1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Xung đột Anh - Tây Ban Nha & Quân Sự Châu Âu

Chủ đề trong 'Kỹ thuật quân sự nước ngoài' bởi Jake_2.0, 12/08/2013.

Trạng thái chủ đề:
Đã khóa
  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
  1. TrungTuong

    TrungTuong Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    17/03/2011
    Bài viết:
    1.080
    Đã được thích:
    717
    Căng thẳng Ukraine: Lo Nga, Mỹ vội bán tên lửa PK cho Ba Lan
    Thiên Minh - theo Trí Thức Trẻ | 19/03/2014 08:16

    [​IMG]
    (Soha.vn) - Trong một động thái bất thường, chính quyền Tổng thống Obama cuối tuần trước đã cho phép Lockheed Martin cung cấp hệ thống tên lửa phòng không MEADS cho Ba Lan.

    Tạp chí Forbes (Mỹ) đăng tải bài phân tích về quyết định của Mỹ khi cung cấp hệ thống tên lửa phòng không MEAS cho Ba Lan. Dưới đây là nội dung bài viết:
    Chiến dịch của Tổng thống Nga Vladimir Putin nhằm sáp nhập bán đảo Crimea đã làm dấy lên những căng thẳng quân sự tại Đông Âu khi các nước cộng hòa thuộc Liên Xô cũ và những nước láng giềng phương Tây của họ băn khoăn rằng bước đi tiếp theo của Moscow sẽ là gì.
    Mặc dù Crimea đã là một phần của Nga trong nhiều thế kỷ, trước khi nhà lãnh đạo Liên Xô Nikita Khrushchev "tặng" cho Ukraine vào năm 1954 nhưng các nhà hoạch định quân sự tại Đông Âu không thể phớt lờ khả năng Tổng thống Putin sẽ tìm cách thu hồi những vùng lãnh thổ bị mất khác. Điều này khiến Mỹ và phương Tây đặc biệt lo ngại về Ba Lan, một đất nước với 38 triệu dân, gia nhập NATO năm 1999 và Liên minh châu Âu (EU) năm 2004, giáp biên giới với 3 nước cộng hòa thuộc Liên Xô cũ và lãnh thổ của Nga tại Kaliningrad.
    Với ít rào cản tự nhiên để giữ chân các thế lực xâm lược, Ba Lan phải dựa vào đồng minh phương Tây để củng cố những nỗ lực phòng thủ nội địa của mình. Và các quốc gia phương Tây cũng thay phiên nhau cần tới sự ủng hộ của khối Ba Lan đối với bất cứ biện pháp trừng phạt nào mà họ áp đặt vào Nga để ngăn chặn sự bành trướng.

    [​IMG]
    Hệ thống phòng không Patriot
    Tuy nhiên, lịch sử dạy cho người Ba Lan rằng họ không thể phụ thuộc vào các nước khác để tự cứu mình, vì vậy rất lâu trước khi khủng hoảng Ukraine diễn ra, Ba Lan đã quyết định sắm một mạng lưới phòng thủ để chống lại những mối đe dọa trước mắt từ Nga. Mạng lưới này được gọi là "lá chắn Ba Lan", một dự án trị gái 43 tỷ USD, có khả năng đánh chặn máy bay chiến đấu, ném bom, máy bay không người lái, các loại tên lửa hành trình và tên lửa đạn đạo chiến thuật. Các tên lửa đạn đạo tầm xa có thể bị khắc chế bởi những hệ thống phòng không trên mặt đất và trên biển mà Mỹ đang triển khai tại khu vực này.
    Thành phần then chốt của "lá chắn Ba Lan" là một gia đình các loại radar di động và tên lửa đất đối không mà Ba Lan mua từ các nhà cung cấp nước ngoài, nhằm mục đích tạo nhiều công việc sản xuất cho các nhà thầu địa phương. Quân đội Ba Lan đã thu hẹp số lượng các nhà cung cấp tiềm năng thành 4 đội - 2 đội do các công ty Mỹ đứng đầu, 1 đội từ các công ty Pháp và đội còn lại từ Israel. Nhà vô địch truyền thống của Mỹ trong những cuộc thi này là hãng Raytheon với hệ thống phòng không Patriot được phát triển từ thời Chiến tranh lạnh. Mỹ đã lên kế hoạch phát triển một "hậu duệ" của Patriot là MEADS, tuy nhiên, quân đội Mỹ quyết định đóng băng chương trình này vài năm trước do thiếu kinh phí.

    [​IMG]

    Không có nhiều nghi ngờ rằng hệ thống phòng không MEADS thế hệ tiếp theo sẽ có nhiều khả năng hơn Patriot, ít nhất là sẽ như vậy nếu được đưa vào sản xuất. Nó cung cấp radar 360 độ và rất dễ di chuyển, có thể đặt trên chiếc xe tải cỡ trung phổ biến của quân đội Mỹ. Tất cả các cảm biến, tên lửa và trung tâm chỉ huy có thể được chở bằng máy bay vận tải C-130 hoặc A400. Các tổ hợp Patriot chỉ cung cấp radar quét 90-120 độ và vận chuyển cũng vất vả hơn. Việc di chuyển nhưng hệ thống này khi chúng đã được triển khai trên mặt đất là một thách thức về hậu cần.
    Quân đội Mỹ đã quyết định gắn bó một phần với Patriot bởi tại thời điểm đó, Mỹ đang chiến đấu với quân nổi dậy không có nhiều máy bay và tên lửa. Điều này khiến hệ thống phòng không trở thành ưu tiên thứ yếu. Tuy nhiên, giờ đây, nó không còn đơn thuần giữ vai trò thứ yếu nữa, khi chiến lược của Mỹ đã tập trung vào việc chuyển trọng tâm sang châu Á - Thái Bình Dương, nơi quân đội Mỹ đang phải đối phó với sự phát triển ngày càng nhanh của Trung Quốc và giờ Nga đã buộc hệ thống phòng không quay trở lại những sự tính toán của quân đội Mỹ. Lực lượng tên lửa đạn đạo và các loại vũ khí đổ bộ đường không mang lại thách thức lớn cho Patriot ở hiện tại và đặt ra yêu cầu những loại vũ khí như vậy phải có nhiều khả năng hơn nữa trong tương lai.
    Trong một động thái bất thường, chính quyền Tổng thống Obama cuối tuần trước đã cho phép nhà thầu Lockheed Martin cung cấp hệ thống tên lửa phòng không MEADS cho Ba Lan để sử dụng trong "lá chắn Ba Lan". Ba Lan đã từng biết tới MEADS, bởi 2 quốc gia châu Âu khác là Đức và Ý đã đóng góp 42% chi phí cần thiết để phát triển hệ thống này. Một phái đoàn Ba Lan đã bắt đầu các cuộc kiểm tra vào tháng 11, trong đó nguyên mẫu hệ thống MEADS mô phỏng khả năng đánh chặn một UAV và 1 tên lửa đạn đạo từ nhiều hướng khác nhau. Ba Lan đã bị ấn tượng và đã đưa MEADS vào danh sách những hệ thống có thể phù hợp để phòng thủ trước một cuộc tấn công của Nga.
    Điều này đặt ra câu hỏi tại sao chính quyền Tổng thống Obama lại đồng ý bán hệ thống này cho Ba Lan? Có 3 nhân tố ảnh hưởng tới quyết định này.
    Đầu tiên, các chính trị gia Mỹ đã không khỏi sốc vào năm ngoái khi Thổ Nhĩ Kỳ chọn hệ thống phòng không Trung Quốc, thay vì Patriot và hệ thống phòng không của Pháp, xếp Patriot vào sự lựa chọn thứ 3.
    Mặc dù Ankara có vẻ vẫn đang do dự về quyết định của mình do áp lực từ phía các đồng minh NATO nhưng nếu lựa chọn với Trung Quốc bị hủy bỏ, luật pháp Thổ Nhĩ Kỳ sẽ yêu cầu chính phủ nước này mua hệ thống được xếp hạng thứ 2 là từ Pháp, thay vì Patriot của Mỹ.
    Thứ hai, Washington muốn đáp ứng càng nhiệt tình với Ba Lan càng tốt, sau những bước đi vụng về trong hệ thống phòng không châu Âu trước đây. Một thời gian ngắn sau khi lên nắm quyền, Tổng thống Obama đã quyết định trì hoãn kế hoạch triển khai hệ thống phòng thủ tên lửa tại Ba Lan trong 7 năm, một phần là do những chỉ trích từ Moscow. Tuy nhiên, khi Đông Âu đang sợ hãi trước các động thái quân sự của Nga ở Crimea, Washington đang gồng mình để trấn an những đồng minh trong khu vực như Ba Lan để các quốc gia này tin tưởng vào cam kết của Mỹ đối với an ninh quốc gia của họ.
    Thứ ba, hệ thống phòng không MEADS phù hợp với châu Âu để ngăn chặn sự xâm lược của Nga, bởi Đức và Pháp có thể sẽ đi tiên phong trong việc sản xuất hệ thống này khi Mỹ không tham gia. Lockheed Martin và Raytheon sẽ có mặt tại Warsaw (thủ đô của Ba Lan) trong 2 tuần tới để thảo luận về việc hợp tác trong chương trình "Lá chắn Ba Lan".
    Vấn đề cốt lõi mà Washington phải đối mặt trong khủng hoảng hiện tại là làm cách nào để đảm bảo và bảo vệ các đồng minh Đông Âu mà không cần triển khai lực lượng quân sự (một bước tiến có thể dẫn tới bất ổn leo thang ở cả 2 phía). Công dân Mỹ cũng không ủng hộ việc hỗ trợ quân sự cho Ukraine nhưng việc bán các công nghệ phòng thủ tiến tiến cho đồng minh NATO như Ba Lan chỉ là một sự tiếp tục cho những gì Mỹ vốn tiến hành bấy lâu nay.
    Khuyến khích Ba Lan xây dựng lá chắn phòng thủ từ những công nghệ mới nhất của Mỹ có thể gửi tới Moscow một thông điệp chuẩn xác khi nước này đang nhâm nhi chiến thắng của mình ở Crimea.
    http://soha.vn/quan-su/cang-thang-u...n-ten-lua-pk-cho-ba-lan-20140319081606923.htm
  2. TrungTuong

    TrungTuong Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    17/03/2011
    Bài viết:
    1.080
    Đã được thích:
    717
    Tây Ban Nha phản đối trưng cầu dân ý về độc lập Catalonia
    (TTXVN/Vietnam+)
    [​IMG]
    Những người ủng hộ độc lập cho vùng Catalonia tuần hành tại Barcelona hồi năm 2012. (Nguồn: AFP/TTXVN)

    Với 299 phiếu phản đối, 47 phiếu ủng hộ và một phiếu trắng, Quốc hội Tây Ban Nha ngày 8/4 đã bác kiến nghị của vùng Catalonia đòi tổ chức trưng cầu ý dân về độc lập cho vùng tự trị thuộc miền Đông Bắc Xứ sở Bò tót này.
    Đảng Nhân dân theo đường lối bảo thủ của Thủ tướng Mariano Rajoy, đảng Xã hội đối lập chính và đảng Liên minh vì Tiến bộ và Dân chủ theo đường lối trung dung quyết tâm phong tỏa kiến nghị nói trên của giới chức vùng Catalonia.
    Phát biểu trước Quốc hội trước cuộc bỏ phiếu, Thủ tướng Rajoy nói ông không thể hình dung về một nước Tây Ban Nha không có vùng Catalonia hoặc về một vùng Catalonia nằm ngoài Tây Ban Nha và châu Âu.
    Nhà lãnh đạo này nhắc lại lập trường rằng trưng cầu ý dân về độc lập cho Catatonia là trái phép, khẳng định Tòa án Hiến pháp Tây Ban Nha tháng trước đã phán quyết vùng này không thể "đơn phương" tiến hành trưng cầu ý dân về chủ quyền.
    Ông đồng thời cảnh báo quy chế độc lập cho Catalonia sẽ gây thảm họa kinh tế đối với cả Tây Ban Nha nói chung và địa phương này nói riêng.
    Liên minh châu Âu (EU) và Tổ chức Hiệp ước Bắc Đại Tây Dương (NATO) trước đó từng cảnh báo sẽ loại Catalonia ra khỏi hai tổ chức này nếu vùng này ly khai với Tây Ban Nha.
    Với dân số lớn hơn Đan Mạch và quy mô kinh tế tương đương Bồ Đào Nha, hiện Catalonia là một trong những vùng phát triển nhất, tạo ra 20% Tổng sản phẩm quốc nội (GDP) và 25% kim ngạch xuất khẩu của cả nước, và ít nợ nần nhất của Tây Ban Nha. Khu vực tự trị có ngôn ngữ và di sản văn hóa riêng.
    Bất bình vì phải đóng thuế để phân bổ ngân sách cho các vùng khác, ngày càng nhiều trong số 7,5 triệu dân Catalonia đòi tổ chức trưng cầu ý dân về độc lập cho vùng này.
    Mặc dù bị Quốc hội Tây Ban Nha phản đối, người đứng đầu Chính quyền Catalonia Artur Mas khẳng định các thể chế khu vực sẽ tìm kiếm các khuôn khổ pháp lý cho phép tiến hành trưng cầu ý dân vào ngày 9/11 tới.
    Ông Mas nhấn mạnh quy chế tự trị mà Catalonia được hưởng từ năm 2006 theo quyết định của Quốc hội Tây Ban Nha cho phép vùng này tổ chức các cuộc trưng cầu ý dân.
    Ông còn dọa kêu gọi tổng tuyển cử trước thời hạn ở Tây Ban Nha để phản đối quyết định của Quốc hội.
    http://www.vietnamplus.vn/tay-ban-nha-phan-doi-trung-cau-dan-y-ve-doc-lap-catalonia/253418.vnp
  3. TrungTuong

    TrungTuong Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    17/03/2011
    Bài viết:
    1.080
    Đã được thích:
    717
    Khu vực thuộc Moldova khẳng định muốn sáp nhập vào Nga
    (Vietnam+)
    [​IMG]
    Tòa nhà Nghị viện Transdniestria (Nguồn: France24)
    Quan chức ngoại giao hàng đầu của khu vực Transdniestria thuộc Moldova, bà Nina Shtanski tuyên bố vùng lãnh thổ này đang tìm cách sáp nhập với Nga.
    Trả lời phỏng vấn đài NHK hôm 10/4, bà Shtanski cho biết những người sắc tộc Nga ở Transdniestria bị hạn chế hoạt động dọc vùng biên giới với Ukraine và cáo buộc chính phủ lâm thời Ukraine phớt lờ lời kêu gọi bảo vệ người Nga của Tổng thống Nga Vladimir Putin.
    Bà Shtanski nói chính quyền Transdniestria sẽ tiếp tục theo đuổi chính sách tìm cách sáp nhập vào Nga.
    Khu vực Transdniestria, giáp giới Ukraine, đã đơn phương tuyên bố độc lập khỏi Moldova năm 1990.
    Chính quyền Transdniestria cho biết trong cuộc trưng cầu ý dân năm 2006, hơn 90% cư dân vùng lãnh thổ này bỏ phiếu ủng hộ hợp nhất với Nga.
    Mỹ và một số nước châu Âu lo ngại, tình hình ở Ukraine có thể kích thích nỗ lực của Transdniestria nhằm hợp nhất với Nga.
    http://www.vietnamplus.vn/khu-vuc-thuoc-moldova-khang-dinh-muon-sap-nhap-vao-nga/253965.vnp
  4. Jake_2.0

    Jake_2.0 Thành viên gắn bó với ttvnol.com Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    06/12/2011
    Bài viết:
    1.078
    Đã được thích:
    117
    Scotland ly khai, sức mạnh hải quân Anh sụp đổ?
    10:10 AM, 16/04/2014, Views: 44 | By PM
    VietnamDefence - Scotland độc lập sẽ giáng mạnh vào sức mạnh hải quân của Anh, Tư lệnh Hải quân Anh Đô đốc George Zambellas.
    [​IMG]
    Theo Đô đốc Anh, đó là do các căn cứ, hạ tầng và binh sĩ sẽ bị chia cắt giữa hai quốc gia. Tuy nhiên, London cuối cùng cũng sẽ thích nghi và xử lý được, còn Edinburg độc lập sẽ vấp phải ảnh hưởng sâu sắc hơn của vấn đề.
    Vị đô đốc nhấn mạnh rằng, việc Scotland giành lại chủ quyền “sẽ thay đổi cơ bản an ninh hàng hải đối với mỗi người ở Vương quốc Liên hiệp Anh”, nhưng “tác động sâu sắc hơn sẽ được cảm thấy ở Scotland khi mất đi quyền đóng góp vào an ninh từ phía một trong những lực lượng hải quân giỏi nhất và hiệu quả nhất thế giới”. Trong trường hợp đó, từ góc độ hải quân, “an ninh của cả hai nước sẽ bị suy yếu”.

    Hiện đang đóng ở Scotland có 4 tàu ngầm hạt nhân chiến lược Anh trang bị tên lửa đường đạn Trident mang đầu đạn hạt nhân, 16 tàu và tàu ngầm thông thường, cũng như 2 đơn vị đổ bộ.

    Cần lưu ý là cuộc trưng cầu dân ý về độc lập sẽ diễn ra ở Scotland vào ngày 18/9/2014. Nếu dân chúng bỏ phiếu ủng hộ độc lập, việc đó sẽ được công bố vào ngày 24/3/2016. Đến lúc đó, Edinburg và London sẽ phải thỏa thuận về điều kiện chia xẻ Vương quốc Liên hiệp Anh ở dạng như hiện nay sau khi ký Hiệp ước hợp nhất vào năm 1707.

    Phó đô đốc Anh John McAnally nói rằng, nếu Scotland rút khỏi nước Anh, Vương quốc Liên hiệp sẽ mất đi vũ khí hạt nhân của mình. Các nghị sĩ Anh nói rằng, Scotland một khi độc lập sẽ phải từ bỏ đồng bảng Anh.

    Bất chấp những tuyên bố này, tâm lý ly khai đang dâng cao ở Scotland. Đại diện chính phủ Anh cho rằng, nước Anh và Scotland sẽ ký liên minh tiền tệ sau cuộc trưng cầu dân ý về nền độc lập: “Anh muốn duy trì căn cứ của mình ở Fasslane, nơi có các tên lửa đạn hạt nhân Trident, còn Scotland muốn có liên minh tiền tệ. Các đường nét của thỏa thuận đang được nêu lên”.
    Nguồn: VZ, 15.4.2014.
  5. Jake_2.0

    Jake_2.0 Thành viên gắn bó với ttvnol.com Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    06/12/2011
    Bài viết:
    1.078
    Đã được thích:
    117
    Tên lửa Nga bay đến Phần Lan
    9:12 PM, 14/04/2014, Views: 5301 | By PM
    VietnamDefence - Helsinki đang xem xét phương án mua các hệ thống tên lửa Iskander của Nga thay vì ATACMS của Mỹ; Washington sẽ gây áp lực để ngăn cản.
    [​IMG]

    Iskander-E (RIA Novosti)
    Có khả năng Phần Lan có thể mua tên lửa Nga cho các hệ thống tên lửa chiến dịch-chiến thuật của mình. Lý do là việc Bộ Quốc phòng Phần Lan quyết định không mua tên lửa chiến thuật Mỹ để chọn “phươn án hiện đại và rẻ hơn”.
    Tháng 1/2014, có tin quân đội Phần Lan đã nhận được từ ngân sách quốc phòng gần 100 triệu euro để mua không dưới 70 tên lửa 70 đất đối đất MGM-140 phóng từ hệ thống tên lửa chiến thuật ATACMS của Mỹ do Lockheed Martin sản xuất.
    Đây là tên lửa đường đạn tầm ngắn, có khả năng tiêu diệt mục tiêu ở tầm đến 300 km và phù hợp với cá bệ phóng hiện có trong trang bị của quân đội Phần Lan. Năm 2006, Phần Lan đã mua lại từ Hà Lan 22 hệ thống rocket phóng loạt М270 MLRS trị giá 45 triệu euro, cũng do Mỹ phát triển, còn sau đó đã chi thêm 40 triệu euro để làm cho M270 tương thích với tên lửa ATACMS.
    Tuy nhiên, do ngân sách nhà nước bị cắt giảm khoảng 2,2 tỷ euro và các biện pháp của chính phủ Phần Lan đối phó với nợ quốc gia gia tăng, Bộ Quốc phòng Phần Lan đã từ chối thương vụ này.
    “Dự án đã phải đóng băng do lý do tài chính. Đây là hệ thống quá đắt và tương đối cũ Chúng tôi hy vọng rằng, có thể tìm ra các giải pháp hiện đại và hợp túi tiền hơn. Chúng tôi biết các phương án thay thế khác đáp ứng các yêu cầu kỹ thuật cần thiết”, đại diện Bộ Quốc phòng Phần Lan Arto Koski.
    Thay thế các tên lửa chiến thuật của Mỹ có thể là tên lửa Iskander-E. Sau chuyến thăm của Bộ trưởng Quốc phòng Nga Sergei Shoigu, Nga và Phần Lan vào tháng 6/2013 đã đạt thỏa thuận về vấn đề xuất nhập khẩu vũ khí. Biến thể xuất khẩu cải tiến của tên lửa Iskander đã có mặt trong danh mục vũ khí Nga chào bán cho Phần Lan. Tên lửa này có tầm bắn như ATACMS, nhưng giá rẻ hơn nhiều.
    Trước đây, Phần Lan đã mua các vũ khí quan trọng nhất ở Liên Xô trong khuôn khổ hiệp ước thương mại song phương. Cụ thể, Phần Lan đã mua các tiêm kích MiG-21, trực thăng đa nhiệm Mi-8 và hệ thống tên lửa phòng không Buk. Sau khi Liên Xô sụp đổ, Phần Lan đã chuyển sang thị trường phương Tây. Ví dụ như F/A-18 Hornet hiện là máy bay chủ lực của Không quân Phần Lan, còn Nauy sẽ cung cấp 4 đại đội tên lửa phòng không NASAMS II cho Phần Lan để thay thế Buk.
    Phần Lan không phải là thành viên NATO nên việc NATO dừng quan hệ đối tác với Nga không liên quan đến Phần Lan. Khi thảo luận khả năng trừng phạt kinh tế của EU đối với Nga do cuộc khủng hoảng Crimea, các quan chức Phần Lan phản đối trừng phạt khá gay gắt.
    Một khi thương vụ bán Iskander mà thành, đây sẽ là sự đột phá lớn vào thị trường phương Tây, Giám đốc Trung tâm Nghiên cứu chính trị-xã hội, chuyên gia quân sự Vladimir Yevseyev nói.
    “Điều đó dĩ nhiên là rất khác thường - mặc dù Phần Lan không phải là thành viên NATO, những vụ bán vũ khí này không phải hay xảy ra. Hơn nữa, đã có các tiền lệ hợp tác Nga-châu Âu: chúng ta đã bán cho Hy Lạp các tàu đệm khí, cũng như các hệ thống S-300 dùng để bảo vệ trước thành viên khác của NATO là Thổ Nhĩ Kỳ. Tôi nghĩ, mặc dù có sự phản đối, Pháp sẽ đóng hoàn thiện các tàu Mistral cho Nga”, ông Yevseyev nói.
    Ông cho rằng, các lý do đối ngoại có thể cản trở hợp đồng Nga-Phần Lan. “Phần Lan có thể giải thích hợp đồng với EU là do có chung biên giới với Nga. Không có những trừng phạt có thể cản trở, vì thế về hình thức, tất cả đều ổn. Về không chính thức, dĩ nhiên Mỹ có thể gây áp lực. Thổ Nhĩ Kỳ đã muốn mua các hệ thống phòng thủ tên lửa Trung Quốc, cuối cùng người Mỹ đã không để họ làm điều đó. Thổ Nhĩ Kỳ có sự phụ thuộc lớn về quân sự vào Mỹ, còn Phần Lan thì không”, vị chuyên gia quân sự kết luận.
  6. TrungTuong

    TrungTuong Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    17/03/2011
    Bài viết:
    1.080
    Đã được thích:
    717
    Anh thử nghiệm radar giúp “quét sạch” tên lửa diệt hạm
    (Kienthuc.net.vn) - Với kiểu radar mới giúp tàu chiến Type 23 và Type 26 Hải quân Anh quét sạch "sát thủ diệt hạm" nhanh chóng bằng tên lửa đánh chặn Seawolf.
    Hệ thống radar mới được gọi là Artisan - đây là kiểu radar giám sát 3D được thiết kế để theo dõi các mục tiêu đường không nhất là các tên lửa của đối phương và loại bỏ chúng khỏi bầu trời. Hệ thống radar mới đã được lắp đặt trên tàu khu trục nhỏ HMS Iron Duke lớp Type-23 và tiến hành thử nghiệm trên biển Phần Lan ngày 16/4.
    Radar Artisan có khả năng theo dõi tới 800 mục tiêu ở phạm vi lên đến 200km trong môi trường lộn xộn. Radar sẽ theo dõi một cách chi tiết các mối đe dọa từ đường không đặc biệt và tên lửa và nó chỉ cần vài giây để khởi động tên lửa đánh chặn Seawolf tiêu diệt mục tiêu.

    [​IMG]
    Bên trong phòng điều khiển tối tân của loại radar Artisan 3D được trang bị trên tàu khu trục HMS Iron Duke.
    Thiếu tá Chris L’Amie, sĩ quan chỉ huy phòng điều khiển vũ khí trên tàu HMS Iron Duke cho biết: “Tôi rất hài lòng, nhóm làm việc của chúng tôi có thể khai hỏa tiêu diệt mục tiêu một cách nhanh chóng và hiệu quả. Nó thúc đẩy một sự tự tin trong việc triển khai các radar mới trên tàu Iron Duke”.
    Các thủy thủ trên tàu Duke đã sử dụng một công nghệ mới hoàn toàn để theo dõi các mục tiêu trên mặt biển, sau đó thông qua hệ thống để nạp dữ liệu vào tên lửa Seawolf để tiêu diệt mục tiêu với độ chính xác rất cao.
    Thiếu tá Chris L’Amie cho biết thêm: “Chúng tôi vừa hoàn thành 8 tuần đào tạo vất vả và chúng tôi muốn sử dụng Seawolf trong chế độ mô phỏng để bảo vệ tàu chiến của mình chống lại máy bay và tên lửa đối phương. Kết thúc quá trình đào tạo bằng một đợt bắn đạn thật là vô cùng thỏa mãn".

    [​IMG]
    Với radar mới, tên lửa đánh chặn Seawolf chỉ mất vài giây để tiêu diệt mục tiêu.
    Thiếu tá Jim Hyde, sĩ quan phụ trách phòng không tầm thấp cho biết: “Sau những thử nghiệm đầy thách thức trong chương trình phát triển và thử nghiệm, hôm nay là một ngày quan trọng. Vì đây là lần đầu tiên chúng tôi tiến hành một đợt bắn đạn thật với radar Artisan. Nó thực sự thỏa mãn, cả radar mới và hệ thống vũ khí nâng cấp đã hoạt động cùng nhau một cách hoàn hảo. Nó thể hiện sự thành công về hiệu suất kết thúc trận đấu, đó là thành quả của rất nhiều công việc khó khăn được thực hiện bởi các cơ quan của Bộ quốc phòng và các nhà sản xuất”.
    Type-23 là một loại tàu khu trục nhỏ được đưa vào hoạt động trong Hải quân Hoàng gia Anh từ năm 1993. Trong tháng 2/2012, tàu được đưa đến căn cứ hải quân ở Portsmouth để tiến hành một chương trình nâng cấp lớn. Trọng điểm của chương trình nâng cấp này là lắp đặt radar Artisan để nâng cao sức mạnh chiến đấu.
    Radar Artisan cũng được dự định sẽ trở thành radar chính trong chương trình tàu khu trục Type 26 nhằm thay thế cho Type 23 sẽ được đưa vào hoạt động trong thời gian tới.
    Bình Đức
    http://kienthuc.net.vn/quan-su/anh-thu-nghiem-radar-giup-quet-sach-ten-lua-diet-ham-332015.html
  7. Jake_2.0

    Jake_2.0 Thành viên gắn bó với ttvnol.com Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    06/12/2011
    Bài viết:
    1.078
    Đã được thích:
    117
    Anh thử nghiệm radar giúp “quét sạch” tên lửa diệt hạm
    (Kienthuc.net.vn) - Với kiểu radar mới giúp tàu chiến Type 23 và Type 26 Hải quân Anh quét sạch "sát thủ diệt hạm" nhanh chóng bằng tên lửa đánh chặn Seawolf.
    Hệ thống radar mới được gọi là Artisan - đây là kiểu radar giám sát 3D được thiết kế để theo dõi các mục tiêu đường không nhất là các tên lửa của đối phương và loại bỏ chúng khỏi bầu trời. Hệ thống radar mới đã được lắp đặt trên tàu khu trục nhỏ HMS Iron Duke lớp Type-23 và tiến hành thử nghiệm trên biển Phần Lan ngày 16/4.
    Radar Artisan có khả năng theo dõi tới 800 mục tiêu ở phạm vi lên đến 200km trong môi trường lộn xộn. Radar sẽ theo dõi một cách chi tiết các mối đe dọa từ đường không đặc biệt và tên lửa và nó chỉ cần vài giây để khởi động tên lửa đánh chặn Seawolf tiêu diệt mục tiêu.
    [​IMG]
    Bên trong phòng điều khiển tối tân của loại radar Artisan 3D được trang bị trên tàu khu trục HMS Iron Duke.
    Thiếu tá Chris L’Amie, sĩ quan chỉ huy phòng điều khiển vũ khí trên tàu HMS Iron Duke cho biết: “Tôi rất hài lòng, nhóm làm việc của chúng tôi có thể khai hỏa tiêu diệt mục tiêu một cách nhanh chóng và hiệu quả. Nó thúc đẩy một sự tự tin trong việc triển khai các radar mới trên tàu Iron Duke”.
    Các thủy thủ trên tàu Duke đã sử dụng một công nghệ mới hoàn toàn để theo dõi các mục tiêu trên mặt biển, sau đó thông qua hệ thống để nạp dữ liệu vào tên lửa Seawolf để tiêu diệt mục tiêu với độ chính xác rất cao.
    Thiếu tá Chris L’Amie cho biết thêm: “Chúng tôi vừa hoàn thành 8 tuần đào tạo vất vả và chúng tôi muốn sử dụng Seawolf trong chế độ mô phỏng để bảo vệ tàu chiến của mình chống lại máy bay và tên lửa đối phương. Kết thúc quá trình đào tạo bằng một đợt bắn đạn thật là vô cùng thỏa mãn".
    [​IMG]
    Với radar mới, tên lửa đánh chặn Seawolf chỉ mất vài giây để tiêu diệt mục tiêu.
    Thiếu tá Jim Hyde, sĩ quan phụ trách phòng không tầm thấp cho biết: “Sau những thử nghiệm đầy thách thức trong chương trình phát triển và thử nghiệm, hôm nay là một ngày quan trọng. Vì đây là lần đầu tiên chúng tôi tiến hành một đợt bắn đạn thật với radar Artisan. Nó thực sự thỏa mãn, cả radar mới và hệ thống vũ khí nâng cấp đã hoạt động cùng nhau một cách hoàn hảo. Nó thể hiện sự thành công về hiệu suất kết thúc trận đấu, đó là thành quả của rất nhiều công việc khó khăn được thực hiện bởi các cơ quan của Bộ quốc phòng và các nhà sản xuất”.
    Type-23 là một loại tàu khu trục nhỏ được đưa vào hoạt động trong Hải quân Hoàng gia Anh từ năm 1993. Trong tháng 2/2012, tàu được đưa đến căn cứ hải quân ở Portsmouth để tiến hành một chương trình nâng cấp lớn. Trọng điểm của chương trình nâng cấp này là lắp đặt radar Artisan để nâng cao sức mạnh chiến đấu.
    Radar Artisan cũng được dự định sẽ trở thành radar chính trong chương trình tàu khu trục Type 26 nhằm thay thế cho Type 23 sẽ được đưa vào hoạt động trong thời gian tới.
  8. Jake_2.0

    Jake_2.0 Thành viên gắn bó với ttvnol.com Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    06/12/2011
    Bài viết:
    1.078
    Đã được thích:
    117
    Khám phá tàu ngầm pháo hạm siêu dị của Pháp
    (Kienthuc.net.vn) -Vũ khí chính của tàu ngầm là ngư lôi nhưng Surcouf lại là một loại tàu ngầm hoạt động với vai trò như pháo hạm.
    Tàu ngầm là vũ khí tấn công bí mật dưới nước, chính vì lý do đó vũ khí chính được thiết kế cho tàu ngầm chủ yếu là ngư lôi. Các tàu ngầm hiện đại còn được bổ sung thêm tên lửa chống hạm phóng từ ống phóng ngư lôi hoặc ống phóng riêng.
    Tuy nhiên, sau chiến tranh thế giới thứ 1, nước Pháp đã chế tạo thành công một chiếc tàu ngầm "cực dị" hoạt động với vai trò như một tuần dương hạm mang tên Surcouf. Đây là chiếc “tàu ngầm pháo hạm” được trang bị pháo hạm lớn nhất trong chiến tranh thế giới thứ 2.
    Ra đời bằng cách lách luật
    Kết thúc chiến tranh thế giới thứ 1, Hiệp ước Hải quân Washington đã kiểm soát nghiêm ngặt việc phát triển các tàu chiến mặt nước cỡ lớn tuy nhiên lĩnh vực tàu ngầm lại bị bỏ qua. Tận dụng khe hở này, Hải quân Pháp đã lên kế hoạch phát triển 3 chiếc “tàu ngầm hải tặc” trong đó Surcouf là chiếc duy nhất được chế tạo.
    [​IMG]
    Tàu ngầm pháo hạm Surouf ra đời từ sự lách luật của Hải quân Pháp.
    Surcouf được thiết kế với vai trò như một “tàu tuần dương hạm dưới nước” nhằm mục đích tìm kiếm và tiêu diệt các tàu chiến mặt nước. Nó cũng có thể hoạt động với nhiệm vụ trinh sát. Theo đó, tàu ngầm Surcouf mang theo một thủy phi cơ Besson MB.411 trong nhà chứa máy bay được bố trí phía sau tháp chính (còn được gọi là tháp Conning).
    Về vũ khí, tàu ngầm pháo hạm Surcouf được trang bị 8 ống phóng ngư lôi 550mm, 4 ống phóng ngư lôi 400mm. Đặc biệt vũ khí tạo nên danh hiệu “tàu ngầm pháo hạm” của nó là cặp pháo cỡ nòng 203mm được bố trí trong tháp pháo áp lực phía trước tháp Conning.
    Pháo được nạp đạn từ khoang tiếp đạn chứa 60 quả được điều khiển bởi một máy ngắm có chiều cao 5 mét đủ cao để phát hiện các mục tiêu ở khoảng cách 11km từ giới hạn đường chân trời. Pháo 203mm có thể khai hỏa 3 phút sau khi tàu nổi lên khỏi mặt nước, tốc độ bắn 2,5 viên/phút.
    Surcouf cũng có thể sử dụng kính tiềm vọng để chỉ thị mục tiêu cho pháo hạm, ở trường hợp này pháo có thể tấn công các mục tiêu ở khoảng cách tới 16km. Nó sử dụng một nền tảng để nâng hệ thống máy ngắm lên độ cao 15 mét. Tuy nhiên, tính năng này nhanh chóng bị loại bỏ do sự lắc lư của tàu khi nổi trên mặt nước khiến máy ngắm không thể xác định được mục tiêu.
    [​IMG]
    Cận cảnh cặp pháo hạm cỡ lớn 203mm được trang bị trên tàu ngầm pháo hạm Surcouf.
    Một tính năng tấn công tầm xa khác của tàu ngầm là sử dụng thủy phi cơ Besson MB.411 để xác định mục tiêu cho pháo, ở trường hợp này pháo có thể tấn công các mục tiêu ở tầm bắn tối đa 39km của nó. Bên trong thân tàu ngầm được thiết kế để mang theo một xuồng máy có chiều dài 4,5 mét cùng một khoang hàng hóa có thể chứa 40 tù nhân.
    Surcouf được thiết kế với khoang chứa nhiên liệu rất lớn đủ để hoạt động liên tục ở cự ly tới 19.000km. Dự trữ nhu yếu phẩm cho thủy thủ đoàn đủ thời gian hoạt động liên tục đến 90 ngày. Surcouf có chiều dài 110 mét, đường kính 9 mét, mớn nước 7,25 mét, lượng giãn nước khi nổi 3.250 tấn, khi lặn 4.304 tấn. Nó là chiếc tàu ngầm lớn nhất từng được chế tạo cho đến khi bị soán ngôi bởi chiếc tàu ngầm sân bay I-400 của Nhật Bản.
    Mặc dù đặc điểm kỹ thuật và ý tưởng tác chiến của tàu ngầm pháo hạm Surcouf là rất ấn tượng nhưng con tàu này gặp khá nhiều vấn đề kỹ thuật trong hoạt động. Thiết kế mặt cắt của tàu ngầm khiến nó rất khó điều khiển khi lặn, khi nổi trên mặt nước nó lại bị lắc lư quá mạnh nhất là trong điều kiện biển động.
    Chiếc tàu ngầm này phải mất hơn 2 phút để lặn xuống độ sâu 12 mét khiến rất dễ bị tổn thương trước các cuộc tấn công từ trên không, tệ hại hơn nó chỉ có thể lặn xuống độ sâu tối đa là 80 mét.
    Ngay sau khi tàu ngầm pháo hạm Surcouf ra đời đã dẫn đến sự ra đời một hiệp ước mới là Hiệp ước Hải quân London đặt ra các hạn chế trong thiết kế tàu ngầm. Theo đó, các nước như Pháp không được phép duy trì quá 3 tàu ngầm có lượng giãn nước vượt quá 2.800 tấn, pháo được trang bị không vượt quá cỡ nòng 150mm.
    Số phận của một con tàu đen đủi
    Tàu ngầm pháo hạm Surcouf được đưa vào hoạt động từ năm 1934 nhưng nó không thể hiện được nhiều. Tháng 5/1940 khi nó đang được tân trang lại ở Brest thì Đức tấn công nước Pháp. Surcouf được lệnh sơ tán đến Plymouth thông qua kênh đào Anh để tìm nơi trú ẩn với một động cơ không hoạt động và 1 bánh lái bị kẹt.
    Sau khi Pháp đầu hàng Đức, tàu ngầm Surcouf bị phong tỏa tại Anh do lo ngại rơi vào tay Hải quân Đức quốc xã. Đến tháng 8/1940 tàu ngầm Surcouf được trả lại cho lực lượng Hải quân tự do nước Pháp. Trong năm 1941, tàu ngầm Surcouf được cho là đã tham gia vào chiến dịch giải phóng quần đảo Saint-Pierre và Miquelon.
    [​IMG]
    Tàu ngầm pháo hạm Surcouf đã bị đánh chìm sau một vụ tấn công nhầm của Mỹ và ý tưởng thiết kế của nó cũng chìm theo.
    Tuy nhiên, người Pháp đã tiến đến quần đảo này mà không gặp phải bất kỳ sự kháng cự nào nên vai trò của tàu ngầm Surcouf cũng không có gì nổi bật. Đến năm 1942, sau khi bùng nổ chiến tranh với Nhật Bản, tàu ngầm Surcouf được điều động đến Sydney, Australia qua Tahiti. Trong khi đang trên đường qua kênh đào Panama để đến Tahiti thì bị đánh chìm vào ngày 18/2/1942.
    Đã có rất nhiều giả thuyết được đặt ra xung quanh việc chiếc tàu ngầm uy lực nhất của Pháp bị đánh chìm. Một số thông tin cho rằng nó bị chìm sau khi va chạm với một tàu buôn của Mỹ. Có giả thuyết cho rằng nó bị nuốt chửng khi đi qua “Tam giác quỷ”.
    Nguyên nhân chính dẫn đến cái chết của chiếc tàu ngầm lớn nhất nước Pháp trong chiến tranh thế giới thứ 2 đến nay vẫn chưa được xác định. Tuy nhiên, trong hồ sơ lưu trữ của Nhóm máy bay ném bom hạng nặng số 6 của Mỹ trong chiến tranh thế giới thứ 2 ghi nhận. Họ đã đánh chìm một tàu ngầm lớn vào sáng ngày 18/02/1942 ở khu vực gần kênh đào Panama trong khi đó không có tàu ngầm nào của Đức bị đánh chìm ngày hôm đó nên chỉ có thể là Surcouf.
    Tàu ngầm pháo hạm Surcouf biểu tượng một thời của công nghiệp đóng tàu Pháp đã bị đánh chìm bởi chính lực lượng đồng minh. Ý tưởng thiết kế tàu ngầm pháo hạm cũng bị chìm luôn từ đó.
  9. Jake_2.0

    Jake_2.0 Thành viên gắn bó với ttvnol.com Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    06/12/2011
    Bài viết:
    1.078
    Đã được thích:
    117
    Lo ngại khủng hoảng Ukraine, Thụy Điển tăng cường quân sự
    (Kienthuc.net.vn) -Thụy Điển vừa quyết định tăng ngân sách quốc phòng trong vòng 10 năm tới do lo ngại khủng hoảng Ukraine.
    Thụy Điển vừa công bố tăng ngân sách quốc phòng trong vòng 10 năm tới do khủng hoảng Ukraine cũng như những bước đi “đáng lo ngại” của Nga.
    Chính phủ Thụy Điển cho biết, việc chi tiêu quốc phòng sẽ được tăng cho đến năm 2024, đạt mức 835 triệu USD mỗi năm. Ngân sách quốc phòng năm 2014 của Thụy Điển đạt mức 7,15 tỷ USD.
    “Việc tăng ngân sách quốc phòng của Thụy Điển bắt nguồn từ sự lo ngại sâu sắc trước sự phát triển đáng lo ngại của tình hình Ukraine. Nga đã xâm chiếm một phần lãnh thổ của một nhà nước độc lập”, thông báo của chính phủ Thụy Điển cho hay.
    [​IMG]
    Máy bay chiến đấu JAS-39 Gripen của Không quân Thụy Điển.
    Thụy Điển giống như Ukraine cũng không phải một nước thành viên NATO. Nước này đang muốn tăng số lượng máy bay chiến từ 60 chiếc JAS-39E lên 70, cũng như mua thêm 2 tàu ngầm mới để nâng số lượng tàu ngầm lên 5 chiếc. Hải quân Thụy Điển cũng lên kế hoạch tân trang một số tàu khác.
    Chính phủ Thụy Điển cũng cho biết nước này sẽ ngừng hợp tác với Nga trong một số vấn đề như môi trường, năng lượng hạt nhân. Số tiền có được từ việc ngừng hợp tác này sẽ là một phần trong số tiền tăng ngân sách quốc phòng.
    Tình trạng sẵn sàng của Quân đội Thụy Điển từng bị truyền thông địa phương đặt câu hỏi, đặc biệt là sau khi Nga bắt được khoảng thời gian Không quân Thụy Điển mất cảnh giác trong một cuộc tập trận giả định không kích vào nước này trong tháng 3/2013.
  10. Jake_2.0

    Jake_2.0 Thành viên gắn bó với ttvnol.com Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    06/12/2011
    Bài viết:
    1.078
    Đã được thích:
    117
    Anh bí mật phát triển chiến đấu cơ tàng hình?
    (Vũ khí) - (Quốc Phòng) - Hãng BAE Systems của Anh đang thử nghiệm một mô hình chiến đấu cơ tàng hình tối tân, phát triển từ những năm 1990.
    [​IMG]
    Mô hình chiến đấu cơ tàng hình FOAS đang được BAE Systems của Anh thử nghiệm.
    Quân đội Anh có thể đang bí mật phát triển một loại máy bay chiến đấu tàng hình mới để thay thế cho loại tiêm kích Tornado GR4 của nước này, sau khi một mô hình kích thước thật của máy bay đã được cư dân mạng quay được khi nó đang được thử nghiệm ở một cơ sở của BAE Systems thuộc Warton, Lancashire, England.
    Theo đoạn clip mới nhất được một cư dân mạng đăng tải lên youtube hôm 18/4 cho thấy, một mô hình kích thước thật của loại máy bay chiến đấu tàng hình Anh, phát triển từ những năm 1990 với tên gọi Hệ thống Tấn công Hàng không Tương lai (FOAS) đang được BAE Systems thử nghiệm.
    Các hình ảnh trong đoạn clip chỉ rõ mô hình chiếc máy bay đã được lật ngược và dựng lên trên không nhằm thử nghiệm mức độ phản xạ tín hiện radar của máy bay bởi tất cả những máy bay bí mật nhất đều được kiểm tra tiết diện phản xạ radar của chúng bằng cách lộn ngược trên không thông qua một cột đỡ, giống như mô hình máy bay bí mật của Anh.
    [​IMG]
    Hình ảnh mô hình tiêm kích tàng hình của BAE Systems đang thử nghiệm với radar (ảnh đã được đảo ngược).
    Theo nhận định của giới truyền thông phương Tây thì FOAS là một nghiên cứu mới nhằm tìm kiếm sự thay thế cho loại chiến đấu cơ Tornado GR4. Tuy nhiên, dự án FOAS đã bị Bộ Quốc phòng Anh hủy bỏ trong năm 2005. Mặc dù vậy, những gì mà người ta nhìn thấy đang hé lộ một điều rằng, rất có thể FOAS vẫn không chết mà nó đang bí mật được phát triển và thử nghiệm.
    Không quân Anh lên kế hoạch sẽ thay thế loại máy bay Tornado GR4 bằng máy bay tàng hình F-35 của Mỹ, kết hợp với hệ thống hàng không không người lái tàng hình UCAV Taranis mà có thể mang được hàng loạt những hệ thống vũ khí mới nhất như đầu đạn dẫn đường chính xác (PGM) và tên lửa không đối không nhằm kế thừa FOAS.
    Hiện tại, BAE Systems đang hợp tác với hãng Lockheed Martin của Mỹ trong chương trình máy bay F-35, vì vậy, cũng có thể mô hình máy bay bí mật đang được thử nghiệm nhằm kiểm tra công nghệ hỗ trợ cho F-35, hoặc thậm chí đó là một dự án hoàn toàn độc lập đang được Bộ Quốc phòng Anh bí mật thực hiện, và lời giải chính xác thì phải chờ thời gian mới có được.
Trạng thái chủ đề:
Đã khóa

Chia sẻ trang này