1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Xung đột và sự lựa chọn đồng minh cho VN trong tương lai - P2

Chủ đề trong 'Giáo dục quốc phòng' bởi ronandkim, 09/01/2010.

  1. 0 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 0)
  1. xxcuteoxx

    xxcuteoxx Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    09/07/2008
    Bài viết:
    106
    Đã được thích:
    0
    Em có nghe các bác trong diễn đàn có nói lại thời chiến tranh biên giới với Tàu người anh em Cuba đã sẵn sàng gửi quân sang để hỗ trợ VN mà. Tình cảm giữa hai người anh em còn nồng ấm lắm. nghe theo lời bác Triết khi vừa sang thăm Cuba thì van VN thức để canh cho Cuba ngủ và ngược lại, thế mà thằng lamali này phát biểu tào lao thế đấy.
    Cái tên Việt Nam đẹp thế mà nó gọi là Vịt mà không thấy bác nào lên tiếng. Đúng là xấu hổ hết chỗ nói.
  2. dodien1305

    dodien1305 Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    21/10/2008
    Bài viết:
    1.234
    Đã được thích:
    3

    Việt Nam tranh thủ kiếm nhiều đồng minh để ngăn ngừa tầm ảnh hưởng của Trung Quốc
    Quần đảo được gọi là Hoàng Sa nằm trong vùng Biển Nam Trung Hoa (Biển Đông) cách bờ biển phía đông Việt Nam 250 dặm, có các khối đá, những dải đá ngầm và cù lao nhô lên khỏi mặt biển, mà với cái nhìn mơ hồ thì có vẻ như chúng chỉ có giá trị như là những rạn san hô bị vỡ, trôi vạt trên bãi biển.
    Các ngư dân đang dỡ cá đánh bắt được từ một con tàu ở Đà Nẵng, Việt Nam. Trung Quốc đã và đang ngăn chặn các ngư dân Việt Nam hoạt động tại một quần đảo đang tranh chấp trên Biển Nam Trung Hoa. Hình của Hoang Dinh Nam/AFP
    Nhưng quần đảo đó và quần đảo Trường Sa lân cận rất giàu dầu mỏ và khí đốt. Nên các quốc gia nằm trong vòng cung rộng xung quanh Biển Nam Trung Hoa (Biển Đông) thèm muốn các quần đảo này. Trung Quốc, Đài Loan và Việt Nam đã đua tranh đòi chủ quyền trên quần đảo Hoàng Sa, trong khi cả ba nước này và Philippines, Malaysia và Brunei đòi chủ quyền ở quần đảo Trường Sa hoặc vùng biển xung quanh các quần đảo này.
    To tiếng nhất là Việt Nam và đối thủ truyền thống của mình là Trung Quốc. Thật vậy, chẳng có vấn đề nào giữa hai nước này lại dễ gây xúc động hơn hoặc khó giải quyết hơn.
    Vào tháng trước, căng thẳng leo thang thêm một bước nữa khi Trung Quốc tuyên bố kế hoạch phát triển du lịch ở Hoàng Sa, nơi mà quân đội Trung Quốc đã kiểm soát từ năm 1974. Đó là một khởi đầu không may cho những gì mà chính phủ hai nước đã chính thức đánh dấu là ?oNăm Hữu nghị? của mình.
    Bộ Ngoại Việt Nam lớn tiếng lên án hành động của Trung Quốc như Việt Nam vẫn thường làm trong các tình huống này. Nhưng một cách âm thầm, Việt Nam đã làm nhiều hơn là chỉ khiếu nại, nó đã đặt nền tảng cho một chiến lược khác để nắm lấy những hòn đảo từ tay Trung Quốc.
    Phía sau hậu trường, Việt Nam đang cố gắng hết sức đưa nhiều đối thủ nước ngoài vào các cuộc đàm phán để Trung Quốc sẽ phải mặc cả đa phương với tất cả các nước Đông Nam Á đòi chủ quyền lãnh thổ trên Biển Đông. Điều này đi ngược lại mong muốn của Trung Quốc, chỉ muốn thương lượng song phương với từng quốc gia.
    Nói cách khác, Việt Nam muốn tất cả các bên cùng ngồi chung bàn để ngăn chặn Trung Quốc, một nước khổng lồ. Chiến lược ?oquốc tế hoá? vấn đề này là chiến lược mà những nước nhỏ hơn ở châu Á như Việt Nam có lẽ thường dễ chấp nhận hơn khi tranh cãi với một nước Trung Quốc lớn mạnh về nhiều mặt. Ý tưởng này là: Khi mà quyền lực chính trị của Trung Quốc trên thế giới mở rộng thì các quốc gia nhỏ hơn sẽ chỉ kiếm được cơ chế đòn bẩy gây ảnh hưởng đối với Trung Quốc khi các nước này bắt buộc Trung Quốc thương lượng ở các diễn đàn đa phương.
    Các quan chức Việt Nam ?ođang quốc tế hoá vấn đề này, và họ đang âm thầm thực hiện, nhưng không theo cách trực tiếp?, ông Carlyle A. Thayer, một học giả chuyên về khu vực Đông Nam Á và an ninh hàng hải, thuộc Học viện Quốc phòng Úc, đã nói. ?oHọ nói họ muốn giải quyết vấn đề này một cách hòa bình, nhưng để cho cộng đồng quốc tế nêu lên vấn đề?.
    Các nhà phân tích nói rằng một thử thách lớn cho chiến lược này sẽ đến trong năm nay, khi Việt Nam nắm giữ vai trò lãnh đạo Hiệp hội các nước Đông Nam Á, tức Asean. Có khả năng Việt Nam sử dụng vị thế của mình để cố gắng thuyết phục các nước tham gia đàm phán lãnh thổ với Trung Quốc, theo nhận định của nhà phân tích. Trong tháng mười một, Việt Nam đã tổ chức một cuộc hội thảo tại thủ đô Hà Nội, có 150 học giả và các viên chức từ khắp châu Á đến để thảo luận về tranh chấp trên biển Nam Trung Hoa (Biển Đông) ?" mở màn cho một chiến lược mới, các nhà phân tích nói.
    ?oĐiều mà tôi nhận ra là những tiến triển trên Biển Đông đã làm tệ hơn hoặc có tiềm năng tệ hại hơn?, ông Thayer, người đã tham dự hội thảo nói.
    Các quan chức tình báo quân đội Hoa Kỳ nói rằng Biển Nam Trung Hoa (Biển Đông), khu vực có các đường vận chuyển bận rộn nhất thế giới, đang nổi lên như là một mối quan ngại về an ninh do Bắc Kinh đang ngày càng tăng cường một cách táo bạo sức mạnh hải quân trong khu vực này. Hai năm qua, Trung Quốc đã gây hấn bằng cách đòi kiểm soát khu vực này ?" giam giữ ngư dân Việt Nam, gia tăng tuần tra trên biển và cảnh cáo các công ty dầu mỏ nước ngoài không được làm ăn với Việt Nam.
    Hoa Kỳ không đứng về phía nào trong các tranh chấp, nhưng các viên chức Mỹ ?ovẫn lo ngại về tình trạng căng thẳng giữa Trung Quốc với Việt Nam khi hai nước đang tìm cách khai thác dầu mỏ và khí đốt nằm bên dưới Biển Đông,? ông Scot Marciel, Phó trợ lý thư ký của chính phủ cho biết hồi tháng bảy khi ra điều trần trước Quốc hội Hoa Kỳ. Ông Marciel nói thêm rằng Trung Quốc đã thể hiện ?osự khẳng định ngày càng gia tăng? việc Trung Quốc lầm tưởng về các quyền hàng hải.
    Căng thẳng về các quyền như thế gây tai hoạ cho quan hệ của Trung Quốc với các nước láng giềng. Chỉ mới tháng vừa rồi, Nhật Bản phản đối Trung Quốc lên kế hoạch khai thác các mỏ khí đốt ở Biển Đông Trung Hoa.
    Đối với người Việt, tranh chấp trên Biển Nam Trung Hoa (Biển Đông) là vấn đề rất dễ gây xúc động vì nó đoàn kết hầu như tất cả mọi người dưới ngọn cờ của chủ nghĩa yêu nước chống lại Trung Quốc, thậm chí cả những người lưu vong thường ghét cay ghét đắng Đảng Cộng sản đương quyền ở Việt Nam. Tại Houston, cộng đồng Nam Việt Nam thường là đối nghịch với chính phủ Việt Nam, một ban nhạc pop tự hào đặt tên là Hoàng Sa, là tên mà người Việt Nam đặt cho Paracels.
    Trong tháng mười hai, Việt Nam đã yêu cầu Trung Quốc trả lại tàu thuyền và các dụng cụ đánh bắt cá tịch thu của ngư dân, những người bị quân đội Trung Quốc giam giữ gần quần đảo. Một cơ quan thông tấn Việt Nam ước tính Trung Quốc đã bắt giữ tổng cộng 17 tàu cùng với 210 ngư dân hồi năm ngoái; tất cả các ngư dân này đã được trả tự do.
    Cũng trong tháng mười hai, thủ tướng Việt Nam đã ký một thỏa thuận mua vũ khí của Nga, theo như tin tức được loan, bao gồm việc mua sáu tàu ngầm diesel trị giá 2 tỷ USD, có lẽ sẽ được sử dụng ở Biển Đông.
    Trong khi đó, Trung Quốc đã đồng ý tiếp tục đàm phán với Việt Nam, nhưng nước này chỉ sẵn sàng thảo luận về việc phát triển chung trong khu vực, chứ không phải về những vấn đề quanh chủ quyền lãnh thổ. Và nước này từ chối đàm phán với tất cả các nước Đông Nam Á có liên quan trong bất kỳ cuộc đàm phán đa phương nào.
    ?oCó quá nhiều nước liên quan,? ông Xu Liping, một học giả khu vực Đông Nam Á tại Viện Hàn lâm Khoa học Xã hội Trung Quốc ở Bắc Kinh nói.
    Đỗ Tiến Sâm, một học giả về Trung Quốc tại Viện Khoa học Xã hội Việt Nam, đã cho biết là chính phủ Việt Nam tin rằng hoàn toàn ngược lại, các cuộc đàm phán ?ocần phải bao gồm các cuộc thảo luận giữa ít nhất năm quốc gia.?
    ?oTất cả mọi người cần phải ngồi xuống?, ông Đỗ nói.
    Hội nghị diễn ra tháng mười một vừa qua đó không phải là một hội nghị chính thức cho các cuộc đàm phán mà là một hội thảo phần nào để thăm dò các cách tiếp cận đa phương cho vấn đề này. Mặc dù có sự phản đối của Trung Quốc đối với các phương pháp tiếp cận như thế, nhiều học giả từ các nhóm nghiên cứu ở Bắc Kinh đã tham dự.
    Các nhà phân tích hoài nghi về việc liệu Việt Nam sẽ có được bất kỳ sự ủng hộ nào cho chiến lược mới của mình, đặc biệt là nếu Việt Nam quyết định nhấn mạnh vấn đề đó khi giữ chức chủ tịch Asean. Hiệp hội này có các thành viên không tranh giành gì cả như Campuchia và Myanmar.
    ?oPhương pháp tiếp cận của Việt Nam phải đối mặt với những trở ngại thực sự?, ông M. Fravel Taylor, một nhà khoa học về chính trị tại Viện Công nghệ Massachusetts, người đã viết một cuốn sách về các vấn đề lãnh thổ của Trung Quốc. ?oThật khó thấy được sự đồng thuận có thể đạt được trong khối Asean mà không có một cuộc xung đột vũ trang chính liên quan đến lực lượng của Trung Quốc.?
    Edward Wong
    Theo: Ngọc Thu - Nguồn: Anhbasam/ The New York Time
  3. Malogs

    Malogs Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    24/10/2008
    Bài viết:
    9.910
    Đã được thích:
    3.063
    cho em xin thêm tí thông tin đi bác
  4. ViQuocThanh

    ViQuocThanh Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    27/06/2009
    Bài viết:
    141
    Đã được thích:
    0
    Với người Việt Nam luôn yêu chuộng hòa bình và muốn làm bạn với thế giới thì khả năng xung đột trong tương lai gần như bằng con số 0.
    Còn về lựa chọn đồng minh, nên làm lựa chọn đồng minh với Trung Quốc vì nhiều nét văn hóa tương đồng. Trong chiều dài lịch sử hiện đại, tuy có một vài lần hiểu lầm nhau, nhưng đã chủ động xin lỗi và hàn gắn quá khứ. Đặc biệt là hai dân tộc chúng ta đã cùng nhân dân tiến bộ, yêu chuộng hòa bình trên thế giới chung vai sát cánh chống lại bè lũ đế quốc và tay sai.
    Về tương lai, hai dân tộc hoàn toàn có thể sánh vai nhau bước ra bể lớn, để hai con rồng - tượng chưng cho hai dân tộc trở thành những lực lượng tiên phong trong phong trào nhân dân yêu chuộng hòa bình và lá cờ đầu trong công cuộc xây dựng một xã hội mới chỉ có lời ca tiếng hát, không có giết chóc, lầm than.
  5. darkpanther

    darkpanther Thành viên tích cực

    Tham gia ngày:
    12/07/2009
    Bài viết:
    701
    Đã được thích:
    7
    Em là em không có bị điên để nhào vào dòng họ đông như kiến của bác (giả sử như bác là Khựa thật ^^), nhưng mà cái gì của em thì em đòi lại, và bác bụp em thì em choảng lại, thế thôi nhá.
  6. huuthanh81

    huuthanh81 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    18/05/2006
    Bài viết:
    402
    Đã được thích:
    0
    Hí hí, Vi tướng quân nói nghe bùi quá, chả biết bùi kiểu gì mà " pháo thăng thiên " nhà em nó nổ đánh bủm phát ngay , may mà trần nhà em nó thấp - không có đã được bay cao vút lên vi vu với bầu trời xanh và gió lộng rồi ^^ ... Ớ mà bác ơi, khi nào mà bên bác thôi bắn giết, cướp bóc, đánh đập, trấn lột ngư dân nhà em, ... thì hẵng bẩu tụi em cái mà bác gọi là " chỉ có lời ca tiếng hát, không có giết chóc, lầm than " ấy nhé
  7. nguyenlantb

    nguyenlantb Thành viên tích cực

    Tham gia ngày:
    25/04/2009
    Bài viết:
    411
    Đã được thích:
    11
    Tướng VQT đúng là có khiếu hài hước thật. Đến hôm nay vẫn vừa mới xảy ra nạn quân nhân TQ ăn cướp hải sản của dân chài Việt Nam. Hơn 130 tàu cá TQ đánh bắt trộm hải sản trong vùng lãnh hải VN.
    Không hiểu quân đội nhà bác học khoa mục cướp biển từ đâu?
    Mà... làm bạn với cướp thì tụi nầy không muốn tí nào!
  8. CuToFanClub

    CuToFanClub Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    19/05/2009
    Bài viết:
    1.043
    Đã được thích:
    2
    Bố khỉ mấy thằng cha Tàu đi chỗ khác đê.
    Tớ phản đối cái kiểu ghét Tàu như giặc mà đưa đầu ra cho thằng khác sử dụng với mục đích chống Tàu.
    Quan hệ bây giờ là đa phương, đa dạng, các anh em chống tàu viết hịch điên cuồng làm ơn suy nghĩ dùm.
    Được CuToFanClub sửa chữa / chuyển vào 20:54 ngày 07/02/2010
  9. ViQuocThanh

    ViQuocThanh Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    27/06/2009
    Bài viết:
    141
    Đã được thích:
    0
    Không biết ngư dân của bên kia đánh bắt trong lãnh hải chúng tôi thì các bạn phản ứng thế nào?
    Tôi chỉ ví dụ thôi, vì nhiều bạn cực đoan quá, cứ đụng chạm là thấy nhảy dựng hết lên mà không chịu suy nghĩ bản chất của sự việc.
    Rất nhiều bạn luôn vỗ ngực là nghe thông tin nhiều chiều, nhưng nguồn thì chỉ một chiều.
    Tôi nếu thông minh như các bạn, tôi đã phản đối chuyện TQ quan hệ với Mỹ từ lâu rồi - theo thông tin một chiều về những hành động gây hấn, đụng chạm tới lãnh hải cũng như lãnh thổ của TQ.
    Nhưng thực tế thì sao?
  10. FromtheStars

    FromtheStars Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    08/06/2007
    Bài viết:
    3.034
    Đã được thích:
    195
    Thực tế là TQ đã từng đánh Việt Nam và đã chiếm mất hòn đảo Hoàng Sa, một số đảo thuộc quần đảo Trường Sa.
    Và liên tục gần đây đã bắt giữ ngư dân Việt Nam...v,...v..
    Sự thật như thế chứ còn như thế nào nữa???

Chia sẻ trang này