1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Xuân mới Bảo Ninh

Chủ đề trong 'Quảng Bình' bởi KienGiangriver, 26/03/2005.

  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
  1. KienGiangriver

    KienGiangriver Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    07/02/2005
    Bài viết:
    42
    Đã được thích:
    0
    Xuân mới Bảo Ninh

    Xuân mới Bảo Ninh ​

    [​IMG]

    Cứ mỗi dịp Tết, người dân Quảng Bình lại hò nhau lên những triền núi đá vùng thượng nguồn sông Gianh để tìm những cành mai núi phơn phớt sắc vàng cắm trong nhà lấy hên. Đầu năm con Gà này, sắc mai núi hàm chứa sự ấm no, đầy đủ bùng lên ngút mắt ở Khu du lịch cao cấp SUNSPA RESORT nằm bên làng Bảo Ninh, ngay cửa biển Nhật Lệ. Ngắm mai vàng, người Đồng Hới bảo: Lâu lắm rồi, dân Bảo Ninh mới được ăn cái Tết thật to. Nhìn Khu du lịch mới tinh khôi, dân Quảng Bình gật gù thán phục kể cho nhau nghe câu chuyện về người chủ là anh Hoài ?othợ may? đã vượt qua mọi gian nan, khổ ải để gây dựng nên doanh nghiệp tên tuổi. Thế mới biết, ở miền cát nóng này, con người ta không chỉ ?osống để tồn tại? mà còn đứng dậy, vươn lên để ?osống có ích cho đời?...



    ?oRũ cát? đứng lên
    Các doanh nghiệp Quảng Bình thường bảo nhau: Nếu ai đó lập diễn đàn bàn chuyện tựa như ?ovượt khó lập nghiệp? thì chắc Võ Minh Hoài sẽ là một trong những người đầu tiên được tham dự. Mới nghe, nhiều người sẽ không tin bởi ở vùng ?otoàn những cát là cát? này, chuyện lạ có chăng chỉ là ?ohậu chiến?, phá rừng hay ?omảnh đời bất hạnh?... Thế nhưng, câu chuyện về ?ohành trình gian nan? bước tới thành công của anh Hoài lại là sự thật.
    Những ngày cuối năm 2004, tôi về làng biển Quảng Xuân thăm anh Nguyễn Văn Mỵ (người được ************* Trần Đức Lương gửi thư khen vì thành tích cứu hộ, cứu nạn cho ngư dân trên biển và cũng là người được ?ođổi đời? nhờ đợt vận động tài trợ của Báo Đầu tư) và tình cờ được nghe người dân làng biển lan man về anh Hoài. Lâu lắm rồi, trong ký ức của những người già làng biển vẫn giữ nguyên hình ảnh anh *****ài gầy nhẳng, đen nhẻm như cục than, suốt năm suốt tháng chạy đôn chạy đáo lo miếng ăn. Thế nhưng, trong khi những người bạn cùng trang lứa cắm mặt vào công việc ?othuyền và biển? thì Hoài lại nung nấu: ?oPhải làm điều gì đó khác với mọi người? và quyết định... đi buôn. Câu chuyện đi buôn của Hoài kể bây giờ nghe quá đỗi bình thường, bởi trong thời đổi mới này, việc ?onhà nhà đi buôn, người người đi buôn? đã trở thành tất yếu, cốt sao đừng buôn lậu, vi phạm pháp luật Nhà nước là được. Thế nhưng, thời điểm anh Hoài của làng biển Quảng Xuân đi buôn thì phải chui lủi, thậm thà thậm thụt... như thể làm chuyện phi pháp. Mà quả thật, việc đi buôn thời bao cấp, dẫu chỉ là mua hàng chỗ này sang chỗ khác bán để hưởng ?ochênh lệch giá? thì cũng là chuyện ?okhông chấp nhận được?. Thế nên cả Hoài và gia đình bị cô lập, đàm tiếu. Ở nhà không sao, có việc ra đường là cắm mặt, lùi lũi đếm bước chân in hằn trên cát nóng để tránh những ánh mắt soi mói, nghi kỵ. Khổ ải nhưng Hoài vẫn cắn răng để sống, để nuôi cái gia đình gần chục miệng ăn với tâm niệm ?ongày mai đời sẽ khác?. Mà đúng là đời sáng lên thật, qua vài năm ?olăn lộn với thương trường?, Hoài có ít vốn mở cửa hàng may mặc. Dân làng cát ngạc nhiên: ?o*****ài rứa mà biết mần ăn? và lũ lượt kéo đến thử xem chàng ?ocon buôn phục thiện? thành công trong ?ođường kim mũi chỉ? đến chừng nào. Sự kỳ vọng của dân làng không uổng, bởi anh Hoài không chỉ khéo tay, đúng hẹn mà còn may rẻ, may đẹp và nhất là biết chiều khách. Công việc thuận lợi, Hoài tiếp tục ?odấn? thêm ?obước ngoặt?: lấy vợ. Thế nhưng, khi anh ?oHoài thợ may? sang nhà cô Loan đặt vấn đề ?ođi lại?, ông bố cô đã nguây nguẩy: ?oKhông gả cho con buôn?. Sự ?obất hợp tác? của ông thông gia chỉ được ?ohóa giải? nhờ sự can thiệp của bà con và nhất là tấm lòng thành thật của chàng thợ may. Có gia đình, những tưởng Hoài sẽ bằng lòng với việc ?othợ may làng?, nhưng ước mơ làm giàu vẫn cháy bỏng và anh quyết tâm ?ođột phá? vào lĩnh vực mới mẻ: xây dựng công trình.
    Đầu năm 1989, tỉnh Quảng Bình được tái lập, tổ hợp xây dựng nhỏ gồm 5 người do Vũ Minh Hoài làm chủ được hình thành. Tính toán đến ?othâm mắt, bạc tóc?, Hoài xung phong nhận ?onhiệm vụ đầu đời?: thi công đoạn phía bắc cầu Quán Hàu (km 688-689, Quốc lộ 1A) cho Công ty 494. Ngày đầu ?ora quân?, cái ?otổ hợp làm công? đã bị thiên nhiên cho ?oăn đòn?: đêm 1/9/1989, nhận địa bàn và dựng lán, chuẩn bị chui vào ngủ thì nước lũ ập đến cuốn phăng cái lán nhỏ bé xuống sông Nhật Lệ, vùi chôn hết đồ dùng, lương thực - thực phẩm... ?oTrong cơn hoạn nạn mới hiểu lòng nhau?, 5 người vượt qua bĩ cực nhờ sự giúp sức của gia đình, bè bạn và vượt qua khó khăn, hoàn thành công trình đầu tay. Năm 1991, tổ hợp xây dựng dần lớn mạnh với 40 công nhân và được nhận thi công đoạn đường từ bắc cầu Dài đến cầu Nam Thành (Đồng Hới). Tuy đã thành ?oông chủ?, nhưng Hoài vẫn cắm mặt vào công việc và hàng đêm ?oông chủ? lại cùng công nhân ken nhau ngủ vùi trên tấm sạp dưới gầm cầu Dài, trong tiếng xe cộ chạy ầm ầm trên đầu...
    Cho đến bây giờ, Võ Minh Hoài vẫn không thể quên nỗi vui mừng của thời điểm đầu tháng 6/1993, khi UBND tỉnh Quảng Bình cho phép tổ hợp xây dựng của mình được ?onâng cấp? thành Xí nghiệp Xây dựng công trình giao thông. Có ?onhãn mác? mới, Xí nghiệp dần quen với việc làm thầu phụ cho các công trình nhỏ lẻ và những công trình không có kế hoạch vốn. Là ?ovai phụ? nên qua hơn 1 năm phát triển, cơ ngơi của anh Hoài chỉ dừng ở 10 xe, máy cũ kỹ. Phải ?ođổi mới để phát triển?, Hoài xin ?onâng cấp? doanh nghiệp và ngày 11/11/1994, Công ty Xây dựng Tổng hợp Trường Thịnh ra đời. Dĩ nhiên, ngay khi ?othôi nôi?, Võ Minh Hoài đã áp dụng một loạt biện pháp ?ochỉnh trang?, xây dựng đội ngũ, đường hướng kinh doanh và vì vậy, đã gặt hái được nhiều thành công: năm 1995, vốn kinh doanh của Công ty là 16,508 tỷ đồng, năm 1999 con số này lên đến 41 tỷ đồng. ?oTừ năm 2000 đến năm 2004, Công ty xây dựng kế hoạch phát triển, thực hiện đa dạng hóa ngành nghề kinh doanh? - Giám đốc Võ Minh Hoài kể với tôi như vậy và nhấn mạnh: ?oVẫn phải chú trọng việc xây dựng công trình giao thông!?. Nói thì đơn giản, nhưng ít ai biết rằng: Để nâng cao năng lực, thực hiện tốt các dự án và đảm bảo tiến độ, Trường Thịnh đã mua sắm nhiều máy móc, dây chuyền hiện đại phục vụ sản xuất khép kín khiến nhiều ?ođại gia? xây dựng của nhà nước phải ?okính nể?. ?oBỏ con săn sắt, bắt con cá... chép?, trong thời gian ngắn, Trường Thịnh đã trúng thầu một số công trình lớn như: đường Hồ Chí Minh (km 539+127 đến km 565+907, trị giá 120 tỷ đồng); cải tạo, nâng cấp QL6 (km 240 đến km 250, 61 tỷ đồng); đường nối cảng Vũng Áng - biên giới Việt Lào (km 72 đến km 79, 50 tỷ đồng); đường tránh Đông Hà (120 tỷ đồng) và các hạng mục xây dựng cảng biển Hòn La. Đến bây giờ, nói đến doanh nghiệp xây dựng công trình giao thông miền Trung, người ta kể ngay đến Trường Thịnh. Ngay tại công trình đường Hồ Chí Minh, Hội đồng nghiệm thu của Bộ Giao thông - Vận tải đã thừa nhận: Phân đoạn Trường Thịnh thi công là 1 trong 4 phân đoạn được xếp loại A (trong 80 đơn vị thi công toàn tuyến).

    Làm giàu cho cát
    Nói đến Quảng Bình, hẳn ai cũng nhớ đến mẹ Suốt với câu thơ của Tố Hữu: ?oMẹ rằng quê mẹ Bảo Ninh?. Bảo Ninh - trong ký ức của nhiều khách du lịch thì đó chỉ là doi cát nhỏ nhoi ăn ra cửa sông Nhật Lệ ngút ngàn cát trắng, lô nhô những căn nhà lụp xụp núp dưới thân dừa gầy guộc. Còn Bảo Ninh trong ký ức của người Đồng Hới là những đồi cát nóng như chảo lửa ngày hè và muốn di chuyển từ nhà này sang nhà khác, người ta phải đạp lên 2 mảnh ván gỗ rồi dùng dây buộc chặt vào chân, lê trên mặt cát... Thế nhưng, đó đã là chuyện của ngày xưa, bây giờ nhắc đến Bảo Ninh, người ta nghĩ ngay đến Khu du lịch sinh thái Mỹ Cảnh, diện tích 29 ha do Công ty Trường Thịnh làm chủ đầu tư.
    Hôm tôi nghe chuyện của anh ?othợ may Hoài? và lọ mọ qua cầu Nhật Lệ mới tinh khôi, thơm nức mùi sơn để sang Bảo Ninh thăm ?ocơ ngơi? của Võ Minh Hoài, anh Dương Bích Quang, Phó Giám đốc - Trưởng ban Điều hành Khu du lịch Mỹ Cảnh gật đầu xác nhận: ?oNgày xưa anh em chúng tôi cơ hàn lắm!? và dẫn đi thăm khắp lượt Khu du lịch cao cấp SUNSPA RESORT mới khánh thành giai đoạn I vào ngày 11/12/2004 vừa qua. Trước cái không gian mênh mông, tinh khiết của biển xanh và cát trắng, anh Quang khoát tay khoe: Khu du lịch bao gồm 8 khu chức năng (trung tâm thương mại; khách sạn 15 tầng; SUNSPA RESORT tiêu chuẩn 4 - 5 sao; biệt thự, nghỉ dưỡng; khu văn hóa biển, giải trí...), tổng mức đầu tư 225 tỷ đồng, thực hiện trong 40 tháng và cuối 2006 sẽ hoàn chỉnh tổng thể. ?oKhông nói ra thì không ai biết? - Phó Giám đốc Dương Bích Quang ?oliệt kê? cả đống công việc như: lập ra 10 đội thi công từng hạng mục, xây dựng Xí nghiệp gỗ Phương Anh để sản xuất đồ gỗ cho khu du lịch... Tuy nhiên, điều đáng kể nhất là Công ty Trường Thịnh đã mạnh dạn tuyển hàng trăm con em xã Bảo Ninh và lân cận vừa học xong trung học phổ thông để gửi đi đào tạo lớp kỹ thuật viên tại Trường nghiệp vụ du lịch Huế. Nhắc đến chuyện này, bạn tôi - phóng viên thường trú của một tờ báo trung ương tại miền Trung ?obật mí?: Bài học đầu tiên mà giáo viên du lịch Huế dạy cho những cô gái ?oQuảng Bình quê ta ơi? là... ?oLàm thế nào để đi giày cao gót mà không... bị ngã?. Sau thời gian đào tạo, các nhân viên được gửi đi ?onâng cao tay nghề? tại Khách sạn FURAMA Đà Nẵng theo hình thức chuyển giao công nghệ trong vòng 5 tháng... Đến hôm nay, những nhân viên này đã đảm đương hoàn hảo công việc trong 10 khu nhà nghỉ, dịch vụ công cộng, quầy bar ngoài trời, nhà hàng sinh thái, sân tennis, dịch vụ giải trí trên biển...
    Qua Đèo Ngang vào đến xứ cát, người ta hay nói với nhau rằng: ở Quảng Bình, đừng hỏi tuổi nhau bởi khắc nghiệt như thế, khổ ải như thế mà sống được là may lắm rồi. Còn tôi thì lại nghĩ: Không những sống được mà còn vượt qua mọi khó khăn, khổ ải để sống có ích cho đời như mẹ Nghèn (Anh hùng Lao động thời kỳ đổi mới), anh Mỵ mù và anh Hoài thợ may thì quả là kỳ tích, đáng khâm phục! 5 năm, 10 năm, 20 năm... Những gì mà mẹ Nghèn, anh Mỵ, anh Hoài cùng bao nhiêu người dân xứ cát khác đã chắt chiu tạo dựng sẽ góp tay giúp cho mảnh đất khắc nghiệt này ngày càng gần gũi, giàu có và vẹn nguyên cái nồng nàn, phơi phới của mùa Xuân.

    Nguồn: http://www.vir.com.vn/Client/Dautu/dautu.asp?CatID=8&DocID=6286

Chia sẻ trang này