1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Xuân Diệu - nhà thơ của xứ nước mắm Gò "Bầu"

Chủ đề trong 'Bình Định' bởi DeNhatKhao, 09/11/2004.

  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
  1. DeNhatKhao

    DeNhatKhao Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    13/01/2002
    Bài viết:
    195
    Đã được thích:
    0
    Xuân Diệu - nhà thơ của xứ nước mắm Gò "Bầu"

    Ngô Xuân Diệu sinh ngày 2.2.1916 tại Gò Bồi xã Tùng Giản, huyện Tuy Phước, tỉnh Bình Định. Đã học ở Qui Nhơn, trường Bưởi (Hà Nội), Quốc học (Huế).

    Ông từng dạy ở Tư thục Thăng Long (1938) làm Tham tá Thương chính Mỹ Tho (đến 1943), tham gia mặt trận ********* từ 1945, rồi Văn hóa cứu quốc, ủy viên chấp hành Hội Nhà văn Việt Nam các khóa 1, 2 và 3, Viện sĩ nước ngoài Viện Hàn lâm Cộng hòa dân chủ Đức (cũ). Viết về cuộc đời và sự nghiệp của Xuân Diệu trong vòng một nghìn chữ, quả là bắt voi bỏ rọ !

    Hơn năm mươi tác phẩm, nửa thế kỷ sáng tạo, cả một cuộc đời phong phú, sống sôi nổi, chân thành, thủy chung, rất mực với đời.

    Hãy để cho tôi được giã từ
    Vẫy chào cõi thực để vào hư
    Trong hơi thở chót dâng trời đất
    Cũng vẫn si tình đến ngất ngư
    (Không đề)

    Năm 1935, Xuân Diệu mới có thơ đăng ở báo Phong Hóa, nhưng anh đã sớm trở thành chủ tướng của phong trào "Thơ mới" với tứ mới, cảm xúc mới, ngôn từ mới, phong độ mới. "Xuân Diệu mới nhất trong các nhà thơ mới" (Hoài Thanh) với những rung động tinh vi trong tình cảm, trước cuộc đời, và trước thiên nhiên tạo vật, nhưng lại mang trong tâm hồn một phần hương xưa của đất nước, cho nên được thế hệ đương thời và các thế hệ nối tiếp hoan nghênh, yêu mến, "nhập tâm". Thơ tình của Xuân Diệu là thơ tình, cố nhiên, nhưng thông qua tình yêu, tác giả truyền cảm xúc sâu thẳm về cuộc sống, về đời người. Bất cứ bài thơ tình nào của Xuân Diệu cũng mang theo nó âm hưởng, cộng hưởng của cuộc đời. Đọc xong một bài thơ tình của Xuân Diệu, ta thấy yêu người yêu của ta đến thế, yêu tình yêu đến thế, yêu cuộc đời đến thế. Thơ tình của Xuân Diệu ngẫm cho kỹ là bài ca sự sống, dần dần chúng ta hiểu thấu điều này.

    Xuân Diệu từng chủ trương "thơ của người", đào sâu vào cái vốn nhân bản của con người chứ không phải đi tìm cái lạ, thậm chí quái lạ. Thơ có thể khai thác tiềm thức như là một phần vốn của con người, nhưng không thể nào lấy tiềm thức làm chủ lưu trong cảm xúc. Có một nhà phê bình phân tích khá sâu "niềm khát khao giao cảm với đời" trong thơ Xuân Diệu. Cũng chính vì thế mà Xuân Diệu đi vào cách mạng (từ 1943) một cách say sưa hào hứng vì cách mạng là "sự giao cảm của hàng vạn, hàng triệu người". Ngay những ngày đầu của Cách mạng tháng Tám, Xuân Diệu đã sáng tác hai bản trường ca ca ngợi cách mạng, ca ngợi nhân dân đứng lên đổi đời, làm lại đất nước. Ngọn quốc kỳ và Hội nghị non sông, hai tráng ca ấy là "chứng minh thư đỏ" của Xuân Diệu đi vào cuộc đời cách mạng. Trong 40 năm Xuân Diệu cũng đã làm thơ châm biếm, đả kích bọn "Việt cách", "Việt quốc " phá rối. Có lần anh cầm đầu một cuộc biểu tình "phản biểu tình", suýt bị bọn chúng bắt cóc (để về giam trong hắc điếm) nhưng đã được đồng bào bảo vệ.

    Rồi anh "dấn thân" như các bạn đồng nghiệp khác, vào hai cuộc kháng chiến trường kỳ, sống cuộc đời gian lao, vất vả và oanh liệt của nhân dân khắp các nẻo đường đất nước, ngày càng thấm sâu tình nghĩa đồng bào, tình nhà, nợ nước :

    Tôi cùng xương thịt với nhân dân tôi,
    Cùng đổ mồ hôi, cùng sôi giọt máu,
    Tôi sống với cuộc đời chiến đấu
    Của triệu người yêu dấu, gian lao "
    (Những đêm hành quân)

    Qua cuộc sống chiến đấu, anh khám phá lại một chân lý, một triết lý giản đơn mà biết bao sâu sắc :

    Sự sống chẳng bao giờ chán nản.
    ...Giọt máu ta rơi, đường ta dính liền Nam Bắc
    ...Chúng ta yêu sự sống bền dai, vĩnh viễn, bao la !
    Nhất định chúng ta gìn giữ nhóm nhen sự sống;
    Vẫn cứ hoa nở, chim kêu, cuộc đời ***g lộng

    Và tình quê hương của anh - trên cơ sở lòng yêu nước nồng nàn - càng về cuối đời càng thiết tha, da diết.

    Đêm ngủ ở Tuy Phước là để mà không ngủ
    Thức với quê hương như vậy đã vừa đâu
    Nguyện thơ tôi còn được thức mai sau
    Với Tổ quốc, ngày nào còn đất nước!
    (Tuy Phước, tỉnh Bình Định, là quê ngoại của Xuân Diệu)

    Và đây là tấm lòng của anh đối với miền Nam yêu mến :

    Tôi muốn đi thăm mỗi làng, mỗi nhà
    Mỗi hàng rào bông bụt của miền Nam ta
    Tôi muốn đến nghiêng đầu chào thương mỗi má
    Thăm mỗi sợi tóc sương trên trán mỗi mẹ già
    Tôi muốn đến nghiêng đầu chào thương mỗi má
    Cất tiếng đáp "muôn năm " mỗi tiếng gọi của sơn hà
    (Tôi muốn đi thăm khắp cả miền Nam)

    Nguồn cảm hứng dồi dào của Xuân Diệu chảy liền mạch trong nỗi niềm Riêng chung một cách tròn đầy, biện chứng. Tiếp theo Thơ thơ, Gửi hương cho gió, Trường ca, Ngọn quốc kỳ, Hội nghị non sông là một loạt tập thơ chan chứa tình đời, ấm hơi thở của cuộc sống, lắng sâu tâm hồn : Dưới sao vàng, Sáng, Mẹ con, Ngôi sao, Riêng Chung, Mũi Cà Mau, Cầm tay, Một khối hồng, Hai đợt sóng, Tôi giàu đôi mắt, Hồn tôi đôi cánh, Thanh ca. Trong di cảo của anh còn 400 bài thơ tình ch­a đăng báo, chưa in sách. Xuân Diệu còn là tác giả của Phấn thông vàng, tập truyện ngắn trữ tình nổi tiếng, văn rất thơ, cái chất thơ của cuộc đời.

    Nhưng Xuân Diệu không chỉ là "hoàng tử thơ" mà còn là một nhà nghiên cứu văn học sâu sắc, một nhà phê bình tinh tế, một nhà lý luận văn học độc đáo. Bộ sách dày hai tập Các nhà thơ cổ điển Việt Nam là một công trình đồ sộ về truyền thống thơ ca nước nhà. Có nhà lãnh đạo đã nói "Một mình Xuân Diệu là cả một viện văn học". Những khám phá, những phân tích của anh về các nhà thơ cổ điển cũng đã trở thành những nhận định "cổ điển". Xuân Diệu còn nhiều sách bình luận thơ ca : Thanh niên với quốc văn, Tiếng thơ, Ba thi hào dân tộc, Phê bình và giới thiệu thơ, Trò chuyện với các bạn làm thơ trẻ, Dao có mài mới sắc, Cây đời mãi mãi xanh tuổi, Mài sắt nên kim, Lượng thông tin và những kỹ sư tâm hồn ấy, Công việc làm thơ... Anh còn dịch và giới thiệu nhiều nhà thơ thế giới : Nadim Hitkmet, Maiakopxki, Dimitrova, Nicola Ghiden; Ba nhà thơ Bungari.

    Xuân Diệu rất ưu ái dìu dắt các nhà thơ trẻ, xem các bài thơ đầu tay của anh em, phân tích về tứ về lời, san sẻ kinh nghiệm làm thơ rất tỉ mỉ, chu đáo. Cả một thế hệ nhà thơ như Nguyễn Đức Mậu, Hoàng Nhuận Cầm, v.v...đã gặp nơi Xuân Diệu một bậc đàn anh dày dặn tay nghề, một người thầy có con mắt xanh, biết phát hiện tài năng trẻ và biết khơi nguồn sáng tác. Đặc biệt, Trần Đăng Khoa được Xuân Diệu chăm sóc và giới thiệu kỹ càng trong nước và ngoài nước. Không phải ngẫu nhiên mà ngày Xuân Diệu qua đời, một tiểu đội nhà thơ trẻ đã xúc động khiêng linh cữu của nhà thơ đưa ông về nơi an nghỉ cuối cùng.

    Xuân Diệu đích thực là một nhà văn hoá uyên bác, nhà thơ lớn của tình đời, của tình đất nước, một trong những nhà thơ hàng đầu của nước ta ở thế kỷ 20 này. Công chúng văn học nhiều nước cũng đã được thưởng thức thơ anh qua những bản dịch công phu của những tấm lòng tri kỷ.

    HUY CẬN
  2. mien_gio_chuong

    mien_gio_chuong Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    17/09/2004
    Bài viết:
    75
    Đã được thích:
    0
    đính chính chút nha bác DE. Gò bồi là địa danh, ngày xưa được kêu tên là "bến vạn Gò Bồi", thôn tùng giản Xã Phước Hoà Huyện Tuy Phước - Tỉnh Bình Định
    Mẹ ông là người Bình Định tên Nguyễn thị Hiệp, quên quán đúng nơi ông sinh ra, Ba ông là Ngô Xuân Thọ, là nhà giáo vào đất bình định dạy học.
    nên có tuyển tập thơ của các nhà thơ Bình Định lấy tựa như sau "Gò Bồi quê mẹ" ý muốn viết tập thơ này để tưởng nhớ đến ông. nhà ông nằm ngay trước bến vạn Gò Bồi, nay được xây dựng làm nhà tưởng niệm ông, nơi trưóc kia là một bến cảng lớn giao thương tấp nập của các thương thuyền về đây để mua mắm, muối gạo và các mặt hàng nông sản khác để đưa vào nam ra bắc.
  3. DeNhatKhao

    DeNhatKhao Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    13/01/2002
    Bài viết:
    195
    Đã được thích:
    0
    He he anh này chả piết gì cả: người quê Bình Định gọi Gò Bồi là Gò Bầu. Ha ha
    Đọc thêm ở đây:
    http://www.vietnamnetweb.net/forum35/viewtopic.php?t=551
  4. mien_gio_chuong

    mien_gio_chuong Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    17/09/2004
    Bài viết:
    75
    Đã được thích:
    0
    cha nậu DE này nói bậy quá, viết tiểu sử của ngừ ta mà viết theo tiếng nẫu sao được, có bài thơ tình nào hay hay của XD không? chỉ giáo cho tui chút, để tạng cho con bò tương lai
  5. DeNhatKhao

    DeNhatKhao Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    13/01/2002
    Bài viết:
    195
    Đã được thích:
    0
    Biển
    Xuân Diệu
    Anh không xứng làm biển xanh
    Nhưng anh muốn em là bờ cát trắng
    Bờ cát dài phẳng lặng
    Soi ánh nắng pha lê...
    Bờ đẹp đẽ cát vàng
    -Thoai thoải hàng thông đứng-
    Như lặng lẽ mơ màng
    Suốt ngàn năm bên sóng...
    Anh xin làm sóng biếc
    Hôn mãi cát vàng em
    Hôn thật khẽ,thật êm
    Hôn êm đềm mãi mãi
    Ðã hôn rồi, hôn lại
    Cho đến mãi muôn đời
    Ðến tan cả đất trời
    Anh mới thôi dào dạt...
    Cũng có khi ào ạt
    Như nghiền nát bờ em
    Là lúc triều yêu mến
    Ngập bến của ngày đêm
    Anh không xứng là biển xanh
    Nhưng cũng xin làm biển biếc
    Ðể hát mãi bên gành
    Một tình chung không hết,
    Ðể những khi bọt tung trắng xóa
    Và gió về bay tỏa nơi nơi
    Như hôn mãi ngàn năm không thỏa,
    Bởi yêu bờ lắm lắm em ơì!

Chia sẻ trang này