1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Xứ Thanh kính chào quý khách: Lịch sử - Văn hoá- Địa lý - Danh lam thắng cảnh - Lễ hội - Nghề truyền

Chủ đề trong 'Thanh Hoá' bởi ke_tron_tu, 26/03/2006.

  1. 0 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 0)
  1. tchyp

    tchyp Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    04/02/2004
    Bài viết:
    1.305
    Đã được thích:
    0

    Với bờ biển dài ngút tầm mắt, bãi cát trắng mịn, Nghi Sơn (Thanh Hoá) có thế mạnh của một khu du lịch, dù vẫn còn nguyên vẻ hoang sơ. Với nhiều thế mạnh về kinh tế, Nghi Sơn đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt trở thành khu kinh tế tổng hợp, với những cơ chế và chính sách ưu đãi đặc biệt đối với nhà đầu tư (NĐT).
    [​IMG]

    Cảng Nghi Sơn
    Sau QĐ của Thủ tướng Chính phủ (tháng 5-2006), "cánh cửa" thu hút đầu tư vào Nghi Sơn đã rộng mở với những chính sách ưu đãi cao như các KKT hiện có ở trong nước. Theo quy hoạch được duyệt, Nghi Sơn với lợi thế cảng biển nước sâu nằm ở vị trí cửa ngõ thông thương giữa Bắc Bộ với miền Trung, cận kề thị trường Nam Lào và Đông Bắc Thái Lan - sẽ trở thành một điểm nhấn kinh tế trong thu hút đầu tư.
    Các ngành công nghiệp (CN) nằm trong danh mục ưu đãi đầu tư ở đây là CN nặng và CN lọc hoá dầu; thép cao cấp; sửa chữa và đóng mới tàu biển; nhiệt điện... "Đầu tàu" KKT là dự án Khu liên hợp lọc hoá dầu (KLHD) Nghi Sơn có tổng mức đầu tư dự kiến lên tới 4-5 tỉ USD đang trong quá trình tìm NĐT.
    Phó trưởng BQL KKT Nghi Sơn - ông Lê Thanh Hà - cho biết: "Sau Dung Quất, Chính phủ đã tập trung nhiều nỗ lực để Nghi Sơn - địa danh thứ hai được lựa chọn làm nơi đặt NM lọc hoá dầu - được đầu tư hạ tầng cơ sở và có chính sách khuyến khích đặc biệt. Về tổng thể, Nghi Sơn được đánh giá là có nhiều lợi thế hơn so với Dung Quất khi mới vào hoạt động".
    Hiện tại, tỉnh Thanh Hoá đã đầu tư hai bến cảng số 1 và 2 Nghi Sơn có khả năng đón tàu tải trọng từ 1-3 vạn tấn hiện đã hoạt động hết công suất thiết kế. Tại đây còn có cảng xuất ximăng rời của dự án Ximăng Nghi Sơn lớn nhất VN với công suất 2,3 triệu tấn/năm đi vào hoạt động từ năm 2001.
    BQL KKT Nghi Sơn đang đẩy nhanh tiến độ các dự án hạ tầng kỹ thuật phục vụ NĐT như dự án đường Đông Tây, đường Bắc-Nam, đê chắn sóng cảng Nghi Sơn...
    "Đầu tàu" chuyển động
    Sau 5 năm chuẩn bị đầu tư, Ban LHD Nghi Sơn (thuộc TĐ Dầu khí VN) đã lên phương án hiện thực có thể ký hợp đồng thành lập một liên doanh đầu tư KLHD trong năm nay. NĐT là một tập đoàn dầu khí - hoá chất hàng đầu của Nhật Bản sẽ được phép của Chính phủ tham gia vào thị trường phân phối, bán buôn và bán lẻ xăng dầu tại VN.
    Ông Cao Hoài Dương - Trưởng ban LHD Nghi Sơn - khẳng định: "Dự án được triển khai sẽ kéo theo cả KKT Nghi Sơn chuyển động. Ngoài NM lọc dầu công suất 7 triệu tấn/năm, các hạng mục phụ trợ cũng là những "tiểu dự án" có quy mô như các phân xưởng hoá dầu, NM PTA, PET, hệ thống xuất nhập dầu thô...".
    Nhờ đầu tàu KKT chuyển động, nhiều dự án đầu tư của các TĐ kinh tế lớn trong nước đã chọn Nghi Sơn làm địa điểm đặt NM như NM đóng mới, sửa chữa tàu biển tải trọng 50.000-100.000DWT của TĐ CN tàu thuỷ VN (Vinashin); NM nhiệt điện Nghi Sơn công suất 1.800MW do TĐ Điện lực VN làm chủ đầu tư...
    Sau hội thảo xúc tiến đầu tư vào Nghi Sơn, khoảng 30 NĐT đến từ các tập đoàn lớn đã đến khảo sát và tìm kiếm cơ hội đầu tư. BQL KKT Nghi Sơn cho biết: "Với tốc độ đầu tư vào Nghi Sơn trong một vài năm tới, BQL đã phải tính toán đến một quy hoạch dài hạn để thu hút đầu tư đồng thời với phát triển cơ sở hạ tầng và phát triển nguồn nhân lực, bởi đây chính là thế mạnh gia tăng của KKT trong tương lai".

    Tất cả các dự án đầu tư của các tổ chức, cá nhân trong nước và nước ngoài trong KKT Nghi Sơn được hưởng mức thuế suất thuế thu nhập DN 10% áp dụng trong 15 năm kể từ khi dự án bắt đầu hoạt động; được miễn thuế thu nhập DN 4 năm kể từ khi có thu nhập chịu thuế và giảm 50% số thuế phải nộp cho 9 năm tiếp theo...


    (Theo Báo Lao động)
  2. tchyp

    tchyp Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    04/02/2004
    Bài viết:
    1.305
    Đã được thích:
    0
    Lễ hội đền thờ Bà Triệu

    [​IMG]
    Bà Triệu ẩu huý là Triệu Thị Trinh sinh ngày 2-10 năm bính Ngọ (226), tại huyện Quân Yên quận Cửu Chân (Yên Ðịnh ngày nay). 19 tuổi bà đã có câu nói nổi tiếng: "Tôi muốn cưỡi gió mạnh, đạp luồng sóng dữ, chém cá kình ở biển Ðông đánh đuổi quân Ngô giành lại giang sơn, cởi ách nô lệ, chứ tôi không chịu khom lưng làm tỳ thiếp người ta".
    Bà đã chiêu mộ trai tráng đánh giặc và trở thành chủ soái năm 248. Ngày nay nhiều nơi có đền thờ bà Triệu; có nơi tôn vinh là " Bà Chúa Thượng Ngàn ". Lễ hội được tổ chức từ ngày 19 đến hết ngày 24 tháng hai âm lịch, trong một không gian rộng từ Ðền đến Lăng về đình Làng. Lễ Mộc dục - Tắm tượng vào ngày 18 hoặc 19 - 2 (âm lịch). Tế Phụng Nghinh với nội dung mời Vua Bà và Lục bộ triều đình về trong ngày huý kỵ của Bà. Rước Bóng- Rước bát hương Vua Bà từ đền chính đến Lăng mộ rồi rước về đình làng. Ðặc biệt ở đình làng còn diễn trò " Ngô Triệu giao quân " rất sôi nổi. Sau lễ buổi trưa, cả làng ăn đồ nguội (vì đánh trận phải ăn lương khô). Buổi chiều nấu nướng cỗ bàn để khao quân. Trong dịp lễ hội, dân làng còn tổ chức thi đấu vật, leo dây, thổi cơm, thi đánh cờ tướng...; làm cho lễ hội càng thêm sôi nổi, náo nhiệt cả một vùng.

  3. tchyp

    tchyp Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    04/02/2004
    Bài viết:
    1.305
    Đã được thích:
    0
    Bãi biển Sầm Sơn và các di tích, danh thắng trên núi Trường Lệ

    [​IMG]
    Thị xã Sầm Sơn cách thành phố Thanh Hóa 15 km về về phía Đông và cách Hà Nội 170km. Đây là một trong những khu du lịch nghỉ mát nổi tiếng của Việt Nam từ những năm đầu thế kỷ 20.
    Bãi biển Sầm Sơn chạy dài gần 6 km từ cửa Lạch Hới đến chân núi Trường Lệ. Bãi cát thoai thoải, sóng êm, nước trong xanh và nồng độ muối vừa phải rất phù hợp với sức khoẻ con người.
    Ngoài bãi tắm đẹp, thiên nhiên còn phú cho Sầm Sơn nhiều danh lam - thắng cảnh nổi tiếng và lung linh sắc màu huyền thoại. Đó là dãy núi Trường Lệ chạy dài theo mép nước bốn mùa thông reo, là hòn Trống Mái lãng mạn tình tứ, là đền Độc Cước, Cô Tiên uy nghi cổ kính; là Vọng Hải đài- nơi du khách có thề ngắm cả một vùng trời nước mênh mông. Các truyền thuyết còn kể lại rằng: Núi Trường lệ là một thiếu nữ hóa thân để che chắn phong ba bão táp cho dân làng, hòn Trống Mái được sinh ra từ một mối tình thuỷ chung của đôi vợ chồng trẻ còn Đền Độc Cước là nơi thờ vị thần một chân, một anh hùng thần thoại đã tự xẻ thân làm hai nửa, một trên bờ bảo vệ dân làng, một xuống nước diệt trừ Thuỷ quái.
    Đền Độc Cước và Đền Cô Tiên đều là những kiến trúc được xây dựng từ cuối đời Nhà Lê ( thế kỷ 17 ) ( đền Cô Tiên là nơi thờ vọng thần Độc Cước và Mẫu Liễu Hạnh) theo lối kiến trúc cổ. Đó là những nơi mà du khách thường tới viếng thăm mỗi khi đến Sám Sơn.
    Phía Nam dãy núi Trường Lệ còn có một bãi tắm rất đẹp, cảnh quan môi trường còn rất nguyên sơ, nơi đây hứa hẹn một khu du lịch nghỉ dưỡng hiện đại trong tương lai.

    Khu du lịch Nghi Sơn

    [​IMG]
    Khu Du lịch Nghi Sơn bao gồm xã đảo Nghi Sơn và xã Hải Thượng,Tĩnh Gia phía Đông - Nam thành phố Thanh Hóa. Với địa thế hiểm yếu, nơi đây đã từng là căn cứ quân sự của các tl:iều đại phong kiến và đặc biệt quan trọng dưới thời Tây Sơn - Nguyễn Huệ.
    Đến với khu du lịch này, quý khách sẽ được tham quan các thành tựu kinh tế trong công cuộc đổi mới đất nước nước. Nhà máy Xi măng, cảng nước sâu, nhà máy lọc dầu. Ngoài ra, quý khách sẽ có dịp thăm lại các di tích cổ xưa như pháo đài Tĩnh Hải, Thành ông Ninh. Đặc biệt quý khách sẽ được thăm giếng Rửa Ngọc, nơi vẫn còn phảng phất hình ảnh bi thương của đôi tình nhân Trọng Thủy -Mỹ Châu.

    Khu du lịch sinh thái Quảng Cư ( Sầm Sơn)

    [​IMG]
    Khu du lịch sinh thái Quảng Cư nằm ở phía Đông - Bắc thị xã Sầm Sơn, có quy mô 354 ha.
    Ngoài bãi tắm biển nối liền với bãi tắm Sầm Sơn, Quảng Cư còn có một hệ thống đầm hồ nuôi tôm, cua cá nước lợ và giải rừng phi lao ngăn cát xanh ngát. Đến đây du khách vừa được đắm mình vào thiên nhiên, vừa có thể tham gia vào các loại hình du lịch như câu tôm, cá, du lịch bơi thuyền, du lịch tìm hiểu văn hóa địa phương, du lịch tham quan làng nghề truyền thống... và có thể nghỉ lại tại các bungalow, nhà sàn, lều, lán, làng trại, vừa hấp dẫn vừa mang tính dân tộc, nhưng cũng rất hiện đại.

  4. tchyp

    tchyp Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    04/02/2004
    Bài viết:
    1.305
    Đã được thích:
    0
    Thanh Hóa: Tưng bừng lễ hội cầu ngư

    [​IMG]
    Lễ hội cầu ngư được bà con ngư dân xã Ngư Lộc, huyện Hậu Lộc (Thanh Hóa) tổ chức trang nghiêm từ ngày 21 đến 24 tháng 2 âm lịch hàng năm.

    Đây là lễ hội truyền thống, mang đậm bản sắc văn hóa vùng biển, thu hút hàng nghìn lượt người tham gia.

    Lễ hội cầu ngư năm 2007 vừa khai mạc tại sân vận động xã Ngư Lộc. Lễ hội gồm hai phần chính...

    Phần lễ được tổ chức trang nghiêm với lễ rước thuyền Long Châu (một lễ vật quan trọng nhất trong lễ hội cầu ngư, nơi các thần linh của biển cả ngồi) từ thôn Bắc Thọ xuống sân vận động xã để bà con đến tế lễ, cầu khấn. Trong những ngày diễn ra lễ hội, các dòng họ trong xã đến trước thuyền Long Châu cầu khấn mong cho mưa thuận, gió hòa; quốc thái dân an; trời yên, biển lặng; đánh bắt được nhiều hải sản từ biển khơi và cầu được bình an cho người, phương tiện trong mỗi chuyến ra khơi.

    Phần hội được tổ chức sôi nổi, vui tươi, lành mạnh, với các tiết mục như: thi câu mực, kéo lưới, thi cờ tướng; hát giao duyên, biểu diễn nhạc lưu thủy vào các buổi tối; giao lưu bóng chuyền vào các buổi chiều... Kết thúc lễ hội, ban tổ chức sẽ "hóa vàng" chiếc thuyền Long Châu, rồi gửi về biển cả, với mong muốn các thần linh của biển luôn phù hộ, che chở cho bà con ngư dân mạnh khỏe, làm ăn phát đạt. Đây là lễ hội đặc sắc nhất của ngư dân vùng biển xứ Thanh, nhằm tôn vinh giá trị văn hóa truyền thống, đáp ứng nhu cầu tín ngưỡng dân gian của ngư dân.
  5. tchyp

    tchyp Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    04/02/2004
    Bài viết:
    1.305
    Đã được thích:
    0
    GỎI CÁ - ĐẶC SẢN HẤP DẪN CỦA SẦM SƠN

    Ai đó đã đến với cái Sầm Sơn xin đừng bỏ qua đặc sản Gỏi cá, món ăn nổi tiếng của vùng biển Xứ Thanh. .
    Cá dùng để làm Gỏi thường là loại cá ít xương, nặng chừng 3-5 ký.Cá được rửa sạch, dùng dao sắc lọc riêng phần thịt ). Thịt cá được thái thành từng lát mỏng và to bản rồi cho vào bát tô to, cứ 1 kg thịt cá thì vắt vào đấy 5 - 7 quả chanh, trộn đều cho tới khi thịt cá từ màu hồng nhạt chuyển sang màu trắng ngà thì lấy ra và dùng tay vắt kiệt nước rồi để sang một bát sạch khác.
    Thính để làm gỏi được làm bằng gạo hoặc ngô rang vàng rồi tán nhỏ thành bột, trộn thính với thịt cá đã khô nước sao cho bề mặt của từng miếng thịt đều đã được thính bao phủ, bày lên đĩa. Tiếp đến là công đoạn làm nước chấm, với nguyên liệu chủ yếu là da và gan cá, thịt ba chỉ, trứng vịt và các gia vị như hành tỏi khô, mẻ, mắm muối, mì chính, đường, hột tiêu (ớt) ... Da và gan cá được băm nhỏ cùng với thịt ba chỉ rồi ướp với mẻ và các gia vị nói trên cho mỡ lợn hoặc dầu ăn vào xoong đun sôi để phi thơm hành tỏi, cho hỗn hợp trên vào sào qua rồi cho thêm vào một ít nước, đun sôi nhỏ lửa khoảng 15 - 20 phút. Trứng vịt đập vào bát, đánh tan cho vào nồi khuấy đều, nêm thêm muối và bột ngọt cho vừa ăn là được.
    Rau sống để ăn gỏi cá bao gồm các loại rau thơm thông thường như húng, ngò, răm ? và nhất thiết phải được bổ sung thêm các loại lá như đinh lăng, lá sung, mơ tam thể ? Bày tất cả lên nâm, đĩa cá gỏi màu trắng ngà lấm tấm sắc vàng của thính, đĩa rau sống tổng hợp màu xanh lục, bát nước chấm thơm ngào ngạt và đặc sánh, thêm đĩa gia vị gồm ớt, khế, chuối xanh thái thành lát mỏng, vài chiếc bánh đa cùng một chén rượu nữa là bữa gỏi cá đã được chuẩn bị một cách hoàn toàn.
    Cách thưởng thức món đặc sản này cũng hết sức dân dã và đặc biệt, Thực khách dùng thìa san một ít nước chấm vào bát của mình, lấy rau thơm làm bao gói, cuộn một miếng gỏi cá vào giữa, chấm ngập vào nước chấm rồi đưa lên miệng nhai ? và thực khách sẽ cảm nhận được vị ngọt thơm của cá gỏi, mằn mặn, cay cay, beo béo của nước chấm hoà quyện với mùi vị của các loại rau thơm, thật là một cảm giác đặc biệt khó nói hết thành lời. Một chén rượu nhỏ để đưa cay, trong phút lâng lâng chắc thực khách sẽ tự mỉm cười và cảm ơn cuộc đời lại có một món ăn lạ lùng và kỳ thú đến như vậy.
    BÁNH RĂNG BỪA

    Những ngày Tết nguyên đán, Tết Đoan ngọ, rằm tháng Bảy, các lễ tục, ngày giỗ ? trong nhà mỗi gia đình ở làng quê Thanh Hoá không thể thiếu bánh răng bừa, hay còn gọi là bánh lá. Bên mâm cỗ đầy nhiều thức ăn ngon, có thêm đĩa bánh răng bừa chưa bóc lá, bốc khói nóng sốt, dậy mùi thơm của hành mỡ. Và sau khi cúng xong, hạ cỗ xuống ăn, vừa ăn vừa bóc lá, thật không gì thú vị hơn.
    Nguyên vật liệu của bánh răng bừa không có gì đặc biệt. Gạo tẻ xay thành bột, thường là xay cả nước, nếu bột khô thì phải pha nước vừa đủ, đặt lên bếp nao, tức là đảo đũa liên tục sao cho không bị vón cục, không lỏi, không quá chín. Đến khi bột đặc sền sệt thì bắc ra. Lá gói bánh thường là lá dong hoặc lá chuối tươi đã được hơ lửa cho khỏi rách. Nhân bánh là nhân hành, thịt băm, cũng có khi thêm ít lát cùi dừa. Nếu là bánh lễ chay hoặc đi lễ chùa thì nhân làm bằng lạc. Bánh gói nhỏ bằng ngón tay trỏ, nhỏ như răng bừa. Sau đó đem đồ hoặc luộc. Loại bánh răng bừa có kỹ thuật cao là loại bánh có bột nhỏ, mịn, thơm, ăn dẻo và ngon. Ngày Tết hoặc ngày lễ, các gia đình còn ngầm thi nhau làm bánh răng bừa với tất cả những ngón nghề, những kinh nghiệm và cũng là dịp trổ tài của các bà, các chị trong công việc nội trợ, gia chánh.
    CÁ MÈ SÔNG MỰC

    Sông Mực (Vườn Quốc gia Bến En) có nhiều loại cá. Nhưng đặc sản vẫn là cá Mè. Do đặc điểm của sông rộng gần 4.000 ha, vừa có độ sâu trên 30m, lượng phù du sinh vật dồi dào nên cá Mè vừa béo vừa to, có con nặng trên 30kg. ăn cá Mè có nhiều cách như: Rán, nấu om, băm viên rán chả, nấu lẩu nhưng hấp dẫn nhất vẫn là cá Mè luộc chín cộng thêm các món gia vị như: rau thơm, ớt, chuối xanh, lộc sung, khế, giá sống ? Cuốn bánh đa nem với các thứ trên. Cái béo ngậy của thịt cá kèm theo vị chát của chuối, của sung, vị chua của khế, vị ngọt của giá sống, vị thơm dịu của rau thơm. Cuốn xong, chấm với nước mắm được pha chế với ớt, chanh, đường, tỏi. Được chấm với nước mắm ngon của Thanh Hoá thì còn gì bằng.
    Chất béo quyện với vị chát, vị chua, vị ngọt, vị thơm đã hấp dẫn vành môi, đầu lưỡi rồi nhưng nếu được nhấm nháp, với vài ly rượu đế ngon nữa thì thật là sảng khoái.
    CƠM LAM​

    Mưa phùn lất phất chân mây ?
    Giêng- hai rét lộc cho cây đâm chồi.
    Trong cái lạnh đến xiêu lòng, mà được ngồi quây quần quanh bàn ăn thưởng thức món cơm lam Xứ Thanh thì tuyệt vời. Trên bếp than rực hồng, tí tách reo vui. Nhẹ tay bóc lớp vỏ tre mà tất cả các công đoạn được làm sẵn vẫn giữ được màng lụa nuột nà của ruột tre quanh những hạt nếp thơm lừng vừa chín tới, ăn với chút muối vừng vẻ hoang dã thì không còn cảm giác ngán ngây. Cơm lam là món ăn truyền thống của cộng đồng các dân tộc miền núi, từ bao đời nay: Mường, Nùng, Dao, Mán, Thái ? Nguyên liệu là loại nếp nương đồi, gặt về tuyển chọn kỹ càng. Cách làm cơm lam cũng không khó: gạo nếp được vo, ngâm kỹ cho vào ống tre tươi non dài khoảng 35 - 40cm. Để cơm lam có vị hương cho thêm hương liệu núi rừng, ở mỗi làng bản, bà con có đặc thù vị hương món cơm lam của mình. Do gạo ngâm, vo kỹ, tích đủ lượng nước, nên khi xoay đều nướng trong lửa nhiệt, hơi bên trong ống tre làm hạt gạo dẻo quạnh toả lan một mùi thơm quyến rũ khó cưỡng nổi. Vì thế cơm lam vẫn giữ được hồn quê, phong vị riêng của nó, không thể lẫn được.
    ẨM THỰC CANH ĐẮNG​

    Canh đắng là món ăn khá hấp dẫn của đồng bào các dân tộc miền cao. Mới nghe từ ''đắng'' xin bạn đừng vội lắc đầu từ chối. Canh đắng nấu với lòng hoặc thịt bò, dê, lợn, gà, chim, cá, ? đều được. Không kén chọn thực phẩm lắm. Nấu với thứ gì cũng đều phải làm sạch sẽ, rửa để ráo nước. Băm nhỏ, dao mài thật sắc để tránh mùn thớt. Dùng lá chân chim hay còn gọi là ngũ gia bì khô hoặc tươi xắt thật mỏng. Riềng, sả đem giã kỹ cho thật nát trộn với mẻ, mì chính, mắm tôm, ớt vừa ăn theo khẩu vị. Các món gia vị này dùng tay bóp lẫn với nhau. Mùi mẻ, riềng, mắm tôm dậy lên đã làm nhiều người nuốt nước bọt. Sau khi ướp khoảng 15 - 20 phút. Nước đun thật sôi, cho các thứ vào nồi đảo đều, đun lửa âm ỉ cho chín kỹ. Có thể cho vào nồi canh đắng một ít chuối cây non thái thật mỏng như lá mạ, một ít gạo nếp hoặc tẻ. Canh chín. Múc cho mỗi người một bát con vừa thổi vừa húp. Mùa Đông ăn vào đến đâu bụng ấm đến đấy. Bát canh đắng gồm đủ các mùi vị ăn xong ở cổ, miệng, môi, đầu lưỡi vẫn còn đọng lại vị cay, đắng, ngọt ngào ? chỉ cần dùng vài lần là nghiện và cứ ao ước đến cái mùi vị lạ kỳ cuốn hút như có sức thôi miên. ? Húp bát canh đắng, cái bụng như nhẹ hẳn, người tiêu hoá yếu vẫn cứ an tâm. Khi ăn xong vẫn còn thòm thèm.
  6. tchyp

    tchyp Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    04/02/2004
    Bài viết:
    1.305
    Đã được thích:
    0
    Thể theo yêu cầu của một số Thành viên , chyp sẽ làm một bài thốngkê các món ăn gọi là "Tỉnh hồn , tỉnh tuý " của Xứ Thanh quê mình . Nhưng với một trí nhớ tồi tệ , chyp chỉ có thể mô tả địa điểm một cách dễ tìm nhất ( theo quan điểm của chyp ) ...đồng thời cũng đề nghị anh em mỗi người một tay để up date liên tục cho mục lục món ăn Thanh hoá ngày một hấp dẫn hơn :
    1- Bánh cuốn
    2- bánh Khoái nồi rang
    3- Nem chua :Quán Cây đa , nằm ngay trên mặt đường Trường Thi, chéo qua đường là nhà hàng Dạ Lan
    4- Chả tôm : đây là món ăn thực sự đặc biệt mà chyp chỉ thấy có riêng ở Thanh Hoá . Nằm ngay bên hông nhà Thờ Thanh Hoá. Đi qua quán Cây Đa khoảng 100m thì rẽ trái là đến , hoặc nếu cần thì hỏi người dân xung quanh đó . Món chả tôm này với riêng chyp thì thật sự đặc biệt , có lần vào công tác , chyp dẫn chị cùng phòng đi ăn , măm măm xong chị ấy còn mua về tới 50 gắp làm quà và luôn miệng "ngon, đặc biệt quá " ..chẹp chẹp ...tuyệt cú mèo , ngoài phố nhà Thờ , bạn còn có thể tìm Chả tôm ở phố Hàng Than và Chợ Vườn Hoa cũ .
    5- Ốc mút : Dọc phố Ngô Quyền .Có lẽ chỉ có Thanh Hoá mới có món ốc mút và cũng có lẽ chỉ riêng Thanh Hoá mới được thiên nhiên ưu đãi cho món ốc nhỏ xíu và chỉ người Thanh Hoá mới tìm ra cái vị đặc biệt của những con ốc nhỏ như cái đầu đinh , nên vì thế nó còn có tên gọi là ốc Đinh .Cái vị cay nồng của ớt, ngọt ngọt hơi pha chút đắng của ống hoà quyện với nhau , khiến người ăn dã thử một lần thì đều hẹn quay lại ...
    6- Ốc luộc :Phố Hàng Than - Cũng chỉ là những con ốc vặn luộc với xả và lá chanh , nhưng điều làm nên sự đặc biệt và cuốn hút của ốc luộc Thanh Hoá là món nước chấm pha với "trẻo " , có lẽ cũng chỉ có duy nhất Thanh hoá mới có món nước chấm lạ và đạm đà đến như vậy ...Trẻo được làm từ bột với nghệ, nhưng hoà quyện với nước mắm gừng , tỏi, ớt , rau thơm tạo nên một hương vị đặc biệt rất riêng mang bản sắc Thanh Hoá .
    7-Bánh lá :đây là món ăn ở Hà Nội gọi là Bánh Giò , nhưng theo chyp thì bánh Lá ở Thanh Hoá ngon hơn nhiều ...đây là món ăn phổ biến , nên có bán ở rất nhiều nơi, nhưng với chyp thì ngon nhất là ở Chợ Nam Thành ( gần nhà chyp) , chợ Tây Thành và chợ Vườn Hoa cũ ...ở đây nếu muốn bạn cũng có thể măm măm món bánh nếp nhân tôm thịt ...rất ngon
    8-Bánh Mỳ ốp La :Phố Hàng Đồng -đây là món nhiều nơi có, nhưng chyp rất thích măm măm bánh mỳ ốp la ở Thanh Hoá , và chyp cũng có nghe được rất nhiều lời khen của những người từng ăn ở đây . Với 12.000 đồng một suất đủ khiến bạn no nê với 3 quả trứng và 1 cái bánh mỳ ...riêng bánh mỳ ở đây cũng khiến bạn thực sự nhớ , bánh mỳ vừa giòn , nhưng vẫn rất mềm và đặc ruột , vô cùng thơm ngon .Theo chủ cửa hàng cho biết thì bánh mỳ được lấy từ lò bánh mỳ Phương Đông nằm trên đường Nguyễn Trãi
    9- Bánh Mỳ Pa tê Bách :Nếu nói đến bánh mỳ Thanh Hoá mà bỏ qua bánh mỳ Bách là điều thiếu sót rất lớn . Bánh mỳ bách là thương hiệu Bánh mỳ patê nổi tiếng ở Thanh Hoá ...những cái bánh nhỏ nhắn , xinh xắn với những miếng pate và thịt heo quay thơm phức, đi kèm là ruốc và rau thơm , cái hay nhất và tạo nên sự đặc biết đó chính là thứ nước dùng để chan vào bánh ...tất cả hoà quyện lại và tạo nên một vị thơm ngon đặc biết khiến bạn chỉ muốn quay lại lần 2 và lần nữa.
    10- Cháo Cá và cháo Lươn :Nằm ngay trên mặt đường Trường Thi ...chỉ có thể nói :RẤT NGON
    11- Chè :Hai nhãn hiệu chè nổi tiếng nhất mà Chyp biết là chè bà Thái và chè Bà A ở chợ Vườn Hoa cũ , riêng hàng bà Thái , còn có rất nhiều những món bánh độc đáo như bánh con sò, bánh bột lọc cũng rất ngon ....
    Trên đây là những món ăn chyp thống kê , rất tiếc là ko nhớ rõ địa chỉ , hy vọng các thành viên sẽ tiếp tục hoàn chỉnh những phần còn thiếu sót .
  7. mayvamattroi

    mayvamattroi Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    08/03/2007
    Bài viết:
    197
    Đã được thích:
    0
    Mình thêm một món nữa, là bánh cuốn âm phủ. Gọi là bánh cuốn âm phủ, vì hàng bánh này ở gần..chùa Chanh..lại hay mở hàng muộn..(đến 2,3h sáng ). Bà béo ở đây làm bánh cuốn ngon tuyệt cú mèo..
    Nghe quảng cáo lễ hội 10o năm Sầm Sơn, có bác nào biết 100 năm trước có dự kiện gì mà người ta tưởng nhớ không?? nói em nghe với.
  8. BC2

    BC2 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    16/03/2005
    Bài viết:
    2.778
    Đã được thích:
    0
    Hôm nay dọn dẹp máy tính, bần thần cả người khi thấy những hình ảnh đợt vừa rồi về nhà chụp. Lòng ấm và mắt rưng rưng. Nhớ nhà quá.
    Chợ đêm Thanh Hóa. Nhớ mãi cái không khí của những ngày cuối năm. Lạnh. Nhộn nhịp. Đi chợ với mẹ từ 5h sáng. Bóng đêm bao trùm cả chợ, nhưng vẫn nhìn rõ những bó rau non xanh, những thớ thịt tươi mới... Hồn quê luôn làm ấm lòng những người xa xứ.
    [​IMG]
    [​IMG]
    [​IMG]
    [​IMG]
    [​IMG]
    Ghi chú: Thông cảm vì hôm đó không mang máy ảnh, chỉ chộp lại không khí này qua di động thôi... Vì phải xách đồ cho mẹ...
  9. hausutuhadong

    hausutuhadong Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    08/03/2006
    Bài viết:
    132
    Đã được thích:
    0
    Bà con ơi!
    Sao nói về lễ kỉ niệm 100 năm Sầm Sơn mà tôi đâu có thấy nói gì về nó đâu.
    Lẽ ra chúng ta nên nói về những thắng cảnh của Thanh Hoá lên mạng từ lâu mới phải chứ. Quê ta cũng đẹp lắm đó nhưng đâu mọi người chưa biết về nó, nên vì thế chúng ta phải làm sao cho mọi người biết tới nó. Biển Sầm Sơn đẹp là vậy thế mà nhiều người còn không biết nó nằm ở tỉnh nào cả. Thế nên tôi mong mọi người hãy làm sao cho tất cả những con người trên đất nước Việt Nam hãy biết tới quê ta không phải vì câu ví " quê hương rau má" ,mà khi đó họ sẽ biết tới tỉnh ta vì những cảnh đẹp của quê hương ta.
    Con vùng biển Sầm Sơn
  10. MiG17Fresco

    MiG17Fresco Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    01/03/2007
    Bài viết:
    179
    Đã được thích:
    0
    Cuối năm 1973, đã có 9.685 hộ nhân dân, 286 cơ quan, xí nghiệp... với tổng số 78.585 người đi sơ tán trở về thị xã.
    Đến tháng 6/1992, thị xã có 8 phường và 5 xã, rộng 36,772km2 với dân số 146.596 người ( nói chung giai đoạn này có nhiều người còn nhớ, vậy không lan man làm gì).
    [​IMG]
    Công viên Thiếu Nhi
    [​IMG]
    Bến Ngự
    [​IMG]
    Lò Chum
    [​IMG]
    Chợ Vườn Hoa (cũ)
    [​IMG]
    Sông Quảng Châu
    Ngày 1/5/1994, Thủ tướng Chính phủ ký Nghị định thành lập thành phố Thanh Hóa trên cơ sở thị xã Thanh Hóa
    [​IMG]
    [​IMG]
    Toàn cảnh Thành phố Thanh Hóa (nhìn từ phía Tây Nam)
    Cửu Chân quận nhân !
    Được MiG17Fresco sửa chữa / chuyển vào 15:57 ngày 18/04/2007

Chia sẻ trang này