại là cử chỉ ân tình với quê hương, bản quán, rất tốt cho sự ra mắt cử tri của ông ta, nên ý kiến đó đã được chủ tịch Lê Tất Đắc và liên danh ứng cử Quốc hội chấp nhận.

    Đất nước giờ đây đã bước sang thời mở cửa, nhưng rất tiếc, vẫn chưa ai biết nắm lấy những vốn quý của quê hương để phát triển thành một đặc sản, cung cấp nhu cầu ẩm thực được chế biến từ mía tiến giàu chất bổ thực vật phục vụ cho du khách gần xa.
  9. biennho0307

    biennho0307 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    08/02/2005
    Bài viết:
    2.148
    Đã được thích:
    1
    Du lịch sinh thái -tiềm năng và triển vọng
    [​IMG]
    Một góc Bến En (Như Thanh).
    Ảnh: .Ngọc Anh
    (THO) - Tiềm năng để phát triển du lịch sinh thái ở Thanh Hóa là tương đối phong phú. Tỉnh ta có hệ thống sông, hồ rải đều trên toàn tỉnh với những con sông dài như sông Mã, sông Chu, và những cửa biển đẹp như Cửa Hới, Lạch Bạng, Thần Phù..., những hồ nước rộng như Sông Mực, Cánh Chìm, Thạch La, Kim Giao...
    Đặc biệt, Thanh Hóa có suối cá thần Cẩm Lương (Cẩm Thủy) độc nhất vô nhị ở Việt Nam, là điểm du lịch đang thu hút được sự quan tâm của rất nhiều du khách.

    Thanh Hóa còn có nhiều hang động đẹp kỳ ảo như động Long Quang (Hàm Rồng); động Ngọc Nữ, Ngọc Hoàng, Ngọc Long, Vương Mậu (Tĩnh Gia); động Hồ Công, Kim Sơn (Vĩnh Lộc); hang Con Moong (Thạch Thành); Cửa Hà (Cẩm Thủy). Đáng kể đến là động Từ Thức (Nga Sơn) hay còn gọi là động Bích Đào lưu lại câu chuyện huyền thoại Từ Thức gặp tiên. Tiếp đến, là những cảnh quan nổi tiếng như hòn Trống Mái (Sầm Sơn), núi Nhồi (Đông Sơn). Bên cạnh đó, các bãi tắm đẹp, cát mịn độc đáo như ở Sầm Sơn, Quảng Xương, Tĩnh Gia... Một học giả người Pháp đã từng nhận xét: ?oSầm Sơn là bãi tắm tốt nhất để phục hồi sức khỏe vì bãi biển này là một nơi nghỉ ngơi chứ không phải như bãi biển thông thường?, và điều đáng chú ý là bãi tắm Sầm Sơn có một dải cát trắng mịn, không có bãi đá ngầm, trải dài hàng chục cây số từ chân núi Trường Lệ đến xã Quảng Tiến. Đến Sầm Sơn, buổi sáng, du khách có thể chạy thể dục, ngắm mặt trời mọc và xem ngư dân kéo lưới rồi tắm biển; buổi chiều chơi thể thao hoặc lên bãi cát mịn nằm dài ngắm cảnh. Sầm Sơn chẳng những có bãi biển đẹp, lại có cả núi đá, đủ các hòn lớn, nhỏ, nằm, ngồi, chồng lên nhau muôn hình muôn vẻ; có rừng cây cho bóng mát; có các đền, chùa với nhiều truyền thuyết lý thú. Ngoài bãi biển đẹp, Thanh Hóa còn có cù lao Biện Sơn, cù lao Du Xuyên, có đảo Nẹ và đảo Mê. Những khu rừng nguyên sinh rộng lớn, rừng luồng bạt ngàn và cả rừng quốc gia Bến En (Như Thanh). Với sự gắn bó giữa núi rừng và hồ, giữa cây, chim thú với nước, Vườn Quốc gia Bến En có thể qui hoạch mở rộng lên trên 30.000 ha. Trên một số đảo, khách có thể dựng lều, căng bạt nghỉ ngơi qua đêm và giải trí bằng cách câu cá, bắt cua đá ở trong hang, hốc. Muốn tham quan hết khu rừng, hồ, du khách cũng phải mất nhiều ngày. Ngoài khu vực hồ, đảo và rừng, Bến En còn có dãy núi đá vôi với một số cụm hang động khá đẹp, còn giữ được nét tự nhiên nguyên thủy. Do cấu trúc của địa hình rừng, núi và hồ nước lớn nên khí hậu ở đây khá mát mẻ, trong lành, quanh năm có độ ẩm bình quân 85% và nhiệt độ trung bình 25o rất thích hợp cho việc nghỉ ngơi của du khách đến tham quan, nghiên cứu suốt cả 4 mùa.

    Với tiềm năng về tài nguyên được thiên thiên ưu đãi đã tạo nên hệ thống danh lam thắng cảnh phong phú, đa dạng có thể phát triển tất cả các loại hình du lịch sinh thái: sinh thái rừng, biển, hang động; sinh thái kết hợp rừng, núi, biển. Điều kiện tự nhiên đó vừa hấp dẫn khách du lịch, vừa có điều kiện để hình thành, phát triển vùng, cụm du lịch liên hoàn. Chỉ tính trong năm 2006, một số khu du lịch sinh thái như Bến En (Như Thanh) đã đón 42.700 lượt khách, tăng 15,5% so với năm 2005, doanh thu đạt 13,5 tỷ đồng; khu sinh thái Pù Luông (Bá Thước) mới được hình thành cũng đã thu hút được 1.250 lượt khách, tăng 17% so với năm 2005, doanh thu đạt 9,5 tỷ đồng; khu du lịch, sinh thái Sầm Sơn đón 925.000 lượt khách, tăng 23,4% so với năm 2005, doanh thu đạt 233,79 tỷ đồng và nhiều khu du lịch sinh thái khác đang thu hút nhiều khách đến tham quan và doanh thu ngày càng tăng lên.

    Tuy nhiên, để phát triển loại hình du lịch sinh thái, dường như khai thác vẫn chưa tương xứng với tiềm năng sẵn có. Trong hàng loạt các khu sinh thái, chỉ có một vài điểm, khu du lịch nổi tiếng phát huy được tiềm năng, thế mạnh như: khu du lịch sinh thái Bến En (Như Thanh), suối cá Cẩm Lương (Cẩm Thủy), khu nghỉ mát Sầm Sơn; một số khu du lịch còn rất mới mẻ và đang ở thời kỳ đầu của sự phát triển, nên chưa thu hút được nhiều du khách như khu sinh thái Quảng Cư (Sầm Sơn), khu bảo tồn thiên nhiên Pù Hu (Quan Hóa), Pù Luông (Bá Thước), Xuân Liên (Thường Xuân)... Hầu như các khu du lịch sinh thái đều đang trong tình trạng chưa được quan tâm và phát huy đúng mức. Trước hết là do cơ sở hạ tầng du lịch chưa đồng bộ, chất lượng quy hoạch, quản lý quy hoạch và khai thác tài nguyên còn nhiều bất cập, nhiều khu di tích, danh thắng có khả năng khai thác du lịch chưa được đầu tư nên chưa có điều kiện đón và phục vụ khách du lịch, chậm hình thành các điểm đến du lịch. Bên cạnh đó, chất lượng các dịch vụ còn thấp, sản phẩm du lịch đơn điệu, chưa đặc sắc, sức cạnh tranh hạn chế, chưa phát huy được ưu thế về giá trị và tính độc đáo của tài nguyên, chưa đáp ứng nhu cầu cao và đa dạng của thị trường, văn hóa du lịch chưa được coi trọng. Số lượng các doanh nghiệp đầu tư vào các khu sinh thái còn ít, đa số là doanh nghiệp nhỏ, chất lượng và hiệu quả kinh doanh thấp, thiếu tính chuyên nghiệp. Chất lượng lao động, nhất là đội ngũ hướng dẫn viên còn thiếu và yếu về trình độ chuyên môn, nghiệp vụ và ngoại ngữ chưa đáp ứng nhu cầu phát triển của loại hình du lịch sinh thái hiện nay.

    Nếu được khai thác tương xứng với tiềm năng, thế mạnh của từng địa phương du lịch sinh thái sẽ mang lại giá trị to lớn, vừa mang lại giá trị tinh thần cho du khách, vừa mang lại giá trị vật chất cho nhân dân địa phương. Trong những năm tới, du lịch sinh thái có xu hướng phát triển mạnh, trước mắt chúng ta vẫn phải tập trung ưu tiên đầu tư hạ tầng cơ sở đối với các khu du lịch có thế mạnh, các khu du lịch trọng điểm phát triển du lịch quốc gia; hoàn chỉnh công tác quy hoạch cụ thể và nhanh chóng triển khai các dự án trọng điểm; chuẩn bị các dự án mới đầu tư hạ tầng cơ sở tại các khu du lịch tiềm năng. Tăng cường tuyên truyền, giáo dục nâng cao nhận thức và trách nhiệm của các cấp, các ngành, các tổ chức chính trị, xã hội, nghề nghiệp và cộng đồng đối với sự phát triển du lịch của địa phương. Đa dạng và nâng cao chất lượng các hoạt động tuyên truyền, quảng bá, xây dựng hình ảnh du lịch ấn tượng trong lòng du khách. Tăng cường công tác đào tạo nguồn nhân lực, chuẩn hóa đội ngũ cán bộ, công chức quản lý Nhà nước về du lịch, khẩn trương xây dựng kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng kiến thức về chuyên môn, ngoại ngữ, tin học cho đội ngũ này. Phát triển du lịch sinh thái phải bảo đảm hiệu quả về kinh tế - xã hội gắn với việc bảo đảm quốc phòng - an ninh, bảo vệ tài nguyên môi trường, đặc biệt phát triển du lịch nhanh, bền vững trong mối liên hệ chặt chẽ với các ngành, lĩnh vực, đồng thời nâng cao khả năng hội nhập và cạnh tranh quốc tế.
  10. tchyp

    tchyp Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    04/02/2004
    Bài viết:
    1.305
    Đã được thích:
    0
    "Lễ hội 100 năm du lịch Sầm Sơn" - Sự tôn vinh giá trị tài nguyên, nét đẹp văn hoá truyền thống, trách nhiệm cộng đồng và thể hiện quyết tâm đưa Thanh Hoá trở thành địa bàn trọng điểm du lịch quốc gia.
    [​IMG]

    (Thanh Hoa Portal) - Nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh Thanh Hóa lần thứ XVI đã xác định phát triển du lịch là một trong 5 chương trình trọng tâm trong giai đoạn 2006 - 2010, nhằm đưa Du lịch thành ngành kinh tế mũi nhọn của tỉnh và đưa Thanh Hoá trở thành một trong những trọng điểm du lịch quốc gia. Đây là chủ trương đúng đắn nhằm khai thác có hiệu quả các tiềm năng thế mạnh của tỉnh cho phát triển kinh tế - xã hội, nâng cao đời sống nhân dân. Là vùng đất có từ lâu đời, địa hình đa dạng, nơi sinh ra nhiều bậc hiền tài, nhiều vị anh hùng dân tộc, lịch sử đã để lại cho Thanh Hoá một tài nguyên du lịch vô giá với nhiều di tích lịch sử văn hoá có giá trị, nhiều loại hình văn hoá phi vật thể đặc sắc và nhiều danh lam thắng cảnh đẹp, thuận lợi cho phát triển đa dạng các loại hình du lịch.
    Trong chiến lược phát triển du lịch của tỉnh, Sầm Sơn được xác định là đô thị du lịch quan trọng cần ưu tiên tập trung đầu tư phát triển. Với bãi biển đẹp, phong cảnh "sơn thuỷ hữu tình", khí hậu trong lành, nhiều di tích đậm nét huyền thoại và cổ tích, Sầm Sơn hội tụ nhiều ưu thế về tự nhiên, văn hoá - lịch sử và tâm linh để phát triển thành đô thị du lịch tổng hợp hấp dẫn của cả nước, bao gồm: du lịch biển, du lịch sinh thái và du lịch văn hoá lịch sử. Từ năm 1907, người Pháp đã nhận thấy và bắt đầu khai thác giá trị du lịch của Sầm Sơn để xây dựng thành nơi nghỉ mát phục vụ người Pháp và vua quan Triều Nguyễn. Đây là thời điểm đánh dấu sự ra đời của du lịch Sầm Sơn. Từ khi Cách mạng tháng tám thành công, giá trị du lịch của Sầm Sơn lại càng được Đảng và Nhà nước ta quan tâm khai thác, phát huy phục vụ cán bộ, chiến sỹ và nhân dân lao động. Vào những năm 1954 - 1955, Đảng và Nhà nước ta đã lựa chọn Sầm Sơn làm nơi đón tiếp, chăm sóc, nuôi dưỡng hàng chục vạn thương binh, bệnh binh, học sinh và gia đình cách mạng Miền Nam tập kết. Năm 1972, Sầm Sơn lại tiếp tục được lựa chọn làm nơi an dưỡng, phục hồi sức khoẻ cho hàng ngàn cán bộ, chiến sỹ bị tù đầy trong các nhà lao của Mỹ, nguỵ. Hầu hết các Bộ, ngành, Trung ương đã lựa chọn Sầm Sơn để xây dựng các nhà nghỉ, cơ sở điều dưỡng phục vụ cán bộ, công, nhân viên chức trong ngành. Từ khi có công cuộc đổi mới, được Đảng và nhà nước khuyến khích, các nhà hàng, khách sạn, cơ sở lưu trú du lịch thuộc mọi thành phần kinh tế tại Sầm Sơn đã phát triển nhanh chóng. Đến nay, Sầm Sơn đã có trên 300 cơ sở lưu trú du lịch, với hơn 6.000 phòng nghỉ, mỗi năm đón được trên 1 triệu lượt khách, góp phần tích cực thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu kinh tế, phát triển kinh tế xã hội và nâng cao đời sống cho nhân dân trong vùng. Tuy nhiên, những kết quả đạt được của du lịch Sầm Sơn chưa tương xứng với tiềm năng, lợi thế và còn nhiều hạn chế cần phải tập trung khắc phục.
    Thực hiện Chương trình hành động quốc gia về du lịch, nhân dịp kỷ niệm 100 năm hình thành và phát triển du lịch Sầm Sơn, Tỉnh uỷ, UBND tỉnh Thanh Hoá đã quyết định tổ chức "Lễ hội 100 năm Du lịch Sầm Sơn - 2007" nhằm tôn vinh các giá trị tài nguyên, lịch sử, văn hoá của Sầm Sơn và của tỉnh, qua đó nâng cao nhận thức về phát triển du lịch bền vững, khơi dậy lòng tự hào, ý thức trách nhiệm cộng đồng, khích lệ nhân dân bảo vệ tài nguyên thiên nhiên, giữ gìn nét đẹp văn hoá truyền thống, nâng cao văn minh, văn hoá ứng xử, đồng sức đồng lòng xây dựng Sầm Sơn trở thành đô thị du lịch văn minh, giàu đẹp; đồng thời giới thiệu, tuyên truyền, quảng bá về du lịch Thanh Hoá nhằm thu hút du khách, kêu gọi các nhà đầu tư trong nước và nước ngoài tham gia đầu tư phát triển du lịch, sớm đưa Thanh Hoá trở thành trọng điểm du lịch quốc gia.
    Lễ hội 100 năm Du lịch Sầm Sơn - 2007 là sự kiện quan trọng, bao gồm các hoạt động giao lưu, biểu diễn văn hoá nghệ thuật, thi đấu thể thao, hội chợ thương mại và du lịch, được tổ chức từ ngày 28/4 đến ngày 01/5/2007 tại Thị xã Sầm Sơn, với sự tham dự của Lãnh đạo Đảng và Nhà nước, nhiều Bộ, ngành Trung ương, Lãnh đạo các tỉnh bạn, các tổ chức, doanh nghiệp, các cơ quan thông tin đại chúng và đông đảo du khách trong nước và nước ngoài.
    Lễ hội sẽ được tổ chức với yêu cầu đảm bảo tính hoành tráng, đặc trưng, ấn tượng, hiệu quả, an toàn và tiết kiệm; phát huy sức mạnh cộng đồng, kêu gọi, khuyến khích mọi cá nhân, tổ chức, doanh nghiệp trong nước và nước ngoài tài trợ và tham gia tổ chức Lễ hội. Chương trình Lễ hội gồm có: Lễ khai mạc, Lễ bế mạc và các sự kiện Văn hoá - Nghệ thuật, thể thao, thương mại - du lịch.
    Lễ khai mạc sẽ được tổ chức long trọng, hoành tráng, với màn biểu diễn nghệ thuật đặc sắc mang chủ đề ?oSầm Sơn ?" Huyền thoại? đậm đà hương đất, tình người, tạo ấn tượng, điểm nhấn đầu tiên của Lễ hội.
    Các sự kiện Văn hoá nghệ thuật bao gồm: Chương trình "Hoài niệm Sầm Sơn" tổ chức giao lưu với cán bộ cách mạng và thân nhân cán bộ cách mạng miền Nam tập kết ra Bắc được nhân dân Sầm Sơn tiếp đón; Festival ?oTrò diễn dân gian?; thi bánh tế Thần và mâm sơn trang; Hội thi làm "Bánh dầy guiness"; Hội thi cà kheo trên biển; thi cắm trại, tổ chức giao lưu đêm lửa trại "Huyền thoại Sầm Sơn", khiêu vũ cộng đồng, giao lưu văn nghệ giữa thanh niên, sinh viên các dân tộc trong tỉnh.
    Các sự kiện thể thao bao gồm: Cúp "Bóng chuyền bãi biển " với sự tham gia của các đội nữ hạng mạnh toàn quốc; Giải Quần vợt - cầu lông- bóng bàn phong trào "Hè Sầm Sơn - 2007" dành cho các đồng chí Lãnh đạo các Bộ, ngành Trung ương, Lãnh đạo tỉnh, Lãnh đạo các ngành, các cấp, Giám đốc các doanh nghiệp trên địa bàn; Giải quần vợt "Đôi vợt xuất sắc năm 2007" giành cho các đôi vợt xuất sắc thuộc các đội mạnh trong tỉnh.
    Các sự kiện thương mại ?" du lịch gồm có: Hội chợ Thương mại - Công nghiệp - Du lịch trưng bày các đặc sản, hàng lưu niệm, hàng thủ công mỹ nghệ, chợ ẩm thực hải sản biển, chợ quê, các sản phẩm làng nghề trong và ngoài tỉnh. Các chương trình du lịch đặc biệt sẽ được tổ chức như: Chương trình ?oHoài niệm Sầm Sơn? tổ chức cho cán bộ cách mạng, các đồng chí tù chính trị, học sinh miền Nam tập kết ra Bắc tại Thị xã Sầm Sơn thăm lại các địa danh, nhớ lại các kỷ niệm xưa; Chương trình "Khám phá huyền tích Sầm Sơn? tổ chức đi thăm các di tích, danh thắng đậm chất huyền thoại ở Sầm Sơn như Núi Trường Lệ, hòn Trống Mái, đền Độc Cước, đền Cô Tiên, đền thờ Tô Hiến Thành?; Chương trình ?oHành trình đến các kinh đô? tổ chức cho du khách đến thắp hương tại Đài tưởng niệm Lê Lợi, thăm quan di tích lịch sử đặc biệt quốc gia Lam Kinh và thành nhà Hồ; Chương trình ?oVề miền quê cổ tích? tổ chức cho du khách thăm quan các động Từ Thức, đền thờ Mai An Tiêm, cửa Thần Phù.
    Lễ bế mạc sẽ được tổ chức trang trọng với Chương trình nghệ thuật Gala biển mang chủ đề "Sầm Sơn biển hát".
    Để triển khai thực hiện kế hoạch tổ chức Lễ hội, tỉnh đã thành lập Ban chỉ đạo Lễ hội, Ban tổ chức Lễ hội và các tiểu ban phụ trách từng phần nội dung công việc cụ thể. Đến nay, công tác chuẩn bị Lễ hội cơ bản đã được thực hiện theo kế hoạch. Phần lớn phương án, kịch bản các nội dung, chương trình đã được phê duyệt. Tuy nhiên, thời gian còn lại không nhiều, các hoạt động của Lễ hội lại rất đa dạng, phong phú, đòi hỏi phải tiếp tục chuẩn bị với tinh thần trách nhiệm, khẩn trương. Ban chỉ đạo Lễ hội đang tập trung chỉ đạo tăng cường công tác tuyên truyền, quảng bá bằng nhiều hình thức đa dạng, phong phú, ấn tượng, thiết thực và hiệu quả, đảm bảo cung cấp đầy đủ, trung thực thông tin về nội dung và mục đích, ý nghĩa của Lễ hội; đẩy nhanh tiến độ thực hiện các dự án nâng cấp hạ tầng cơ sở, chỉnh trang đô thị, chuẩn bị cơ sở vật chất phục vụ tổ chức Lễ hội và phục vụ du khách; khẩn trương hoàn thành công tác tập huấn, bồi dưỡng kiến thức du lịch và văn hoá cộng đồng, chuẩn bị đầy đủ nguồn nhân lực phục vụ Lễ hội; triển khai các phương án bảo vệ an ninh, trật tự, an toàn xã hội cho Lễ hội và du khách; tăng cường công tác vận động, huy động sức mạnh tổng hợp của cộng đồng cả về vật chất, tinh thần để tham gia, ủng hộ tổ chức Lễ hội.
    Lễ hội 100 năm du lịch Sầm Sơn là một sự kiện có ý nghĩa hết sức quan trọng, thể hiện quyết tâm của Đảng bộ và nhân dân trong tỉnh nhằm tạo ra bước đột phá trong phát triển du lịch Sầm Sơn nói riêng và du lịch Thanh Hoá nói chung, góp phần thực hiện thắng lợi chiến lược phát triển du lịch của cả nước, vì quê hương, đất nước giàu đẹp, vì hạnh phúc của nhân dân. Do vậy, các Tiểu ban Lễ hội, các ngành, các cấp cần phát huy tinh thần trách nhiệm, phối hợp chặt chẽ, thực hiện thật tốt những công việc được giao. Ban chỉ đạo Lễ hội rất mong tiếp tục nhận được sự quan tâm giúp đỡ của Trung ương, sự hợp tác, hỗ trợ, ủng hộ của nhân dân, của các tổ chức, doanh nghiệp và cá nhân trong nước và nước ngoài để Lễ hội thành công tốt đẹp.

Chia sẻ trang này