1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Xung đột Anh - Tây Ban Nha & Quân Sự Châu Âu

Chủ đề trong 'Kỹ thuật quân sự nước ngoài' bởi Jake_2.0, 12/08/2013.

Trạng thái chủ đề:
Đã khóa
  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
  1. MjnhTuan

    MjnhTuan Thành viên gắn bó với ttvnol.com Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    05/07/2014
    Bài viết:
    612
    Đã được thích:
    813

    HMS Queen Elizabeth
    bailamos_1986 thích bài này.
  2. Jake_2.0

    Jake_2.0 Thành viên gắn bó với ttvnol.com Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    06/12/2011
    Bài viết:
    1.078
    Đã được thích:
    117
    Tàu ngầm Scorpene Pháp sẽ đe dọa Nga ngay ở “sân nhà”?
    (Kienthuc.net.vn) - Tàu ngầm AIP Scorpene Pháp có thể hiện diện trên biển Baltic - nơi chịu nhiều ảnh hưởng của Hải quân Nga nếu Ba Lan quyết định mua chúng.
    Tạp chí Navyrecognition cho biết, Hải quân Ba Lan đang dành nhiều sự quan tâm đến phiên bản tàu ngầm sử dụng động cơ diesel - điện Scorpene thế hệ mới do công ty DCNS của Pháp phát triển.
    Một đặc điểm trong việc Ba Lan quyết định mua các tàu ngầm Scorpene là biển Baltic mà nơi Hải quân Ba Lan đóng quân rất thích hợp cho hoạt động của lực lượng tàu ngầm. Các vùng nước sâu giúp tàu ngầm của Ba Lan khó bị phát hiện trước biện pháp trinh sát điện tử và vẫn giữ được khả năng tấn công chớp nhoáng khi cần thiết.
    [​IMG]
    Scorpene là mẫu tàu ngầm phi hạt nhân tiêu chuẩn của các nước Châu Âu và khối liên minh quân sự NATO.
    Scorpene là mẫu tàu ngầm sử dụng động cơ diesel-điện được trang bị hệ thống động cơ đẩy không khí độc lập tuần hoàn (AIP) giúp cho tàu ngầm lặn trong thời gian lâu hơn tàu ngầm thông thường khác. Tàu ngầm Scorpene được trang bị vũ khí chính gồm các ngư lôi tiên tiến Black Shark và tên lửa chống hạm SM.39 Exocet.
    Với phiên bản mới, Scorpene còn được thiết kế để mang theo các tên lửa hành trình Storm Shadow phiên bản hải quân được phát triển bởi hãng MBDA. Các phiên bản tàu ngầm Scorpene mới sẽ được trang bị hệ thống vũ khí tấn công tiên tiến nhất hiện nay do DCNS phát triển và nó có thể đáp ứng mọi nhu cầu của Hải quân Ba Lan đề ra.
    Tuy nhiên giới hạn của hầu hết các tàu ngầm Scorpene là chúng chỉ được thiết kế để có thể mang theo một số lượng nhất định các tên lửa hành trình Storm Shadow và tên lửa chống hạm SM.39, bù lại nhược điểm trên các loại vũ khí mà Scorpene được trang bị có khả năng tấn công chính xác các mục tiêu từ ngay đợt tấn công đầu tiên.
    [​IMG]
    Tên lửa hành trình Storm Shadow, dự kiến sẽ được trang bị trên các tàu ngầm lớp Scorpene.
    Hiện nay việc tích hợp tên lửa hành trình vào tàu ngầm Scorpene vẫn còn ở trong giai đoạn thiết kế và đây cũng sẽ là phiên bản tàu ngầm Scorpene mà DCNS sẽ đề xuất cho Ba Lan nếu hai bên đi tới các phiên thảo luận chính thức.
    Bên cạnh đó, các tên lửa hành trình Storm Shadow phiên bản dành cho hải quân vẫn còn trong giai đoạn thử nghiệm và sẽ được đưa vào trang bị trong Quân đội Pháp vào năm 2015.
    Việc trang bị các tàu ngầm mang theo tên lửa hành trình có khả năng tấn công các mục tiêu nằm sâu bên trong đất liền sẽ giúp Quân đội Ba Lan đủ khả năng bảo vệ nước này trước nguy cơ tấn công từ bên ngoài. Và nó còn là công cụ răn đe hiệu quả của Ba Lan trước các quốc gia đối địch, cũng như nâng tầm vị thế của Ba Lan trong trường quốc tế và khối liên minh quân sự NATO.
    Scorpene có lượng giãn nước toàn tải khoảng 1.800-2.000 tấn, dài 61-75m (tùy biến thể), trang bị động cơ diesel-điện kết hợp hệ thống AIP cho tầm hoạt động 12.000km nếu bơi trên mặt nước và 1.020km nếu lặn, thời gian hoạt động lên tới 71 ngày (dùng AIP), lặn sâu tối đa 350m.
  3. Jake_2.0

    Jake_2.0 Thành viên gắn bó với ttvnol.com Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    06/12/2011
    Bài viết:
    1.078
    Đã được thích:
    117
    SA80: khẩu súng trường bullpup tệ hại nhất thế giới
    Cập nhật lúc: 13:30 14/07/2014 (GMT+7)
    [​IMG] [​IMG] [​IMG] [​IMG] [​IMG] [​IMG] [​IMG]
    (Kienthuc.net.vn) - Phải mất đến 16 năm, Anh mới hoàn thành quá trình phát triển mẫu súng trường bullpup SA80 nhưng độ tin cậy lại không như mong muốn.
    Mẫu bullpup phát triển dài hơi nhất
    Nước Anh cũng được xem là cái nôi của súng trường bullpup. Sau chiến tranh thế giới thứ 2, các nhà chế tạo vũ khí Anh đã có một kế hoạch đầy tham vọng nhằm phát triển một loại đạn và súng trường tiến công mới. Các nhà thiết kế đã tạo ra hai nguyên mẫu EM-1 và EM-2 sử dụng cỡ đạn 7mm, súng được chế tạo với khối đạn dược bố trí sau cò súng.
    Mẫu thử nghiệm EM-2 hoàn thành vào năm 1951, các thử nghiệm cho thấy súng có độ tin cậy, độ chính xác rất cao, nó cho thấy đây là một mẫu súng đầy triển vọng, nếu được thông qua nó sẽ là súng trường bullpup đầu tiên của thế giới. Oái ăm thay, lúc đó NATO thông qua loại đạn tiêu chuẩn mới 7,62x51mm nên EM-2 không được chấp nhận.
    Đến năm 1969, nhà máy Enfield đã phát triển một loại súng trường tiến công mới dựa trên loại súng AR-18 của Mỹ được sản xuất tại công ty Sterling, Anh. Mẫu súng mới có tên XL64E5, súng sử dụng loại đạn 4,85x49mm.
    [​IMG]
    SA80 IW - nguyên mẫu của SA80 L85 sử dụng loại đạn 4,85x49mm.
    Quá trình thử nghiệm đã được hoàn thành vào năm 1976, tuy nhiên sau khi NATO quyết định tiêu chuẩn hóa đạn dược cho tất cả các thành viên trong khối về cỡ nòng 5,56x45mm, súng một lần nữa phải thiết kế lại.
    Mẫu thiết kế mới có tên XL70E3 sử dụng loại đạn tiêu chuẩn NATO 5,56x45mm, các thử nghiệm, cải tiến được kéo dài cho đến tận những năm 1980 trước khi mẫu thử nghiệm đi vào sản xuất đại trà với tên gọi XL85, và XL86. Súng được chấp nhận đưa vào sử dụng trong quân đội Anh với tên gọi SA80 hay L85, L86, tức năm đưa súng vào sử dụng tương ứng với năm 1985 và 1986.
    Con đường phát triển của SA80 đầy rẫy chông gai, các nhà thiết kế Anh gặp quá nhiều khó khăn trong việc hoàn thiện súng, bên cạnh đó việc phải liên tục thay đổi loại đạn theo tiêu chuẩn của NATO đã góp phần làm cho quá trình phát triển bị kéo dài và thêm khó khăn.
    Từ khi mẫu thử nghiệm XL64E5 được giới thiệu đến khi đưa vào sản xuất đại trà với tên gọi SA80 phải mất đến 16 năm, một quãng đường quá dài đối với một súng trường tiến công cá nhân. SA80 có lẽ là loại súng trường tiến công phát triển lâu nhất trong lịch sử.
    [​IMG]
    Biến thể sản xuất loạt đầu tiên SA80 L85A1 bị chỉ trích gay gắt về độ tin cậy trong sử dụng.
    SA80 (vũ khí hạng nhẹ những năm 1980) được thiết kế theo kiểu bullpup, toàn bộ khối đạn dược, bệ khóa nòng nằm phía sau cò súng, thiết kế này giúp tiết kiệm chiều dài trong khi vẫn đảm bảo được chiều dài nòng súng theo yêu cầu. Súng hoạt động theo nguyên tắc trích khí ngắn với vệ khóa nòng gắn khóa nòng xoay.
    Đây được xem là một loại súng trường tiến công có độ chính xác rất cao, điều này có được là nhờ sự kết hợp giữa bullpup và trích khí ngắn cùng với thiết kế búa kim hỏa khá độc đáo. Búa đập vào kim hỏa chậm hơn một chút trước khi búa có chế độ hoạt động tự động hoàn toàn (cơ chế này tương tự như cơ cấu làm chậm của AKM).
    Súng có tay kéo khóa nòng nằm phía bên phải, buồng đạn, khóa nòng và các thiết bị quan trọng khác được làm bằng thép đặc biệt. Ốp lót tay phía trước làm bằng vật liệu tổng hợp, súng có thể tùy chọn trang bị súng phóng lựu 40mm bằng cách sử dụng một thiết bị gắn đặc biệt do Đức sản xuất, ngoài ra súng có thể trang bị lưỡi lê cho cận chiến.
    Biến thể tiêu chuẩn của SA80 được trang bị kính ngắm quang học SUSAT, các biến thể trước đó sử dụng thước ngắm cơ khí. SA80 tiêu chuẩn có chiều dài 785mm, nòng súng dài 518mm, trọng lượng 3,82kg, tầm bắn hiệu quả dao động từ 400-800 mét.
    Mẫu bullpup kém tin cậy nhất
    SA80 là một súng trường bullpup có thiết kế rất hiện đại song kiểu thiết kế lại không tối ưu như khẩu Steyr AUG nên súng rất phức tạp trong chế tạo và độ tin cậy không cao. Tay kéo khóa nòng nằm phía bên phải nên rất bất tiện khi lên đạn.
    [​IMG]
    Một số biến thể của SA80 L85A2 - từ biến thể này mẫu súng này mới đạt được độ tin cậy hiệu quả chiến đấu như mong muốn.
    Lỗi nặng nhất của SA80 là thường xuyên bị tắc đạn khi hệ thống chuyển động không được bôi trơn kịp thời. Tuy nhiên, việc bôi trơn thường xuyên các bộ phận chuyển động lại khiến cho súng dể bị dính cát hơn.
    Những lỗ tản nhiệt phía trên súng giúp làm mát rất tốt nhưng chúng biến thành những cái “máy hút bụi” khi súng hoạt động trong điều kiện môi trường bụi bẩn cao. Ttrong chiến tranh vùng Vịnh lần thứ nhất, đã có hơn 50 lỗi phát sinh được ghi nhận đối với SA80.
    Thủy quân lục chiến Anh đã chỉ trích gay gắt việc chọn SA80 vào sử dụng, điều này đã dẫn đến nỗ lực cải tiến súng vào năm 2000, Anh đã phải chi tới 400 bảng Anh cho mỗi khẩu SA80 thiết kế lại hay còn gọi là SA80 2A hay L85A2.
    Các thay đổi bao gồm, cải tiến búa kim hỏa, sửa đổi khóa nòng, làm chậm quá trình đập búa vào kim hỏa trước khi súng ở chế độ tự động hoàn toàn, nâng cao khả năng ổn định và độ tin cậy. SA80 L85A2 sau khi cải tiến đạt được độ tin cậy tốt hơn, được đánh giá là súng bộ binh cá nhân tốt nhất nước Anh.
    [​IMG]
    SA80 được sử dụng khá hạn chế trên thế giới, ngoài quân đội Hoàng gia Anh chỉ có Bolivia, Jamaica sử dụng loại súng này.
    Biến thể đầu tiên của SA80 được đánh giá rất thấp, thậm chí nó còn bị liệt vào danh sách đen. Tuy nhiên những cải tiến về sau từ biến thể L85A2 đã lấy lại được hình ảnh của súng và giúp nó khẳng định được vai trò súng trường tiến công tiêu chuẩn cho Quân đội Hoàng gia Anh.
    SA80 được sản xuất với khá nhiều biến thể khác nhau bao gồm: biến thể carbine dùng cho quân đặc biệt SA80 L22A1; biến thể chi viện hỏa lực hạng nhẹ SA80 L86 A1 LSW được bổ sung thêm 2 chân chống phía trước.
  4. Jake_2.0

    Jake_2.0 Thành viên gắn bó với ttvnol.com Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    06/12/2011
    Bài viết:
    1.078
    Đã được thích:
    117
    Đức: “Màu xanh” trên bản đồ xuất khẩu vũ khí
    Quote:
    Sự sụt giảm đơn đặt hàng từ quân đội trong nước đã dẫn đến việc ngành công nghiệp vũ khí Đức chuyển hướng tập trung sang nỗ lực buôn bán ra nước ngoài. Khuynh hướng gần đây đã cho thấy rõ sự thành công đáng kể, bất chấp việc kiểm soát xuất khẩu khá chặt chẽ của nước Đức về mặt hàng nhạy cảm này.

    Ngành công nghiệp vũ khí Đức nổi tiếng thế giới
    Frank Haun là ông chủ của Krauss-Maffei Wegmann (KMW) - Công ty sản xuất vũ khí cho Bộ Quốc phòng Đức ở Munich. Cách đây không lâu, Haun sử dụng một máy chiếu để hiển thị tấm bản đồ thế giới gắn trên tường phục vụ khách tham quan. Các quốc gia mà công ty của Haun có thể xuất khẩu vũ khí đến - như là Canada, Brazil và Chile - đều có màu xanh. Những quốc gia mang màu vàng chỉ có thể nhập khẩu vũ khí trong một số điều kiện nào đó.

    Và, theo nguyên tắc chung, Công ty KMW bị cấm xuất khẩu đến một số quốc gia được hiển thị với màu đỏ. Chẳng hạn như Trung Đông mang màu đỏ, bởi vì đây là khu vực xung đột dữ dội. Nhưng bây giờ, đối với Frank Haun thì hoàn toàn không còn vấn đề màu "xanh" hay "đỏ" nữa. Haun nói: "Màu đỏ, vàng hay xanh là chuyện do chính quyền Đức quyết định". Nhưng bây giờ bất ngờ màu đỏ chuyển sang xanh: Ủy ban An ninh Liên bang Đức, một nhóm quyết định vấn đề cấp phép xuất khẩu vũ khí, nay đã bật đèn xanh cho việc bán hơn 200 chiếc xe tăng Leopard model 2A7+ cho Arập Xêút.

    Thông tin về hợp đồng buôn bán vũ khí giữa Đức với Arập Xêút đã làm dấy lên cuộc tranh cãi ở Đức về chính sách xuất khẩu vũ khí và ngoại giao của nước này vốn yên lặng một thời gian. Hợp đồng bán xe tăng cho Arập Xêút đã lôi ra ánh sáng một ngành công nghiệp vốn thích làm ăn trong bóng tối hơn. Trên thực tế, ngành này chỉ nổi sóng gió một lần trong năm khi mà Viện Nghiên cứu hòa bình quốc tế Stockholm (SIPRI) công bố báo cáo xếp hạng thường niên về những nhà xuất khẩu vũ khí lớn nhất thế giới.

    Nước Đức đứng hạng thứ 3 trong số những nhà cung cấp vũ khí lớn nhất thế giới, chỉ đứng sau Nga và Mỹ, qua mặt Pháp và Anh. Vũ khí của các cường quốc này có mặt trên khắp thế giới - từ xe tăng của KMW và Rheinmetall; tàu ngầm của ThyssenKrupp; máy bay chiến đấu, trực thăng và drone (máy bay không người lái) của EADS; tên lửa và đạn dược của Diehl; súng trường của Heckler & Koch; ngư lôi của Atlas Elektronik; đến ống ngắm kính viễn vọng của Carl Zeiss.



    [​IMG]
    Máy bay chiến đấu "Eurofighter" của EADS.



    Lãnh đạo Công ty KMW Klaus Eberhardt thừa nhận: "con số những điểm nóng trên toàn cầu đang tăng lên", song ông không nói đó là điều thú vị mặc dù công ty của ông hưởng lợi từ thực trạng này. Cũng giống như những công ty vũ khí khác của Đức, Rheinmetall luôn thích nghi với sự thay đổi của thời gian. Cách đây một thập niên, các công ty Đức cung cấp hàng cho quân đội trong nước, gọi là Bundeswehr. Nhưng hiện tại, có đến 70% sản phẩm của họ bán cho khách hàng nước ngoài.

    Nước Đức nổi tiếng với vũ khí công nghệ cao và chất lượng tối ưu. Ví dụ, tàu ngầm của Công ty ThyssenKrupp được đánh giá tốt nhất thế giới vì khả năng không bị phát hiện của nó. Các công ty Đức cũng hưởng lợi từ sự thay đổi của xung đột quân sự trên thế giới. Đã qua rồi thời gian mà những đội quân đông đúc đối đầu với nhau. Ngày nay, cuộc chiến diễn ra cùng lúc tại nhiều địa điểm khác nhau và thường chỉ với những toán binh sĩ nhỏ. Chiến trận như thế đòi hỏi những giải pháp công nghệ cao, bao gồm drone, vệ tinh, radar cũng như thiết bị điện tử cực kỳ tinh xảo. Mà đó lại là sở trường của các nhà chế tạo vũ khí Đức!



    [​IMG]
    Xe tăng "Leopard" của Công ty Krauss-Maffei Wegmann (KMW).



    Thêm nữa, người Đức biết cách ứng dụng sản phẩm dân dụng vào những dự án quân sự. Lấy ví dụ Carl Zeiss, công ty quang học có lịch sử lâu năm và nổi tiếng với sản phẩm thấu kính đầu tiên dùng cho kính đeo mắt và ống nhòm. Thông qua công ty con Carl Zeiss Optronics, công ty này hiện cung cấp loại ống ngắm kính viễn vọng cho xạ thủ và hệ thống ngắm cho xe tăng "Leopard 2" cho phép bắn chính xác dù đang chạy với tốc độ cao.

    Optronics là chi nhánh vũ khí quốc phòng của Carl Zeiss Group và nằm trong số những công ty hàng đầu thế giới về hệ thống quang học. Tập đoàn này sản xuất rất nhiều loại sản phẩm, từ camera hồng ngoại dùng để giám sát biên giới, hệ thống đa cảm biến cho drone, hệ thống giao tiếp bằng laser không thể bị nghe lén cho đến các thiết bị quan sát về đêm có thể dùng trên biển, đất liền và trên không.

    Ngành công nghiệp vũ khí Đức nổi tiếng toàn cầu với những tên tuổi lớn như Siemens và SAP chuyên cung cấp những giải pháp phần mềm cho quân đội. Karchner, công ty cỡ trung của Đức có tiếng với thiết bị tẩy cao áp, cũng đứng hàng đầu thế giới với sản phẩm xử lý nước và bảo vệ NBC (hạt nhân, sinh học và hóa học). Nhưng cho dù lớn hay nhỏ, các công ty Đức đang nhìn thấy tương lai xuất khẩu của họ. Stefan Zoller, lãnh đạo Cassidian (công ty quốc phòng, một nhánh của EADS - Cơ quan không gian và quốc phòng hàng không châu Âu), nói: "Sự tăng trưởng không đến từ châu Âu nữa".


    [​IMG]
    Tên lửa của Diehl.


    Ngân sách quốc phòng ở châu Âu đang bị đình trệ, Zoller giải thích, và những cơ hội lớn nhất được tìm thấy ở Trung Đông, Ấn Độ và Brazil. Trong thập niên tới, Cassidian hy vọng sẽ tăng gấp đôi khối lượng hàng hóa bán ra đến 12 tỉ euro. Tuy nhiên, các nhà chế tạo vũ khí Đức cũng cần đến sự hỗ trợ của chính quyền. Theo Zoller, lĩnh vực chế tạo vũ khí Đức "cần nhận được sự hỗ trợ của chính quyền liên bang trong cuộc chạy đua toàn cầu này".

    Công ty của Zoller cực kỳ hy vọng vào vấn đề an ninh biên giới và một chi nhánh của công ty mới đây rất thích thú trước sự quan tâm đặc biệt. EADS ký hợp đồng với Arập Xêút cung cấp radar, thiết bị cảm biến, camera cùng với hệ thống điện tử cho công việc bảo đảm an ninh cho đường biên giới dài 9.000km cũng như toàn bộ sân bay và cảng biển.

    Thành công của Cassidian đem đến hợp đồng trị giá 2 tỉ euro. Thành công này có được nhờ chính quyền Đức mới đây đã ký kết một hiệp ước hợp tác với Arập Xêút về mọi vấn đề liên quan đến an ninh, trong đó có thỏa thuận cảnh sát Liên bang Đức huấn luyện cho cảnh sát biên giới Arập Xêút.


    Những quy định về xuất khẩu vũ khí của Đức

    Zoller mới đây cho biết chính quyền Arập Xêút "đã đặt an ninh đất nước vào tay của chúng tôi ở mức độ lớn". Tuy nhiên, có ý kiến cho rằng Arập Xêút không chỉ phụ thuộc vào Cassidian, mà cũng vào KMW, nhà chế tạo xe tăng "Leopard 2". Hầu như một nửa số hàng bán ra của Công ty KMW là từ "Leopard 2", loại xe tăng được phát triển đầu tiên trong thập niên 1970. Mà trong phần lớn những trường hợp, quân đội hiện đại cần loại xe tăng khác.



    [​IMG]
    Xe thiết giáp của Rheinmetall.



    Như trang web của KMW nhận định, "Chiến tuyến của thời kỳ Chiến tranh lạnh đã được thay thế bởi rất nhiều điểm nóng nằm rải rác khắp nơi trên toàn cầu, đòi hỏi triển khai quân đội hiện đại". Đáp lại nhu cầu đang thay đổi này, KMW nâng cấp "Leopard 2" thành "Leopard 2A7+". Kết quả là model xe tăng nâng cấp "Leopard 2A7+" đã chinh phục được người Arập Xêút và nó được đánh giá vượt xa xe tăng do Pháp và Mỹ sản xuất.

    Cứ mỗi năm vào tháng 12, chính quyền Liên bang Đức có báo cáo về xuất khẩu vũ khí trong năm. Báo cáo bao gồm danh sách tất cả giấy phép xuất khẩu vũ khí và khí tài quân sự khác. Từ năm 2000, Arập Xêút được xếp hạng trong Top 20 khách hàng mua vũ khí của Đức. Các giao dịch bao gồm xuất khẩu những bộ phận tên lửa, súng máy, đạn được và đạn pháo cho Riyadh (thủ đô Arập Xêút) đều được phê chuẩn - ngay cả trong những năm nước Đức nằm dưới sự lãnh đạo của chính quyền liên minh gồm đảng trung tả Dân chủ Xã hội và đảng Xanh (1998 - 2005). Tuy nhiên, hợp đồng mua bán xe tăng đã bước sang mức độ mới.

    Năm 2009, các hợp đồng xuất khẩu vũ khí đến Arập Xêút. được chính quyền Đức bật đèn xanh trị giá tổng cộng 167,9 tỉ euro! Riêng hợp đồng cung cấp 200 chiếc xe tăng "Leopard 2A7+" trị giá xấp xỉ 2 tỉ euro. Tổng cộng, Berlin phê chuẩn cho xuất khẩu vũ khí ra toàn cầu khoảng 7 tỉ euro.



    [​IMG]
    Súng tiểu liên của Heckler & Koch.


    Những quy định của Đức về xuất khẩu vũ khí được tìm thấy trong Luật Thanh toán và Ngoại thương (AWG) và Luật kiểm soát vũ khí chiến tranh (KWKG). Có một danh sách về những gì mà chính quyền Liên bang Đức định nghĩa là thiết bị quân sự, gồm từ phần mềm phục vụ quân sự cho đến hóa chất. Xuất khẩu vũ khí cần giấy phép của Cơ quan kiểm soát xuất khẩu và kinh tế Liên bang Đức (BAFA). Quy định giới hạn với 62 món hàng trong danh sách vũ khí chiến tranh, bao gồm xe tăng, tên lửa và trực thăng tấn công.

    Quyết định về xuất khẩu những hàng hóa này thường được thông qua Ủy ban An ninh Liên bang Đức, tổ chức do thủ tướng làm chủ tịch. "Nguyên tắc chính trị" mà Chính phủ Đức thắt chặt vào ngày 19/1/2000 có nghĩa là cung cấp đường lối cho Ủy ban An ninh Liên bang căn cứ vào đó mà ra quyết định. Những đường lối chỉ đạo này được cho là nhằm tăng cường "sự quan sát nhân quyền ở quốc gia xuất khẩu đến". Chỉ riêng tiêu chuẩn này cũng đủ ngăn cản xuất khẩu xe tăng đến Arập Xêút. Đường lối chỉ đạo cũng có nghĩa ngăn chặn phê chuẩn xuất khẩu vũ khí đến các quốc gia "mà ở đó có nguy cơ xung đột vũ trang bùng nổ".

    Trung Đông được coi là điểm nóng rối ren, thế nên chuyện Arập Xêút không được phép mua xe tăng Đức là hợp lý. Song, những "nguyên tắc chính trị" này cũng có vài lỗ hổng mà do đó "xuất khẩu vũ khí chiến tranh không được phép, trừ phi…". Ví dụ, một ngoại lệ có thể được chấp nhận là khi có sự liên quan đến chính sách đối ngoại hay an ninh. Đây chính là ngoại lệ cho phép Ủy ban An ninh Liên bang cho phép ký hợp đồng bán xe tăng cho Arập Xêút. Các công ty quốc phòng Đức - như là Krauss-Maffei Wegmann, Rheinmetall và nhiều công ty cung cấp khác - đang hy vọng ký được hợp đồng trị giá hàng tỉ euro với Arập Xêút bởi vì quốc gia này thích mua những chiếc xe tăng phiên bản mới hơn những chiếc cũ.

    Ban đầu Riyadh thương lượng với Tây Ban Nha, nơi Công ty Santa Barbara sản xuất xe tăng Leopard dưới sự ủy quyền của Đức. Nhưng bây giờ Arập Xêút muốn mua số lượng lớn "Leopard" được chế tạo ngay tại nước Đức. Khi Hội đồng bảo an Liên Hiệp Quốc tổ chức biểu quyết về việc có nên thiết lập một vùng cấm bay ở Libya hay không, nước Đức đã bỏ phiếu trắng. Lý do là Đức không muốn đưa quân tham gia chiến tranh.

    Mặc dù vậy, Đức vẫn đóng một vai trò trong cuộc chiến Libya, với dấu hiệu "Made in Germany" trên nhiều loại vũ khí được sử dụng ở cả hai phía đối đầu ở Libya. Ví dụ, binh sĩ của Gaddafi sử dụng thiết bị làm nhiễu sóng của Đức để phá hoại sự giao tiếp của phe nổi loạn. Quân của Gaddafi cũng sử dụng tên lửa chống tăng "Milan 3" hợp tác Pháp - Đức để bắn rơi những chiếc máy bay bay thấp. Bệ phóng của "Milan 3" được chế tạo tại một nhà máy ở thành phố Schrobenhausen bang Bavaria phía đông nam nước Đức. Phe nổi loạn ở Libya cũng sử dụng vũ khí Đức.
  5. Jake_2.0

    Jake_2.0 Thành viên gắn bó với ttvnol.com Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    06/12/2011
    Bài viết:
    1.078
    Đã được thích:
    117
    Tiết lộ khả năng 'siêu tàng hình' của UCAV Taranis
    (Vũ khí) - Máy bay không người lái Taranis của Anh được cho là sở hữu những công nghệ tàng hình, động cơ và thông tin tối tân nhất thế giới.
    [​IMG]
    UCAV Taranis trong chuyến bay thử thành công hồi tháng 8/2013.
    Hãng BAE Systems của Anh vừa tiếp tục thực hiện thành công chuyến bay thử nghiệm lần thứ hai đối với loại máy bay không người lái chiến đấu tàng hình (UCAV) Taranis trong cấu hình "tàng hình đầy đủ", làm cho nó gần như trở nên vô hình với radar và giúp Quân đội Anh dần tiến tới kỷ nguyên của máy bay chiến đấu không người lái.
    Để đạt được một mức độ tàng hình chưa từng có, nhóm nghiên cứu đã thay đổi tất cả các ăng-ten trên máy bay để kiểm soát được sự biến đổi của độ bộc lộ tín hiệu radar và loại bỏ đầu ăng-ten cảm biến đa năng (boom) ở trên mũi của máy bay Taranis. Sau những sửa đổi trên, UCAV Taranis được sử dụng một hệ thống có thiết kế đặc biệt, cho phép máy bay tạo ra đầy đủ dữ liệu về chuyến bay mà không cần sử dụng một đầu dò hay một boom bên ngoài.
    Taranis cũng sử dụng một hệ thống thông tin liên lạc tiên tiến để đảm báo nó có thể giữ được liên lạc với người chỉ huy nhiệm vụ của mình mà không để lộ vị trí trước đối phương.
    [​IMG]
    Hình ảnh chuyến bay thử nghiệm mới nhất của UCAV Taranis.
    Lãnh đạo Bộ Trang bị Quốc phòng, Hỗ trợ và Công nghệ (thuộc Bộ Quốc phòng Anh), ông Philip Dunne nói rằng: "Thành công của những chuyến bay thử nghiệm gần đây là một cột mốc quan trọng trong dự án Taranis. Quân đội Anh đang đạt được những hiểu biết quan trọng vào khả năng của máy bay không người lái để sử dụng vào việc định hình phát triển UCAV trong tương lai nhằm giảm rủi ro cho các nhân viên quân sự tuyến đầu đang phải đối mặt", ông Dunne nói.
    Phát biểu thay cho ngành công nghiệp, Nigel Whitehead, Giám đốc quản lý Bộ trang bị Quốc phòng nói rằng, chuyến bay đầu tiên của Taranis hồi năm ngoái đã là một cột mốc quan trọng cho hàng không Anh và phát triển mới nhất này cho thấy khả năng lãnh đạo của họ trong lĩnh vực máy bay không người lái. Dựa trên các dữ liệu mới nhất từ những chuyến bay thử nghiệm vừa qua, BAE Systems sẽ tiếp tục phát triển công nghệ tàng hình tối tân hơn nữa cho máy bay Taranis.
    Trong khi đó, Trưởng kỹ sư Nghiên cứu Công nghệ và Quốc phòng của Rolls-Royce, ông Conrad Banks thì tiết lộ thêm rằng, việc tích hợp động cơ đẩy thành công cũng là một điểm nhất quan trọng khác trong giai đoạn thử nghiệm thứ hai của máy bay Taranis, trong đó bao gồm việc nhúng và ẩn hoàn toàn động cơ Adour Mk951 hoạt động cùng với hệ thống ống xả tàng hình trên máy bay.
    Taranis thực hiện chuyến bay đầu tiên hồi tháng 8/2013 và được quảng cáo là "máy bay tiên tiến nhất từng được các kỹ sư Anh chế tạo" và là một trong những dự án quân sự bí mật nhất được Quân đội Anh bảo vệ. Máy bay này được đặt theo tên của vị thần sấm Celtic, có kích thương tương đương một máy bay chiến đấu Hawk (sải cánh 10m) và được tự hào là có công nghệ tàng hình, động cơ đẩy và công nghệ không gian tối tân nhất.
  6. Jake_2.0

    Jake_2.0 Thành viên gắn bó với ttvnol.com Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    06/12/2011
    Bài viết:
    1.078
    Đã được thích:
    117
    Không quân Pháp nhận E-3F cải tiến
    10:56 PM, 24/07/2014, Views: 1542 | By PM
    VietnamDefence - Công ty Boeing đã bàn giao cho Không quân Pháp chiếc đầu tiên trong 4 máy bay chỉ huy/báo động sớm E-3F cải tiến.
    [​IMG]
    avionique.free.fr

    Việc bàn giao được thực hiện sau khi hoàn thành tốt đẹp thử nghiệm mặt đất và bay thử E-3F tại căn cứ không quân Avord và được Tổng cục Trang bị Bộ Quốc phòng Pháp DGA chứng nhận.

    Tháng 9/2008, Cục Hợp tác quốc phòng và an ninh DSCA của Bộ Quốc phòng Mỹ đã thông báo cho Quốc hội Mỹ về việc Pháp đề nghị nâng cấp 4 máy bay E-3F Sentry lên chuẩn Block 40/45 tổng trị giá 400 triệu USD.

    Vào giữa tháng 2/2010 hãng Boeing đã thông báo ký kết với Không quân Mỹ trong khuôn khổ chương trình Bán hàng quân sự cho nước ngoài hợp đồng nâng cấp E-3F của Không quân Pháp và các hệ thống mặt đất đi kèm.

    Pháp là khách hàng nước ngoài đầu tiên nhận được E-3F Block 40/45.

    Nội dung nâng cấp bao gồm:

    - lắp hệ thống hiển thị thông tin chính cải tiến, giúp tăng khả năng nắm bắt tình huống bằng cách sử dụng giao diện trực quan và bản đồ chi tiết;

    - trang bị hệ thống nhận dạng địch-ta cải tiến sử dụng các chế độ Mode S và Mode 5;

    - tăng số lượng vị trí làm việc cho nhân viên vận hành trên mỗi máy bay từ 10 lên đến 14;

    - lắp thiết bị máy tính hiện đại, cho phép cải thiện các tính năng làm việc của hệ thống máy bay chỉ huy/báo động sớm bằng cách sử dụng các phương tiện chỉ huy chiến đấu hiện đại, trong đó có hệ thống tự động hóa phát lệnh thực hiện nhiệm vụ chiến đấu (Automatic Air Tasking Orders) và hệ thống tự động hóa phát lệnh điều phối sử dụng không phận, các phương tiện cập nhật thông tin, điều khiển các sensor, các phương tiện hỗ trợ ra quyết định tự động hóa;

    - hoàn thiện khả năng nhận dạng và bám mục tiêu bằng cách tích hợp tự động các dữ liệu khác nhau nhận từ các kênh truyền dữ liệu Link 16 từ các nguồn khác nhau, kể cả các sensor tích hợp và các nguồn bên ngoaifm trong đó có radar, các phương tiện trinh sát vô tuyến và trinh sát kỹ thuật;

    - tích hợp các hệ thống liên lạc và chỉ huy số;

    - sử dụng các hệ thống cấu trúc mở, cho phép giảm số lượng thiết bị và tiến hành nhanh chóng việc hiện đại hóa phần mềm.

    Boeing đang tiến hành chương trình nâng cấp cùng với công ty Air France Industries KLM Engineering & Maintenance (AFI KLM E&M). Boeing là nhà thầu chính, phụ trách cung cấp các máy móc, phần mềm, bảo đảm kỹ thuật và bảo đảm chất lượng. AFI KLM E&M là nhà thầu phụ, hiện đại hóa các hệ thống điện, cơ khí, cấu trúc và máy móc của các hệ thống chiến đấu. Máy bay đầu tiên đã được nâng cấp tại nhà máy của AFI KLM E&M ở Le Bourget, việc nâng cấp các máy bay còn lại thực hiện ở sân bay Charles de Gaulle.

    Theo kế hoạch ban đầu, AFI KLM E&M phải bắt đầu lắp đặt thiết bị mới vào năm 2012, còn việc nâng cấp cả 4 máy bay E-3F dự định phải hoàn thành vào quý III năm 2015. Tuy vậy, do các vấn đề kỹ thuật và tổ chức, thời gian thực hiện chương trình đã bị lùi lại một năm. Việc nâng cấp E-3F đầu tiên được AFI KLM E&M bắt đầu vào tháng 6/2013. Việc hiện đại hóa các máy bay còn lại dự định hoàn thành vào quý III năm 2016.
    Nguồn: Armstrade, 24.7.2014.
  7. Jake_2.0

    Jake_2.0 Thành viên gắn bó với ttvnol.com Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    06/12/2011
    Bài viết:
    1.078
    Đã được thích:
    117
    Xe tăng chiến đấu chủ lực C1 Ariete - Niềm tự hào của Lục quân Ý
    Bạch Dương - theo Trí Thức Trẻ | 07/08/2014 13:30
    [​IMG]
    [​IMG]
    [​IMG]
    Chia sẻ:
    (Soha.vn) - C1 Ariete - Niềm tự hào của Lục quân Italia được giới quân sự đánh giá là loại xe tăng có hỏa lực mạnh mẽ và khả năng phòng vệ tốt.
    Xe tăng chiến đấu chủ lực C1 Ariete của Quân đội Italia được phát triển bởi Iveco-Fiat và Oto Melara (hay còn gọi là CIO, Consorzio Iveco Oto Melara), trong đó khung gầm và động cơ do Iveco sản xuất còn tháp pháo và hệ thống kiểm soát hỏa lực được cung cấp bởi Oto Melara.
    Xe tăng Ariete được trang bị những hệ thống quang học hình ảnh số và kiểm soát hỏa lực thế hệ mới nhất, cho phép tác chiến bất kể ngày đêm cũng như có thể vừa chạy vừa bắn ở tốc độ cao. Thông số cơ bản: trọng lượng 54 tấn; dài 9,52 m; rộng 3,61 m; cao 2, 45 m; kíp xe 4 người.
    [​IMG]
    Xe tăng chiến đấu chủ lực C1 Ariete
    Sáu nguyên mẫu của C1 Ariete được chế tạo vào năm 1988 và đã trải qua thời gian thử nghiệm dài các năm sau đó với tổng quãng đường lên đến 16.000 km. Lô xe tăng sản xuất hàng loạt đầu tiên được dự định chuyển giao cho Quân đội Italia vào năm 1993 nhưng thực tế đã bị trì hoãn tới năm 1995 và đợt giao hàng cuối cùng hoàn thành trong tháng 8/2002, có tất cả khoảng 200 chiếc C1 Ariete đã được sản xuất.
    Xe tăng C1 Ariete có thiết kế tương tự như những xe tăng chiến đấu chủ lực (MBT) truyền thống trong đó khoang lái bố trí phía trước, khoang chiến đấu ở giữa còn khoang động cơ đặt ở phía sau.
    Vũ khí chính của C1 Ariete là pháo nòng trơn L44 120 mm do Oto Breda chế tạo, có hệ thống ổn định tầm hướng điện-thủy lực và ốp bọc cách nhiệt cho phép bắn được các loại đạn xuyên dưới cỡ (APFSDS-T) và đạn xuyên lõm (HEAT) hiện đại cũng như tất cả các loại đạn pháo 120 mm theo chuẩn NATO. Cơ số đạn mang theo gồm 42 viên với 27 viên ở trong xe và 15 viên còn lại bố trí trong một khoang dự trữ đặc biệt phía sau tháp pháo, ngăn cách với kíp lái bởi một cánh cửa thép có thể bung ra dễ dàng khi xe bị trúng đạn.
    [​IMG]
    Pháo L44 120 mm của xe tăng C1 Ariete
    Vũ khí phụ gồm 1 súng máy 7,62 mm MG 42/59 đồng trục được điều khiển bởi pháo thủ hoặc trưởng xe và 1 súng máy 7,62 mm MG 42/59 khác bố trí trên nóc tháp pháo để đảm trách chức năng phòng không, khẩu súng này được chiến sĩ nạp đạn điều khiển từ vị trí của mình.
    Hệ thống kiểm soát hỏa lực OG14L3 TURMS của xe tăng do Galileo Avionica sản xuất, bao gồm thiết bị quan sát ngày đêm SP-T-694 của trưởng xe; kính ngắm hồng ngoại của pháo thủ và thiết bị đo xa laser giúp nhanh chóng phát hiện mục tiêu; máy tính kiểm soát hỏa lực kỹ thuật số có khả năng đo tốc độ gió, độ ẩm và các điều kiện thời tiết bên ngoài, trợ giúp thêm cho độ chính xác của phát bắn.
    Máy tính này cũng là một thành phần của hệ thống dẫn đường, cho phép trao đổi thông tin chiến thuật giữa các xe tăng với nhau. Trên xe tăng C1 Ariete có một hệ thống gọi là “Thợ săn - Sát thủ” giúp pháo thủ quan sát toàn cảnh 3600 chiến trường mà không phải thay đổi vị trí để tránh bị lộ diện. Kính ngắm của trưởng xe có góc quan sát từ -100 - +600 theo chiều dọc, đủ để giao chiến với các mục tiêu bay thấp như trực thăng. Trong chiến đấu, trưởng xe và pháo thủ chia sẻ kính ngắm ảnh nhiệt, ở chế độ ngắm bắn này xe tăng có khả năng giải quyết mục tiêu từ cự ly 1.500 m
    [​IMG]
    Xe tăng C1 Ariete nhìn chính diện
    Xe tăng C1 Ariete được trang bị vỏ giáp phức hợp thép-composite tương tự như Challenger 2 của Anh và M1 Abrams của Mỹ. Mỗi bên hông của tháp pháo có một cụm 4 ống phóng đạn gây nhiễu với tác dụng che giấu chiếc tăng trước các thiết bị quan sát ảnh nhiệt, quang học và radar của đối phương. Bên cạnh đó kíp xe được bảo vệ an toàn trước tác nhân của vũ khí hủy diệt hàng loạt (NBC).
    Trái tim của con quái vật thép này là động cơ tăng áp Fiat-Iveco MTCA V12 dung tích 25,8 lít có công suất 1.250 mã lực, mô men xoắn (khả năng chịu tải tức thời) tối đa 4.615 Nm trong khoảng vòng tua máy 1.600 vòng/phút, cho tốc độ tối đa trên đường nhựa đạt 65 km/h và có thể tăng tốc từ 0 - 32 km/h trong vòng 6 giây, tầm hoạt động 600 km, khả năng leo dốc tối đa 60%. Xe dùng hộp số tự động với 4 số tiến và 2 số lùi kết hợp hệ thống lái và phanh thủy lực. Xe có khả năng lội nước sâu 4 m với ống thở hoặc 1,25 m không chuẩn bị. Toàn bộ động cơ và hệ thống truyền động có thể thay thế nhanh chóng trong vòng 1 giờ.
    [​IMG]
    Cận cảnh khoang động cơ của xe tăng C1 Ariete
    Tuy nhiên sau khi đi vào hoạt động xe tăng đã bộc lộ một số khiếm khuyết do động cơ không cung cấp đủ sức mạnh khiến phải thường xuyên chạy ở vòng tua máy cao, dẫn đến tuổi thọ thấp. Hơn nữa để đảm bảo tỷ suất sức mạnh, chiếc tăng được thiết kế với trọng lượng dưới 60 tấn. Trọng lượng tương đối nhẹ của Ariete giúp tiêu thụ nhiên liệu thấp hơn và thuận lợi khi tác chiến trên các địa hình phức tạp, tuy nhiên xe tăng đã phải hy sinh chiều dày vỏ giáp so với các xe tăng chiến đấu chủ lực khác của khối NATO.
    Hiện nay, xe tăng C1 Ariete đã có một phiên bản hiện đại hóa với động cơ mới có dung tích tăng lên tới 30 lít, công suất 1.600 mã lực, mô men xoắn 5.500 Nm ở tốc độ vòng tua 1.100 - 1.800 vòng/phút đi kèm với vỏ giáp mới do Oto Melara phát triển, nguyên mẫu này được giới thiệu lần đầu tại triển lãm vũ khí Eurosatory 2002.
    [​IMG]
    Xe tăng C1 Ariete trong một buổi diễn tập
    Last edited by a moderator: 12/08/2014
  8. Jake_2.0

    Jake_2.0 Thành viên gắn bó với ttvnol.com Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    06/12/2011
    Bài viết:
    1.078
    Đã được thích:
    117
    Quân đội Đức vẫn đáng sợ bậc nhất
    (Bình luận quân sự) - Quân đội Đức đang gặp những khó khăn thực sự hay đây chỉ là chiêu “giấu mình chờ thời” để né những yêu cầu của NATO?
    1. Sức mạnh đáng nể
    Một trong những mục tiêu chủ yếu của việc thành lập khối quân sự NATO năm 1949 là kiểm soát nước Đức – lúc bấy giờ là Tây Đức. Tây Đức nằm ở vị trí tiền tiêu và là hướng tấn công chủ yếu của Khối Varsawa (nếu chiến tranh xảy ra).
    Chính vì vậy mà Bundeswehr (Lực lượng vũ trang cộng hòa Liên bang Đức) được đầu tư để trở thành lực lượng tấn công chủ yếu của NATO tại Châu Âu (xin bổ sung thêm một ý của A.Khramchikhin – Phó giám đốc Viện phân tích chính trị và quân sự Viện Hàn lâm khoa học Nga: “Người lính Đức từ nửa sau thế kỷ thứ XIX và nửa đầu thế kỷ XX được coi là những chiến binh thiện chiến nhất thế giới – chắc sẽ không có nhiều tranh luận về ý kiến này), không những thế - trên lãnh thổ Tây Đức lúc đó có một lực lượng mạnh của các quân đội các nước Mỹ, Anh, Pháp, Canada, Hà Lan và Bỉ. Tất cả các lực lượng trên được biên chế thành 2 cụm tập đoàn quân lục quân và 2 tập đoàn quân không quân.
    Sau khi thống nhất nước Đức năm 1990, chỉ riêng Bundeswehr đã có một lực lượng cực mạnh với 7.000 xe tăng, 8.900 xe chiến đấu bộ binh và xe vận tải bọc thép, 4.600 khẩu pháo, cối và hệ thống hỏa lực bắn dàn, 1.000 máy bay chiến đấu.
    Ngoài ra, trên lãnh thổ Đức lúc đó Mỹ còn bố trí 5.900 xe tăng, 5.700 xe chiến đấu bộ binh và xe vận tải bọc thép, 2.600 pháo và hơn 300 máy bay. Các nước khác trong NATO cũng bố trí trên lãnh thổ Đức 1.500 xe tăng, 1.500 xe chiến đấu bộ binh và xe vận tải bọc thép, hơn 1.500 khẩu pháo.
    Nhưng không lâu sau đó cụm tập đoàn quân lục quân và các tập đoàn quân không quân đã bị giải thể. Pháp, Hà Lan, Bỉ và Canada rút hết quân (cùng các phương tiện kỹ thuật và vũ khí).
    Sang năm sau, 2015, Anh cũng sẽ rút quân về nước. Mùa xuân và mùa hè năm 2013, những chiếc xe tăng “Abrams” và máy bay cường kích A-10 cuối cùng của Mỹ cũng đã rời nước Đức.
    Từ đó đến nay Quân đội Đức cũng đã cắt giảm nhiều lần cả về quân số và vũ khí, khí tài. Trước hết, Đức bán các vũ khí và trang bị kỹ thuật quân sự của Đông Đức, sau đó bán tiếp phần lớn vũ khí và khí tài của Tây Đức, kể cả những loại còn rất hiện đại.
    Chính quyền liên bang đã đặt tổ hợp công nghiệp quốc phòng của Đức vào một tình thế cực kỳ khó khăn khi không những không đảm bảo cho tổ hợp này các đơn đặt hàng trong nước, mà còn gián tiếp tạo ra sự cạnh tranh trên thị trường ngoài nước qua việc bán các loại vũ khí còn rất hiện đại lúc đó đang có trong trang bị của Quân đội Đức.
    Năm 1999, Không quân Đức đã tham gia vào các hoạt động tác chiến lần đầu tiên kể từ năm 1945 tại Bancăng, trong chiến dịch của NATO chống Xerbia. Sau đó lính Đức có mặt ở Kosova, tại Afghanistan, lính Đức cũng tham gia vào một số chiến dịch gìn giữ hòa bình ở Châu Phi nhiệt đới.
    [​IMG]
    Máy bay tiêm kích của Không quân Đức trong thời gian tác chiến tại Balcang. Ảnh: Luca Bruno / AP
    Tuy nhiên, xu hướng chủ đạo trong chính sách quân sự của Đức là tránh tham gia (hoặc tham gia ở mức tối thiểu) vào các chiến dịch quân sự của NATO. Hiện nay Đức đang tìm cách nhanh chóng rút quân khỏi Afghanistan, Đức cũng không tham gia chiến dịch tại Libya của NATO và tìm mọi cách ngăn cản sự can thiệp quân sự của NATO vào cuộc nội chiến ở Syria.
    Đây là chính sách của Thủ tướng Đức A.Merkel, còn Bộ trưởng Quốc phòng Đức, bà Ursula von der Leyen (nghề nghiệp – bác sỹ, là mẹ của 7 con) có quan điểm khác với A.Merkel ở chỗ muốn biến Đức thành một cường quốc quân sự ở Châu Âu.
    [​IMG]
    Lính Mỹ giới thiệu về máy bay lên thẳng AH-64D Apache với Bộ trưởng Quốc phòng Đức Ursula von der Leyen. Ảnh: Thomas Peter / Reuters
    2. Thực lực hiện nay
    Lục quân

    Lục quân Đức có 5 sư đoàn. Đấy là sư đoàn tăng số 1 (biên chế 2 lữ đoàn tăng - số 9 và số 21), sư đoàn tăng số 10 (gồm một lữ đoàn tăng và một lữ đoàn bộ binh sơn cước ), sư đoàn bộ binh cơ giới số 13 (gồm 2 lữ đoàn là các lữ đoàn bộ binh cơ giới số 37 và 41), sư đoàn cơ động đường không (gồm lữ đoàn cơ giới đường không số 1 và lữ đoàn đảm bảo tác chiến, 3 trung đoàn máy bay lên thẳng) và sư đoàn các chiến dịch đặc biệt (gồm các lữ đoàn đổ bộ đường không số 25 và số 31).
    Lực lượng xe tăng của Đức có 668 tăng “Leopard-2” (20 năm trước đây có gần 2.000 chiếc) và 147 “Leopard-1”. Loại thứ nhất đang được bán dần, loại thứ hai đang được tháo dỡ và làm mục tiêu trên các trường bắn.
    Số lượng xe chiến đấu bộ binh (BMP) giảm xuống còn 1.315, theo kế hoạch chúng sẽ dần được thay thế bằng BMP “Puma” (nhưng hiện nay chưa thay được chiếc nào).
    .
    [​IMG]
    Xe chiến đấu bộ binh “Puma”. Ảnh: thechive.com
    Lớp xe thiết giáp chủ yếu của Quân đội Đức là BTR (xe vận tải bọc thép) và xe ô tô bọc thép. Hiện nay, Quân đội Đức có 434 TrZ-1 “Fuchs”, 97 “Boxer”, 336 ‘Wiesel”, 81 BV206S, 221 “Fenech”.
    Lực lượng pháo binh gồm có 174 tổ hợp pháo tự hành mới nhất “PzH2000”, 124 khẩu cối tự hành 120 ly “Tampella” và 97 tổ hợp tên lửa phản lực bắn dàn MLRS.
    Lực lượng phòng không lục quân có 50 tổ hợp tên lửa phòng không ASRAD và 835 tổ hợp tên lửa phòng không vác vai “Stinger”.
    Không quân của Lục quân có 37 máy bay lên thẳng tấn công “Tiger” UHT (sẽ đưa vào trang bị thêm khoảng 20 chiếc nữa), 115 Bo-105 (24 chiếc đang bảo quản), 93 máy bay lên thẳng đa năng UH-1D, 40 EC-135 và 78 chiếc NH-90 hiện đại nhất.
    Không quân
    Trong thành phần của Bộ tư lệnh tác chiến không quân có 3 sư đoàn không quân (số 1, số 2 và số 4).
    Lực lượng tác chiến cơ bản của Không quân Đức là các máy bay tiêm kích-ném bom “Typhoon” (do Đức, Anh,Tây Ban Nha, Ý hợp tác sản xuất). Theo kế hoạch ban đầu thì năm 1986, Không quân Đức tiếp nhận 250 “Typhoon”, nhưng đến năm 1989, con số trên theo kế hoạch giảm xuống còn 180 và đến năm 2003 - 143.
    Hiện nay, đã có 104 “Typhoon” được đưa vào trang bị cho Không quân Đức (trong đó có 25 chiếc tác chiến- huấn luyện). Trong trang bị của Không quân còn 132 máy bay ném bom “Tornado” (còn 37 chiếc khác đang được bảo quản ở Đức và 01 chiếc tại Mỹ). 50 chiếc “Tornado” dự kiến sẽ đưa ra khỏi trang bị trong thời gian tới.
    Như vậy, sau khi hoàn thành việc đưa các máy bay mới vào trang bị và thanh lý máy bay cũ, Không quân Đức sẽ có gần 230 máy bay chiến đấu. Hiện nay Không quân Đức đang có 48 máy bay tiêm kích cũ đang được niêm cất bảo quản (33 chiếc ở Đức, 15 ở Mỹ), nhưng chúng cũng sẽ được thanh lý trong tương lai gần.
    Tại căn cứ không quân Buchel hiện có 20 quả bom hạt nhân B-61, nếu xảy ra chiến tranh, các máy bay “Tornado” của Không quân Đức sẽ chịu trách nhiệm đưa những quả bom này đến mục tiêu.
    Không quân vận tải có 2 chiếc A-319, 2 chiếc A-340, 6 chiếc A-310 (trong đó có 4 chiếc tiếp dầu), 72 chiếc C-160 (2 chiếc đang bảo quản), và 93 máy bay lên thẳng – 90 CH-53G, 03 AS532. Không quân Đức không có trường đào tạo phi công, tất cả phi công chiến đấu Đức đều được đào tạo tại Mỹ.
    Lực lượng phòng không mặt đất có 18 đại đội tên lửa phòng không “Patriot” ( mỗi đại đội có 8 tổ hợp phóng, mỗi tổ hợp 4 tên lửa).
    Hải quân
    Hải quân Đức có 50 tàu chiến. Hạm đội tàu ngầm có 4 tàu ngầm dự án 212 (và 02 chiếc đang được đóng)- đây là những tàu ngầm đầu tiên trên thế giới sử dụng công nghệ AIP ( AIP - Air-independent propulsion -hệ thống động lực không dùng không khí). Đây là các tàu ngầm được coi là tốt nhất trên thế giới hiện nay.
    Hải quân Đức có 12 khinh hạm – 3 chiếc “Saxen” hiện đại nhất, 4 chiếc cùng hiện đại không kém là “Brandenburg” và 5 chiếc kiểu cũ “Bremen”. Có 3 chiếc “Bremen” đã được đưa ra khỏi trang bị và có thể được bán.
    Điều thú vị là cách đâu không lâu khách hàng tiềm năng mua “Bremen” chính là Ukraine. Nhưng hiện nay không thấy Ukraine đặt vấn đề này nữa (chắc vì không có tiền – không loại trừ trường hợp Đức tặng không chúng cho Ukraine).
    Ngoài ra, Hải quân Đức còn có 5 chiếc thiết giáp hạm kiểu “Braunschweig”, 8 tàu hộ vệ tên lửa kiểu “Gepard” và 20 tàu quét mìn (10 chiếc dự án 332, 5 chiếc dự án 333, 5 chiếc dự án 352).
    Không quân của Hải quân có 8 chiếc máy bay chống ngầm P-3C “Orion”, 3 máy bay tuần tiễu Do-228, 43 máy bay lên thẳng (21 “Sea King”, 22 “Super Links”).
    [​IMG]
    Tàu ngầm “U 23” lớp 296 (bên trái) và tàu ngầm “U 34”lớp 212. Ảnh: Heribert Proepper / AP
    3. Lực lượng quân đội nước ngoài còn trên lãnh thổ Đức
    Như trên đã nói, Lực lượng quân sự nước ngoài trên lãnh thổ Đức đã giảm nhiều trong 20 năm qua. Hiện chỉ còn quân đội Mỹ và Quân đội Anh là còn có các đơn vị của mình đóng quân trên đất Đức.
    Sư đoàn tăng- thiết giáp số 1 của Anh (Bộ Tham mưu đóng ở thành phố Herford) có trong biên chế 2 lữ đoàn tăng-thiết giáp số 7 và số 20, trung đoàn không quân lục quân số 1, trung đoàn công binh số 28. Sư đoàn này sẽ rút về Anh trong năm 2015 như đã nói ở trên.
    Tập đoàn quân dã chiến số7 của Mỹ (tổng hành dinh ở thành phố Visbaden) có trong biên chế trung đoàn không vận số 2 (tương đương 01 lữ đoàn), lữ đoàn không quân lục quân số 12, trung đoàn phòng không số 7, lữ đoàn công binh số 18, lữ đoàn đảm bảo số 16, lữ đoàn quân cảnh số 18, lữ đoàn trinh sát số 66, các lữ đoàn liên lạc số 2 và số 7.
    Qua thành phần của Tập đoàn quân trên dễ dàng nhận thấy nhiệm vụ chủ yếu của các binh đoàn trên là làm công tác đảm bảo và hậu cần- chúng không có xe tăng, xe chiến đấu bộ binh, tổ hợp pháo tự hành và hệ thống hỏa lực bắn dàn.
    Tập đoàn quân không quân số 3 của Không quân Mỹ (Rammstein) có không đoàn số 52 (hành dinh – thành phố Spangdahlem) với các máy bay tiêm kích F-16 (khoảng 50 chiếc) và không đoàn số 82 (hành dinh- cũng thành phố Rammstein) với các máy bay vận tải C-130, C-20, C-21A,C-37A.
    4. Mấy thông tin mới nhất liên quan đến Quân đội Đức
    Ngày 29/9, người phát ngôn Bộ Quốc phòng Đức Jens Flosdorff cho biết là Đức không thể cung cấp số máy bay quân sự thích hợp trong vòng 180 ngày nếu xảy một cuộc tấn công nhằm vào liên minh NATO (số liệu – chỉ có 42/109 máy bay tiêm kích Eurofighter và 38/89 Tornado là có thể cất cánh).
    Cựu Tổng tham mưu trưởng quân đội Đức Harald Kujat cho rằng Đức cần phải đầu tư nhiều hơn cho quốc phòng. Ngân sách cho quốc phòng của Đức trong năm nay đã giảm 800 triệu euro, chỉ còn 32,44 tỉ euro (có số liệu là 32,8 tỷ euro) – thấp hơn nhiều so với mức 2%GDP chi cho quốc phòng theo chuẩn NATO (tỷ lệ chính xác chi tiêu quốc phòng của Đức là 1,29% GDP và xét theo tiêu chí này thì Đức xếp thứ 14/28 nước thành viên NATO).
    Trong những ngày đầu tháng 10/2014, báo chí Đức đăng tải bản báo cáo của các chuyên gia độc lập gửi Bộ Quốc phòng Đức. Các chuyên gia này lập danh mục 140 vấn đề và rủi ro có liên quan đến các dự án quốc phòng của Đức và kết luận rằng Quân đội Đức hiện nay không ở trạng thái tốt nhất.
  9. Terence_Tao

    Terence_Tao Thành viên rất tích cực Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    19/07/2014
    Bài viết:
    238
    Đã được thích:
    118
    Hải quân Pháp lên kế hoạch thống trị đại dương

    Mặc dù đang trong tình trạng suy thoái kinh tế, Pháp vẫn tiếp tục theo đuổi kế hoạch xây dựng lực lượng hải quân viễn dương có khả năng triển khai sức mạnh trên mặt nước, dưới nước và từ trên không.
    Defense News cho hay, hạn chế về ngân sách đã dẫn đến việc Hải quân Pháp phải đưa ra một số lựa chọn nhưng đến năm 2025, lực lượng này sẽ có tất cả những khả năng cần thiết để thực hiện các dạng nhiệm vụ khác nhau, từ phòng ngự đến an ninh, từ cường độ thấp đến cao.

    Các chương trình phát triển lực lượng thời gian tới của Pháp gồm có:

    Chương trình khinh hạm đa năng FREMM: Năm 2016, Hải quân Pháp sẽ lựa chọn một mẫu tái thiết kế khả thi cho các tàu FREMM số 9, 10 và 11, thời gian bàn giao dự kiến là vào năm 2020.

    Ba con tàu này có thể là tàu “cỡ trung”, với lượng giãn nước trong khoảng 2.500 (giống một tàu hộ tống) đến 6.000 tấn (như tàu FREMM hiện tại).

    Chúng có thể mang thiết kế tương tự khinh hạm lớp La Fayette, nhẹ hơn và không trang bị nhiều vũ khí như FREMM.

    Các tàu FREMM thứ 7 và 8 sẽ là phiên bản phòng không, dự kiến bàn giao trong khoảng năm 2020-2022.

    [​IMG]
    Các khinh hạm đa năng FREMM sẽ là trụ cột cho lực lượng tác chiến mặt nước của Hải quân Pháp thời gian tới
    Theo kế hoạch, đến năm 2019, Hải quân Pháp sẽ có 6 chiến hạm chống ngầm đa năng lớp FREMM. Tập đoàn DCNS đã bàn giao chiếc đầu tiên mang tên Aquitaine trong năm 2012.


    Chiếc thứ 2 mang tên Normandie sẽ là chiếc đầu tiên tích hợp phiên bản hải quân của tên lửa hành trình do MBDA phát triển. Con tàu này sẽ được bàn giao vào cuối năm nay, các loại vũ khí tầm xa sẽ được tích hợp trong năm 2015, mang lại một “khả năng chiến lược mới” cho Hải quân Pháp.

    Như vậy, trong tương lai, Hải quân Pháp dự kiến sẽ tiếp nhận 11 chiến hạm FREMM, trong đó có 9 tàu là phiên bản chống ngầm và 2 tàu là phiên bản phòng không.

    Lực lượng tàu ngầm: Hải quân Pháp có kế hoạch mua khoảng 6 tàu ngầm tấn công hạt nhân lớp Barracuda để thay thế cho tàu ngầm tấn công hạt nhân lớp Rubis nghỉ hưu sau 35 năm phục vụ. Tàu ngầm tấn công hạt nhân lớp Barracuda có thể trang bị tên lửa hành trình hay triển khai lực lượng đặc biệt.

    Con tàu có khả năng tàng hình và áp dụng công nghệ từng được phát triển cho các tàu mang tên lửa đạn đạo lớp Triomphant.

    Pháp cũng bắt đầu những nghiên cứu về thế hệ tương lai của các tàu ngầm mang tên lửa đạn đạo. Việc đóng mới dự kiến sẽ tiến hành vào giữa thập kỷ tới. Mặc dù bản thiết kế mới chưa hoàn thiện nhưng nó sẽ có kích thước và trọng tải tương đương với tàu ngầm hạt nhân lớp Triomphant để hạn chế chi phí.

    [​IMG]
    4 chiếc tàu ngầm hạt nhân lớp Triomphant đại diện cho sức mạnh răn đe hạt nhân trên biển của Pháp.
    Hiện tại, 4 tàu ngầm hạt nhân chiến lược lớp Triomphant đang là thành phần chủ chốt cho năng lực răn đe hạt nhân trên biển của Pháp, trong khi tàu sân bay Charles de Gaulle mang theo tiêm kích đa năng Rafale là nền tảng sức mạnh trên không của nước này.

    Tàu tuần tra bảo vệ chủ quyền: Hải quân Pháp sắp kết thúc hợp đồng thuê 3 năm tàu tuần tra ngoài khơi (OPV) L'Adroit do DCNS tài trợ và đóng mới. Phát ngôn viên của DCNS hy vọng hợp đồng sẽ được gia hạn thêm khoảng 1 năm.

    Pháp cũng dựa trên nền tảng tàu L'Adroit để thiết lập thông số kỹ thuật cho dự án tàu tuần tra đa năng tương lai mang tên Batsimar.

    Tàu tuần tra mới sẽ là phương tiện chủ lực để Pháp bảo vệ chủ quyền tại những vùng lãnh thổ xa xôi như vùng đặc quyền kinh tế ngoài khơi Guiana thuộc Pháp. Các tàu OPV mới dự kiến đi vào phục vụ từ năm 2024.

    [​IMG]
    Tàu tuần tra L'Adroit (lớp Gowind)

    Ngoài ra, các quan chức tại Cơ quan mua sắm quốc phòng nhà nước Pháp (DGA) đang thảo luận để mua thêm 8 tàu hậu cần đa năng BSAH. Vấn đề này được đưa ra sau khi kế hoạch thuê tàu với một đối tác tư nhân bị thất bại. Năm tới, DGA kỳ vọng sẽ đặt hàng 2 chiếc tàu BSAH đầu tiên với kế hoạch chuyển giao vào năm 2017.

    Sức mạnh trên không: Các trực thăng của Hải quân Pháp sẽ được trang bị tên lửa chống tàu mới trong chương trình hợp tác với Anh. Các tên lửa mới sẽ cho phép phi công tiêu diệt các tàu thuyền nhỏ tốc độ cao trong môi trường chiến đấu ven biển phức tạp.

    Bên cạnh đó, Hải quân Anh và Pháp đang tăng cường tham gia vào các chương trình hợp tác song phương như hệ thống chống mìn tương lai.

    Chính phủ Anh cho biết thỏa thuận mà 2 bên đạt được là một hợp đồng trị giá 16 triệu USD để phát triển các phương tiện dưới nước có khả năng tìm kiếm và vô hiệu hóa mìn hải quân.

    http://soha.vn/quan-su/hai-quan-phap-len-ke-hoach-thong-tri-dai-duong-20141105131151496.htm
    Last edited by a moderator: 06/11/2014
  10. macay3

    macay3 LSVH - KTQSNN Moderator

    Tham gia ngày:
    26/10/2007
    Bài viết:
    2.931
    Đã được thích:
    1.543
    khoá topic, lý do: ko có thông tin mới
Trạng thái chủ đề:
Đã khóa

Chia sẻ trang này