1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Xung đột Anh - Tây Ban Nha & Quân Sự Châu Âu

Chủ đề trong 'Kỹ thuật quân sự nước ngoài' bởi Jake_2.0, 12/08/2013.

Trạng thái chủ đề:
Đã khóa
  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
  1. arrow2

    arrow2 Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    28/11/2010
    Bài viết:
    2.193
    Đã được thích:
    1.403
    Taranis tung cánh bay
    http://vietnamdefence.com/Home/tintuc/thegioi/Taranis-tung-canh-bay/20142/53376.vnd

    VietnamDefence - Bộ Quốc phòng Anh đã lần đầu tiên tiết lộ một số chi tiết về chuyến bay đầu tiên của máy bay không người lái chiến đấu (UCAV) Taranis của BAE Systems diễn ra trong năm 2013.

    Sau mấy tháng đồn đại dai dẳng, Bộ Quốc phòng Anh vào ngày 4/2/2014 đã xác nhận mẫu trình diễn công nghệ Taranis đã thực hiện chuyến bay đầu tiên dài 15 phút vào hồi 09 giờ 08 sáng 10/8/2013 tại một trường thử không tiết lộ, sau đó UCAV đã thực hiện mấy lần cất cánh với thời gian bay đến 1 giờ ở các độ cao và tốc độ khác nhau. Trong chuyến bay đầu, Taranis được điều khiển từ mặt đất bởi phi công thử nghiệm Bob Fraser.

    [​IMG]

    Taranis nhiều khả năng đã được thử nghiệm tại trường thử Woomera ở Nam Australia – các hình ảnh từ đoạn video do Bộ Quốc phòng Anh công bố cho thấy, địa hành các các đường băng giống với trường thử Woomera. Trước đó, hãng BAE Systems đã thử nghiệm các UAV Herti và MANTIS của mình tại đây vì trường thử này có kích thước không phận phù hợp, hẻo lánh và điều kiện thời tiết thuận lợi.
    [​IMG]
    “Chuyến bay đầu tiên của Taranis là cái mốc quan trọng đối với không quân Anh. Mẫu trình diễn là hệ thống tiên tiến nhất được nghĩ ra, thiết kế và chế tạo ở Anh. Cái mốc này khẳng định vị trí dẫn đầu của Anh với tư cách một trung tâm kỹ thuật tiên tiến và sáng tạo ”, ông Nigel Whitehead, Giám đốc điều hành BAE Systems nói trong thông báo.

    [​IMG]

    Taranis là mẫu trình diễn của UCAV và được Bộ Quốc phòng Anh và hãng BAE Systems cùng tài trợ 185 triệu bảng Anh (336 triệu USD).

    Theo Bộ Quốc phòng Anh, người ta đã tốn gần 1,5 triệu giờ công để chế tạo Taranis và có sự tham gia của các nhà khoa học, kỹ sư, chuyên gia khí động từ 250 công ty Anh.

    [​IMG]

    Taranis được giới thiệu chính thức vào tháng 7/2010, cuối năm 2010 đã khởi động các động cơ của Taranis. Các lần chạy thử trên đường băng ở tốc độ thấp và lái chạy lăn Taranis thực hiện lần đầu tiên vào tháng 4/2013 tại trung tâm thử nghiệm của ВАЕ Systems ở Warton, Lancashire.

    Tháng 7/2013, Taranis vốn ứng dụng nhiều công nghệ tàng hình đã thực hiện loạt chạy thử trên đường băng ở tốc độ gần với tốc độ cất cánh.

    Lần đầu tiên người ta biết đến việc bắt đầu thử nghiệm Taranis vào tháng 10/2013.

    [​IMG]

    Tương lai của dự án chưa rõ ràng, nhưng nó là bộ phận của chương trình FCAS (Future Combat Air System) vốn đang nghiên cứu các phương án có người lái và không người lái khác nhau để thay thế tiêm kích Typhoon trong những năm 2030.

    Theo kế hoạch của quân đội Anh, Taranis sẽ thực hiện các nhiệm vụ chiến đấu khác nhau và các chặng bay xuyên lục địa. UCAV này sẽ được điều khiển qua liên lạc vệ tinh từ bất kỳ điểm nào trên thế giới.
    [​IMG]

    Không loại trừ Taranis có thể được xúc tiến theo kênh hợp tác với Pháp, theo đó, Taranis có thể đóng vai trò UCAV đóng thể của nEUROn.
  2. Jake_2.0

    Jake_2.0 Thành viên gắn bó với ttvnol.com Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    06/12/2011
    Bài viết:
    1.078
    Đã được thích:
    117
    Anh cải cách quân đội vì không còn kẻ thù?
    (Bình luận quân sự) - Theo tính toán của Viện nghiên cứu hoàng gia về các vấn đề quốc phòng và an ninh Anh (Royal United Services Institute for Defense and Security Studies – RUSI) thì trong vòng 10 năm tới ngân sách quốc phòng của nước này phải căt giảm 11,1 tỷ bảng Anh.
    Tuyên bố của thủ tướng Anh D. Cameron cho hay,̀ trong các năm 2015-2016 ngân sách quốc phòng sẽ bị cắt giảm 7,5%. Tuy nhiên ông này cũng bày tỏ hy vọng là trong giai đoạn tiếp theo (sau năm 2016) ngân sách quốc phòng hàng năm sẽ được tăng thêm căn cứ vào nhu cầu của Lực lượng vũ trang Anh. Bộ quốc phòng đồng thời trong thời gian này cũng sẽ tiếp tục tiến hành cải cách và đến năm 2020 sẽ hoàn thành nội dung công việc này.
    Nguyên nhân và các phương án cải cách Quân đội Anh
    Có 2 nguyên nhân: Nguyên nhân chủ yếu khiến Anh tiến hành cải cách quân đội là vì giới lãnh đạo nước này cho rằng sau khi Liên Xô sụp đổ, Mỹ và Anh đã không còn kẻ thù chủ yếu và nguy cơ chiến tranh toàn cầu đã không còn nữa.
    Nguyên nhân thứ hai, và nguyên nhân này có thể là quan trọng hơn khiến Anh phải hiện đại hóa bộ máy quân sự là khủng hoảng tài chính đang làm chấn động toàn thế giới và nhu cầu phải giảm thâm hụt ngân sách để ngăn chặn sự suy thoái kinh tế.
    Thời gian giới lãnh đạo Anh lần đầu tiên công khai tuyên bố về sự cần thiết phải cải cách quân đội là vào năm 2010 và được thể hiện rõ trong 02 văn kiện quan trọng “Tổng quan về các chi phí” và “Tổng quan chiến lược quốc phòng và an ninh”. Văn kiện đầu tiên được Bộ tài chính chuan bị và công bố hàng năm , còn văn kiện thứ hai do đích thân thủ tướng D. Cameron chuẩn bị theo sắc lệnh riêng của nữ hoàng Anh.
    Theo “Tổng quan về các chi phí” (công bố tất cả các khoản chi của nhà nước) thì trong các năm tài chính 2012, 2013 và 2014 Bộ quốc phòng sẽ được cung cấp lần lượt là 34,4, 34,1 và 33,54 tỷ bảng Anh. Năm 2011 Bộ quốc phòng đã nhận khoản ngân sách là 33,8 tỷ bảng.
    Điều đó có nghĩa là trong các năm 2011- 2015 ngân sách quốc phòng bi cắt khoảng 8%. Trong các khoản cần cắt giảm thì khoản chi dành cho trả lương quân nhân là lớn nhất. Con số cắt giảm tối đa khoản chi phí này chiếm 33% ngân sách quốc phòng.
    Tham gia vào việc chuẩn bị văn kiên “Tổng quan chiến lược” có các quan chức quân sự cao cấp, tư lệnh các quân chủng và các thành viên của Hội đồng quốc phòng. Vào thời điểm công bố văn kiện trên, bộ trưởng quốc phòng Anh khi đó là L. Fox tuyên bố là trong điều kiện cần thiết phải bù đắp thâm hụt ngân sách quân sự ( đến năm 2010 đã lên lới 38 tỷ bảng), Anh buộc phải áp dụng các quyết định cứng rắn về cải cách lực lượng vũ trang nhưng vẫn đảm bảo khả năng đánh trả các mối đe dọa trong tương lai.
    Ba năm trước đây, khi mới đề cập đến ván đề rút quân khỏi Afganistan, hướng ưu tiên trong hoạt động của Bộ quốc phòng được đề cập tới trong văn kiên là đảm bảo bảo vệ an ninh của lực lượng vũ trang Anh ở nước này ( Afganistan) và đạt được thành tích trong cuộc đấu tranh chống khủng bố.
    [​IMG]
    Bộ trưởng quốc phòng Anh F. Hammond trong sở chỉ huy trên không. Ảnh Reuters
    Một hướng ưu tiên khác nữa của Bộ quốc phòng là đến năm 2020 thành lập một cơ cấu quân sự mới đáp ứng nhu cầu đánh trả mọi mối đe dọa đối với an ninh quốc gia của Anh.
    Văn kiện trên “Tổng quan chiến lược” cũng đề cập đến cách thức cân bằng các kế hoạch quân sự, ý đồ của giới lãnh đạo và nguồn tài chính được phân bổ để trên cơ sở đó luôn luôn có một lực lượng vũ trang hoạt đông hiệu quả trong bất kỳ thời điểm nào, đáp ứng được các yêu cầu hiện đại và đảm bảo thực hiện các kế hoạch phát triển dài hạn Lực lượng vũ trang.
    Khi đó L. Fox đã tuyên bố là Bộ quốc phòng hoàn toàn nắm chắc là sẽ có được nguồn lực tài chính như thế nào trong vòng một thập kỷ tới để có thể thực hiện có hiệu quả và đầy dủ các nhiệm vụ bảo vệ an ninh quốc gia của Anh, và cụ thể là:
    Hải quân
    Theo “Tổng quan chiến lược” thì quân số của Hải quân sẽ bị cắt giảm 5.000 người. Tổng quân số của quân chủng này đến năm 2015 sẽ chỉ còn 30.000 người. Đến năm 2020 sẽ giảm thêm 1.000 người nữa. Vũ khí trang bị có trong biên chế của Hải quân sẽ là 4 tàu ngầm nguyên tử lớp Vanguard được trang bị tên lửa đạn đạo “ Trident” của Mỹ, 01 tàu sân bay lớp “ Nữ hoàng Elizavet” .
    Một trong số các tàu ngầm nguyên tử sẽ luôn trực chiến. Ngoài ra, trong thành phần của Hải quân còn có 19 khinh hạm và tàu tuần dương, 7 tàu ngầm hạt nhân mới lớp Astute. Do không có kinh phí nên việc mua các tàu ngầm hạt nhân thế hệ mới và thay thế tên lửa đạn đạo “ Trident” sẽ được hoãn lại, mặc dù các tàu ngầm Vanguard và các tên lửa “ Triedent “ có trong trang bị của chúng đã hết tuổi thọ quy định.
    Theo “ Tổng quan chiến lược” thì trong Hải quân có 3 lữ đoàn Comando được trang bị các trực thăng đổ bộ. 3 lữ đàon này sẽ một trong những thành tố quan trọng nhất trong thành phần lực lượng phản ứng nhanh và sẽ luôn được đặt trong tình trạng sắn sàng chiến đấu cao.
    Lục quân
    Đến năm 2015 Lục quân Anh sẽ cắt giảm 7.000 người và còn 95.000 quân nhân và các chuyên gia dân sự. Đến năm 2020, tổng quân số sẽ là 94.000 người. Thay vì 6 lữ đoàn như hiện nay, đến năm 2020, trong Lục quân Anh sẽ có 5 lữ đoàn đa năng, bao gồm các phân đội trinh sát, tăng thiết giáp, bộ binh cơ giới hóa và các phân đội bộ binh hạng nhẹ cùng tất cả các cơ cấu đảm bảo.
    Lục quân cũng chỉ giữ lại 01 lữ đoàn không quân xung kích có chức năng tham gia vào giải quyết các tình huống khủng hoảng trong tương lai. Cũng đến năm 2020 sô lượng xe tăng “ Chelanger-2” sẽ bị cắt giảm 40%, còn pháo binh hạng nặng – 30%.
    Không quân
    Quân số của quân chủng Không quân đến năm 2015 sẽ giảm 5.000 người và còn 33.000 . Đến năm 2020, quân số của quân chủng này sẽ không vượt qúa 31.500 người. Sẽ đưa ra khỏi trang bị các máy bay vận tải C-130, thay bằng các máy bay vận tải hiệu quả hơn là A- 400 có tải trọng lớn hơn và nhiều chức năng hơn.
    Các máy bay tiêm lích Harrier sẽ được thay bằng máy bay tiêm kích đa năng Typhoon và các máy bay tiêm lích có bề mặt phản xạ ra đa ít hơn là F-35 ( do khó khăn về tài chính nên vấn đề mua F-35 đang còn để ngỏ).
    Các máy bay trinh sát vô tuyến điện tử turbin phản lực Nimrod MRA4 trên biển do công ty Hawker- Siddeley sản xuất sẽ không được đưa vào trang bị. Trong năm nay (2013 ) sẽ thanh lý các máy bay vận tải quân sự có bán kính hoạt động rộng VC10 và TriStar. Các máy bay trên sẽ được thay thế bằng các máy bay hiện đại hơn là A330.
    Một số vấn đề về tổ chức, con người
    -Trao cho tư lệnh các quân chủng thẩm quyền rộng hơn trong việc chỉ huy các đơn vị thuộc quyền, bao gồm cả việc kiểm soát việc thiết kế, sản xuất và mua vũ khí và trang bị kỹ thuật, trao thêm thẩm quyền trong việc chi tiêu ngân sách được cấp và kiểm soát viejc ký và thực hiện các hợp đồng quân sự.
    - Giarm bớt số thành viên của Hội đồng quốc phòng. Hội đồng quốc phòng phải là một cơ quan điều hành hiệu quả và có khả năng quyết định nhiều vấn đề hơn là hiện nay. Hội đồng này phải có thẩm quyền kiểm soát chặt chẽ mọi cơ cấu của Bọ quốc phòng về hàng loạt các vấn đề và nhận các báo cáo đầy đủ cần thiết về kết quả thực hiện nhiệm vụ của mình.
    - Thành lập Bộ tư lệnh thống nhất với người đứng đầu có đủ thẩm quyền để thục hiện các biện pháp tích hợp tất cả các khả năng tác chiến của các quân binh chủng, kể cả chiến trang mạng và tình báo.
    - Bộ quốc phòng sẽ tăng cường việc quan tâm đến khả năng tài chính của nhà nước đảm bảo cho Bộ khi ra các quyết định về việc trang bị cho quân đội vũ khí và trang bị kỹ thuật, tiến hành công tác xây dựng quân đội và các hoạt động thường xuyên. Nói cách khác là tăng cường kỷ luật ngân sánh.
    - Đơn giản hóa cơ cấu tổ chức, cắt giảm các chức danh trong đội ngũ chỉ huy cáo cấp, xác định rõ khu vực chịu trách nhiệm của các chức danh chỉ huy.
    - Cải tiến về chất chính sách cán bộ. Tất cả các chức danh trong Bộ quốc phòng đều phải do các chuyên gia lành nghề nắm giữ và thời gian giữ chức phải kéo dài hơn hơn hiện nay.
    - Thành lập một cơ cấu hiệu quả hơn để quản lý quá trình phục vụ của các sỹ quan cao cấp.
    Một số vấn đề trong cải cách Quân đội Anh
    Vấn đề nổi bật nhất là việc cắt giảm ngân sách quốc phòng do tình hình tài chính khó khăn như hiện nay thể hiện ở một số khía cạnh sau:
    - Sự cần thiết phải hiện đại hóa hạm đội tàu ngầm nguyên tử, dự kiến bắt đầu vào năm 2016-2017 sẽ gây khó khăn đáng kể cho việc cải cách lực ;ượng vũ trang thông thường vì nó ngốn quá nhiều ngân sách- buộc phải cắt giảm từ các chương trình dành cho các lực lượng khác.
    - Một chương trình tái trang bị vũ khí và trang bị kỹ thuạt đầy tham vọng mới được công bố tháng 1 năm nay ( 2013) cũng buộc Bộ quốc phòng phải cẳ giảm nguồn chi cho các chương trình khác.
    - Thứ trưởng Bộ quốc phòng phụ trách vũ khí, đảm bảo và công nghệ F.Dann cho biêt, chỉ sau năm 2015, 2016 thì ngân sách dành cho mua sắm vũ khí mới được tăng mỗi năm khoảng 1%.
  3. Jake_2.0

    Jake_2.0 Thành viên gắn bó với ttvnol.com Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    06/12/2011
    Bài viết:
    1.078
    Đã được thích:
    117
    Radar anten mạng pha cho Typhoon
    8:08 PM, 18/02/2014, Views: 1907 | By PM
    VietnamDefence - Công ty BAE Systems (Anh) sắp tới sẽ lắp radar anten mạng pha chủ động Captor-E cho tiêm kích Typhoon.
    [​IMG]
    Typhoon (Eurofighter)
    Việc thử nghiệm máy bay với radar mới được ấn định trong năm nay bên trên biển Ireland ở Wharton, Lancashire, nơi có trung tâm thử nghiệm của BAE Systems.

    Việc lắp đặt radar lên máy bay đã bắt đầu. Để thử nghiệm, sẽ sử dụng tiêm kích thử nghiệm Typhoon IPA5. Sau đó, tham gia thử nghiệm sẽ có thêm Typhoon IPA8 mà việc chuẩn bị đang tiến hành ở Đức. Ngoài ra, Không quân Anh cũng đã dành 1 tiêm kích trong biên chế thường trực để thử radar mới.

    Trước khi lắp radar, Typhoon IPA5 sẽ được cân bằng lại vì Captor-E nặng hơn mọt chút so với radar xung-Doppler quét cơ khí Captor đang sử dụng. Theo ông Mark Bowman, phi công thử nghiệm của BAE Systems, trong quá trình thử nghiệm, radar sẽ được kiểm tra về khả năng phát hiện và bám mục tiêu bay, cũng như trao đổi dữ liệu với các hệ thống trên khoang của máy bay.

    Dự kiến, việc thử nghiệm radar mới trên máy bay sẽ tiến hành trong gần 1 năm, sau đó Captor-E sẽ được đưa vào sản xuất. Các khách hàng sử dụng Typhoon sẽ được chào bán radar anten mạng pha chủ động với tên gọi Radar 1 Plus.

    Việc phát triển radar anten mạng pha chủ động cho Typhoon do công ty Selex của Italia tiến hành từ năm 2010. Ban đầu, đã dự định thử radar trên máy bay vào cuối năm 2013, nhưng thời hạn này đã bị lùi lại. Vào giữa năm 2014, liên danh Eurofighter sản xuất Typhoon dự định ký với các nước sử dụng máy bay này hợp đồng sản xuất loạt Captor-E.

    Các quốc gia sử dụng Typhoon chủ yếu là Anh, Đức, Italia và Tây Ban Nha. Ngoài ra, máy bay này còn được bán sang Áo, Oman và Saudi Arabia.
  4. Jake_2.0

    Jake_2.0 Thành viên gắn bó với ttvnol.com Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    06/12/2011
    Bài viết:
    1.078
    Đã được thích:
    117
    Ukraine bán tên lửa cho Kazakhstan
    9:19 PM, 19/02/2014, Views: 1170 | By PM
    VietnamDefence - Công ty quốc doanh Ukroboronprom của Ukraine đã cung cấp cho Kazakhstan các hệ thống tên lửa hạm tàu, Ukrspecexport cho hay.
    [​IMG]
    Arbalet-K (KB Luch)
    Lô hàng này gồm các hệ thống tên lửa phòng không tầm ngắn Arbalet-K và các hệ thống tên lửa hạm tàu đa năng có điều khiển Barier-VK. Trước đó, Kazakhstan cũng đã mua các hệ thống này và trang bị cho hải quân của mình. Không rõ hợp đồng này đã được ký khi nào.

    Arbalet-K dùng để tiêu diệt máy bay và trực thăng trong phạm vi tầm nhìn bằng tên lửa phòng không có điều khiển Igla với khả năng tiêu diệt mục tiêu bay ở tầm đến 5 km.

    Ban ngày, hệ thống có khả năng phát hiện mục tiêu ở tầm đến 12 km và đến 7 km vào ban đêm.

    Còn Barier-VK là hệ thống tên lửa đa năng dùng để tiêu diệt hạm tàu, mục tiêu thiết giáp trên bờ và trực thăng. Barier-VK sử dụng tên lửa RK-2V có khả năng tiêu diệt mục tiêu ở tầm đến 7,5 km. Tên lửa được dẫn theo tia laser, mục tiêu được bám một cách tự động.

    Cả Arbalet-K và Barier-VK đều do Viện thiết kế (KB) Luch phát triển.
  5. arrow2

    arrow2 Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    28/11/2010
    Bài viết:
    2.193
    Đã được thích:
    1.403
    Đức từ chối 37 chiếc Typhoon
    21/02/2014
    VietnamDefence - Bộ Quốc phòng Đức đã từ chối mua một lô 37 tiêm kích Typhoon Tranche 3B, Thứ trưởng Quốc phòng Đức Stefan Beemelmans thông báo cho Ủy ban An ninh của quốc hội Đức.

    [​IMG]
    Typhoon Tranche 3 (Eurofighter)
    Lý do từ chối là việc cắt giảm chi phí quốc phòng của Đức.

    Ban đầu, Bộ Quốc phòng Đức đã định đưa vào trang bị 180 chiếc Typhoon. Đến nay, Đức đã nhận được 107 máy bay này và đang chờ nhận 36 chiếc nữa. Hợp đồng mua lô cuối gồm 37 máy bay còn chưa được ký, mặc dù việc đàm phán đã được tiến hành với liên danh Eurofighter.

    Bộ Quốc phòng Đức đã công bố ý định không mua Typhoon Tranche 3B từ tháng 10/2011. Người đề xuất cắt giảm số lượng máy bay chiến đấu mua sắm là Bộ trưởng Quốc phòng Đức Thomas de Maizière, người đã công bố ý định tiết kiệm bằng cách giảm chi phí quân sự ít nhất 2 tỷ euro/năm trong mấy năm tới
  6. Jake_2.0

    Jake_2.0 Thành viên gắn bó với ttvnol.com Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    06/12/2011
    Bài viết:
    1.078
    Đã được thích:
    117
    Ba Lan sắm 64 F-35
    9:04 PM, 24/02/2014, Views: 1003 | By PM
    VietnamDefence - Bộ Quốc phòng Ba Lan dự định mua 64 tiêm kích thế hệ 5 và nhận các máy bay đầu tiên vào năm 2021.
    [​IMG]
    F-35 Lightning II JSF
    Các kế hoạch mua sắm máy bay mới được đưa vào chương trình hiện đại hóa kỹ thuật quân đội Ba Lan.

    Người ta không nói rõ kế hoạch hiện đại hóa của Ba Lan nói đến loại máy bay nào, nhưng nhiều khả năng nhất là Không quân Ba Lan sẽ mua tiêm kích Mỹ F-35A Lightning II vì F-35А hiện là tiêm kích thế hệ 5 có sẵn duy nhất.

    Theo các chuyên gia Ba Lan, thương vụ này có thể trị giá đến 10 tỷ USD.

    Nga, Ấn Độ và Trung Quốc cũng đang phát triển tiêm kích thế hệ 5, nhưng Ba Lan sẽ không mua các máy bay này vì lý do chính trị.

    Dự đoán, tham gia cuộc thầu dự kiến sẽ có cả các máy bay thế hệ 4+ như Gripen E/F (Gripen NG) của Thụy Điển và các biến thể mới nhất của Typhoon và Rafale.

    Ban đầu, kế hoạch hiện đại hóa được công bố lần đầu tiên vào tháng 12/2012 nói đến việc mua 16 tiêm kích mới F-16 Fighting Falcon thuộc biến thể mới. Việc mua sắm đã được dự kiến vào năm 2018, các máy bay đầu tiên đã dự tính nhận được vào năm 2019-2022.

    Ngày 6/2/2014, chương trình có sự thay đổi khi mục mua sắm F-16 bị bỏ đi và thay bằng dòng chữ nêu sự cần thiết mua 64 tiêm kích thế hệ 5.

    Theo kế hoạch sửa đổi, vào năm 2020, Ba Lan dự định chi để mua sắm máy bay chiến đấu mới 170 triệu zloty (56,2 triệu USD). Việc chuyển giao tiêm kích sẽ bắt đầu từ năm 2021. Việc chuyển giao hoàn tất vào năm 2030, trong những năm đầu, tốc độ chuyển giao sẽ là 2 chiếc/năm, sau đó tăng dần đến 4 và 6 chiếc/năm. Khi máy bay bắt đầu được chuyển giao, Ba Lan sẽ thanh toán 350 triệu zloty/năm.

    Trước đó, Bộ Quốc phòng Ba Lan đã thông báo ý định giữ lại trong biên chế không quân của mình các tiêm kích-bom Su-22. Hạn sử dụng Su-22 có thể được kéo dài từ 3-10 năm; quyết định cụ thể sẽ được đưa ra vào tháng 3/2014. Có tin, nếu thời gian tăng hạn các máy bay mà là 10 năm thì điều đó có nghĩa là Ba Lan tính chuyện tích tiền để mua tiêm kích mới. Ban đầu, Ba Lan đã định loại bỏ một phần Su-22 ngay trong năm 2014.
  7. Jake_2.0

    Jake_2.0 Thành viên gắn bó với ttvnol.com Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    06/12/2011
    Bài viết:
    1.078
    Đã được thích:
    117
    Pháp mua 2 kiểu máy bay tiếp dầu
    7:27 AM, 25/02/2014, Views: 13 | By PM
    VietnamDefence - Sắp tới, Bộ Quốc phòng Pháp sẽ ký với tập đoàn chế tạo máy bay châu Âu Airbus hợp đồng mua 12 máy bay tiếp dầu A330MRTT để thay thế 14 máy bay tiếp dầu lạc hậu C-135FR.
    [​IMG]
    A330MRTT (Airbus)
    Pháp sẽ mua các máy bay này ở 2 biến thể: một biến thể sẽ được trang bị các hệ thống avionics, tiếp dầu và cửa khoang hàng thương mại sẵn có, biến thể thứ hai trang bị các hệ thống liên lạc vệ tinh và trao đổi dữ liệu với tiêm kích Rafale.

    Hiện chưa rõ tỷ lệ mua sắm 2 kiểu máy bay này. Hợp đồng mua loại thứ nhất sẽ được ký vì lý do tiết kiệm kinh phí. Ban đầu, người ta đã định là tất cả các máy bay A330MRTT sẽ được trang bị một hệ thống thiết bị thống nhất: cửa khoang hàng, ống tiếp dầu, 2 hệ thống miệng vòi hình nón, các hệ thống liên lạc vệ tinh và trao đổi dữ liệu với tiêm kích Rafale. Nay thì các máy bay trong lô đầu sẽ được trang bị bộ thiết bị cơ bản và các hệ thống miệng vòi hình nón và ống tiếp dầu tiêu chuẩn.

    Tập đoàn Airbus trước đó đã chào bán cho quân đội Pháp máy bay tiếp dầu trị giá hơn 1 tỷ euro một chút, nhưng vào giữa tháng 2/2014 đã cập nhật bản chào hàng mà chi tiết không được tiết lộ. Dự kiến, từ năm 2014-2019, Bộ Quốc phòng Pháp sẽ đặt mua của Airbus 2 máy bay, còn các hợp đồng mua 10 chiếc A330MRTT còn lại sẽ được ký sau năm 2019.

    Pháp đã định ký hợp đồng đầu tiên mua A330MRTT từ năm 2013, nhưng do cắt giảm ngân sách quốc phòng nên việc này chưa được thực hiện. Ban đầu, quân đội Pháp đã tính mua 5-7 máy bay tiếp dầu mới. Việc mua sắm đã định thực hiện thông qua đấu thầu mở quốc tế.

    Tháng 2/2014, Chủ nhiệm Tổng cục Trang bị DGA của Pháp Laurent Collet-Billion đã thông báo rằng, hợp đồng đầu tiên mua A330MRTT có thể được ký trước cuối năm 2014. Ngoài ra, quân đội Pháp dự định ký cả hợp đồng đóng tàu ngầm hạt nhân thứ tư lớp Barracuda.
  8. Jake_2.0

    Jake_2.0 Thành viên gắn bó với ttvnol.com Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    06/12/2011
    Bài viết:
    1.078
    Đã được thích:
    117
    Pháp chế tạo động cơ không cần không khí cho tàu ngầm Italia
    9:43 AM, 25/02/2014, Views: 15 | By PM
    VietnamDefence - Tập đoàn đóng tàu Fincantieri (Italia) ngày 10/2/2014 đã ký với công ty McPhy Energy (Pháp) hợp đồng phát triển và chế tạo mẫu chế thử động cơ không cần không khí (AIP) dành cho tàu ngầm.
    [​IMG]
    Tàu ngầm S 527 Scire của Italia, 18.02.2008 (Lvb / Mezzi Militari Italiani / digilander.libero.it)
    AIP này sử dụng công nghệ mới là công nghệ pin nhiên liệu hydro trên cơ sở nhận hydro từ magiê hydride (MgH2) lưu trữ ở dạng rắn.

    Công ty McPhy Energy được thành lập vào năm 2008, chuyên về các giải pháp trong lĩnh vực pin nhiên liệu hydro, trước hết là phát triển hướng thu nhận hydro từ magiê hydride thể rắn lưu giữ ở áp suất thấp, điều đó bảo đảm độ an toàn cao khi cất trữ. Công ty có 3 cơ sở sản xuất ở Đức, Pháp và Italia, và một trung tâm nghiên cứu ở Pháp.

    McPhy Energy phát triển nhanh trong những năm gần đây và đã thu thút nhiều cổ đông là các công ty lớn (Sofinnova Partners, Bpifrance, GIMV, Amundi, Emertec, AREVA) và nhận được các khoản đầu tư lớn.

    Động cơ AIP đang do McPhy Energy phát triển dùng để lắp cho 2 tàu ngầm thông thường lớp 2Type 12А series 2 của Đức là S 528 Pietro Venuti và S 529 Romeo Romei đang được Fincantieri đóng tại xưởng đóng tàu Muggiano, Spezia cho Hải quân Italia, dự kiến bàn giao vào năm 2015-2016. Trước đó, Fincantieri đã đóng và bàn giao cho hạm đội Italia vào năm 2006-2007 2 tàu ngầm lớp 212А series 1 (S 526 Salvatore Todaro và S 527 Scire), trang bị động cơ AIP tiêu chuẩn của Đức do Siemens thiết kế với hydro cất giữ trong intermetallic hydride TiFe (TiFeН2).

    Công nghệ cất giữ hydro của McPhy Energy trong magiê hydride về lý thuyết sẽ cho phép bảo đảm hàm lượng phần trăm hydro cao cấp đôi ở dạng khô và chất phản ứng giá rẻ hơn.
  9. Jake_2.0

    Jake_2.0 Thành viên gắn bó với ttvnol.com Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    06/12/2011
    Bài viết:
    1.078
    Đã được thích:
    117
    Tàu hộ vệ Anh phóng ngư lôi trúng căn cứ tàu ngầm hạt nhân Anh
    Thứ hai 17/03/2014 06:49
    ANTĐ - Trong một cuộc tập trận, do nhầm lẫn, tàu hộ vệ tên lửa "Argyle" (HMS Argyll) của Hải quân Hoàng gia Anh đã tấn công vào cầu cảng thuộc một cơ sở hạt nhân tại cảng Plymouth (Anh)
    Trong một buổi tập luyện thường xuyên vào ngày 12-03, tàu hộ vệ F-231 HMS “Argyll” đã vô tình phóng một quả ngư lôi vào một cơ sở hạt nhân ở căn cứ hải quân Devonport, tại cảng Plymouth.
    Quả ngư lôi không có đầu đạn hạt nhân đã phá vỡ hàng rào và trúng cầu cảng để bảo trì tàu ngầm hạt nhân. Rất may là vụ việc không gây ra hậu quả lớn.
    Người đại diện của Hải quân Anh cho biết, đang điều tra nguyên nhân của vụ việc “quân ta bắn quân mình” đáng tiếc này.
    [​IMG]
    Tàu hộ vệ F-231 HMS “Argyll” thuộc Type 23 của hải quân Anh
    HMS “Argyll” là một trong số 13 tàu hộ vệ thuộc Type 23 của hải quân Anh. Nó có chiều dài 133m, rộng 16,1m, mớn nước 7,3m, lượng giãn nước tối đa 4900 tấn. tàu có khả năng cơ động với vận tốc 28 hải lý/h (tương đương 52km/h), phạm vi hoạt động 14.000km với vận tốc tuần hành 15 hải lý/h.

    Hệ thống vũ khí của tàu hộ vệ Type 23 bao gồm: 2 bệ (mỗi bệ 4 ống phóng) tên lửa chống hạm RGM-84 Harpoon, tầm bắn 130km, tốc độ 0,9Mach; 2 bệ (mỗi bệ 6 ống phóng) tên lửa hạm đối không tầm thấp Sea Wolf; 2 cụm 3 ống phóng ngư lôi 324mm, phóng ngư lôi Stingray, dẫn đường bằng radar chủ/bị động, tầm bắn 11km với vận tốc 45kn.
    Ngoài ra, tàu còn có khả năng mang theo trực thăng Westland Lynx HMA8 và hàng loạt các vũ khí, trang bị khác như: 5 loại súng, pháo hạm khác nhau, tên lửa gây nhiễu, tên lửa nhử mồi, mồi nhử ngư lôi và các máy gây nhiễu điện tử...

    Đức triển khai 4 kế hoạch mua sắm hàng nghìn xe thiết giáp
    Chủ nhật 16/03/2014 14:23
    ANTĐ - Tạp chí Quốc phòng Anh Jane's Defence Weekly cho biết, lục quân Đức đã đặt mua hơn 76 xe thiết giáp Eagle-5, kiểu 4x4 bánh của Công ty General Dynamics European Land Systems (GDELS), dùng làm xe bảo vệ chỉ huy.
    Công ty GDELS cho biết, lục quân Đức đặt mua xe thiết giáp Eagle-5 từ hồi tháng 6-2013. Theo hợp đồng, công ty GDELS sẽ bàn giao toàn bộ số xe này (kể cả số lượng ngoài định mức) cho lục quân Đức trong năm 2015.
    [​IMG]
    Xe bọc thép Grizzly kiểu 6x6 bánh của hãng General Dynamics Land Systems-Canada
    Dự án mua loại xe này là một bộ phận trong bản kế hoạch thứ 2, thuộc dự án xe thiết giáp chỉ huy và xe thiết giáp đa năng của lục quân Đức (GFF). Xe thiết giáp Eagle-5 là phiên bản nâng cấp của xe Eagle-4, đã được lục quân Đức đặt mua với số lượng lớn.

    [​IMG]
    Xe bọc thép Dingo-2 của công ty Krauss-Maffei Wegmann (KMW)
    Trong bản kế hoạch thứ 2 thuộc dự án GFF, Đức đã mua 505 xe Eagle-4 và 176 xe Eagle-5, kiểu 4x4 bánh, với 4 loại xe khác nhau là: 5 tấn (GFF-1); 7,5 tấn (GFF-2); 12,5 tấn (GFF-3) và 25 tấn (GFF-4).

    [​IMG]
    Xe thiết giáp Eagle-5, kiểu 4x4 bánh của General Dynamics European Land Systems
    Ngoài bản kế hoạch thứ 2, Dự án GFF còn có bản kế hoạch thứ nhất, mua sắm xe bọc thép tuần tiễu hạng nhẹ Enok của công ty Mercedes-Benz và bản kế hoạch thứ 3, mua sắm xe bọc thép Dingo-2 của công ty Krauss-Maffei Wegmann (KMW).

    [​IMG]
    Xe bọc thép tuần tiễu hạng nhẹ Enok của công ty Mercedes-Benz
    Ngoài ra, dự án này còn có bản kế hoạch thứ 4, mua sắm xe bọc thép Grizzly kiểu 6x6 bánh của Hãng General Dynamics Land Systems-Canada (GDLS-C) và xe bọc thép ZIMBRU 2000 kiểu 8x8 bánh của Công ty các hệ thống mặt đất (Rheinmetall Landsysteme) thuộc Tập đoàn quốc phòng Rheinmetall (Rheinmetall Defence Group) của Đức.

  10. Jake_2.0

    Jake_2.0 Thành viên gắn bó với ttvnol.com Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    06/12/2011
    Bài viết:
    1.078
    Đã được thích:
    117
    Italy giảm chi phí quốc phòng, có thể bán tàu sân bay
    Quote:
    Theo nhật báo Corriere della Sera số ra ngày 18/3, Chính phủ Italy đang xem xét việc cắt giảm một loạt chi phí quốc phòng trong năm 2014 và những năm tới nhằm đối phó với các thâm hụt ngân sách và nợ công ngày một lớn.

    Báo này trích dẫn các nguồn tin chính phủ cho biết Bộ Quốc phòng Italy đang muốn thu hẹp lại dự án F-35 tốn kém và gây tranh cãi bằng việc cắt giảm một nửa đơn đặt hàng loại máy bay chiến đấu tối tân này. Italy sẽ chỉ mua 45 thay vì 90 chiếc F-35 theo dự tính ban đầu, tiết kiệm được 6 tỷ euro.

    Trong số những ý tưởng được Bộ Quốc phòng đưa ra còn có việc dự tính bán tàu sân bay đầu tiên của Italy Garibaldi. Tàu Garibaldi dài 180,2 mét và lượng giãn nước 13.850 tấn và đã được đưa vào hoạt động cách đây hơn 30 năm. Ngoài việc bán Garibaldi, Italy còn dự định bán một loạt tầu chiến loại nhẹ khác của hải quân và cảnh sát biển nước này. Chính phủ dự kiến sẽ tiết kiệm được 1,1 tỷ euro trong vòng 15 năm tới nhờ những điều chỉnh về tài chính cho Hải quân Italy.

    Hiện tại, Italy đang trong quá trình cắt giảm quân đội thường trực. Theo dự kiến, quân đội Italy sẽ giảm từ 150.000 quân vào năm 2014 xuống còn 120.000 quân cho đến năm 2024.

    Italy cũng sẽ bán 185 doanh trại để lấy tiền bổ sung và ngân sách nhà nước và dự kiến giảm thiểu sự có mặt của quân đội nước này trong các hoạt động gìn giữ hòa bình trên thế giới. Hiện quân đội và quan sát viên Italy đang có mặt trong 14 sứ mệnh hòa bình./.
    http://www.vietnamplus.vn/italy-giam...bay/249487.vnp
Trạng thái chủ đề:
Đã khóa

Chia sẻ trang này