1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Xung đột và sự lựa chọn đồng minh cho VN trong tương lai - P2

Chủ đề trong 'Giáo dục quốc phòng' bởi ronandkim, 09/01/2010.

  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
  1. anhoanp

    anhoanp Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    24/12/2007
    Bài viết:
    456
    Đã được thích:
    0
    Xác định lại quan hệ HK-ASEAN trong bối cảnh TQ nổi lên
    Thứ năm, 15 Tháng 4 2010 12:40 Hoàng Nam

    Dưới đầu đề trên, tạp chí AseanAffairs số ra tháng 3 và 4/2010 cho biết: Chuyến đi thăm lần thứ hai của tổng thống HK Barack Obama đến Đông Nam Á, đặc biệt tới Inđônêxia- nơi ông sống thời niên thiếu và Ôxtrâylia, đồng minh và là nước ủng hộ kiên cường những nỗ lực của HK ở Ápganixtan, được coi là bước tiến quan trọng của HK nhằm khôi phục ảnh hưởng trong khu vực này.
    Trong khi nền kinh tế, chủ nghĩa khủng bố và thay đổi khí hậu, tất cả đều là những vấn đề nổi bật trong chuyến đi quốc tế đầu tiên của ông Obama trong năm nay, thì chuyến đi này được các quan chức chính quyền HK nói rằng phản ánh nỗ lực của tổng thống nhằm tăng cường quan hệ với các quốc gia nhỏ hơn và đang nổi lên. Chuyến đi diễn ra vào lúc các mối quan hệ Trung - HK ở mức thấp do tuyên bố gần đây của HK về việc bán vũ khí cho Đài Loan, cuộc gặp của Obama với Dalai Lama hồi tháng 2 và cái gọi là TQ thao túng đồng nhân dân tệ ở mức thấp giả tạo (có tin đang làm cho nền kinh tế HK bị mất hơn 200 tỷ USD/năm và làm cho người HK mất 1 triệu việc làm).
    Ngoài các mối quan hệ khó khăn Trung-HK, chuyến đi thăm ngắn của Obama tới khu vực này được cho là giúp HK xác định lại mối quan hệ với ASEAN. Nhân dịp này, AseanAfairs xem xét lại các động thái gần đây của TQ nhằm tăng cường ảnh hưởng của họ-cả về kinh tế lẫn chính trị trong khu vực và những nỗ lực do HK tiến hành nhằm xác định lại mối quan hệ của HK với ASEAN từ viễn cảnh của HK.

    QUYỀN LỰC CÂN BẰNG CỦA ASEAN
    Dưới đây là các câu hỏi và trả lời phỏng vấn do AseanAfairs tiến hành với Ernest Z.Brown, cố vấn cao cáp và là giám đốc Chương trình Đông Nam Á thuộc Trung tâm nghiên cứu chiến lược quốc tế, và là nhà đồng sáng lập Brooks BowerAsia LLC và cựu chủ tịch Hội đồng kinh doanh HK-ASEAN:
    Hỏi: Hiệp định tự do thương mại ASEAN-TQ (ACFTA) được coi là nằm trong những nỗ lực của TQ nhằm củng cố ảnh hưởng ngày càng tăng của họ và là đối trọng với sức mạnh của Nhật Bản và HK. Quan điểm của ông về vấn đề này thế nào?
    Trả lời: Tôi không coi ACFTA được tập trung vào cân bằng sức mạnh của HK và Nhật Bản trong ASEAN, mà là chính phủ TQ đang phấn đấu để đặt họ ở vị trí là một nhà lãnh đạo trong khu vực và nhằm đạt được lợi ích nhiều nhất về kinh tế. TQ đã làm được một công việc to lớn là giành cơ hội đáp ứng ASEAN khi họ cần một đối tác kinh tế và tài chính tiên phong, nhất là trong và sau cuộc khủng hoảng tài chính châu Á năm 1997-2000. Tôi cho rằng TQ đang hành động để thúc đẩy những lợi ích riêng của họ và ít có động cơ, ít nhất trong ACFTA, tìm cách cân bằng với HK và Nhật Bản.
    Hỏi: Trong điều trần của ông trước Ủy ban kiểm điểm kinh tế & an ninh HK-Trung đầu tháng 2/2010, ông ghi nhận rằng sự mở rộng kinh tế nhanh chóng của TQ có thể mang lại ít kịch bản thuận lợi hơn được chứng kiến. Xin ông nêu ra một hoặc hai ví dụ về những hậu quả có thể có này?
    Trả lời: Hai ví dụ đó là các công ty HK tự thấy mình đang cạnh tranh với các công ty được ủng hộ về chủ quyền, do nhà nước TQ quản lý, các công ty này không những được chính phủ TQ ủng hộ mà còn không bị ràng buộc bởi bất kỳ đạo luật nào như Đạo luật nước ngoài & những hành vi tham nhũng của HK (FCPA) xác định các công dân và công ty HK phải hoạt động nghiêm chinh như thế nào trước những hành động có liên quan đến tham nhũng. Trong trường hợp các quan chức bị mắc tội hối lộ, các công ty HK có thể tự thấy mình ở thế rõ ràng không thuận lợi. Một kịch bản khác là thông qua sự can dự chiến lược và kinh tế ở Đông Nam Á, TQ có thể bắt đầu phát triển những lợi thế dựa vào những tiêu chuẩn do người TQ đề ra. Một ví dụ tốt nữa là nếu TQ cuối cùng ở vị trí áp đặt được, ví như các tiêu chuẩn thông tin viễn thông kiểu 3G của riêng họ cho các chính phủ châu Á. Điều này có thể làm cho Đông Nam Á ít thâm nhập được vói phần còn lại của thế giới và tạo cho các nhà sản xuất và cung cấp dịch vụ TQ có được lợi thế thương mại rõ ràng trong cái sẽ là một thị trường có quy mô lớn- 1,3 triệu dân TQ cộng với 600 triệu dân ASEAN. Trên mặt trận an ninh, nếu TQ quyết định tìm cách áp đặt những tuyên bố của họ về chủ quyền đối với các tuyến đường biển và các khu vực khai thác dầu và khí đốt tiềm tàng ở Biển Đông (biển Nam Trung Hoa), thì điều này có thể gây ra một cuộc xung đột nghiêm trọng về lợi ích giữa TQ và các nước ASEAN, cũng như HK và các nước khác.
    Hỏi: Sự "nổi dậy hòa bình" của tác động TQ đối với những lợi ích chiến lược của HK như thế nào, đặc biệt ở Đông Nam Á?
    Trả lời: Kịch bản nổi dậy hòa bình là kịch bản mà chúng ta đều muốn thấy. Như tôi đã nói ở trên, chúng ta phải công nhận điều đó lúc này, sự thâm nhập của TQ vào nền kinh tế khu vực và toàn cầu và cộng đồng các nước là tương đối suôn sẻ, hòa bình và có tính xây dựng. Điều này rất tốt cho TQ và tốt cho ASEAN, những nước còn lại của châu Á, HK và thế giới. TQ đã đóng góp nhiều về tài năng, các tư tưởng, văn hóa và chắc chắn là một thị trường lớn và nguồn đầu tư mới. Nhưng lợi ích chiến lược của HK ở châu Á được tăng lên bởi sự nổi dậy hòa bình của TQ. Một phương pháp được xem xét tốt sẽ là tiếp tục tăng cường và mở rộng các mối quan hệ giữa TQ và HK, đặc biệt giữa các nhà quân sự của chúng ta với các nhà hoạch định chính sách an ninh quốc gia. Điều này có thể làm được tốt nhất về song phương lẫn thông qua một kiến trúc an ninh khu vực công nhận trung tâm của ASE*AN. ASEAN là một nơi tốt cho TQ, HK, Ấn Độ, Nhật Bản, Triều Tiên, Ôxtrâylia, Niu Dilân và các nước tiềm năng khác để gặp gỡ, chia sẻ thông tin và tăng cường hiểu biết lẫn nhau.
    Hỏi: Một TQ phát triển nhanh chóng vừa là cơ hội vừa là tai họa cho Đông Nam Á. Nhưng khi khi xét đến thương mại, Đông Nam Á vẫn phụ thuộc vào HK nhiều hơn TQ. Tại sao các nhà lãnh đạo ASEAN lại bắt đầu lo ngại về sự thống trị của TQ?
    Trả lời: Lịch sử của ASEAN là một lịch sử cân bằng cẩn trọng giữa các cường quốc lớn. Tôi cho rằng ASEAN cảm thấy rằng TQ đã có một sự vận hành tốt trong khu vực này trong thập kỷ qua. Sự nổi dậy nảy có ích cho ASEAN và lấp đầy sự chênh lệch một cách đúng lúc và có hiệu quả. Nhưng ASEAN không muốn bị thống trị bởi TQ và sẽ chống lại những nỗ lực này. Có những mối lo ngại rằng TQ đã bắt đầu đẩy mạnh những nỗ lực này, trong các trường hợp như khai thác dầu và khí đốt ngoài khơi VN hoặc ở Spratleys, hoặc thậm chí ở Mianma , nơi họ đang đòi thâm nhập rõ ràng vào các đường ống và các căn cứ ở ngoài khơi biển Andaman. Một ASEAN mạnh và đoàn kết là cần thiết để cân bằng những hành động như vậy.
    Rõ ràng, đây không phải là chống TQ. Về mặt lịch sử, ASEAN đã tìm kiếm sự cân bằng khi một cường quốc lớn được thừa nhận mở rộng quá mức ảnh hưởng của họ. Điều này đã xảy ra trong trường hợp Nhật Bản được thừa nhận địa vị thống trị trong cuối những năm 1980 và nếu HK đẩy tới quá xa, tôi cho rằng ASEAN sẽ chìa tay ra với TQ, Nhật Bản và Ấn Độ để tìm cách cân bằng những hành động như vậy.
    Hỏi: Nếu ASEAN cần HK để đẩy mạnh các lợi ích chiến lược của họ trong khu vực nhằm thỏa mãn mong muốn cân bằng của họ, thì HK cần ASEAN như thế nào để đẩy mạnh các lợi ích của mình trong khu vực?
    Trả lời: Đây là câu hỏi hay. Tôi cho rằng, HK, TQ, Nhật Bản, Triều Tiên và Ấn Độ- tất cả đều cần ASEAN đẩy mạnh các lợi ích của họ ở châu Á. ASEAN là quan trọng, bởi vì họ là một nhóm lớn và quan trọng của các nước, nhưng bởi vì họ là một nhóm, cho nên họ vốn không thể hoặc sẵn sàng đi tiên phong trong việc xác định và theo đuổi các lợi ích chủ quyền một cách tập thể, họ là một nơi dễ dàng để gặp và hoàn tất.
    ASEAN là thỉết yếu trên bàn cờ chiến lược châu Á. Nếu họ quản lý tốt và các đối tác đối thoại của họ chơi thận trọng, ASEAN có thể làm cho họ trở thành động lực của sự an toàn châu Á và không có xung đột trong thế kỷ 21.
    Lịch sử không quá tốt khi nhìn vào sự nổi lên của của các cường quốc lớn. Họ chủ trường tìm kiếm lãnh thổ và sự thống trị, nhưng có lẽ ASEAN có thể giúp TQ và Ấn Độ nhảy vào vũ đài toàn cầu mà không có chiến tranh hoặc các cuộc xung đột nguy hiểm. Để đạt được mục tiêu này, tất cả các bên phải can dự tích cực và kiên trì với nhau và công nhận trung tâm của ASEAN trong kiến trúc khu vực mới này. Tôi hy vọng rằng các nhà hoạch định chính sách HK hoàn toàn hiểu được tầm quan trọng của ASEAN và đầu tư vào đó.
    Hỏi: Ông gần đây tuyên bố rằng chức chủ tịch ASEAN của VN năm tới có thể đẩy mạnh sự dính líu của HK trong khu vực. Nhưng làm thế nào và tại sao lại VN?
    Trả lời: VN và HK chia sẽ lợi ích chung trong một ASEAN mạnh, thống nhất. Mặc dù hai nước đã đánh nhau trong cuộc chiến tranh như các địch thủ ít hơn 50 năm trước đây, ngày nay họ tự nhận thấy đang trải qua kinh nghiệm của ngã ba lợi ích và các quan hệ song phương đang tiến lên với một tốc độ ấn tượng. Các nước thành viên ASEAN nói chung muốn HK vẫn can dự tích cực, nhưng chúng ta có thể hy vọng VN là một chủ tịch tập trung đặc biệt của ASEAN trong năm 2010. Tôi cho rằng tổng thống Obama sẽ tổ chức hội nghị cấp cao ASEAN-HK tới ở Hà Nội trong năm nay và cũng vào thời gian đó kỷ niệm 15 năm quan hệ Việt -HK được thiết lập ngày 12/7/2010.
    Hỏi: Liệu VN có phải là chìa khóa cho nỗ lực rõ ràng của HK để đối trọng với ảnh hưởng ngày càng tăng của TQ ở Đông Nam Á trên mặt trận an ninh hay không?
    Trả lời: Một chiến lược lâu dài của HK ở Đông Nam Á chưa hình thành. Tuy nhiên, các nhân tố chủ chốt của chiến lược đó đã có. Cam kết của HK đối với ASEAN không và sẽ không nên được xác định bởi TQ hoặc một sự cần thiết được thừa nhận để cân bằng TQ. VN và các nước ASEAN muốn tìm kiếm một sự cân bằng giữa TQ, HK, Nhật Bản và Ấn Độ.
    VN được đặc biệt tập trung vào TQ lần này do TQ hiếu chiến mở rộng ra biển Đông, nhưng các nước ASEAN khác có lợi ích tương tự trong việc đảm bảo rằng khi TQ tiến lên, tác dộng của họ trong khu vực tiếp tục có lợi và không có cường quốc nào tìm cách thống trị các vấn đề chính trị, an ninh hoặc kinh tế ở Đông Nam Á.
    Hỏi: Theo Phó trợ lý ngoại trưởng Scot Marciel, HK lo ngại tình hình căng thẳng giữa VN và TQ về lãnh thổ (ở Biển Đông). Như ông nói, đó là một trong những lý do HK chia sẻ lợi ích ở một "Đông Nam Á mạnh". Xin ông nói rõ cụm từ "Đông Nam Á mạnh" là gì?
    Trả lời: Một ASEAN mạnh là một ASEAN có tiến bộ hữu hiệu tiến tới các mục tiêu được vạch ra trong hiến chương ASEAN, cụ thể là hợp nhất trong các lĩnh vực phát triển kinh tế, an ninh, chính trị, xã hội và văn hóa. ASEAN, giống như cây đa, sẽ tận hưởng được sức mạnh của nhiều chỗ đứng như một. Nếu nhóm khu vực này đạt được sự thống nhất và nhất thể hóa có hiệu quả, họ có thể tạo ra một nơi che chở, giống như bóng dâm và sự bảo vệ của một cây lớn, sẽ truyền sức mạnh cho nhân dân của họ được bảo vệ, hòa bình và thịnh vượng.
    Hỏi: Cuộc gặp của tổng thống Barack Obama với các nhà lãnh đạo châu Á tháng 11 năm ngoái thiếu sự bền vững. Ông nhận định về lời bình luận đó thế nào?
    Trả lời: Tôi lại nhận định nó theo cách khác. Tổng thống Obama đã có một bước quan trọng đầu tiên trong việc tham gia lễ khai mạc hội nghị cấp cao HK-ASEAN. Ông tiếp cận diễn đàn đó một cách thích hợp và nghiêm chỉnh, nhấn mạnh cam kết của ông và gặp các đối tác. Ông hứa sẽ gặp họ lại vào năm 2010, và mang đến một chương trình thực sự hơn. Có thể là quá khi đến dự cuộc gặp gỡ đầu tiên với tư cách là tổng thống bằng một chương trình nghị sự quá lớn. Tôi cho rằng thời gian biểu đã định ra và đương nhiên những mong đợi được đưa ra, cho một chương trình nghị sự thực tế hơn từ cả HK và ASEAN khi các nhà lãnh đạo này gặp nhau trong năm nay./.
  2. Koji1987

    Koji1987 Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    01/07/2009
    Bài viết:
    3.018
    Đã được thích:
    19
    Bài viết hay quá.
    Mình mới tham gia box nhưng đọc được nhiều kiến thức ở đây, ,
  3. FromtheStars

    FromtheStars Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    08/06/2007
    Bài viết:
    3.034
    Đã được thích:
    195
    Không cần biết thực lực về vũ khí VN thế nào, nhưng tinh thần và ý chí chiến đấu của VN thì là một vốn quý, là ''sự thật'' mà cả Thế giới đều công nhận. Nó cũng có thể làm cơ sở để đối tác đặt niềm tin cho ''những dự định xa xôi''.
    Còn thằng Tàu, cứ cho là nó khoe hết vũ khí này vũ khí nọ đi, nhưng sự tin tưởng vào khả năng của nó cũng còn phải xét lại. Lịch sử thể hiện rằng nó chưa bao giờ có cuộc chiến tranh chính nghĩa và thu phục được nhân tâm. Toàn vụ lợi hoặc thôn tính. MK! Rất mất dạy.
  4. dodien1305

    dodien1305 Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    21/10/2008
    Bài viết:
    1.234
    Đã được thích:
    3
    đồng chí nói ko sai nhưng mà xét cho cùng nó vẫn hơn VN về mọi mặt , nó ngang ngược này nọ đủ kiểu , nhưng mà do bị lép vế nên cuối cùng người thiệt hại đàu tiên vẫn là đất nước VN và con người VN . và bổ xung thêm 1 đièu nữa đó là bây giờ thế kỉ 21 cho nên ko nên ru ngủ chính bản thân trên những chiến thắng . cho nên chúng ta cần đoàn kết hơn nữa . từ XH VN cho đến các nước bạn bè , để nâng tầm quan hệ với các đối tác , các nước mạnh để tạo chỗ đứng cho VN ..... tóm lại phải tự cường trong tương lai mới ko khỏi lo bị lép vế .
  5. FromtheStars

    FromtheStars Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    08/06/2007
    Bài viết:
    3.034
    Đã được thích:
    195
    Không cẩn thận thì những lời lẽ hô hào cũng sẽ chỉ là khẩu hiệu. Quan trọng là làm từ đâu?
    Quan hệ bao giờ cũng đặt trên nền tảng sự tin cậy, hiểu biết thì mới bền vững, mới hiệu quả và ai cũng hiểu.
    Mà sự tin cậy thì dựa vào đâu? Dựa vào cái anh có gì. Anh không thể mời chào một người đầu tư vào hợp tác với anh về dầu mỏ mà đất nước anh lại không có dầu mỏ.
    Đấy anh phải có vốn. Tri thức khoa học anh chưa có, tài nguyên cũng hạn chế. Anh dựa vào đâu? Vào vốn. Tất cả cái gì anh có. Tất cả những gì mà dân tộc này có, tích lũy. Ý chí và tinh thần cũng là một vốn quý mà không phải dân tộc nào cũng có. Có thể họ chỉ có tiền do ''tiền nhân'' đi ''cướp'' được hoặc do nhiều thế hệ trước ''làm việc cực nhọc'' mà có (Như nước Nhật) chẳng hạn.
    Một con người có đủ ý chí, tinh thần và trí tuệ nếu đặt đúng chỗ làm việc rất tốt và có hiệu quả cao. Rất yên tâm. Điều này rất quan trọng. Tại sao lại có các Công ty ''săn đầu người''?
    Mối quan hệ nào cũng đều là lợi ích. Và lợi ích trường tồn nhất là lợi ích cho toàn nhân loại, toàn thế giới, cho số đông. Mọi lợi ích, thể chế khác đều như gió thoảng qua, mọi đế chế đều sẽ mọc đi và lụn tắt như lịch sử đã chứng minh. Như thế là họ đã đem vốn đặt nhầm chỗ. Đem ý chí và tinh thần đặt nhầm chỗ.
    Như vậy phải xác nhận một điều là ''Tinh thần và ý chí'' là một loại vốn. Cần phải khơi gợi lại giống như nước Nhật có tinh thần võ sĩ đạo vậy. Phải có con người phi thường rồi mới có sự nghiệp phi thường.
    Có phi công rồi thì mới có được máy bay.... Chẳng ai giao công việc quan trọng cho kẻ đang còn ''phân vân, không biết làm gì''.
    Và như vậy là chúng ta phải đem ''ý chí và tinh thần'' phục vụ cho chính nghĩa, phục vụ lợi ích cho nhân loại nói chung và trong đó có đất nước nói riêng. Như thế thì mới ''...đoàn kết hơn nữa . từ XH VN cho đến các nước bạn bè , để nâng tầm quan hệ với các đối tác , các nước mạnh để tạo chỗ đứng cho VN...''
    Và làm như thế thì gọi là tự cường rồi còn gì?
  6. nguyenphi21

    nguyenphi21 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    18/05/2010
    Bài viết:
    1
    Đã được thích:
    0
    đồng minh ai là tốt nhất?
    nga ư ?chúng ta có lợi gì cho họ ?
    nhật ?đầy tham vọng !
    mĩ !có tin nhau chăng ?
    đông nam á ! đánh nhau hử ? em té đây !
    châu âu ?rất tiếc mình ở quá xa
    trung cộng của em là của anh của anh là của anh của anh mà em dùng là anh dớt
    rất tiếc phải công nhận một điều ! hiện nay việt nam chúng ta chưa thể đúng hơn là không thể có một đồng minh ! mà chỉ sử dụng lá bài này nhầm kéo dài thời gian !
    vì sao lại phải làm vậy ?
    hạ hồi phân tích !
  7. FromtheStars

    FromtheStars Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    08/06/2007
    Bài viết:
    3.034
    Đã được thích:
    195
    Quan điểm là: Vừa hợp tác, vừa đấu tranh.
    Thằng nào rồi cũng chẳng phải là mình.
    Hợp tác vì mục đích chung, giống nhau mà bên nào cũng thấy cần.
    Đấu tranh khi mà lợi ích của mình bị nó xâm phạm, đe doạ. Lợi ích là tính cả trước mắt và lâu dài. Nói chung cốt sao giữ được sự ''''bình đẳng'''' trong việc hưởng lợi. Giống như hai con gấu chia mẩu pho mát nhặt được ấy.
    Nhìn chung quan hệ ''''đồng minh'''' là quan hệ phụ thuộc, không phải kiểu quan hệ đấu tranh.
    Này nhé, anh phải ủng hộ tôi khi ''''lợi ích'''' của tôi bị đe dọa, bất luận tôi đúng hay sai, đường lối, quan điểm tôi thế nào. Và ngược lại.
    Sự bình đẳng cũng có thể biến mất trong chính khối đồng minh, tương xứng với sự đóng góp về lực lượng về tiềm lực, sức mạnh. Do vậy tư duy đồng minh sẽ dẫn đến sự phân biệt ''Trung tâm'' và ''Chư hầu''. Đều là nguy cơ tiềm ẩn tới ''nền độc lập''.
    Như vậy là khác bản chất của chúng ta.
    Do đó chỉ có khái niệm ''Đồng minh thời vụ'' giống như kiểu Phe đồng minh WWII, sau đó lại tách ra nhiều trung tâm và ''gằm ghè'' nhau. Thế thì khác gì gọi là hợp tác và đấu tranh?
    Vậy chỉ có thể nói VN ''''hợp tác'''' và đi kèm viên ''''kháng sinh'''' là ''''đấu tranh''''.
    Và cũng là cách bảo vệ nền độc lập của VN.
    Được FromtheStars sửa chữa / chuyển vào 10:50 ngày 23/05/2010
  8. CuToNhuPhit

    CuToNhuPhit Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    10/11/2008
    Bài viết:
    382
    Đã được thích:
    0
    Kiếm quốc gia nào từ trên trời rơi xuống là tốt nhất nhể
  9. Cesc4love

    Cesc4love Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    30/05/2008
    Bài viết:
    26
    Đã được thích:
    0
    Đồng minh của Việt Nam là Laos
  10. trucngon

    trucngon Thành viên tích cực

    Tham gia ngày:
    03/12/2009
    Bài viết:
    683
    Đã được thích:
    13
    Hiện nay, với lợi thế ngoại giao. Chúng ta đang bắt tay với rất nhiều đối tác-không đồng minh đâu. Đây cũng là chiêu để vừa tranh thủ mua thêm vũ khí vừa để Mẽo nhột ý vì sợ lỡ thời cơ trước một đối tác tiềm năng!

Chia sẻ trang này