1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Xung đột và sự lựa chọn đồng minh cho VN trong tương lai - P2

Chủ đề trong 'Giáo dục quốc phòng' bởi ronandkim, 09/01/2010.

  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
  1. ronandkim

    ronandkim Moderator

    Tham gia ngày:
    23/10/2007
    Bài viết:
    817
    Đã được thích:
    1.005
    Xung đột và sự lựa chọn đồng minh cho VN trong tương lai - P2

    Do topic cũ đã đủ 100 trang, kính đề nghị anh em tiếp tục bàn luận chuyện đồng minh tại đây.
    Linh phần trước:
  2. ronandkim

    ronandkim Moderator

    Tham gia ngày:
    23/10/2007
    Bài viết:
    817
    Đã được thích:
    1.005
  3. GDTLA04

    GDTLA04 Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    17/12/2009
    Bài viết:
    1.259
    Đã được thích:
    22
    Đó sẽ là Nhật Bản và Ấn Độ
    Trung Quốc Nhật Bản lại tranh chấp về chủ quyền trên biển
    Thanh Thủy
    Bài đăng ngày 08/01/2010 Cập nhật lần cuối ngày 08/01/2010 23:16 TU
    Hải quân Nhật BảnẢnh : en.wikipedia.org
    Hải quân Nhật Bản
    Ảnh : en.wikipedia.org
    Trong tuần qua, hai lần Bắc Kinh đã diễu võ dương oai với Tokyo và Hà Nội trên vấn đề lãnh hải. Hôm qua Trung Quốc đã lên tiếng phản đối kế hoạch của Nhật Bản, cho xây dựng một cảng trên đảo san hô Okinotori, năm cách Tokyo 1800 cây số về phía nam.
    In bài
    Gửi bài
    Bình luận bài
    Báo chí Nhật Bản đưa tin là đầu tuần này kế hoạch để xây dựng một cảng trên đảo Okinotoriđã sẵn sàng. Đây là nơi mà Nhật Bản đã cho xây cột hải đăng và đổ bê tông để chắn sóng ngầm cho san hô. Giờ đây Tokyo muốn xây dựng cảng để phục vụ việc thăm dò và khai thác tài nguyên trong khu vực.
    Nhưng phát ngôn viên bộ Ngoại giao Trung Quốc, bà Khương Du tuyên bố là việc xây dựng một cơ sở hạ tầng sẽ không làm thay đổi vị trí pháp lý của hòn đảo san hô. Lập luận của Bắc Kinh là hòn đảo này không thể là cơ sở cho bất kỳ một sự tuyên bố nào về chủ quyền lãnh thổ.
    Đảo Okinotori có một vị trí rất chiến lược vì nó nằm giữa Guam và Đài Loan. Trong khi Guam là một căn cứ quân sự lớn của Mỹ thì Đài Loan là một hòn đảo mà Bắc Kinh luôn coi là một phần lãnh thổ của Trung Quốc và Bắc Kinh cũng đã từng tuyên bố sẵn sàng sử dụng vũ lực nếu cần thiết.
    Hành động của Trung Quốc đối với Nhật Bản đến đúng vài ngày sau khi Bắc Kinh ngang nhiên khẳng định chủ quyền trên quần đảo Hoàng Sa qua kế hoạch phát triển du lịch tại quần đảo này. Ngày 4 tháng giêng vừa qua, bộ Ngoại giao Việt Nam đã yêu cầu Trung Quốc chấm dứt kế hoạch nói trên và cho rằng việc này « vi phạm nghiêm trọng chủ quyền của Việt Nam, gây căng thẳng và làm phức tạp thêm tình hình ở biển Đông ».
    Ngày hôm sau, phát ngôn viên bộ Ngoại giao Trung Quốc ghi nhận lời phản đối của phía Việt Nam nhưng nói thêm là « Trung Quốc có chủ quyền không thể tranh cãi được trên hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa ».Trước đó một tuần Việt Nam cũng đã phản đối việc Quốc hội Trung Quốc thông qua Luật bảo vệ hải đảo, có giá trị pháp lý đối với cả hai quần đảo Hoàng Sa và Tường Sa.
  4. dodien1305

    dodien1305 Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    21/10/2008
    Bài viết:
    1.234
    Đã được thích:
    3
    tôi không nghĩ là Nhật và Ấn , mà vẫn sẽ là các nước chuyền thống .
    nhật kinh tế tốt , khoa học và công nghệ QS cũgn khá tốt chỉ là nhật lo bản thân đối phó BC còn chưa xong thì đồng minh làm sao ? có chăng cũng chỉ là viện trợ KT .
    còn ẤN thì cung vậy , tranh chấp lãnh thổ với BC và bị BC chiêm 35000 Km2 từ năm 62 đã đòi được đau ? thân lo chưa xong thì làm sao giúp ?
    vậy nên chắc lại bác Gấu , Cuba .. anh em cũ va co thêm chăng là vài nước DNA cùgn có mâu thuẫn về biển đông , để thể hiện câu : nhất hổ nan địch quần hồ mà dân BC vẫn thường nói
  5. onamiowada

    onamiowada Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    14/06/2007
    Bài viết:
    6.401
    Đã được thích:
    20
    "Kẻ thù của kẻ thù là bạn".
    Vậy sao chúng ta phải nghĩ ngợi quá nhiều về bạn và thù?!
    Bất cứ thế lực nào có mâu thuẫn với đối thủ của chúng ta đều là "bạn" - là đồng minh chiến thuật của chúng ta.
  6. chimcanhcut1212

    chimcanhcut1212 Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    10/09/2005
    Bài viết:
    3.244
    Đã được thích:
    449
    Để coi: Siêu cường, Ngố, Nhật, Chệt, Cà ri, EU.
    Xét về mục đích của Cạp cạp, là toàn vẹn lãnh thổ... yên ổn để
    làm ăn, thái bình thịnh vượng, chính trị ổn định bla bla..
    Vậy, nếu người đẹp tuổi Vịt đứng giữa 6 đại gia này, đi sẽ có
    người đưa, về sẽ có người đón.
    Còn nếu Cạp cạp không có trình quân sự cỡ Do Thái hay Đức
    chẳng hạn, chỉ cần ngả hẳn về 1 trong 6 vị này, thì thảm hoạ đã
    đến rất gần rồi.
  7. CuToFanClub

    CuToFanClub Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    19/05/2009
    Bài viết:
    1.043
    Đã được thích:
    2
    À, Ờ, muốn thăng bằng thì làm bạn cả, không thân ai mà cũng không chống lại ai, bắng nhắng thì đăng đàn phản đối, tát yêu, léng phéng thì ta đập - khi đó, mong các bạn yêu nước thời vụ nhiệt tình tham gia nhé .
    Theo phong cách yêu nước kiểu học đòi:
    - Ngả hẳn sang Mỹ, sẵn sàng chống đối với Chệt, chơi với Chết là mất nước, là phản bội lại niềm tin của toàn bộ các thành viên yêu nước học đòi. Là tương lai sán lạn như VNCH đã từng trải qua.
    - Làm người đàng hoàng, không chơi trò đu dây là đ...
  8. lan0303

    lan0303 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    24/05/2003
    Bài viết:
    2.622
    Đã được thích:
    0
    --------------------------------------
    [Onamiowada viết lúc 21:02 ngày 09/01/2010-]
    Bất cứ thế lực nào có mâu thuẫn với đối thủ của chúng ta đều là "bạn"
    [Onamiowada]
    [Onamiowada viết lúc 23:42 ngày 08/01/2010-]
    Chúc mừng nghành ngoại giao Việt nam, chúc mừng các bác làm ngoại giao quân sự
    .......................................
    Chúng ta đã đi 1 nước cờ mạo hiểm, rất mạo hiểm. Nguy cơ làm hỏng mối quan hệ truyền thống tốt đẹp với CHND Trung hoa, mà vẫn xôi hỏng bỏng không với Nga, Hoa kỳ và Châu Âu là rất cao. Nhưng chúng ta đã thành công
    [Onamiowada]
    Xem http://ttvnol.com/forum/gdqp/1188938/trang-86.ttvn#16128721
    [CuToFanClub viết lúc 00:39 ngày 10/01/2010-]
    À, Ờ, muốn thăng bằng thì làm bạn cả, không thân ai mà cũng không chống lại ai, bắng nhắng thì đăng đàn phản đối, tát yêu, léng phéng thì ta đập - khi đó, mong các bạn yêu nước thời vụ nhiệt tình tham gia nhé .
    [CuToFanClub]

    --------------------------------------
    - OK! Chúc mừng ngành ngoại giao Việt nam, chúc mừng QUÝ BÁC làm ngoại giao quân sự, Chúc mừng BÁC Onamiowada đã đưa tin đúng.
    - Bản thân lan tui nhận thấy mình chưa đủ tư cách phán xét lịch sử chiến tranh Việt nam, V.I Lê-nin, ..., hay hoạch định gì về
    ĐƯỜNG LỐI cho Việt nam trong tương lai, Nhưng để có được ngày hôm nay cho NÓI CHUYỆN ở đây, ít nhất là vào năm 1973 Việt nam đã làm gần đúng như vậy đó. (Xem 1)
    - HiHi! xem lại Sách trắng Quốc phòng năm 2009 đi.
    TRÂN TRỌNG Kính mời Quý Bác tiếp tục Ạ!
    --------------------------------------
    Tài liệu Tham khảo:
    (1) Trích trang 16: ĐƯỜNG LỐI CÁCH MẠNG VIỆT NAM Ở MIỀN NAM VÀ TÌNH HÌNH NHIỆM VỤ TRƯỚC MẮT NĂM 1973 (tài liệu của Quân đội Mặt trận Dân tộc Giải phóng Miền nam Việt nam)
    "?????????????
    Cách mạng nước ta có đặc điểm là luôn luôn đứng trước kẻ thù đế quốc lớn mạnh và nhiều khi trong cùng một lúc phải đối phó với không phải chỉ một mà nhiều kẻ thù. Trong hoàn cảnh như thế Đảng ta đã vận dụng một cách sáng tạo lời chỉ dẫn sáng suốt sau đây của Lê-nin:
    ?oChỉ có thể thắng một kẻ thù mạnh hơn bằng một sự nổ lực hết sức lớn và với điều kiện bắt buộc là phải lợi dụng một cách hết sức tỉ mỉ, hết sức chăm chú, hết sức cẩn thận, hết sức khôn khéo, bất cứ một ?orạn nứt? bé nhỏ nhất nào giữa các kẻ thù ? cũng như lợi dụng mọi khả năng dù bé nhỏ nhất để nắm cho được một bạn đồng minh về số lượng dù đó là một bạn đồng minh tạm thời, bấp bênh, có điều kiện ít vững chắc và ít đáng tin cậy.? (V.I Lê-nin Toàn tập, tiếng Việt, nhà xuất bản Sự thật, Hà nội 1968, tập 31, trang 81, 82)
    ?????????????"
    Xem http://ttvnol.com/forum/gdqp/1169632/trang-92.ttvn#15855087
    Xem http://ttvnol.com/forum/gdqp/1169632/trang-93.ttvn#15886403

  9. onamiowada

    onamiowada Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    14/06/2007
    Bài viết:
    6.401
    Đã được thích:
    20
    Trung quốc là đồng minh quân sự chiến lược của Việt nam?​
    Ở phần 1 của Topic, có 1 lần tôi đã đề cập tới việc chọn lựa Trung quốc làm đồng minh quân sự chiến lược cho Việt nam. Khi đó, nhiều bạn cho rằng tôi nói đùa. Gần đây, với những phát biểu cứng rắn của giới lãnh đạo 2 nước về chủ quyền đối với 2 quần đảo Hoàng sa và Trường sa, cùng với dư luận căng thẳng về vấn đề này của 1 số người dân cả 2 nước, dường như đặt vấn đề Trung quốc - Việt nam là đồng minh quân sự chiến lược lại càng không hợp thời thế.
    Tuy nhiên, để thỏa mãn một cách hài hòa những tham vọng của giới lãnh đạo của 2 quốc gia thì việc liên minh quân sự Trung - Việt là con đường duy nhất đúng cho việc giải quyết tranh chấp lãnh hải ở Biển Đông.
    Xin điểm lại tham vọng của 2 bên:
    1. Giới lãnh đạo cả 2 nước đều mong muốn có thể nhanh chóng tiến hành khai thác các nguồn lợi tại Biển Đông như dầu mỏ, thủy sản, du lịch,....một cách thuận lợi hơn nữa.
    2. Giới lãnh đạo cả 2 nước đều kiên định lập trường coi quần đảo Trường sa và Hoàng sa là một phần lãnh thổ.
    3. Chính quyền Trung quốc, thông qua cái "lưỡi bò", không hề giấu diếm tham vọng kiểm soát con đường giao thông chiến lược qua Biển Đông. Qua đó mà khống chế hoàn toàn các đối thủ tại Đông Bắc Á là Đài loan, Hàn quốc và Nhật bản. Đó là bước đi tiên quyết trên con đường trở thành bá chủ hoàn cầu mà chính quyền Trung quốc nhắm tới. Còn chính quyền Việt nam chưa 1 lần bộc lộ tham vọng như vậy, dù rằng con đường biển này nằm hoàn toàn trong tầm kiểm soát của các tên lửa tầm ngắn, nếu các tên lửa này được bố trí tại Trường sa và Cam ranh.
    Rõ ràng, quan điểm của 2 nước Việt - Trung về chủ quyền đối với Biển Đông còn quá nhiều bất đồng. Vậy thì giải quyết các bất đồng này như thế nào?
    1. Đối với quyền được khai thác tài nguyên Biển Đông.
    Trả lời câu hỏi của phóng viên báo Vietnamnet ngày 6/1/2010, Đại sứ Trung Quốc Tôn Quốc Tường đã đưa ra chủ trương giải quyết tranh chấp Biển Đông với Việt Nam của giới lãnh đạo Trung quốc trong ngắn hạn là: "Lãnh đạo cấp cao Trung Quốc đã nêu ra một sáng kiến mang tính xây dựng, đó là gác lại tranh chấp, cùng nhau khai thác". (Nguồn: http://www.vietnamnet.vn/chinhtri/201001/Cho-dieu-kien-chin-muoi-giai-quyet-tranh-chap-bien-Dong-888092/)
    Chủ trương này tương đối phù hợp với Tuyên bố cách ứng xử của các bên ở Biển Đông mà chính quyền Việt nam theo đuổi (Tham khảo: http://www.dangcongsan.vn/cpv/Modules/News/NewsDetail.aspx?co_id=30220&cn_id=42113).
    Với tình hình hiện nay, chính quyền Việt nam không còn con đường nào khác ngoài việc chấp nhận lời đề nghị gác lại tranh chấp, cùng nhau khai thác Biển Đông với Trung quốc. Việc lãnh đạo 2 nước thông qua một tuyên bố chung phân định rạch ròi quyền được khai thác Biển Đông sẽ xảy ra ngay trong năm 2010 này. Và ngay từ những ngày đầu năm 2010, nghành ngoại giao Việt nam đã phải tất bật với nhiệm vụ đàm phán sao cho miếng bánh mà Việt nam được chia ở biển Đông lớn nhất trong khả năng có thể.
    2. Vấn đề chủ quyền đối với 2 quần đảo Trường sa và Hoàng sa.
    Quan điểm của lãnh đạo 2 nước về vấn đề này trước sau như một, đều coi 2 quần đảo là một phần lãnh thổ của mình.
    Gần đây nhất, ngày 29/12/2009, người phát ngôn Bộ ngoại giao Việt nam tuyên bố: "Việt Nam đã nhiều lần khẳng định chủ quyền của Việt Nam đối với hai quần đảo Hoàng Sa, Trường Sa".
    (Nguồn: http://home.vnn.vn/luat_bao_ve_hai_dao_tq_khong_co_gia_tri_phap_ly_-16908288-624110685-0 ).
    Ngày 6/1/2010, khi mà Đại sứ Trung Quốc Tôn Quốc Tường đại diện cho chính quyền Trung quốc, đưa ra những tuyên bố mềm dẻo tại Hà nội thì ngay trước đó chỉ 1 ngày, Vụ báo chí Bộ ngoại giao Trung quốc tuyên bố: "Trung quốc có chủ quyền không thể tranh cãi đối với các quần đảo ở Nam hải, trong đó có 2 quần đảo Tây sa và Nam sa".
    (Nguồn: http://ttvnol.com/forum/gdqp/1195472/trang-76.ttvn ). Điều này cho thấy tính hai mặt của những phát ngôn mang tính hoà giải của chính quyền Trung quốc.
    Quan điểm của chính quyền Trung quốc nói trên hoàn toàn phù hợp với tham vọng ngàn đời của người Trung quốc là bành trướng lãnh thổ. Quan điểm của chính quyền Việt nam cũng phù hợp với truyền thống coi 1 tấc đất ông cha để lại cũng phải quý trọng giữ gìn của người Việt nam.
    Rõ ràng là ở đâu đó trên trái đất này, có thể có quốc gia lựa chọn giải pháp "đổi đất lấy hòa bình", còn người Việt nam và người Trung quốc đều khó có thể chấp nhận giải pháp đó.
    Vậy thì đâu là giải pháp phân định chủ quyền giữa 2 nước với 2 quần đảo Trường sa và Hoàng sa?
    2.1. Giải pháp thứ nhất: Chiến tranh.
    2.1.1. Trường hợp Trung quốc chủ động xuất quân:
    Ở thời điểm hiện tại, Trung quốc cần có một đồng minh chiến lược như Việt nam, nếu không muốn bị cô lập hơn về chính trị và quân sự. Việt nam là bàn đạp cho Trung quốc, nếu Trung quốc muốn kiểm soát Đông Nam Á và Đông Bắc Á.
    Do vậy, việc Trung quốc sử dụng vũ lực nhằm chiếm trọn các đảo thuộc quần đảo Trường sa mà Việt nam đang chiếm giữ sẽ chỉ xảy ra sau khi Trung quốc đã kiểm soát được con đường vận tải biển qua Biển Đông, và qua đó đã khống chế được các nước Đông Bắc Á.
    Đó là khả năng lớn. Còn khả năng nhỏ là nếu ý chí của người Việt quá yếu ớt, không dám phản đối khi bị tấn công thì Trung quốc có thể xuất quân bất cứ khi nào.
    2.1.2. Trường hợp Việt nam chủ động xuất quân.
    Việt nam chỉ có cơ hội giành phần thắng trong 1 chiến dịch quân sự nhằm tái chiếm Hoàng sa và các đảo trong quần đảo Trường sa hiện do Trung quốc và Đài loan chiếm giữ, một khi cán cân tiềm lực quân sự Việt - Trung có sự thay đổi.
    Thời cơ đó chỉ có thể đến khi Trung quốc chìm sâu vào 1 cuộc nội chiến dai dẳng với các mâu thuẫn sắc tộc, hoặc khi cuộc chiến Trung - Đài bị quốc tế hóa, hoặc khi phong trào đòi tự do, dân ch ủ, đa ng uyên đa đ ảng tại Trung quốc lớn mạnh tới mức đe dọa nghiêm trọng sự tồn tại của chính quyền C S ở Trung quốc. Những cơ hội này khó có khả năng xảy ra trong thời gian vài chục năm tới.
    2.2. Giải pháp thứ 2: Thông qua đàm phán thương lượng.
    Một giải pháp mang lại lợi ích hài hòa, có thể được cả 2 bên chấp nhận trong vấn đề tranh chấp chủ quyền với 2 quần đảo Trường sa và Hoàng sa là việc mà chính quyền và nhân dân hai nước "vừa là đồng chí, vừa là anh em" nhất thiết phải đưa ra.
    Giải pháp đó chỉ có thể là:
    Việt nam đồng ý trở thành đồng minh quân sự chiến lược của Trung quốc.
    3. Tham vọng kiểm soát con đường vận tải biển chiến lược qua Biển Đông của Trung quốc.
    Với vị trí địa lý thuận lợi của cảng Cam ranh và các đảo thuộc quần đảo Trường sa mà Việt nam hiện đang chiếm giữ, và với tư cách là đồng minh chính trị và quân sự chiến lược của Trung quốc, Việt nam có khả năng và phải ủng hộ, giúp đỡ Trung quốc trong những hoạt động quân sự và ngoại giao nhằm kiểm soát con đường vận tải biển chiến lược đi qua Biển Đông.
    Đổi lại, chừng nào Trung quốc còn chưa thành công trong việc khống chế con đường biển này, chừng đó Trung quốc còn có thể nhân nhượng Việt nam trong việc khẳng định chủ quyền với hai quần đảo Hoàng sa và Trường sa. Người Trung quốc đủ thông minh để không "tham bát bỏ mâm". Khả năng Trung quốc tạm thời thừa nhận chủ quyền của Việt nam với 2 quần đảo này là có thể xảy ra.
    Tất nhiên, một khi đã đưa các quốc gia Đông Bắc Á và Đông Nam Á trở thành các quốc gia phụ thuộc thì chuyện Trung quốc trở mặt, xé toạc những hiệp định có nội dung công nhận chủ quyền của Việt nam với các đảo thuộc 2 quần đảo này là đương nhiên. Vì vậy, Việt nam nếu muốn giành lại được 2 quần đảo này vĩnh viễn thì buộc lòng phải ứng xử hai mặt với Trung quốc - tức là phải ủng hộ Trung quốc ngoài mặt, và ngầm phá hoại sự nghiệp xưng bá của Trung quốc.
    Được onamiowada sửa chữa / chuyển vào 02:01 ngày 11/01/2010
  10. dodien1305

    dodien1305 Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    21/10/2008
    Bài viết:
    1.234
    Đã được thích:
    3
    bác này có bị vấn đề không hả ? chém gió thì chém cũng phải sao cho co logic .
    1 . VN càn đồng minh quân sự để làm gì ?
    2 .VN cần đồng minh quân sự để đối phó với nước nào ?
    3 . VN cần đòng minh quân sự để cân bằng với nước nào ?
    4 . khả năng xảy ra xung đột vũ trang với nước nào ?
    nếu mà bác trả lời ok xong thì hãy chém gió tôi thấy bác nói cú như thò tay vào túi móc tiền , đến các nhà phân tích chính trị có tiếng , những nhà chính trị có sỏi ctrong đầu cũng chẳng được như bác , còn nữa vấn đề nào tháy bác cũng rõ , chắc bác học trường NGOẠI GIAO ra hả hay chính trị gia VN hải ngoại vậy bác ?

Chia sẻ trang này