1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Xung đột và sự lựa chọn đồng minh cho VN trong tương lai

Chủ đề trong 'Giáo dục quốc phòng' bởi dodien1305, 25/05/2009.

Trạng thái chủ đề:
Đã khóa
  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
  1. tosodomatna

    tosodomatna Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    12/05/2009
    Bài viết:
    79
    Đã được thích:
    0
    Các bác ạ, hôm nay vào BBC thấy có bài viết về việc BC theo đóm ăn tàn trong vụ chú Kim thử hạt nhân nó sẽ gia tăng sự căng thẳng ở Biển Đông, đúng là thằng bẩn vì mấy hôm nay thấy nó thông báo cấm tàu thuyền đánh cá ở khu vực BĐ, rồi đưa tàu tuần tra tuần tra. Tranh thủ lúc anh Mẽo đang bận lo chú Kim hành động có khi nào thằng béo nó liều lình chiếm nốt cái cát đài nhà mình không nhỉ?
    Về chiến lược đồng mình thì tui thấy mấy năm nay BC gia tăng ảnh hưởng chổ sân sau nhà mình. Tình hình thế giới mấy năm nay biến đổi khó lường, ông em Xỏn thì cho BC xây thành phố phía bắc cho bọn thanh niên Vân Nam đến sinh sống, và tài trợ đường cáp quang cho Xỏn (không biết có cài con bọ nào để nghe lén NC với Xỏn không). Về Cam thì kể từ khi anh Polpot mất chổ đứng BC liền dựng ngay đảng đối lập ở đây và tài trợ chiến hạm, gia tăng thương mại với Cam như cho đưa một số công ty viễn thông tới Cam kinh doanh dịch vụ rồi xây dựng tùm lum nhà cửa, cao ốc và hàng hoá BC thì tràn lan.
    Tình hình này chắc ảnh hưởng lớn đến NC nhà mình đấy, không biết thanh niên Việt mình nên làm gì bây giờ đây?
    Được tosodomatna sửa chữa / chuyển vào 20:36 ngày 31/05/2009
  2. mig2129

    mig2129 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    08/10/2008
    Bài viết:
    68
    Đã được thích:
    1
    thằng khựa đúng là lũ nham hiểm ,chỉ mong các bác LĐ sáng suốt tí ,nhắc mới nhớ sáng xem thư gửi lần 3 của cụ Giáp , tình hình kiểu này thấy chẳng an tâm chút nào
  3. Kuznetsov

    Kuznetsov Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    18/07/2008
    Bài viết:
    18
    Đã được thích:
    0
    Em thấy hãy khoan nói chuyện đồng minh,cứ hẵng nói đến chuyện trong nước đã.
    Chỉ nội từ đầu topic đến h đã thấy mấy bài có thái độ hoặc lập trường không tin tưởng ở sự lãnh đạo đất nước hiện nay rồi.
    Em thì em mới có 24 cái xuân xanh thôi,vẫn còn đi học,chưa va chạm nhiều nhưng em thấy các cán bộ nhà mình vẫn đầy nguời tốt đấy thôi,đấy mà chỉ là trong những cán bộ phường hoặc cấp thấp còn ở trển thì em không biết nhưng em nghĩ nguời tốt và có nhiệt tâm cho đất nước,có tàu và đức chắc cũng không ít.
    Còn nữa,em thấy các bác chắc đã biết đc ông LĐ nào tham nhũng hay không?tham nhũng mà để nhiều người biết và nói bô bô thế thì còn gọi gì là....hay là chỉ là tin đồn của 1 vài người như kiểu : ông X này,bà Y này ..Quan điểm của em là chỉ khi nào mà pháp luật hoặc các phương tiện thông tiện thông tin đại chúng công bố thì mới có thể tin được chứ kiểu tin đồn thì khó kiểm chứng mà h thì em chưa thấy có bất cứ cơ quan pháp luật cũng như báo chí đáng tin cậy nào nói là ông X,bà Y nào đó là tham nhũng thành ra em vẫn tin tưởng và tuyệt đối tin tưởng.
    Bản thân chính mình còn chưa tin tưởng vào chính mình thì đừng bao h hi vọng là có người tin mình.
  4. Vo_Quoc_Tuan

    Vo_Quoc_Tuan Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    01/03/2002
    Bài viết:
    2.374
    Đã được thích:
    11

     

     
    Vụ này bác yên tâm, nhà ta trước những sóng gió bên ngoài thì bao giờ cũng có cảnh giác. Ví dụ như khi Mỹ tấn công Iraq năm 2003, nhà ta ngoài phân tích nhận định tình hình Trung Đông và Thế giới còn có nghiên cứu tác động đối với Việt Nam, trong đó có đoạn viết.
    [​IMG]
     
     

    được vo_quoc_tuan_new sửa chữa / chuyển vào 17:53 ngày 01/06/2009
  5. dycacyce

    dycacyce Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    16/07/2008
    Bài viết:
    53
    Đã được thích:
    1
    Nguy cơ lớn nhất và thúc bách nhất đe doạ an ninh và phát triển của Việt Nam là từ đâu ?
    Nguyên Thứ trưởng ngoại giao TRẦN QUANG CƠ
    Trong 4 đối tượng có thể tạo nên nguy cơ đe doạ ta, có những nước lớn cỡ toàn cầu hoặc khu vực như Mỹ, Trung Quốc, Nhật; riêng Thái Lan là nước ngang tầm với ta nên mức độ thách thức đối với ta không so được với các nước lớn. Trong các dạng thách thức khác nhau của cả 4 đối tượng, có nhiều điều mới trên cơ sở giả định hoặc dự phòng để cảnh giác, song có những điều đang là hiện thực, đang là những vấn đề thực tế và thúc bách đặt ra trước mắt ta. Vì vậy với khả năng rất hạn hẹp về mọi mặt của ta, ta cần phân biệt rõ đâu là nguy cơ lớn nhất trực tiếp đe doạ những lợi ích sống còn của dân tộc Việt Nam để tập trung trí lực và vận dụng cao độ sách lược đối ngoại đối phó lại. Trước hết chắc chắn đó không phải là Nhật hay Thái Lan. Đó chỉ có thể là Mỹ hay Trung Quốc.
    1. Chiến lược của Mỹ và ý đồ Mỹ đối với Việt Nam
    Sau sự tan rã của Liên Xô và sự kết thúc chiến tranh lạnh, Mỹ gặp phải nhiều thách thức hơn là cơ hội. Thách thức bởi những vấn đề kinh tế ?" xã hội cấp bách trong nước, thách thức bởi những đối thủ vốn là đồng minh cũ của Mỹ trong chiến tranh lạnh như Nhật, EC. Vì vậy, mục tiêu chiến lược của Mỹ phải điều chỉnh lại một cách thực tế và khiêm tốn hơn: cố gắng duy trì vị trí số một trên thế giới và ở châu Á - Thái Bình Dương, hiện đang trở thành vũ đài chính của thế giới. Trước thách thức ngày càng lớn của các trung tâm kinh tế phương Tây, việc xoá CNXH ở châu Á chưa phải là ưu tiên hàng đầu của Mỹ hiện nay.
    Khoảng cách về so sánh lực lượng giữa Mỹ và các cường quốc khác không còn quá lớn như trước, để thực hiện được mục tiêu chiến lược trên, phương hướng của Mỹ chủ yếu là tạo một cân bằng lực lượng giữa các đối thủ có tiềm năng đe doạ vị trí số một thế giới của Mỹ, dùng đối thủ này kiềm chế đối thủ kia, thông qua hợp tác để kiềm chế các đối thủ, tăng cường vai trò các thể chế quốc tế (như LHQ) trong việc xử lý các xung đột khu vực, tạo thành một thế ổn định chung có lợi cho Mỹ.
    Ở châu Á - Thái Bình Dương cũng vậy, Mỹ đang cô lập nên trật tự khu vực mới trên cơ sở tam giác chiến lược mới Mỹ ?" Nhật ?" Trung thay cho tam giác Mỹ ?" Xô - Trung ngày trước, trong đó Mỹ vừa tranh thủ và họp tác với Trung Quốc mà chủ yếu là với Nhật, vừa cảnh giác kiềm chế cả hai, chủ yếu là Trung Quốc.
    Riêng với Trung Quốc, Mỹ rất coi trọng vai trò của đất nước có hơn 1 tỷ dân này trong kế hoạch tạo lập một trật tự quốc tế mới. Mỹ cần thúc đẩy và tranh thủ sự hợp tác của Trung Quốc trong nhiều vấn đề, nhất là trong việc xử lý các cuộc xung đột khu vực trong Hội đồng Bảo an LHQ mà Trung Quốc là một thành viên có quyền phủ quyết. Vì vậy chắc chắn Mỹ sẽ không vì Việt Nam mà làm ảnh hưởng xấu đến quan hệ với Trung Quốc. Mỹ sẽ không trực tiếp can thiệp vào các tranh chấp song phương giữa Việt Nam và Trung Quốc nếu tranh chấp đó không đụng chạm đến lợi ích của Mỹ và đến ổn định của cả khu vực.
    Song cũng vì lợi ích chiến lược của Mỹ, Mỹ không thể khuyến khích hoặc làm ngơ để Trung Quốc tự do bành trướng xuống Đông Nam Á. Trong chiến lược châu Á - Thái Bình Dương của Mỹ, chính quyền Clinton đã tỏ ra coi trọng vai trò Đông Nam Á hơn trước. Có thể vì đây là một vùng khá năng động về phát triển kinh tế, đồng thời lại có một cơ chế tiểu khu vực có sức sống và gắn bó với lợi ích kinh tế của Mỹ. Song mặt khác vì đây đang là hướng bung ra của Trung Quốc trong ý đồ lấp ?okhoảng trống quyền lực? sau khi Liên Xô tan rã và Mỹ thu bớt sự có mặt quân sự ở Đông Nam Á. Lợi ích của Mỹ là tạo ra được ở đây một Đông Nam Á ổn định và đủ mạnh để cản bước Trung Quốc trong chiến lược ?obiên giới mềm? và ?omở rộng không gian sinh tồn?. Ý đồ của Mỹ là từng bước thúc đẩy việc mở rộng ASEAN thành một tổ chức chung cho cả 10 nước Đông Nam Á, có khả năng trở thành một đối trọng đáng kể đối với Trung Quốc bảo đảm ổn định khu vực. Trong kế hoạch tạo lập một cơ chế an ninh khu vực của châu Á - Thái Bình Dương, Mỹ, Nhật và phương Tây nói chung đều đã lấy ASEAN làm cốt lõi về tổ chức. Hội nghị thường niên giữa ASEAN và 6 nước đối tác đang trở thành diễn đàn trao đổi về an ninh khu vực châu Á - Thái Bình Dương. Nga cũng tỏ thái độ ủng hộ phương hướng này. Riêng Trung Quốc không mặn mà.
    Vậy có khả năng Mỹ đồng tình hay cấu kết với Trung Quốc chống Việt Nam không ? Trước đây Mỹ và Trung Quốc hợp lực chống Việt Nam trong vấn đề Campuchia là vì cả hai cùng có yêu cầu chung là đánh vào Liên Xô và xoá bỏ ảnh hưởng của Liên Xô ở Đông Nam Á. Nay Liên Xô đã sụp đổ, thế chiến lược ở châu Á - Thái Bình Dương đã thay đổi, nếu Mỹ lại đi với Trung Quốc chống Việt Nam thì chẳng khác gì là đẩy Việt Nam vào tình thế hoặc chủ động liên minh với Trung Quốc hoặc phải khuất phục trước sức mạnh của Trung Quốc, từ đó tạo điều kiện cho Trung Quốc từng bước khống chế cả Đông Nam Á một cách dễ dàng và nhanh chóng trở thành một trong những đối thủ đe doạ vị trí số 1 của Mỹ trên toàn cầu. Điều này hoàn toàn ngược lại mục tiêu chiến lược của Mỹ.
    Mặt khác, một nước Việt Nam đổi mới, độc lập với Nga, Trung Quốc cũng như không chịu sự chi phối của Nhật, cải thiện quan hệ và hoà nhập với các đồng minh của Mỹ ở Đông Nam Á là phù hợp với lợi ích của Mỹ về hoà bình, ổn định, nhằm duy trì ảnh hưởng của Mỹ và hạn chế các thách thức nổi lên đối với vị trí của Mỹ ở khu vực. Việt Nam tuy không có một vị trí quan trọng trong chiến lược toàn cầu của Mỹ, nhưng Việt Nam vẫn là một nhân tố mà Mỹ không thể không tính đến trong chiến lược của Mỹ ở châu Á - Thái Bình Dương và Đông Nam Á. Hơn nữa về kinh tế Mỹ có lợi ích tranh thủ thị trường và nguồn nhiên liệu của Việt Nam. Mỹ không muốn vắng mặt trong khi các đối thủ của Mỹ đi mạnh vào thị trường Việt Nam.
    Bên cạnh những lợi ích có phần nào trùng hợp với ta như trên, mặt tiêu cực trong chính sách của Mỹ đối với ta không nhỏ. Mỹ không thể từ bỏ ý đồ diễn biến hoà bình với ta. Tuy nhiên Mỹ có làm được hay không chủ yếu còn tuỳ thuộc vào khả năng giữ vững ổn định chính trị trong nước của ta, tức là tuỳ thuộc vào bản lĩnh chính trị của Đảng ta và sự vững vàng cảnh giác của cán bộ và nhân dân ta và sự gắn bó giữa dân với Đảng. Ở đây nhân tố vững mạnh bên trong có ý nghĩa quyết định. Thắng lợi của công cuộc Đổi mới, sự ổn định về kinh tế ?" xã hội ở nước ta và việc không ngừng nâng cao cảnh giác cách mạng trong quá trình đa dạng hóa và mở rộng quan hệ quốc tế sẽ là đảm bảo tốt nhất hạn chế tác động của mọi thủ đoạn diễn biến hoà bình. Mặt khác cũng phải thấy rõ không phải Mỹ tập trung chống phá Việt Nam với bất cứ giá nào vì Mỹ có những ưu tiên chiến lược lớn hơn và hơn nữa hiện nay Mỹ đang có những lợi ích trùng hợp với ta ở khu vực mà ta có thể tranh thủ lợi dụng để phục vụ hữu hiệu cho mục tiêu chiến lược của ta.
  6. dycacyce

    dycacyce Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    16/07/2008
    Bài viết:
    53
    Đã được thích:
    1
    Nguy cơ lớn nhất và thúc bách nhất đe doạ an ninh và phát triển của Việt Nam là từ đâu ?
    Nguyên Thứ trưởng ngoại giao TRẦN QUANG CƠ
    2. Chiến lược của Trung Quốc và ý đồ của Trung Quốc đối với Việt Nam
    Trái với Mỹ, Trung Quốc thấy ở những biến đổi lớn trong cục diện thế giới ngày nay, một ?ocơ hội ngàn năm có một?. Đối với Trung Quốc cơ hội đang tăng lên, còn thách thức giảm đi. Trong khi Mỹ cảm thấy cần co bớt lại để củng cố và phòng ngự là chính thì Trung Quốc nuôi tham vọng lớn là muốn vươn lên trở thành một cực trong trật tự thế giới đa cực mới. Trong khi hiện đại hoá trên 4 mặt vẫn là cứu cánh chính để thực hiện mục tiêu đó, Trung Quốc không ngừng tranh thủ mọi cơ hội có được để thực hiện kế hoạch bành trướng, gây mất ổn định của nước khác (Campuchia, Myanmar) để mưu lợi cho mình. Do hiện nay thế cũng như lực chưa đủ mạnh, nên họ thực hiện ý đồ một cách tính toán thận trọng tuỳ theo diễn biến của tình hình khu vực, phản ứng của các đối thủ và thực lực của chính họ.
    Trước mắt Trung Quốc đang ra sức thực hiện ý đồ nhanh chóng trở thành một cường quốc ở châu Á - Thái Bình Dương, có địa vị ngang hàng với Mỹ, Nhật ở khu vực này. Trung Quốc đặt mục tiêu lấn chiếm toàn bộ biển Đông ở vị trí ưu tiên hàng đầu. Trung Quốc coi trọng vị trí chiến lược của biển Đông, vì kiểm soát được biển Đông tức là khống chế được cả Đông Nam Á và cả con đường giao lưu huyết mạch từ Thái bình dương qua Ấn Độ Dương, và cũng là khu vực giầu tài nguyên nhất là dầu khí (trữ lượng dầu ở khu vực này ngang Vịnh Ba Tư) mà Trung Quốc đang cần để đẩy nhanh tốc độ phát triển.
    Đáng chú ý là trong khi Trung Quốc mở một chiến dịch hoạt động ngoại giao rộng lớn nhằm tranh thủ tăng cường quan hệ hợp tác phát triển với tất cả các nước công nghiệp hoá phương Tây, tranh thủ các nước đang phát triển và không liên kết hòng khôi phục vai trò lãnh đạo thế giới thứ ba, cải thiện quan hệ với các nước láng giềng cùng chung biên giới, đặc biệt là gần đây tăng cường lôi kéo các nước khu vực Đông Nam Á để phá thế ?oquần lang đấu hổ?, thì Trung Quốc luôn tập trung mũi nhọn gây sức ép và lấn dần Việt Nam trên mọi vấn đề, mặc dù ta đã dùng đủ phương sách để tỏ rõ thái độ cầu hoà và hữu hảo với họ. Phải chăng vì Trung Quốc cho rằng Việt Nam là điểm yếu và dễ tính để lấn nhất lúc này (khó về quân sự, nghèo về kinh tế, đơn độc về chính trị) mà lại chiếm một vị trí chiến lược quan trọng ở Đông Nam Á và là trở ngại lớn nhất cho kế hoạch biển Đông của Trung Quốc.
    Những hoạt động bất lợi đối với Việt Nam của Trung Quốc sẽ không dừng lại ở trạng thái hiện nay mà sẽ còn được tiếp tục đẩy tới vì Trung Quốc cho rằng tình thế hiện tại đang rất thuận lợi cho việc Trung Quốc lấn ép Việt Nam mà chỉ gặp phải phản ứng quốc tế ở mức thấp nhất vì Mỹ chưa bỏ cấm vận Việt Nam; quan hệ hợp tác, đầu tư giữa các nước và Việt Nam còn chưa phát triển; vấn đề Campuchia đang còn thu hút nhiều sự chú ý của dư luận quốc tế; cơ chế an ninh khu vực châu Á - Thái Bình Dương chưa hình thành. Trung Quốc đặt năm 1997 thành một mốc thời gian quan trọng trong quá trình xây dựng sức mạnh mọi mặt của Trung Quốc: năm 1997 là năm Trung Quốc thu hồi Hồng Kông và cũng có thể là năm thực hiện một bước kế hoạch hình thành ?ovành đai kinh tế Đại Trung Hoa? bao quanh Đông Nam Á; năm 1997 là năm quân đội Trung Quốc sẽ được trang bị hàng không mẫu hạm và các trang bị tối tân khác, đặc biệt về hải không quân để có thể vươn ra khắp biển Đông; có tin Trung Quốc đang cố rút ngắn mục tiêu của năm 2000 xuống năm 1997 sẽ tăng tổng sản phẩm quốc dân lên gấp 4 lần. Sức ép của Trung Quốc đối với ta sẽ phát triển thuận chiều với sự phát triển các mặt của Trung Quốc.
    3. Những phân tích tình hình trên đây có thể dẫn đến kết luận: Trước mắt cũng như trong tương lai dự báo được, Trung Quốc là nguồn xuất xứ chính của những thách thức đe doạ đối với chủ quyền và toàn vẹn lãnh thổ, cũng như đối với an ninh và phát triển của Việt Nam. Những thách thức đe doạ trên nhiều mặt của Trung Quốc đối với ta đều đang là những vấn đề hiện thực, đang xảy ra và ta đang phải xử lý, khác với những thách thức đe doạ của các đối tượng khác, kể cả Mỹ, có phần nào còn là giả định và dự phòng. Những mâu thuẫn về lợi ích trên các mặt giữa ta với Trung Quốc có nhiều hơn với các đối tượng khác
  7. dycacyce

    dycacyce Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    16/07/2008
    Bài viết:
    53
    Đã được thích:
    1
    Nguy cơ lớn nhất và thúc bách nhất đe doạ an ninh và phát triển của Việt Nam là từ đâu ?
    Nguyên Thứ trưởng ngoại giao TRẦN QUANG CƠ

    Kiến nghị đối sách
    1. Xét về so sánh lực lượng giữa Việt Nam và Trung Quốc, Việt Nam là nước nhỏ so với Trung Quốc là nước lớn, có trọng lượng và ảnh hưởng chính trị rộng lớn hơn ta nhiều. Nếu tách riêng mối quan hệ Việt Nam - Trung Quốc với những vấn đề tranh chấp hiện có cũng như tiềm tàng thì tình hình hoàn toàn bất lợi cho ta. Nhưng nếu gắn mối quan hệ Việt Nam - Trung Quốc vào trong tổng thể quan hệ quốc tế của thế giới và khu vực, thì ta có khả năng vận dụng được những xu thế lớn của thời đại, như tính tuỳ thuộc lẫn nhau giữa các quốc gia trong nền kinh tế toàn cầu được quốc tế hoá cao và xu thế chung muốn duy trì và củng cố hoà bình và ổn định để đẩy mạnh phát triển kinh tế, để cải thiện thế chính trị của ta trong cuộc đấu tranh nhằm giải quyết các vấn đề tranh chấp với Trung Quốc bảo vệ lợi ích chính đáng của ta.
    Vì bên cạnh những chỗ mạnh so với ta trên mặt trận đối ngoại Trung Quốc có những điểm yếu cơ bản mà ta có thể và cần biết cách khai thác để có thể hạn chế Trung Quốc trong chính sách lấn ép ta trên nhiều mặt. Những điểm yếu đó là:
    a. Để thực hiện ưu tiên tối cao là đẩy nhanh hiện đại, Trung Quốc cần Mỹ hơn là Mỹ cần Trung Quốc. Do đó tuy giữa Mỹ - Trung Quốc có đấu tranh và thoả hiệp, nhưng rõ ràng Trung Quốc ngại phản ứng của Mỹ, không dám thách thức Mỹ trong khi thế và lực của Trung Quốc còn có hạn. Thế giới cũng như các nước khu vực đều coi Mỹ là đối trọng có hiệu quả nhất trong việc kiềm chế Trung Quốc. Cũng vì thế Trung Quốc rất không muốn Mỹ cải thiện quan hệ và đi tới bình thường hoá quan hệ với Việt Nam.
    b. Trong lúc chưa xây dựng được lực lượng
    kinh tế cũng như quân sự đủ mạnh, Trung Quốc rất ngại các nước khu vực Đông Nam Á - đối tượng bành trướng trước mắt của Trung Quốc ?" liên kết với nhau, đặc biệt là giữa ASEAN và Việt Nam, thành thế ?oquần lang đấu hổ? chống lại nguy cơ chung. Chính vì vậy mà Trung Quốc đang tìm mọi cách lôi kéo phân hoá Đông Nam Á thành những mảnh riêng biệt, thậm chí có thể chống đối nhau.
    c. Trước xu thế mạnh mẽ của chung trên thế giới và trong khu vực muốn có ổn định để tập trung ganh đua phát triển kinh tế, Trung Quốc rất ngại bị dư luận quốc tế, trước hết là dư luận khu vực, coi là ?onhân tố gây mất ổn định? ở châu Á - Thái Bình Dương và thế giới. Cuộc vận động của Mỹ, Nhật, nhất là ASEAN, nhằm từng bước thúc đẩy việc hình thành một diễn đàn và tiến tới một cơ chế về an ninh tập thể khu vực châu Á - Thái Bình Dương hiện nay chính là nhằm kiềm chế Trung Quốc.
    2. Để có thể tận dụng những điểm yếu của Trung Quốc vào việc cải thiện thế chính trị trong cuộc đấu tranh không cân sức này, ta nhất thiết cần phải chọn lựa và hình thành một chiến lược đối ngoại hết sức linh hoạt phù hợp với chiều hướng diễn biến chung của chính trị và kinh tế thế giới, thích ứng với những đặc điểm lớn của cục diện quốc tế hiện tại. Cuộc đấu tranh chống lại những thách thức đe doạ của đối tượng đặc biệt này là một nhiệm vụ hết sức thúc bách, đòi hỏi những biện pháp tổng hợp song điển và trên mặt trận ngoại giao là chính.
    Với sự kết thúc trạng thái thế giới phân thành 2 cực đối lẫn nhau, do tính tuỳ thuộc lẫn nhau ngày càng tăng giữa các nước trên toàn cầu và trong mỗi khu vực, việc không ngừng mở rộng quan hệ quốc tế theo hướng đa phương hoá, đa dạng hoá để hoà nhập vào đời sống chung của cộng đồng quốc tế là rất quan trọng cả về chính trị lẫn kinh tế. Đồng thời trong bối cảnh quốc tế hiện nay, an ninh của một nước tuỳ thuộc rất lớn và trước hết vào mối quan hệ với các nước trong khu vực. Đặc biệt việc xử lý các vướng mắc trong quan hệ quốc tế và khu vực của ta vừa qua cho thấy việc xử lý tốt mối quan hệ với các nước lớn là cực kỳ quan trọng đối với lợi ích an ninh và phát biểu của nước ta. Kinh nghiệm xương máu của dân tộc ta trong những thập kỷ qua cho thấy cần có chính sách quan hệ cân bằng giữa các nước lớn, khôn khéo lợi dụng những sai khác về lợi ích giữa họ với nhau, và tuyệt đối không để bên ngoài hiểu là Việt Nam có ý đồ đi với nước lớn này chống nước nọ, gần lợi ích của ta với lợi ích an ninh và phát triển của các nước láng giềng trong khu vực để taọ cho nước ta một thế quốc tế thuận lợi hơn.
  8. dycacyce

    dycacyce Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    16/07/2008
    Bài viết:
    53
    Đã được thích:
    1
    Nguy cơ lớn nhất và thúc bách nhất đe doạ an ninh và phát triển của Việt Nam là từ đâu ?
    Nguyên Thứ trưởng ngoại giao TRẦN QUANG CƠ

    Kiến nghị đối sách
    3. Những trọng điểm trong chiến lược đối ngoại của ta phải là các nước lớn trong tam giác chiến lược châu Á - Thái Bình Dương và khối các nước ASEAN, những nhân tố có khả năng tác động nhiều tới Trung Quốc.
    a. Với Mỹ:
    Quan hệ với Mỹ là một bộ phận quan trọng trong chính sách đa dạng hoá quan hệ đối ngoại của ta. Hiện nay Mỹ là nhân tố duy nhất có khả năng làm đối trọng và kiềm chế Trung Quốc, do đó ta cần kiên trì và quyết tâm kéo Mỹ đi vào bình thường hoá quan hệ. Kéo Mỹ vào vấn đề Mỹ có lợi ích trực tiếp ở Việt Nam, nhất là lợi ích trong lĩnh vực dầu khí ngoài khơi Việt Nam, khiến Mỹ không thể làm ngơ trước tình hình ?obất ổn định? do Trung Quốc khiêu khích, xâm lấn gây ra. Một nhà nghiên cứu Mỹ về châu Á đã đánh giá ?omột dàn khoan của Công ty Mobil Oil (Mỹ) ở biển Đông có giá trị ngang với cả một Hạm đội 7?.
    Thúc đẩy bình thường hoá quan hệ với Mỹ trước hết là việc bỏ cấm vận có ý nghĩa rất quan trọng đối với yêu cầu an ninh, ổn định và phát triển kinh tế của ta, giúp ta cải thiện với các đối tượng khác và tạo thêm điều kiện thuận lợi cho ta đối phó với các thách thức hiện nay. Triển khai mạnh mẽ quan hệ với Mỹ cũng như với các đối tượng khác không phải để tạo một tập hợp lực lượng chống Trung Quốc vì điều đó trái với phương châm đối ngoại ?olàm bạn với tất cả? của ta, cũng không phù hợp với các tính toán chiến lược của Mỹ cũng như của các nước khác.
    Việc ta vừa giữ hoà khí với Trung Quốc vừa có quan hệ bình thường với Mỹ và thúc đẩy quan hệ với Nhật, phương Tây và ASEAN và các nước khác sẽ tạo ra cho ta thế mạnh trong quan hệ cân bằng với các đôí tượng.
    Trong tình hình hiện nay việc hợp tác giải quyết tốt vấn đề POW/MIA là khâu thiết yếu để tháo gỡ trở ngại cho quan hệ Việt ?" Mỹ. Đồng thời đẩy mạnh công tác vận động trong nội bộ Mỹ (lobby) với khẩu hiệu có tính sách lược dễ tranh thủ dư luận Mỹ thúc đẩy Mỹ sớm bỏ cấm vận, thu hút các công ty Mỹ vào làm ăn ở Việt Nam vừa tạo áp lực vừa tạo điều kiện cho chính quyền Mỹ đi vào bình thường hoá quan hệ với ta sớm nhất. Mặt khác ta cần quan tâm có chủ trương, chính sách và biện pháp thích đáng để vô hiệu hoá ý đồ của Mỹ và các nước phương Tây dùng vấn đề ?odân chủ, nhân quyền? gây sức ép với ta.
    Song song với các bước cải thiện quan hệ Việt Nam và Mỹ, cần kết hợp mở rộng đường lối ?ohoà hợp dân tộc? bằng những chính sách cụ thể đối với Việt kiều ở Mỹ và các nước khác nhằm chuyển họ thành những lực lượng mạnh mẽ hỗ trợ cho công cuộc hiện đại hoá nền kinh tế và KHKT của nước nhà. Việc làm này tất nhiên sẽ tác động trở lại đối với việc tăng cường quan hệ hợp tác của ta với Mỹ và các nước có người Việt sinh sống.
    b. Với ASEAN:
    ASEAN hiện được coi là tổ chức khu vực có sức sống mạnh nhất mà các nước lớn, trong đó có Trung Quốc, phải tính đến trong chính sách châu Á - Thái Bình Dương của họ. Giữa ta và các nước ASEAN có nguyện vọng chung là hoà bình, ổn định và phát triển, đồng thời cũng phải lo đối phó với thách thức bên ngoài, từ Trung Quốc và Nhật Bản. Tăng cường hợp tác khu vực vừa phù hợp với xu thế hiện nay vừa tạo thế cho ta trong quan hệ với các nước lớn ngoài khu vực, nhất là Trung Quốc. Để thúc đẩy quan hệ này, ngoài việc tăng cường quan hệ song phương bằng các biện pháp xây dựng lòng tin, cần sớm gạt những tồn tại trong quan hệ tay đôi giữa ta và một số nước ASEAN qua việc hợp tác giải quyết vấn đề vùng chồng lấn với Inđônêxia, Malaysia, Thái Lan,... cần có các bước đi mạnh mẽ tham gia các cơ chế hợp tác khu vực vì an ninh và phát triển phù hợp với khả năng và lợi ích của ta; đặc biệt là cần tích cực tham gia quá trình trao đổi về cơ cấu an ninh khu vực và sớm tính việc tham gia ASEAN. Nói chung ta cần tích cực, chủ động tăng cường các điểm đồng giữa ta và các nước ASEAN, xử lý khéo léo những khác biệt, tránh để những khác biệt ảnh hưởng tới quan hệ hợp tác.
    c. Với các nước và các đối tượng khác, đặc biệt là với Nhật Bản, Nga, Cộng đồng châu Âu,... ta cần tiếp tục tăng cường quan hệ hợp tác về nhiều mặt nhằm tận dụng tối đa khả năng hợp tác kinh tế, KHKT, kinh nghiệm quản lý của các nước này cho công cuộc phát triển đất nước và qua đó góp phần tạo thế cân bằng lực lượng có lợi cho ta ở khu vực, tranh thủ tập hợp dư luận rộng rãi hỗ trợ cho cuộc đấu tranh bảo vệ chủ quyền, lãnh thổ của ta, tạo nên một mạng lưới lợi ích kinh tế ?" chính trị, che chắn thêm cho ta trước mưu đồ xâm lấn của Trung Quốc.
    d. Với Trung Quốc:
    - Bình thường hoá quan hệ với Trung Quốc là một yêu cầu chiến lược của ta. Do Trung Quốc thi hành chính sách 2 mặt nên đối sách của ta cũng gồm 2 mặt vừa hợp tác vừa đấu tranh, vừa chủ động thúc đẩy quan hệ trên cơ sở những thoả thuận đã đạt được, vừa kiên quyết bảo vệ chủ quyền lãnh thổ đồng thời giữ vững phương châm không để trở lại tình trạng đối đầu với Trung Quốc cũng như không đặt các nước trước sự lựa chọn hoặc Việt Nam hoặc Trung Quốc. Biện pháp tối ưu lúc này là chủ động tạo nên cục diện các nước lớn và ASEAN có lợi ích kinh tế, an ninh ngày càng lớn trong quan hệ với Việt Nam. Cục diện đó cộng với sự lớn mạnh càng nhanh càng tốt của bản thân chúng ta sẽ là sự răn đe có hiệu quả nhất đối vơí mọi hoạt động lấn chiếm của Trung Quốc.
    - Kiên quyết đấu tranh hạn chế ý đồ lấn chiếm của Trung Quốc ở biển Đông, đặc biệt ở vùng thềm lục địa của ta; áp dụng các biện pháp khôn khéo nhưng có hiệu quả ngăn chặn hoạt động của Trung Quốc mà không dẫn đến đối đầu về quân sự.
    - Xúc tiến việc xác định phạm vi của quần đảo Trường Sa để xem xét khái niệm ?okhai thác chung?, phá ý đồ Trung Quốc lợi dụng vấn đề này chia rẽ phân hoá giữa ta và ASEAN.
    - Chuẩn bị khả năng đưa ra toà án quốc tế hoặc trọng tài quốc tế vấn đề Trung Quốc vi phạm thềm lục địa của ta.
    - Đến một lúc nào đó ta nên tính đến khả năng mở cảng Cam Ranh thành một thương cảng cho các tàu quốc tế ra vào, kể cả tàu Mỹ, tạo sự có mặt của nhiều quốc gia ở khu vực biển Đông, ngăn ý đồ độc chiếm của một nước. Song tất nhiên ta phải có chính sách và luật pháp chặt chẽ để bảo đảm chủ quyền và an ninh quốc gia.
  9. hongsonvh

    hongsonvh Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    13/10/2006
    Bài viết:
    1.600
    Đã được thích:
    7

    Trích từ bài của Kuznetsov Gửi lúc 23:36, 31/05/09
    --------------------------------------------------------------------------------
    Em thấy hãy khoan nói chuyện đồng minh,cứ hẵng nói đến chuyện trong nước đã.
    Chỉ nội từ đầu topic đến h đã thấy mấy bài có thái độ hoặc lập trường không tin tưởng ở sự lãnh đạo đất nước hiện nay rồi.
    Em thì em mới có 24 cái xuân xanh thôi,vẫn còn đi học,chưa va chạm nhiều nhưng em thấy các cán bộ nhà mình vẫn đầy nguời tốt đấy thôi,đấy mà chỉ là trong những cán bộ phường hoặc cấp thấp còn ở trển thì em không biết nhưng em nghĩ nguời tốt và có nhiệt tâm cho đất nước,có tàu và đức chắc cũng không ít.
    Còn nữa,em thấy các bác chắc đã biết đc ông LĐ nào tham nhũng hay không?tham nhũng mà để nhiều người biết và nói bô bô thế thì còn gọi gì là....hay là chỉ là tin đồn của 1 vài người như kiểu : ông X này,bà Y này ..Quan điểm của em là chỉ khi nào mà pháp luật hoặc các phương tiện thông tiện thông tin đại chúng công bố thì mới có thể tin được chứ kiểu tin đồn thì khó kiểm chứng mà h thì em chưa thấy có bất cứ cơ quan pháp luật cũng như báo chí đáng tin cậy nào nói là ông X,bà Y nào đó là tham nhũng thành ra em vẫn tin tưởng và tuyệt đối tin tưởng.
    Bản thân chính mình còn chưa tin tưởng vào chính mình thì đừng bao h hi vọng là có người tin mình.
    ----------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------

    Sau vụ các nhà báo của tờ Tuổi Tre và các bác Huynh, Quắc... dính vòng lao lý sẽ không mấy ai nhắc đến vấn đề này đâu bạn ạ
    Thực ra còn một giặc nữa ghê gớm hơn tham nhũng gấp nhiều lần đó là lãng phí. Người ta sẵn sà lãng phí hàng nghìn hàng vạn để có lấy 1, 2 đồng tham nhũng đơn cử:
    Xây quần thể SVĐ MĐ cả tỷ USD bây giờ đắp chiếu, xây hội nghị MĐ bây giờ cho thuê hội chợ, đám cưới, nhà máy lọc dầu DQ dự toán 1,5 t USD bây giờ là xấp xỉ 6 t ... hay các bạn cứ đi đến bất cứ tỉnh nào cũng thấy công sở mới xây bóng lộn, đẹp nguy nga
    Tiếc lắm thay, số tiền rót vào đó mà mang đi hiện đại hoá QĐ là sẽ có cả trăm SU-30, cả chục Kilo, Gepard ... NC sẽ được nâng lên một tầm uy mới mà chẳng phải đi kiếm 01 đồng minh nào cả. Có 01 quân đội mạnh, hiện đại ta có cơ sở để giữ TS và đòi lại HS và khai thác biển Đông trong tương lai. Tiếc lắm thay
    " Cần kiệm liêm chính trí công vô tư "
  10. apotosis

    apotosis Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    10/03/2009
    Bài viết:
    352
    Đã được thích:
    0
    Bổ sung chút về Cam,dạo này nhà mình cũng có chỗ đứng ở dất nó rồi,như Viettel mới vào mà đã đầu tư lớn,thị phần chỉ đứng thứ 2 sau 1 thằng Sing ,và chắc sẽ lật đổ nó nhanh thôi,hàng Vn ở Cam đẫ đứng dầu về doanh số,nguồn:
    http://www.sgtt.com.vn/detail41.aspx?newsid=49443&fld=HTMG/2009/0405/49443
    mặc dù mới chỉ là hàng giá rẻ và trung bình nhưng bước đầu thế cũng tốtcác bác nhỉ.
    Cho m hỏi lun,Samrainsy là đảng thân Mỹ hả các bác?
Trạng thái chủ đề:
Đã khóa

Chia sẻ trang này