1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Xứ Thanh kính chào quý khách: Lịch sử - Văn hoá- Địa lý - Danh lam thắng cảnh - Lễ hội - Nghề truyền

Chủ đề trong 'Thanh Hoá' bởi ke_tron_tu, 26/03/2006.

  1. 0 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 0)
  1. chodom123

    chodom123 Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    06/02/2005
    Bài viết:
    2.198
    Đã được thích:
    13
    Cái ảnh toàn cảnh cuối cùng của bác chụp trên Núi Mật thì phải, hồi nhỏ em có mấy lần trèo lên trên bể nước Núi Mật chơi, sau 1 lần bị mấy anh Nghiện hỏi thăm thì lặn hẳn, ước chừng phải 6 năm rồi chưa mò lên núi chơi lần nào...!
  2. MiG17Fresco

    MiG17Fresco Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    01/03/2007
    Bài viết:
    179
    Đã được thích:
    0
    THÀNH PHỐ THANH HÓA - HÌNH THÀNH & PHÁT TRIỂN
    Phạm vi thành phố Thanh Hóa ngày nay vốn là trung tâm phát triển của vùng đất Cửu Chân thuộc non nước Việt Nam thời các vua Hùng. Làng Đông Sơn trong thành phố là nơi phát lộ một di chỉ Văn minh đồ đồng rực rỡ thời ấy, vì thế tên Đông Sơn đã được chọn đặt cho một bộ phận của nền văn minh góp phần đánh dấu một bước phát triển của nhân loại ở Viễn Đông và Đông Nam Á, từ đó th biết đến thành phố tỉnh lỵ Thanh Hóa chính là nhờ danh dự Văn hóa Đông Sơn vậy.
    Địa thế thành phố Thanh Hóa cũng như địa thế tỉnh Thanh Hóa có những nét đặt trưng về phương diện sơn thủy: Một là các núi cao, sông sâu xen lẫn với đồng bằng thẳng ra biển, hai là các ngả giao thông lớn và cơ bản xuyên qua, và ba là hình dáng kỳ thú. Phía Nam có núi Hổ và núi Rồng, phía Tây có núi Phượng, phía Tây Bắc có núi Voi, đặc sắc nhất là phía Bắc lại có núi Rồng nữa, nhấp nhô uốn khúc há miệng phun hòn ngọc lửa bên bờ sông Mã trong xanh. Tại đây, quan lại đô hộ Nhà Đường vào thế kỉ thứ IX và máy bay Hoa Kì phá hoại vào thế kỷ XX từng ra sức triệt phá Rồng thiêng của nước Việt nhưng họ đã thất bại nặng nề. Muốn ngắm nhìn toàn cảnh Thành Phố trong ánh xuân xanh tươi hay dưới hoàng hôn vàng thắm, du khách có thể dễ dàng đi lên đỉnh núi Mật, nơi mà cách nay 62 năm cờ đỏ sao vàng Cách mạng tháng Tám tung bay trước gió; trong hang đá núi nay người ta vẫn còn nhặt được những lưỡi rìu đá thời nguyên thủy và những đồng tiền ngũ thù thời Công nguyên.
    Cách ngày nay trên 200 năm, vua Gia Long hạ chiếu chỉ tiến hành xây dựng thành trấn lị sở Thanh Hóa. Ngài đã cử đến đây những viên quan giỏi nhất của triều đại, trong số đó có Hiệp trấn Lê Quang Định, tướng chỉ huy, nhà Nho, người quản trị, thi gia và hoạ sĩ trứ danh. Chính ông đã mô tả trấn thành những năm đầu tiên, những đường đi lối lại, chợ búa, dinh thự, doanh trại và làng mạc cùng là sông nước với những truyền thuyết và thơ ca. Ông rất ngạc nhiên vì ở chợ Cốc có thịt bò bán suốt ngày.
    Sau đấy 120 năm, một người Pháp thực dân tên là Charles Robequin viết lại những quan sát về thị xã Thanh Hóa trong một luận văn tiến sĩ của mình, ông đặc biệt tán thưởng chất lượng các đồ gốm sành màu tím ngắt hoặc màu da lươn vàng ươm ở Lò Chum Bến Ngự chất đầy lên các con thuyền mành và thuyền đinh, mỗi năm có sản lượng 1.500 tấn và xuất khẩu ít nhất 270 tấn ra thị trường Bắc Bộ.
    Bây giờ thành phố Thanh Hóa rất nổi tiếng bởi là nơi cung ứng hàng trăm mặt hàng đá ốp lát có hàm lượng si-lic cao với nhiều màu sắc tuyệt vời. Địa điểm mỏ đá danh tiếng nhất là núi Nhồi chỉ cách trung tâm thành phố có 3 cây số. Đá ở đây gọi là đá Thanh (cũng như quế Thanh một dược phẩm) là thổ sản quí giá được phát hiện từ thế kỉ V từng đem sang Trunng Quốc làm khánh "âm thanh trong trẻo vang xa mấy dặm, màu sắc nhẹ nhàng như khói mây", như vậy đá ấy đồng chất gần như tuyệt đối làm nên một thứ nhạc cụ vào hạng cầu kì bậc nhất. Đá dăm núi Nhồi phủ từ đỉnh 115 mét trở xuống chứng cứ cho công trường đá cổ 1.500 năm, đá thành phẩm hạ sơn xuất khẩu đi năm châu bốn biển. Trên núi còn lại một cột đá tượng hình người đàn bà trông chồng cao tới mười mấy mét nhìn về phía chân mây mặt biển, nơi đó những người đàn ông xứ Thanh từ giã vợ con hàng xóm đi dựng nước và mở nước hết đời này sang đời khác.
    Dưới chân núi Nhồi, thuyền vận tải đổ trên dòng sông Nhuệ thông sang sông Lễ, hay sông Nấp, hay kênh Vây, tức sông Mã Bà do Trần Thủ Độ người sáng lập nhà Trần khi quản trị phủ lộ Thanh Hóa đã cho đào vào năm 1248. Con sông này tới núi Rồng, núi Hổ thì có một xi-phông nông giang do Pháp làm năm 1925 chui qua. Rồi sông chảy quanh chân núi Ngọc Nữ, vua Lê Thần Tông hồi thế kỉ XVII đã làm một bài thơ nôm miêu tả núi này mà dân gian còn nhớ bởi có câu hơi ẫm ờ: Xuân Thu đã mấy?Có chồng chưa? sông chảy tiếp tới cầu Bố Vệ, sở dĩ có tên vì nơi đây trong cuộc kháng chiến chống quân Mông Cổ lần thứ hai, tướng sĩ Nhà Trần bố trí trận địa bảo vệ, một trận kịch chiến ác liệt đã diễn ra làm chậm bước hành tiến của 50 vạn lính Toa Đô cuối năm 1285. Ngày nay hàng nghìn xe cộ hiện đại qua lại suốt ngày trên cầu Bố theo Quốc lộ 1A ra Bắc vào Nam soi bóng xuống lòng sông Mã Bà chính là soi xuống dòng nước xưa kia từng nhuộm đỏ máu đội quân xâm lược mạnh nhất thế giới và máu những chiến binh chống xâm lược giỏi nhất thế giới hồi thế kỷ XIII. Bố Vệ cũng là nơi quê nhà của Hoàng thái hậu Nguyễn Thị Anh, con dâu Đức Thái Tổ Cao Hoàng đế Lê Lợi, bà là người phụ nữ làm vua thực sự cầm quyền lâu nhất Việt Nam, suốt 10 năm 11 tháng tròn (đầu năm 1443 - hết năm 1453) nơi đây còn là chúa Trịnh Kiểm đã tìm thấy và tôn vua Lê Anh tông lên ngôi 1556, dân gian gọi vua này là Chúa Chổm. Vì vậy vua Gia Long đã chuyển thái miếu Nhà Lê về trên bờ sông Mã Bà này vào năm 1804 để hàng năm cúng tế. Xuyên qua hai làng Quảng Xá và Tạnh Xá có hai cầu Anh và cầu Em do hai ông tiến sĩ triều Lê trong làng xây dựng. Sông Mã Bà chia làm hai dòng, một chảy ra Lễ Môn (do sông Mã Bà còn gọi là sông Lễ), và một qua Phú Cốc chảy lên làng Hạc. Đoạn từ Phú Cốc trở đi sông được nắn thẳng do một chiếu chỉ của vua Minh Mạng trong năm 1831 đã ra lệnh đào một con kênh chảy ra sông Mã. Đoạn này có Bến Ngự và Lò Chum với những đò gốm danh tiếng mà người Pháp Robequin nọ đã cất công ghi chép. Về nguồn gốc các lò gốm này hiện có hai thuyết ngược nhau: Một là từ Bát Tràng chuyển vào Lò Chum, hai là từ Lò Chum chuyển ra Bát Tràng làm ăn vào khoảng đầu thế kỉ XV khi mà nghĩa quân Lam Sơn quyết định chọn thủ đô Thăng Long làm thủ đô Đông Kinh. Đoạn sông từ Phú Cốc trở đi gọi là sông Thọ, lại bắt gặp Quốc lộ 1A ở cầu Hạc nơi mà 5 trong số 8 chiến sĩ Cần Vương bị bắt khi đánh thẳng vào thành Tỉnh lúc đó bị quân Pháp chiếm đóng, đã tựu nghĩa năm 1886, sông Thọ cắt đường sắt xuyên Việt bằng chiếc cầu đen, đi ra cánh đồng thôn Định Hương (bấy lâu vẫn gọi là Đình Hương) thuộc xã Đông Cương, sau đó đi lên cánh đồng giáp Mân Trung dưới chân núi Sơn Viện (tức núi Phượng) thì kết thúc, bèn bị gọi là sông Chìm. Từ đoạn cuối của sông Thọ đi về Nam là một dẫy hồ lớn nhỏ, đường sắt xuyên Việt chạy qua loạt hồ này, thiết lập nhà ga Thanh Hóa trên bờ hồ, hồ lớn nhất còn gọi là hồ Lâm Nghiệp do hồ ấy tập kết các lâm sản chuyển về từ các cửa rừng trên sông Chu sông mã đi vào sông Thọ mà đến. Ở đây có khu công nghiệp Tây Ga. Hồ lâm nghiệp bị cắt ngang bởi Quốc lộ 45, lại bị cắt ngang bởi một xi-phông nông giang Bái Thượng nữa, chấm dứt ở cánh đồng làng Nấp nơi gặp lại sông Mã Bà là hết một vòng ôm trọn thành phố Thanh Hóa cũ.
    Hiện tại thành phố Thanh Hóa đã mở rộng ra Bắc vượt qua sông Mã, về Đông quá cảng Lễ Môn đến bến đò Đại thuộc xã Quảng Hưng, vào Nam sát Lưu Vệ nay là thị trấn của huyện Quảng Xương trên Quốc lộ 1A, và núi Kim Đồng (cũng gọi là núi Voi) như một hòn non bộ khổng lồ là am đọc sách của trạng nguyên Trịnh Tuệ thời Lê, trên Tỉnh lộ Thanh Hóa - Nông Cống tức đường 25B nổi tiếng trong kháng chiến chống Mĩ, tất cả gồm 57,58 Km2. Vùng Nam thành phố được dùng cho khu trung tâm y tế và khu trung tâm đại học và cao đẳng. Từ đây sẽ có một đường vành đai một chiều vòng hướng Đông ra Bắc xuyên qua sân bay Lai Thành trong dự án đã duyệt, vượt Quốc lộ 45 Thanh Hóa - Sầm Sơn đi lên khu đô thị Đông Hải, qua sông Mã bằng cầu Ái Sơn đang được giải phóng mặt bằng. Bên mé phải tức mặt Đông con đường này là khu công nghiệp Lễ Môn và cảng sông Lễ Môn trên sông Mã. Từ Đông Hải sẽ có con đường xuyên Bắc Nam đi qua sông Thọ, qua làng Nam Ngạn, bên mé phải mặt Bắc là tượng đài Nam Ngạn chiến thắng, chùa Mật Đa cổ kính và nghĩa trang liệt sĩ tỉnh Thanh Hóa trên đất phường Nam Ngạn, qua đầu Nam cầu Hoàng Long, gặp Quốc lộ 1A dưới chân đồi Quyết Thắng để đi ra Hà Nội. Đại lộ xuyên Đông Tây rộng 75 mét có 6 làn xe chạy một chiều. Từ đây đi ra theo Quốc lộ 1A một đoạn ngắn sẽ đến cầu Hàm Rồng, chiếc cầu lừng lẫy này dài chưa đầy một trăm mét mà Mĩ phải tốn 25 vạn tấn bom đạn và 117 máy bay cường kích lẫn tiêm kích các loại để đánh sập vào tháng 8 năm 1972. Bên mé phải mặt Tây Quốc lộ 1A từ cầu Hàm Rồng, đưới chân động Long Quang đầu Long Hạm cho đến hết thân rồng lớn quặt vào làng Đông Sơn ra hết đuôi rồng ở làng Giàng là toàn hết khu công viên sinh thái Hàm Rồng rộng 300 ha rợp bóng thông xanh biếc trên đất phường Hàm Rồng, xã Đông Cương và xã Thiệu Dương. Trong động Long Quang có thơ đề của vua Lê Thánh tông và của vua Lê Hiến tông. Bài thơ của vua Lê Hiến tông có câu giá mà ta ở thời khai thiên lập địa định ra ngày và đêm thì ta cho chiếu sáng bằng đèn đuốc trên khắp sông cùng núi. Ngày nay đang xây dựng Công viên Hàm Rồng chính là làm cái việc vua Lê mong ước ấy. Một ngày nào đó, du khách sẽ uống café bên cầu Hàm Rồng tưởng tượng ra những nhà bè ca trù của các nữ nghệ nhân tỉnh Thanh danh tiếng, nhớ lại chiếc cầu treo như chiếc lược khổng lồ, ngâm câu thơ Tản Đà Hàm Rồng nay lại qua Thanh, dưới cầu nước biếc in hình thi nhân, hình dung ra 8 năm chiến đấu ác liệt của quân và dân Thanh Hóa bảo vệ cầu cũng là bảo đảm giao thông không hề bị gián đoạn, cũng tức là luôn luôn có phà, cầu phao và cầu đường sắt dã chiến tại đây; hoặc nếu muốn thì du khách sẽ xuống thuyền bằng bến ca-nô đi qua làng Nguyệt Viên có 16 ông nghè và 2 ông trạng, xuôi cửa Hới đến Sầm Sơn, hay đi lên mạn ngược qua Bàn A Sơn, ghé thăm núi Đọ, lên Thọ Xuân thăm Lam kinh, xem đập Bái Thượng mua Quế Thanh Trịnh Vạn, hay lên Bồng Báo Cổ để sang Thành Nhà Hồ; hoặc du khách có thể đi lối Ngã Ba Bông xuôi xuống kênh Nga để đi vào động Từ Thức đến cửa Thần Phù rồi trở về Hàm Rồng theo đường kênh Gie và kênh Soán như nhà văn Nguyễn Tuân đã viết. Mỗi một tour du lịch ấy chỉ mất một hai ngày lênh đênh trên sông nước thưởng thức chín thứ rượu ngon của đất thang quận với toàn những thức tiến vua như hến Giàng, dê Bồng, sâm Báo, vịt Trạc Nhật, mắm tép Hà Trung, gỏi nhệch Nga Sơn và Phi Cầu Sài. Trọn vùng châu thổ xứ Thanh chưa một nơi nào bị ô nhiễm cả.
    Cuối cùng du khách trở về giữa lòng thành phố bằng đường Bà Triệu hoặc đường Trần Hưng Đạo đều được. Đi đường Bà Triệu tức là sẽ theo Quốc lộ 1A xuyên qua thành phố nơi buôn bán sầm uất, rẽ tay phải sẽ đến nhà Ga Thanh Hóa. Đi đường Trần Hưng Đạo sẽ đến Nhà Bảo Tàng Tỉnh trên đất trường thi hương thời Nhà Nguyễn. Cả hai đường đều đổ vào Đại lộ Lê Lợi chính giữa thành phố theo hướng Đông Tây. Hai bên đại lộ dài 3 km hầu hết xây dựng các công sở, cơ quan hoặc các công trình công cộng của Tỉnh. Tại số 6 - Đại lộ Lê Lợi, thuộc phường Điện Biên là nơi Hồ Chủ Tịch lần đầu tiên về thăm Thanh Hoá năm 1947 đã nói chuyện đông đảo với nhân dân thành phố. Đường lớn hướng Bắc - Nam cắt qua chỗ Bác Hồ nói chuyện ấy là phố Lê Hoàn tấp nập đông vui có nhiều cửa hàng vàng bạc và đá quý. Thành phố có 4 bến xe Đông, Tây, Nam, Bắc sẵn sàng chở du khách đi bốn phương tám hướng, chẳng hạn đi vào vườn Quốc gia Bến En, mua chè, cà phê và cao su ở hai huyện Như Thanh và Như Xuân, vào cửa Bạng mua cá thu xanh và nước mắm Hải Thanh, hay đi sang Lào theo ngả Na Mèo mua gỗ tứ thiết. Trung tâm thành phố gồm các phường Lam Sơn, Ba Đình, Ngọc Trạo, Điện Biên, Đông Vệ và Trường Thi có vô số hàng quán phục vụ suốt ngày đêm và hàng chục khách sạn lớn nhỏ với đầy đủ tiện nghi hiện đại. Món quà của riêng thành phố mà người đi qua kẻ đi lại ai cũng mua đem đi hay chính người thành phố dùng để biếu tặng bà con bè bạn khắp nơi hiện nay là nem quả. Món ăn thức dùng ở thành phố đủ cả các nguồn đồng bằng, duyên hải và sơn lâm. Nhiệt độ (các số liệu trung bình hàng năm); 23oc; độ ẩm 83%; lượng mưa 1.700mm và đổ xuống 143 ngày trong năm, bắt đầu từ tháng 6 cho đến tháng 10; trong các tháng Giêng và Hai âm lịch còn có 43 ngày mưa xuân. Dự định sau năm 2010, thành phố Thanh Hóa sẽ rộng gấp đôi hiện nay, tức khoảng 120.000 ha, liền với thị xã du lịch Sầm Sơn, lúc đó đến với thành phố cũng có nghĩa đi tắm biển vậy.
    Du khách sẽ nhớ, thành phố Thanh Hóa - một nơi cực kỳ cổ xưa, đã bắt đầu hiện đại - náo nhiệt ở trung tâm còn mênh mông ở xung quanh, một nơi chưa hề ô nhiễm về công nghiệp, và một nơi hết sức phong phú dồi dào về thổ sản nông, lâm, thuỷ hải nghiệp, người Thanh Hóa như sử sách từng nói "quật cường và thích thảng" rất thích kết bạn hào tráng tứ xứ mười phương.
    Cửu Chân quận nhân !
  3. vangtrangkhoc68

    vangtrangkhoc68 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    22/11/2006
    Bài viết:
    2.035
    Đã được thích:
    0
    Thanh Hoà: NhiĂ?u hoàt 'Ặng mư?ng l. hTi 100 nfm du l
    TTO - L. hTi 100 nfm Du li nhiều chương trĂnh vfn hĂa - ngh? thuật 'ặc sắc, m>i lạ như: "Festival trĂ di.n dĂn gian", "L. hTi BĂnh dĂy", "HoĂi ni?m Sầm Sơn"...
    Trong thời gian l. hTi, du khĂch sẽ 'ược hĂa mĂnh vĂo khĂng khĂ tươi trẻ của hTi trại Thanh niĂn, sinh viĂn cĂc dĂn tTc trong "ĐĂm hTi tĂnh bifn", 'ược mua sắm hĂng hoĂ, kĂ kết cĂc hợp '"ng trong "HTi chợ Thương mại - CĂng nghi?p - Du li sự tham gia của cĂc 'oĂn ngh? thuật dĂn gian 'ến từ cĂc t?nh: PhĂ Thọ, Ninh BĂnh, Thừa ThiĂn - Huế. RiĂng Thanh HoĂ cĂ 4 'oĂn ngh? thuật dĂn gian tham gia g"m: ĐoĂn ngh? thuật huy?n Thọ XuĂn, 'oĂn huy?n YĂn Đi hơn 1.000 ĐVTN trong vĂ ngoĂi t?nh cĂng cĂc ca sĩ chuyĂn vĂ khĂng chuyĂn thực hi?n, 'ược t. chức trĂn dải nĂi Trường L? v>i tĂm 'ifm lĂ hĂn Tr'ng MĂi - bifu trưng của du li cĂc nhĂn vật mang dấu ấn li h? th'ng Ăm thanh, Ănh sĂng hi?n 'ại, hoĂnh trĂng di.n ra vĂo t'i 1-5 trĂn sĂn khấu chĂnh của l. hTi. Chương trĂnh v>i sự gĂp mặt của cĂc ca sĩ 'ang 'ược nhiều người yĂu thĂch v>i những tĂnh khĂc vượt thời gian như: Xa khơi, Chuy?n tĂnh của bifn, TĂnh ta bifn bạc rừng xanhâ?
    Trong tiếng sĂng bifn rĂ rĂo cĂng v>i Ăm hưYng du dương, trầm b.ng của cĂc ca sĩ, du khĂch sẽ 'ược tận mắt ngắm nhĂn thĂnh ph' trĂn bifn vĂ những 'ợt sĂng lung linh huyền ảo của 'Ăm hTi hoa 'fng trĂn bĂi bifn Sầm Sơn - mTt trong những bĂi bifn 'ẹp nhất nư>c ta
  4. hausutuhadong

    hausutuhadong Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    08/03/2006
    Bài viết:
    132
    Đã được thích:
    0
    Em cảm ơn nhiều nha !
    Nói vậy chứ là người Thanh Hoá nhưng em chưa biết gì về những chiến tích anh hùng của Thanh Hoá đâu.
    Học lịch sử cũng đâu có ai nói về những chiến tích này đâu.
    Còn có nhiều nữa thì gửi đi mọi người ơi.
    "Thanh Hoá Anh Hùng"
  5. thangit1911

    thangit1911 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    19/04/2007
    Bài viết:
    558
    Đã được thích:
    0
    Nhiều khi muốn nhìn quê " choa" cái qua google earth cái mà chạnh hết cả lòng vì quá mờ. Bác nào có cái ảnh về TH ko ( chup từ trên cao ấy) cho em nghía với.......
  6. MiG17Fresco

    MiG17Fresco Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    01/03/2007
    Bài viết:
    179
    Đã được thích:
    0
    [​IMG]
    [​IMG]
    [​IMG]
    [​IMG]
    Tại sao lại vắng ngắt thế này nhỉ ?
    Người Cửu Chân
  7. bankemsocola

    bankemsocola Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    20/10/2006
    Bài viết:
    3.773
    Đã được thích:
    1
    Mấy cái ảnh trên chắc là bác chụp sáng mùng 1 tết hay sao mà vắng ngắt thế?
  8. bankemsocola

    bankemsocola Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    20/10/2006
    Bài viết:
    3.773
    Đã được thích:
    1
    công viên chưa phá nè.Nhà vàng Kim Chung còn chưa xây , bờ hồ còn chưa phá.mấy ảnh này bác chụp cách đây phải 3,4 năm rồi.
  9. MiG17Fresco

    MiG17Fresco Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    01/03/2007
    Bài viết:
    179
    Đã được thích:
    0
    [​IMG]
    Sương sớm.
    [​IMG]
    Chiều tàn
    [​IMG]
    Đêm hè
    Người Cửu Chân
    Được MiG17Fresco sửa chữa / chuyển vào 21:17 ngày 19/05/2007
  10. MrPrince

    MrPrince Moderator Staff Member

    Tham gia ngày:
    01/01/2006
    Bài viết:
    8.629
    Đã được thích:
    10
    Ảnh của bác MIG đẹp quá .... ôi Thanh Hóa quê ta ...

Chia sẻ trang này