1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Xung đột và sự lựa chọn đồng minh cho VN trong tương lai - P2

Chủ đề trong 'Giáo dục quốc phòng' bởi ronandkim, 09/01/2010.

  1. 0 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 0)
  1. lamali

    lamali Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    11/05/2006
    Bài viết:
    3.498
    Đã được thích:
    3.590
    Thử nhìn lại lịch sử, tham chiếu Nhật Bản, một nước cũng là láng giềng Trung Quốc như Việt Nam, nền văn minh cũng sinh sau đẻ muộn như Việt Nam, và quy mô quốc gia cũng nhỏ bé như Việt Nam, đã định vị Trung Quốc như thế nào trong một bối cảnh lịch sử tương tự như Việt Nam.
    LTS: Thế giới, đặc biệt là các nước ở châu Á, xem sự trỗi dậy của Trung Quốc có tính cách thời đại, đang bàn thảo sôi nổi về tác động này. Định vị Trung Quốc đang trở thành một chủ đề nóng ở nhiều nước trong khu vực.
    Bài viết dưới đây đưa ra một góc phân tích về cách nhìn Trung Quốc của Việt Nam và Nhật Bản thời phong kiến. Đây là góc nhìn riêng của tác giả cần được tranh luận, làm sáng tỏ thêm. Mời bạn đọc phản biện bài viết này.
    Nếu như lịch sử hiện đại của các nước Đông Á (Việt Nam, Trung Quốc, Triều Tiên, Nhật Bản) là lịch sử quan hệ với Phương Tây, thì trong các thời kỳ tiền hiện đại, lịch sử của Việt Nam, Triều Tiên và Nhật Bản là lịch sử của mối quan hệ với Trung Quốc.
    Trong thời đại ngày nay, khi Trung Quốc đang ôm tham vọng giành lại vị trí lịch sử đặc biệt trước đây. Để định vị chính mình, Việt Nam không thể không định vị Trung Quốc. Chúng ta hãy thử nhìn lại lịch sử, tham chiếu Nhật Bản, một nước cũng là láng giềng Trung Quốc như Việt Nam, nền văn minh cũng sinh sau đẻ muộn như Việt Nam, và quy mô quốc gia cũng nhỏ bé như Việt Nam, đã định vị Trung Quốc như thế nào trong một bối cảnh lịch sử tương tự như Việt Nam.
    Trung Quốc trỗi dậy. Ảnh: Reuters.
    Trung Quốc không phải là "thiên triều"
    Nước ta suốt nghìn năm, mỗi khi Trung Quốc xâm lăng thì ngoan cường tuyên bố "Nam quốc sơn hà Nam đế cư", nhưng thắng họ rồi thì lại đều đặn triều cống, các Vua mỗi khi lên ngôi thì luôn xin "thiên triều" phong tước, tự coi mình là nước nằm trong vòng ảnh hưởng của Trung Quốc.
    Trong con mắt Nhật Bản, Trung Quốc không may mắn có cái vị trí ấy. Trong suốt lịch sử trung đại, không có bất kỳ một ông Nhật hoàng nào cử sứ giả sang Trung Quốc xin tước phong. Ngay trong bức thư đầu tiên gửi Tùy Dạng Đế để thiết lập quan hệ ngoại giao, thái tử Shotoku đã mở đầu: "Thư này là thư của thiên tử xứ mặt trời mọc gửi thiên tử xứ mặt trời lặn".
    Trung Quốc dĩ nhiên là tức giận, nhưng phải chấp nhận. Rồi dần dần thành quen, và... chấp nhận vĩnh viễn.
    Với chúng ta, chỉ khi nào bán nước như Lê Chiêu Thống thì mới bị nguyền rủa, còn "nộp cống xưng thần" là chuyện nhỏ, ngay cả với Lê Thái Tổ hay Quang Trung. Ở Nhật Bản, Ashikaga Yoshimitsu (cuối thế kỷ 14), là vị Shogun (tức "tướng quân", dưới quyền Nhật hoàng) duy nhất trong lịch sử Nhật nhận tước phong của Trung Quốc. Và chỉ có thế, cái tên của ông này đã bị lịch sử Nhật Bản muôn đời nguyền rủa như một vết nhơ khó rửa của dân tộc.
    Như vậy, ngay cả khi không hề có chiến tranh, họ vẫn thiết định một tư thế bình đẳng trong ngoại giao.
    Đừng nghĩ rằng vì Việt Nam quá gần Trung Quốc mà đành nhân nhượng. Chỉ cần xem quá trình Vương An Thạch phải mất nhiều năm chuẩn bị cho cuộc chiến tranh xâm lược Đại Việt năm 1076 là rõ. Thời đó, chuẩn bị một cuộc chiến tấn công Việt Nam không hề dễ dàng.
    Việt Nam lựa chọn như vậy về mặt chính trị, vì một nguyên nhân văn hóa: chúng ta chấp nhận văn hóa Trung Quốc là một "khuôn mẫu đỉnh cao", do đó, dù kháng chiến ngoan cường để giữ độc lập trong thực tế, nhưng về mặt chính trị, lại chấp nhận mình thuộc vùng ảnh hưởng của nó.
    Vậy, tiếp theo, ta thử xem Nhật Bản trước đây nhìn văn hóa Trung Quốc như thế nào.
    Trung Quốc không phải là khuôn mẫu
    Nhật Bản dĩ nhiên thừa nhận Trung Quốc là một nền văn minh rực rỡ và học tập nó hết mình, nhưng khác Việt Nam, Nhật Bản không cho phép Trung Quốc trở thành khuôn mẫu. Có thể thấy sự lựa chọn này ở tất cả những lĩnh vực chủ yếu của nền văn hóa.
    Cắm rễ trên nền tảng văn minh nông nghiệp lúa nước Đông Nam Á, Việt Nam dĩ nhiên có một bản sắc khác biệt với Trung Quốc, ngay từ cội rễ. Nhưng ta thử nhìn vào phần văn hóa bác học, phần được tầng lớp tinh hoa dân tộc du nhập về và "đặt chình ình" vào giữa cơ thể dân tộc.
    Là một nước đi sau, Việt Nam muốn bắt kịp Trung Quốc. Nhưng ít nhất là từ thế kỷ XV trở đi, chúng ta có một cách nhìn lạ lùng: không thua Trung Quốc nghĩa là... không khác Trung Quốc.
    Bị dẫn dắt bởi cách nhìn này, những sáng tạo của chúng ta thật đáng tự hào, nhưng chỉ có điều, ở khá nhiều lĩnh vực chủ yếu, chưa bao giờ vượt ra ngoài "chiếc hộp Trung Quốc". Tổ chức khoa cử như Trung Quốc. Sắp xếp bộ máy nhà nước như Trung Quốc. Dùng hoạn quan như Trung Quốc. Viết chữ Hán như người Trung Quốc viết... Xây dựng Văn Miếu, biểu tượng của nền văn hiến nước nhà, chúng ta không dám làm bất kỳ chi tiết nào khác với Khổng miếu ở Trung Quốc.
    Văn miếu (Việt Nam) xây dựng từ thế kỷ 11. Khang Hy ở thế kỷ 17 đến thăm Khổng miếu (Trung Quốc), viết 8 chữ "Vạn thế sư biểu. Khang Hy ngự thư". Chúng ta cũng lật đật làm một tấm bảng y như vậy để treo ở nhà mình, đến nỗi Hồ Cẩm Đào ở thế kỷ 21 này đến thăm Văn miếu (Việt Nam), nhìn 8 chữ ấy, từng bối rối vì ngỡ đang... ở nhà.
    Ngay cả trong những sáng tạo nhằm mục đích phân biệt mình với Trung Quốc, chúng ta cũng sáng tạo trong khuôn khổ của Trung Quốc: sáng tạo chữ Nôm, nhưng theo đúng những nguyên tắc của chữ Hán, bắt buộc những ai muốn học chữ Nôm thì phải học chữ Hán trước.
    Nhật Bản thì không cho phép Trung Quốc có vinh dự là một lò gạch để đúc nên những cục gạch giống nhau. Họ không tổ chức khoa cử như Trung Quốc. Không xây dựng hệ thống nhà nước như Trung Quốc. Không dùng hoạn quan như Trung Quốc. Dùng chữ Hán, nhưng ngay trong cuốn sử đầu tiên, "Cổ sự ký", họ phá vỡ mối quan hệ giữa âm và nghĩa của chữ Hán để viết một thứ chữ Hán mà người Trung Quốc... không đọc được.
    Suốt hơn một nghìn năm độc lập phong kiến và tự chủ khi học hỏi Trung Quốc, Việt Nam có nhiều sáng tạo độc đáo, rất riêng, nhưng không có những đóng góp khiến Trung Quốc ngày nay nhìn lại mà hổ thẹn.
    Chúng ta không thể làm điều đó, vì ngay từ xuất phát điểm là cách nhìn và cái nhìn, "chữ thánh hiền" là chữ Trung Quốc, "người thánh hiền" là
    người Trung Quốc, nhìn chung, mọi hình mẫu đều nằm ở Trung Quốc.
    Vậy chúng ta thử nhìn xem ông bạn Nhật kia học Trung Quốc bằng thái độ văn hóa nào.
    Trả ơn thầy bằng cách giỏi hơn thầy
    Các bậc đại Nho của chúng ta coi mọi điều hay lẽ phải đã được "thánh hiền Trung Quốc" nói hết cả, mình không cần phải lập thuyết làm gì, chỉ cần sống sao cho đúng.
    Ở Nhật Bản xưa, các nhà Nho được tôn vinh là bậc đại Nho là những người dám làm một việc mà đối với các nhà Nho Việt Nam là không thể chấp nhận được: phủ định triệt để thánh hiền Trung Quốc, để xây dựng một cách nhìn và cái nhìn một mới về nhân sinh.
    Ảnh: 2m.au.com
    Trong văn hóa Việt Nam, có bậc đại Nho nào của chúng ta khi biện luận mà dám đặt vấn đề một cách "vô lễ" như thế này với thánh hiền Trung Quốc? Sách "Sentetsu Sodan" ("Tiên triết tùng đàm") của Nhật kể về Yamazaki Ansai, bậc đại Nho của Nhật Bản thế kỷ 17, như sau: Một hôm Yamazaki Ansai hỏi các môn đệ: "Nếu bây giờ Trung Quốc cử Khổng tử làm chánh tướng, Mạnh tử là phó tướng, dẫn vài vạn binh thuyền tấn công nước ta. Là học trò của Khổng Mạnh, các trò sẽ làm gì?". Nghe câu hỏi là biết câu trả lời rồi. Các học trò của Khổng Mạnh sẽ phải... chém đầu Khổng Mạnh để báo ơn vua, như chính Khổng Mạnh đã dạy.
    Việt Nam thì chỉ có thể chém đầu Ô Mã Nhi, Liễu Thăng, chứ chém đầu cụ Khổng cụ Mạnh thì không dám. Chúng ta không cảm thấy cần phải "đặt vấn đề" về mặt văn hóa với Trung Quốc.
    Thế kỷ 17, Nhật Bản có một bậc đại Nho là Ito Jinsai phê phán triệt để Tống Nho: để hiểu Đạo của người, không thể bằng cách nhìn đạo của Trời thông qua Lý, như Tống Nho quan niệm, mà cần nhìn thẳng vào chính cuộc sống đời thường và trần tục này. Họ có những kẻ điên.
    Tominaga Nakamoto, đầu thế kỷ 18, còn đi xa hơn nữa, lớn tiếng tuyên bố rằng, đạo Nho là của Trung Quốc, đạo Phật là của Ấn Độ, Thần đạo thì của Nhật Bản nhưng của thời xưa.
    Cần một triết thuyết mới cho cuộc sống thực hôm nay. Nakamoto tuyên bố vậy, nhưng chẳng làm được gì cả. Chí nguyện là một chuyện, còn có sáng tạo được cái "triết thuyết mới" ấy hay không là chuyện khác.
    Tuy nhiên, điên như Nakamoto là dở cho riêng ông nhưng tốt cho đất nước ông. Khoảng nửa thế kỷ sau, thái độ thách thức cái vị trí đỉnh cao văn hóa của Trung Quốc đã đi đến đích: ngay từ trước duy tân Minh Trị gần một thế kỷ, cậu học trò Nhật Bản có những cống hiến thực sự trong thực tế để dạy lại ông thầy của mình.
    Các học phái "Kokugaku", "Rangaku", "Mito"... đã phủ nhận tận gốc vị trí lãnh đạo của văn hóa Trung Quốc, bằng cách chỉ ra những lý luận phi tự nhiên của Nho giáo Trung Quốc, sự cực đoan của học thuyết "thiên mệnh", những sai lầm trong những kiến thức y học Trung Quốc về giải phẫu người...
    Học tập Trung Quốc là chịu ơn Trung Quốc. Chịu ơn thầy thì phải trả ơn thầy. Cách trả ơn duy nhất đúng là cống hiến cho ông ấy những hiểu biết mới của riêng mình.
    Lời cuối cho một khởi đầu
    Sang đến thế kỷ XIX, ở Việt Nam, đáp lại tiếng khóc canh tân thảm thiết của Nguyễn Trường Tộ là cái im lặng đáng sợ của một hoang mạc tinh thần, vì ngay cả khi Việt Nam đã bị Pháp nghiền nát, những ông quan hay chữ trong triều đình Huế vẫn chưa thôi sùng bái Trung Quốc như là "khuôn mẫu đỉnh cao".
    Ở Nhật Bản, vì dám thách thức thầy mình về mặt trí tuệ, nên sang đầu thế kỷ XIX, trí thức Nhật không bất ngờ khi thấy Trung Quốc đại bại trước Anh quốc trong chiến tranh nha phiến. Và nhờ thế, họ được chuẩn bị sẵn về mặt tinh thần để đáp lại tiếng gọi canh tân của Fukuzawa Yukichi bằng một nhịp bước quân hành khiến cả bầu trời rung chuyển.
    Cách nhìn tạo ra cái nhìn. Cái nhìn tạo ra sự lựa chọn. Sự lựa chọn tạo ra số phận. Số phận thay đổi khi cách nhìn thay đổi.
    Người Nhật ngày trước nhìn văn hóa Trung Quốc như thế nào thì sau đó họ cũng nhìn văn minh Phương Tây theo cách ấy. "Học tập Phương Tây, Đuổi kịp Phương Tây. Vượt qua Phương Tây" - đó là tinh thần Nhật Bản suốt từ thời kỳ Duy tân đến nay. Tinh thần này trùm lên mọi lĩnh vực, kể cả văn chương nghệ thuật.
    Dĩ nhiên, khi nghe khẩu hiệu này của Nhật Bản, ta sẽ cảm thấy họ lộng ngôn. Bởi "Phương Tây" là cả một thế giới khổng lồ và đa dạng. Nhật Bản không thể so sánh được về mặt quy mô. Nhưng, lộng ngôn thì cũng như... Nakamoto ở thế kỷ 18 là cùng.
    Mỗi dân tộc khi tham gia vào dòng chảy toàn cầu hóa đều không thể không định vị quốc gia mình trên bản đồ thế giới. Mỗi người Việt định vị bản thân mình trước cuộc đời như thế nào thì Dân tộc Việt định vị chính nó trước thế giới như thế ấy.
    Sức mạnh của một dân tộc thể hiện rõ nhất không phải khi nó đứng ở vị thế của kẻ mạnh, mà khi nó sinh ra, mới ngước mắt nhìn mặt trời đã nhận thấy mình là kẻ yếu.
    Một dân tộc yếu khi còn chưa thôi thách thức những đỉnh cao, nó vẫn còn đang sống, đang hành trình. Một dân tộc đã chấp nhận một đỉnh cao nào đó là khuôn mẫu vĩnh viễn, nó là một chiến binh "gục bên súng mũ bỏ quên đời".
  2. X-Zero

    X-Zero Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    07/06/2002
    Bài viết:
    550
    Đã được thích:
    0
    Hức, nếu không có vùng biển Nhựt bủn hiểm trở đầy gió bão thì Nhựt có còn ở đó mà original.
    Nói không phải ngoa, chửi nhà Nguyễn bạc nhược như chó thì càng chửi càng thấy đúng, nhưng nếu chỉ nhìn thấy thế thì mất hẳn một vế.
    Về Nho giáo thì ý thức lập công danh là một tư tưởng nhân sinh chủ đạo, lập công danh trên con đường văn hoá tư tưởng là một nội dung cơ bản. Tuy nhiên mặt chính yếu khác của Nho giáo trên góc độ học thuyết chính là tinh thần thực dụng và hài hoà, hướng tới một mô hình triết học thực tiễn để trị quốc, đây mới là tinh thần được thấm nhuần cao nhất bởi các cụ nhà.
    Tất cả nghị luận về mặt Chính danh như là định vị tàu chệt là như thế nào, hay hình mẫu tàu chệt, vị trí tàu chệt là gì... toàn hình thức chủ nghĩa và mất thì giờ, vua Nguyễn ngày xưa đã chả buồn tốn một giây, cứ "tôn kính thiên tử, xưng bá chư hầu", lấy hình mẫu tàu để lấn đất phía nam, dùng luôn vũ khí văn hoá của tàu để tự vệ, tương thích văn hoá thì tránh được xung đột và loại trừ do khác biệt.
    Nếu coi nhẹ tinh thần này trong Nho giáo thì thực chất là chẳng hiểu gì Nho giáo cả, và càng không thể hiểu hay lý giải nổi tại sao Vịt là vịt siêu chụp giật hiện nay mà không giống như nước châu phi nào đó.
    Đối chiếu với Nhựt bửn, phải thấy rằng Nhựt sính tâm lý cực đoan, trong khi Vịt ưa trạng thái hài hoà. Điều này thuộc về phong cách, mà chính phong cách này mới là yếu tố original lớn nhất, chứ không phải là nominal index dựa trên các phát kiến về triết học.
    Nói rộng ra cho tình hình hiện nay, sử dụng đúng tinh thần trên mà nghị luận, sẽ thấy vịt luôn trung thành với phong cách của mình trong lịch sử. Cá nhân tui dù rất hâm mộ tinh thần cực đoan của Nhựt bủn và ghét thói ba phải phổ biến của vịt, phải thấy thực chất vấn đề là phong cách của Vịt ko hợp với trò đó.
    Ngày nay nhiều người quá sính trào lưu thời thượng "khác biệt để phát triển" mà không biết căn nguyên vấn đề cố hữu là khác biệt dẫn tới xung đột, khác biệt dẫn tới bị loại trừ, những điều trên chưa bao giờ mất đi. Thứ hai, không phải khác biệt mà chính là phong cách mới tạo nên phẩm chất và tư thế.
    Hiện nay, nhiều người băn khoăn về "định vị", về "khác biệt", về "originality" của vịt thế nào, là những băn khoăn hết sức chính đáng, chỉ có điều tất cả đều nhằm tới bạn tàu chệt thân mến, mà theo tui chả đáng tốn một giây. Nếu đọc chút đỉnh về nhãn quan, hay là "học thuyết" của Vịt - là thứ khô khan mị dân mà Đảng cứ ra rả suốt ngày - về vấn đề toàn cầu, cộng với cách suy luận thực dụng và hài hoà theo phong cách Vịt, sẽ thấy tinh thần đó hiện rõ trong cách đối mặt với thách thức của Vịt, sẽ thấy sự tiếp cận global và local của vịt, tất nhiên có cả tàu chệt trong đó. Mà thấy đi cho có tí tự tin, cứ mắc bệnh không chịu học bài mà lại hay nghĩ sâu xa như mấy bạn viêt bài kia thì chỉ càng lúc càng tự kỷ.
  3. FromtheStars

    FromtheStars Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    08/06/2007
    Bài viết:
    3.034
    Đã được thích:
    195
    Cái trình độ, cái tiên tiến, văn minh nó thể hiện ở cái ''khác biệt'', cái ''đặc sắc'' đó bạn à.
    Kiểu của bản chẳng là kiểu gì cả.
    Loại trừ gì ở đây?
    Có đánh ai đâu mà loại trừ?
    Cứ khác thằng Tàu là phải lo ''bị loại trừ'' à? Nó là cái cục...c gì chứ mà phải cóng thế?
    Muốn thế giới biết là có 1 Việt Nam đàng hoàng, sánh vai với thế giới thì Việt nam phải có tư chất, tư cách đàng hoàng, phải có gì đó để người ta nhận ra. Tất nhiên tư chất đó ''phải đẹp'', có ích và có đóng góp với thế giới.
    Kiểu ''ba phải'' như bạn nói có phải là cách bạn ''chụp mũ'' không?
    Về bản chất, VN hoàn toàn khác Tàu, kể cả cái đạo Nho kia cũng là du nhập của Tàu (cái đạo đó có lợi cho chế độ PK, nên nó được dùng). Đừng đề cao nó quá. Hãy vứt nó vào sọt rác. Viết lại ''Đạo Nho'' giống như người Nhật ấy, cho nó phù hợp với cách mạng, với thời đại.
  4. FromtheStars

    FromtheStars Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    08/06/2007
    Bài viết:
    3.034
    Đã được thích:
    195
    Phong cách của VN là: Độc lập dân tộc, toàn vẹn lãnh thổ và CNXH.
    Thế là rõ, chẳng có ''Nho nhe'', đồng văn, đồng chủng nào đáng một tí quan trọng nào ở đây cả.
    Độc lập dân tộc để làm gì? Để người dân tự quyết cuộc đời mình, không phụ thuộc vào bất cứ thế lực nào bên ngoài. Do vậy, người dân có thể tự lựa chọn cho mình bất kỳ tôn giáo, đạo nào mà họ muốn. Họ có thể học tiếng Anh, Nga, Pháp, Ý, Tàu...v..v. Không ai cấm.
    Toàn vẹn lãnh thổ: Thể hiện ý chí tự vệ, bảo vệ đất đai cha ông. Không thể hiện ý chí bá quyền, xâm lược nước khác. Để tạo điều kiện, môi trường cho nhân dân sinh sống, tự do.
    CNXH làm gì?: Cũng chỉ là mục đích bảo vệ số đông dễ bị ''tổn thương'' trong quá trình hội nhập, kinh tế thị trường nghiệt ngã.
    Bảo vệ số đông dân chúng bị phân hoá giàu nghèo trong quá trình CNH, hiện đại hoá.
    Như thế đã là thành công rồi. Làm được như thế ối nước phải nể phục, học tập rồi.
    Chẳng có gì mà phải xét ''khác biệt'' hay ''không khác biệt'' gì cả.
    Đã gọi là ''độc lập, tự do'' thì có quyền lựa chọn học thuyết phát triển cho mình. Tại sao lại có xung đột với ''không xung đột'' ở đây? Xung đột chỉ xuất hiện khi ''độc lập'' và ''toàn vẹn lãnh thổ'' bị xâm phạm bởi kẻ thù. Vậy thôi.
  5. FromtheStars

    FromtheStars Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    08/06/2007
    Bài viết:
    3.034
    Đã được thích:
    195
    Cái điều lo ngại nhất đó là: Nền ''độc lập'' - ''tự do'', ''toàn vẹn lãnh thổ'' bị xâm phạm.
    Đó là một nỗi lo có thật.
    Lịch sử đã chứng minh và hiện tại cũng chứng minh.
    Một nước cường quốc là một nước phải có đủ khả năng tự bảo vệ. Và nó phải được quyền an tâm về khả năng đó, kẻ thù không giám xâm phạm vào điều thiêng liêng đó.
    Ta hãy xem: Có 2 khả năng cho VN:
    + Theo phong cách của bạn: Thực dụng, đa phương hóa, hài hoà để phát triển ...
    Đây chỉ là sự lựa chọn ''khôn ngoan'' nhất thời, trong lúc chưa có thực lực mạnh. Hài hoà ở đây hiểu nghĩa là ''nhượng bộ'' để phát triển??? Phát triển để làm cái gì? Không có ''độc lập, tự do'' thì phát triển để làm đầy tớ cho nó, nhượng bộ cho chúng nó à?
    Dựa vào điều này mà giám nói là làm chủ được đất nước thì tôi e nói hơi quá. Kiểu gì cũng phải có sự nhượng bộ, hy sinh để đạt được mục đích nào đấy, không thể chủ động được. Có khi rơi vào tình huống ngậm đắng, nuốt cay ấy chứ!
    Đầu óc lúc nào cũng căng ra và phải hết sức tận dụng cơ hội, hết sức khôn khéo.
    Nói chung, như vậy chẳng thế là hay. ''Hài hoà'' cái gì chứ? Bà con chổng mông cấy lúa, công nhân thì hùng hục làm để rồi dành tiền mua vũ khí công nghệ cao với giá đắt. Nói chung là đi nuôi mấy tập đoàn vũ khí của nước ngoài và rồi nói rằng ''độc lập'', ''tự do'' mà hoá ra vẫn là bị phụ thuộc. Chưa nói đến chuyện mấy thằng Tư bản đó nó đong đưa nhau hút máu con mồi. Khác gì vật vờ giữa đám bèo, mặc mây trôi, nước trôi?
    Đấy tưởng gì chứ? Đa phương hoá nó có vẻ hay ho thế đấy! Thiếu đi cái đặc sắc, cái khác biệt với họ tức là chẳng có cái gì cả. Cái gì cũng là đi mót, học sau, đi sau. Cái gì cũng lỗ mà lỗ mỗ, chẳng đến nơi, đến chốn. Có cuốn kinh thôi mà có khi 10 ông hiểu mỗi ông một kiểu.
    + Kiểu ohong cách khác của VN: Có thể lựa chọn cho mình, sáng tạo cho mình 1 học thuyết phát triển, không phụ thuộc vào thằng nào con nào, miễn là nó hợp với VN, hợp với mục tiêu ''độc lập, tự do, toàn vẹn lãnh thổ và CNXH''
    Bạn cứ nghĩ mà xem, nếu như ta có thể sản xuất những dòng vũ khí đặc sắc (giống như Nga ngố chẳng hạn) thì chẳng có lý gì sẽ dẫn ta đến sự loại trừ. Có nó, ta cứ chủ động, độc lập mà phát triển đất nước theo hướng của ta và trên diễn đàn ngoại giao, cứ tự tin mà phát biểu, mà ý kiến, mà giao lưu.
    Như vậy ta càng được nể hơn bởi vị thế đó là có thực lực, sức mạnh VN là có nội dung thực chất, thực sự.
    Như vậy có thể thấy: Việc đặt ra vấn đề phải định vị lại.... phải bàn lại..... phải tìm thấy cho được "originality" của dân tộc chỉ là cái băn khoăn của những kẻ đang ''dùng đồ của người khác'' và đến giờ thì thấy không ổn. Sao chúng ta lại cứ nghĩ cách ''ăn bám'' vào ''mỗi thằng một tí'' thế? Nó khinh cho đấy. Chẳng đáng phải đặt vấn đề ấy ra.
    Việc ca ngợi cái phong cách ''hài hoà'', ''ba phải'', '' đong đưa theo chiều gió'' quả là việc dở hơi nhất mà tôi từng thấy.
    Không phải bỗng nhiên mà thằng nào cũng lo phát triển cái đặc sắc cho riêng mình: Nga, TQ, Triều Tiên, Ấn độ, IXRAEN, THổ, Pakixtan, Pháp, Mỹ.....
    Chúng nó đều dẫn đến xung đột đấy! Có sao đâu, có loại trừ đâu?
    Rốt cục là thế giới vẫn cứ xung đột. Nhưng chúng nó sẽ giải quyết xung đột kiểu khác đấy, Bác ợ. Thằng to thì được miếng to, thằng bé được miếng bé. Có thằng nào bị ''Loại trừ'' đâu?

  6. X-Zero

    X-Zero Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    07/06/2002
    Bài viết:
    550
    Đã được thích:
    0
    @ fromthestars:
    Đúng là đồ @.
    Thứ nhất, tại sao phải viết một lúc 3 bài, toàn những ý tưởng vỡ vụn, lặt vặt, chẳng có định hình gì, sao ko viết 01 bài duy nhất với ý tưởng thống nhất và toàn diện cho ra dáng tranh luận một tí xem nào?
    Thứ 2, có hiểu ý người ta định nói về cái gì không, mà sao thấy nói năng lảm nhảm vô nghĩa lý, giọng lưỡi thì nhặng xị, sao không cố đọc hiểu cho đúng điều người ta đang muốn nói về cái gì rồi hẳng phản bác?
    Thứ 3, đây là vấn đề quan trọng cần phải chú ý, đó là @ đang nhầm lẫn nghiêm trọng về: 01 điều tui nói, 02 đối tượng tui trả lời tới - tức là loạt bài định vị Vịt Tàu, 03 về "phong cách" hay "originality" của Vịt trên góc độ ý tưởng và góc độ kiến thiết - tổ chức, 04 các khái niệm về văn hóa, về tư tưởng và về học thuyết, 05 cách tiếp cận - khi đang nói vấn đề toàn cầu thì lại nhầm sang vấn đề vi mô với thằng tàu chệt khú đỉn, đúng là lấy bụng a còng suy lòng quân tử, 06 nhầm lẫn rằng mình hiểu được khái niệm căn bản, được cái nhìn toàn cục, được vấn đề cốt lõi và lịch sử, được vấn đề kiến thiết và tổ chức của Vịt hiện tại, được "phong cách đặc sắc" của Vịt, tóm lại nhầm lẫn rằng mình hiểu được vấn đề và hiểu được người ta nói cái gì
    Hãy xem xét văn hóa Vịt ở sự tiếp cận vấn đề toàn cầu và khu vực của Vịt (nếu hiểu khái niệm thì biết rằng nó bao gồm một cách cơ hữu các vấn đề cốt lõi là vấn đề phát triển và vấn đề an ninh, trong đó 1 có thể bao gồm 2), hãy xem học thuyết phát triển của vịt (tức là cả mặt ý tưởng, thiết kế và tổ chức - nếu hiểu khái niệm thì biết là các phát kiến tư tưởng dựa trên điều kiện đặc thù luôn định hình thành học thuyết), ... nói chung nghe ngôn từ hầm hố quá sợ @ hoảng , vậy tóm lại cho dễ hiểu là xem xét vấn đề Vịt Tàu trên cách tiếp cận toàn cầu của Vịt, đó là cách nhìn đúng đắn nhất, đó là điều tui nhấn mạnh, đó là điều Đảng loa ra rả từ nhiều thập kỷ, đó là điều cơ bản trong sách vở như là abc hay bản cửu chương mà bọn @ dốt đặc không chịu đọc nhưng vẫn thích phát kiến...vân vân
    Xem xét một cách cục bộ quan hệ Vịt tàu, tui gợi ý, về mặt lịch sử luôn xem xét tinh thần chủ đạo của Vịt - cụ thể là tinh thần Nho giáo thẩm thấu như thế nào mà Vịt xây dựng được chế độ phong kiến mạnh và lâu dài. Xem xét điều đó để hiểu được quan hệ thời nay dưới cách tiếp cận hiện đại và "phong cách" truyền thống của Vịt. Hiểu điều này khắc sẽ có gốc, không mắc phải tình trạng @ mất gốc, không phong cách, chẳng đặc sắc, không phát triển cũng chẳng an ninh.
    Nhân tiện, cái chữ "hài hòa" tui dùng nó cũng không khác chữ "trung dung" trong đạo Nho, nhưng mang tính hiện đại. Vậy cho nên, @ đã biết đọc rồi, về đọc sách cho biết thêm về mấy khái niệm nhẹ nhàng đó đi.
  7. FromtheStars

    FromtheStars Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    08/06/2007
    Bài viết:
    3.034
    Đã được thích:
    195
    Ông ơi, ông có hiểu tôi viết gì không mà ông vênh vang thế?
    Ông không hiểu thì bảo người khác ''lảm nhảm'' hả?
    Vâng, ông giỏi, Bác học. Tôi thì @ vậy.
    Nhưng tôi xem Ông đã thể hiện gì nào?
    Nếu Ông chưa thể hiểu được tôi viết gì, để tôi viết cho Ông rõ. (Quả thực vỗ ngực xưng mình là ''Bác học'' mà không hiểu điều tôi nói cũng đáng hổ thẹn)
    Này nhé: Chủ đề của Lamali copy về có thể tóm lại như sau:
    ''Trong thời đại ngày nay, khi Trung Quốc đang ôm tham vọng giành lại vị trí lịch sử đặc biệt trước đây. Để định vị chính mình, Việt Nam không thể không định vị Trung Quốc.''
    Mọi vấn đề khác bài viết Lamali copy về chỉ để so sánh với Việt nam (Từ lịch sử cho tới tình hình hiện đại). Để làm gì? Để thấy sự khác biệt giữa quan hệ Nhật - TQ và VN - TQ.
    Trong các quan hệ ấy, Nhật có vẻ hơn chúng ta nhiều có phải không? Ít nhất là sự độc lập của Nhật đối với Trung Hoa (cả về chính trị lẫn lợi ích tài nguyên, lãnh thổ).
    Như vậy với cái ý : ''Trong thời đại ngày nay, khi Trung Quốc đang ôm tham vọng giành lại vị trí lịch sử đặc biệt trước đây.''
    thì việc đặt ra vấn đề định vị nó là đúng đắn, là để cho VN không bị đồng hoá, thể hiện vị thế riêng và sự khác biệt (tìm về với sự khác biệt với TQ trong nền tảng văn hoá của VN) với nền văn hoá của TQ.
    Định vị TQ đối với VN như thế tức là càng khẳng định vị trí của VN một cách bình đẳng. Đúng vậy: ''Nam Quốc sơn hà Nam đế cư. Tuyệt nhiên định phận tại thiên thư''.
    Trước nguy cơ bị TQ bành trướng cả về ''văn hóa'' và ''lãnh thổ'', việc nhìn lại mình, so sánh việc mình làm, những cái đã làm với những thành tựu mà những nước ''đồng dạng'' như Việt Nam để thấy mình đã cố gắng hết sức và có hiệu quả chưa là một việc làm cần thiết. Ý tưởng của bài viết đó là tôi ủng hộ (Chính kiến của tôi đấy nhé).
    Như vậy VN phải lựa chọn cách giải quyết cho mình:
    + Một là cứ theo nếp cũ tồn tại. Tức là mượn văn, mượn chữ, mượn cả tư tưởng.
    Nghe thì có vẻ khôn ngoan. Nhưng ngẫm kỹ mà xem.
    Suốt lịch sử, ''bất kỳ một ngôi sao sáng nào xuất hiện ở Việt Nam'', Tàu đều đem quân sang để vùi dập, để khẳng định cho học thuyết ''Thiên Tử'' của mình - ''Thiên hạ chỉ có 1 mặt trời thôi''.
    Học thuyết quân sự ấy cũng tương tự như kiểu ''đòn phủ đầu'' của Mỹ bây giờ.
    ''Thiên tử'' thì là biểu tượng gì? Cho sức mạnh, đại diện cho sức mạnh, sức sống và sự độc lập của dân tộc - con rồng. Tức là thằng Tàu nó không muốn có một sự phủ định nào về sức mạnh của nó, về ngôi chí tôn của nó.
    Có một điều là: Nhân dân ta thì cố gắng bao nhiêu, dũng cảm hy sinh xương máu bao nhiêu thì tầng lớp quan lại, vua chúa lại bạc nhược bấy nhiêu (trừ một số triều đại thể hiện được đúng ý chí của dân tộc như Triều Đinh, Lý, Trần). Đó là do ''Vua chúa'' của ta tự tách mình ra khỏi dân tộc. Lợi ích dân tộc đặt dưới lợi ích của triều đại Phong Kiến. Tất yếu phải dựa vào thế lực bên ngoài - ''Thiên triều'' mà ''cai trị'' dân. Những triều đại bạc nhược này, dân chửi không biết bao nhiêu đời còn chưa hết (loại như Trần Ích Tắc ấy nhỉ).
    Nói chung học thuyết ''Thiên Triều'' không phải là của Việt Nam. Không có yếu tố ''original'' nào của dân tộc Việt Nam nằm trong hệ thống Nho giáo cả. Nó là sản phẩm du nhập chỉ nhằm mục đích ''cai trị dân'', đè nén ''tinh thần dân tộc'' mà phục vụ cho vua chúa và ''thiên triều''.
    + Cách giải quyết thứ 2 : Thực hiện giống như nước Nhật đã làm. Tại sao nước Nhật lại có thể thoát khỏi vòng cương toả của học thuyết ''Thiên triều''? Bởi vì tinh thần võ sĩ đạo. Hy sinh tất cả lợi ích cá nhân, tính mạng của bản thân vì tinh thần võ sĩ đạo - Sự độc lập của cá nhân, của dân tộc, phục tùng đạo (original - vẻ đẹp kiêu hãnh). Tuy nhiên nước Nhật cũng chưa từng có một học thuyết nào tiến bộ hơn học thuyết ''thiên triều'' nên đã nhập khẩu ''món'' ''Nho tàu'' về dùng để cai trị dân. Nhưng nó lại độc lập hoàn toàn với TQ - đó đã là sự đặc sắc của Nhật Bản. Ta có thể thấy sự độc lập, tự chủ đó của nước Nhật sau này, thời Minh Trị khi dám vượt bỏ học thuyết của Nho giáo mà tiếp cận tới những học thuyết khác, tiến bộ từ phương Tây. Có thể nói, chính điều đó đã làm nên sự phát triển của Nhật, đã định vị Nhật ở vị thế cao hơn TQ, và có số má trên tg.
    Việt nam đi theo hướng này, cũng có thể có được vị thế cao như nước Nhật. Không phải đi theo hướng này là ''bắt chước'', là ''học theo Nhật''. Mà vì bất cứ Quốc gia nào thể hiện được sự độc lập, tự chủ, vì dân tộc thì cũng phải luôn tìm đường thoát cho dân tộc khỏi những mâu thuẫn, những ''nguy cơ''.
  8. FromtheStars

    FromtheStars Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    08/06/2007
    Bài viết:
    3.034
    Đã được thích:
    195
    Đấy như vậy ta đã có nét chính về bài copy and paste của Ngài Lamali. Tôi nhắc lại, ý chính của bài viết là: ''''Trong thời đại ngày nay, khi Trung Quốc đang ôm tham vọng giành lại vị trí lịch sử đặc biệt trước đây. Để định vị chính mình, Việt Nam không thể không định vị Trung Quốc''''
    Như vậy, Bài viết của Ông X-Zero kia có liên quan thì cũng sẽ liên quan tới ý này:
    1) Một là: Ông ta sẽ đồng thuận với ý kiến cần phải làm giống như Nhật Bản, phải dựa vào tính độc lập, tự chủ của dân tộc, vươn lên, khác biệt với TQ. Để nói được điều này, bắt buộc Ông ta phải phê phán phong cách một thời mà ''''Những Ông vua'''' trước kia đã dùng: Đó là Nho giáo thủ cựu và phục tùng Trung Hoa.
    2) Hai là: Ông ta sẽ ca ngợi Nho giáo và ''''những lợi ích'''' của việc phục tùng ''''Thiên triều''''. Tất nhiên là nguỵ biện và *********. Đi lại với nguyện vọng độc lập, tự do của dân tộc.
    Bản chất của nó là tham quyền lợi. Có chút ''''lợi ích'''', chút ''''vốn'''' liền bo bo giữ lấy và tìm cách đè nén, cai trị dân phục vụ cho lợi ích của mình.
    Thế cho nên tôi sẽ xem xét Ông đã thể hiện mình thế nào?:
    <BLOCKQUOTE id=quote><font size=1 face="Arial" id=quote>Trích từ:
    Về Nho giáo thì ý thức lập công danh là một tư tưởng nhân sinh chủ đạo, lập công danh trên con đường văn hoá tư tưởng là một nội dung cơ bản. Tuy nhiên mặt chính yếu khác của Nho giáo trên góc độ học thuyết chính là tinh thần thực dụng và hài hoà, hướng tới một mô hình triết học thực tiễn để trị quốc, đây mới là tinh thần được thấm nhuần cao nhất bởi các cụ nhà.
    [/QUOTE]
    Ông nêu những điều ấy để làm gì? Ông thuộc dạng nào thuộc 1 trong hai hạng người trên?:
    + Nếu bảo Ông thuộc dạng người 1) thì không phải. Bởi vì Ông đang đánh lạc hướng mọi người khỏi vấn đề. Ông định lấy hiệu quả của ''''tinh thần thực dụng và hài hoà'''' và ''''trị quốc'''' (cai trị dân) để bao biện cho cái cách ''''Vua chúa'''' ngày xưa đã phục tùng ''''thiên triều''''? (Cái này có lợi cho ai? Có lợi cho dân hay có lợi cho ''''Vua chúa, Quý tộc?)
    + Nếu bảo Ông thuộc dạng 2) thì có lý.
    + Hoặc nếu không Ông thuộc dạng chẳng có chính kiến gì ở đây cả. Chẳng có thông tin nào bổ ích liên quan đến đoạn tô đậm ở trên. Có thể hiểu đó là sự ''''thể hiện hiểu biết'''' một cách lố bịch, khoe chữ nghĩa.
    Vớ vẩn hết sức. Ông thấy chưa? Cái ''''phong cách'''' ''''thực dụng'''', ''''bàng bạc'''', ''''nhờn nhợt'''' kia mà Ông hết lòng tô vẽ ca ngợi, còn ''''như nước Nhật'''' kia mà Ông lại chê rằng cực đoan thật có buồn cười không? Đó là thái độ vô trách nhiệm với dân tộc.
    Và theo tôi, Ông đừng xếp cái chữ ''''hài hoà'''' vào đây mà làm lem luốc nó.
    Nói chung Ông đang đi lạc đề, và ngày càng xa rời những nét chính của chủ đề:
    ''''Trong thời đại ngày nay, khi Trung Quốc đang ôm tham vọng giành lại vị trí lịch sử đặc biệt trước đây. Để định vị chính mình, Việt Nam không thể không định vị Trung Quốc''''
    Vấn đề giữa Việt Nam và Trung Quốc mà Ông lại nói tới Global làm gì? Và thứ hai nữa, Người ta không nhìn vào việc ông chơi bời rộng rãi để mà kết luận rằng Ông là người có khả năng, bản sắc và tự do, tự chủ hay là có đóng góp gì ích lợi cho cộng đồng.
    Rất có thể trong đám bạn kia, ông lại bị điều khiển bởi những người ''''có cái đầu tự chủ, độc lập''''.
    Được FromtheStars sửa chữa / chuyển vào 20:51 ngày 08/02/2010
  9. X-Zero

    X-Zero Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    07/06/2002
    Bài viết:
    550
    Đã được thích:
    0
    Èo khiếp, mình thì đang mặc suit, mà heo thì nhớp quá, vật thấy ngài ngại.
    Ới ới hép hép, cầu viện băng Trym cu đồ tể vào cắt tiết @ hộ cái, sẽ trả công nguyên ... nửa con heo.
    Nếu không vào thì tối trời hom nay đành phải cởi đồ ra mần thịt heo vậy. Hic, sợ bửn quá. Mất công tắm lắm đấy, èo.
  10. thanhlethanh

    thanhlethanh Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    19/08/2009
    Bài viết:
    425
    Đã được thích:
    0
    xin lổi hai nhà cho mình chen ngang phát! ,đã tranh luận thì quân tử với nhau chớ .sao lại gọi băng chim cò vào đâu ,băng chim cò rổi hơi dữ vậy sao ,chủ đề cũng đang rất hay mà bác .
    Được thanhlethanh sửa chữa / chuyển vào 13:04 ngày 09/02/2010

Chia sẻ trang này