1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Xung đột và sự lựa chọn đồng minh cho VN trong tương lai

Chủ đề trong 'Giáo dục quốc phòng' bởi dodien1305, 25/05/2009.

Trạng thái chủ đề:
Đã khóa
  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
  1. akhoa99

    akhoa99 Thành viên mới Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    08/10/2008
    Bài viết:
    107
    Đã được thích:
    0
    Có bác nào biết về số lượng đối tác chiến lược của NC,BC,Ngố,Mẽo không,có thể giải thích cụ thể về khái niệm này.Vừa rồi NC kí đối tác chiến lược với nhà Samurai,liệu không biết đây có phải là tiền đề cho việc NC vào liên minh bao vây BC.
  2. dodien1305

    dodien1305 Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    21/10/2008
    Bài viết:
    1.234
    Đã được thích:
    3
    Mỹ tuyên bố sẽ bảo vệ Hàn Quốc và Nhật Bản
    ............
    http://vitinfo.com.vn/Muctin/Quocte/LA60795/default.htm
    đó cũng là 1 cách chứng minh lợi ích của việc có đồng minh . tất nhiên đồng minh theo đúng nghĩa thì cả đôi bên đều có lợi theo kiểu " ông mất chân giò - bà thò chai rượu " như Mỹ - HQ _ Nhật ; khi mỹ muốn sức ảnh hưởng và có bàn đạp cho mình trên TBD hay chính xác ở vùng đông bắc á thì Mỹ giúp HQ - Nhật đối đầu với nguy cơ xung đột , ngược lại để có sự giúp đỡ này HQ- Nhật lại để Mỹ lập căn cứ tại đây , mua vũ khí của Mỹ ....
    Nếu nhìn nhận kĩ lưỡng thì VN so với Nhật và HQ thì Vn kém xa từ kinh tế - kỹ thuật - QS và cả tầm ảnh hưởng đối với cộng đồng quốc tế , hơn thế nữa sự đe doạ xung đột giữa nhật và các nước láng giềng nguy cơ xung đột là ít hơn VN vì vậy tìm kiếm cho mình những đồng minh để chia sẻ lợi ích cũng như hỗ trợ nhau khi có xung đột là cấp bách và cần thiết cho VN.
    đồng minh hiểu cả nghĩa bóng lẫn tích chất thực dụng thì không nhất thiết khi xảy ra xung đột bắt buộc phải đưa quân đến giúp mà cũng có thế hỗ trợ về kinh tế như lương thực , đồ dùng... hay vũ khí khí tài ... và cũng có thể dùng sự ảnh hưởng của đồng minh và các nước quan hệ tốt , cộng đồng quốc tế để răn đe , phản đối , cô lập .... nước có xung đột với đồng minh của mình .Venesuela và các nước châu mỹ la tinh là ví dụ điển hình , nếu so venesuela và mỹ thì không khác 1 chàng tí hon và gã khổng lồ nhưng với sự đồng thuận và liên kết của các quốc gia nhỏ nam Mỹ đã gây sức ép lên gã khổng lồ Mỹ để buộc Mỹ lựa chọn lợi ích hay đối đầu cũng như gây ảnh hưởng và sức ép lên Mỹ đê buộc Mỹ từ bỏ cấm vận với đồng minh của họ là Cuba để chuyển từ đối đầu sang đối thoại với Cuba ...những bài học , những ví dụ thực tiễn cho một VN trong tương lai đã quá rõ ràng vì vậy tìm đồng minh cho VN chỉ là vấn đề thời gian và đồng minh như thế nào và là quốc gia nào ? liên minh nào ? mà thôi .
  3. tranninhbac

    tranninhbac Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    18/05/2009
    Bài viết:
    1
    Đã được thích:
    0
    Em chỉ là thành viên mới thôi,có lẽ có nhiều điều không hiểu biết được như mọi người ở trên diễn đàn.Nhưng em nghĩ về quan hệ đồng minh,tất cả đều đã được tính toán với lợi ích riêng của từng nước,chứ không có gì là cho không cả.
  4. hatakekakashivn87

    hatakekakashivn87 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    01/04/2006
    Bài viết:
    788
    Đã được thích:
    0
    Không ai cho không ai bao giờ. Mà thứ đắt giá nhất với 1 quốc gia là nhân dân, tài nguyên, đất đai và máu của binh sĩ.
    Gru đúng là 1 bài học lớn, họ đã nghiêng quá nhiều theo Mĩ, cho dù ở sát chân Nga. Gru đã cho quân đội của mình theo " đồng minh " đi đổ máu, chia lửa với đồng minh. Nhưng cái họ nhận được là gì? Sự trả thù dằn mặt mạnh mẽ của Nga.
    Thời đại bây giờ, không phải muốn đánh là đánh được luôn, phải có 1 cái cớ gì đó, như " tự do", " nhân quyền ", " xâm hại người quốc tịch XXX " thì mới có thể đem quân vào nước khác.
    Mà đa phần những lí do này là từ nội loạn mà ra.
    Nato không thể đánh Nam Tư nếu thiếu cái cớ " đàn áp Kosovo", Nga cũng không thể đánh Gru nếu thiếu cớ " bắn vào dân thường SO quốc tịch Nga "....
    Nhưng lúc như vậy, đồng minh là những kẻ tham gia nhiệt tình, đem con em của mình ra để hòng kiếm phần sau này.
    Nhật, Hàn dù bị trong nước phản ứng dữ dội vẫn phải đem quân sang Iraq theo nghĩa vụ đồng minh, theo hợp đồng đã ký. Sao tránh được chuyện này.
    Tàu không bao giờ có thể tin tưởng, nhưng chọc giận nó để nhận lấy sự trả thù thì càng không nên. Chúng ta mua sắm vũ khí, hiện đại quân đội là để bảo vệ những gì đang có, tỏ ra mình là 1 miếng ngon- nhưng khó nhằn, sẵn sàng cho tình huống xấu. Nhưng thật sự, nếu tình huống xấu xảy ra, tất nhiên ta là nước chịu thiệt hại lớn hơn.
    Nhật, Hàn nhờ đồng minh mà có 60 năm phát triển kinh tế ( CNQP cũng là 1 phần của kinh tế, nghiên cứu máy móc có thể áp dụng cho nhiều lĩnh vực, tự làm ra bao giờ cũng rẻ và an toàn hơn đi mua - nên CNQP Nhật, Hàn không hề kém). Nhưng " đồng minh " của họ cũng khôn ngoan, hàng năm vẫn có các hợp đồng cung cấp vũ khí lớn, coi như 1 khoản " bảo kê " cho an toàn của bản thân.Mức giá này liệu VN ta có chịu được không? Hay với đường lối ngoại giao hiện nay, chúng ta tiết kiệm tối đa, lợi dụng các thế lực để luồn lách, mục đích cao nhất là phát triển tự cường.
    Ấn chưa phải là mạnh, Nhật lấy tự vệ làm nòng cốt, Nga thì xa, Mĩ thì hiểm. Tàu thì muôn đời cảnh giác.
    Vậy sao cứ phải dựa vào " đồng minh", tự 80 triệu người dân VN không tự lo được cho đất nước của mình sao?
    Em biết nhiều bác muốn có 1 tấm ô an toàn, để dưới đó chúng ta thoải mái hơn, phát triển nhanh hơn, không phải lo lắng quá nhiều điều như hôm nay. Nhưng cái giá bỏ ra thì không hề đơn giản, thế hệ chúng ta còn phải lo cho cả các con em sau này. Vì đứng với " đồng minh " tức là ta bắt buộc phải lựa chọn 1 vài nước mạnh khác là " đối địch ", khi địch yếu thì ta vui, nhưng khi " địch " mạnh lên thì là lo sợ không yên.
  5. onamiowada

    onamiowada Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    14/06/2007
    Bài viết:
    6.401
    Đã được thích:
    20
    Trong khi chúng ta đang ngồi bàn từ đầu câu chuyện là có nên có đồng minh hay không, thì chính quyền NC từ nhiều năm qua đã bắt đầu tìm kiếm đồng minh. Chúng ta bị tụt hậu so với tình hình thời sự chăng?!
    Có lẽ không nên đặt vấn đề nên tìm kiếm ai là đồng minh, mà nên đặt dấu hỏi: Ai sẽ là đồng minh của NC?
  6. mrs2mschip

    mrs2mschip Thành viên mới Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    11/01/2009
    Bài viết:
    626
    Đã được thích:
    2
    Đọc bài bác + bác onamiowada thấy quá thú vị. Vấn đề này quá to so với chúng ta. Và đúng là ta còn 1 vướng mắc rất lớn đó là XHCN. Vấn đề khó quá đến Bộ Chính trị còn loay hoay chứ kô phải chúng ta.
  7. Yakatova

    Yakatova Thành viên tích cực

    Tham gia ngày:
    18/11/2008
    Bài viết:
    93
    Đã được thích:
    38
    Nhật, Ấn .
    Nhật viện trợ ODA cho VN không phải vì muốn VN phát triển giúp ngăn cản bớt sự bành trướng của Tàu ghẻ sao ? Ấn thì khỏi phải nói .
    Vấn đề là làm sao củng cố, phát triển mối quan hệ này lên thôi. VD như vụ CPI làm dư luận Nhật xôn xao bất bình, như vậy CP Nhật không thể đẩy mạnh quan hệ Việt-Nhật lên được . Những chuyện ăn trộm ăn cắp, tiêu cực ở ĐSQ VN tại Nhật làm người Nhật mất cảm tình với VN . Những cái đó làm uy tín của VN bị sứt mẻ, không nhiều thì ít sẽ làm cản trở việc đưa quan hệ V-N thành đối tác chiến lược.
  8. dodien1305

    dodien1305 Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    21/10/2008
    Bài viết:
    1.234
    Đã được thích:
    3
    đọc bài của bác thật vất vả bởi quá lủng củng nhưng cũng may bác chốt được câu cuối cùng " 80 triẹu dân.... " nên tôi hiểu ý bác muốn đưa ra ý kiến gì ?
    tôi nghĩ rằng bác tham gia diễn đàn khá lâu thì kiến thức của bác không thể kém những người mới tham gia nhưng tôi có vai đính chính về những gì bác trình bày
    1 GRRUNDI không phải là đồng minh của mỹ hay khối NATO , họ cũng như UCRAINA đang muốn gia nhập NATO hay hiểu đúng nghĩa là muốn làm đồng minh với khối NATO . cho nên chỉ có thể nói họ có chính phủ thân phương tây mà thôi . cho nên khối nato cũng như mỹ chỉ lên tiếng phản đối khi Nga đưa quân đánh Grundi và trọng điểm đó là Grundi động chân động tay với khu tự trị của họ chứ không phải 1 quốc gia được thế giới công nhận ( có thể coi đó là chuyện nội bộ của 1 nước ) và họ không đưa quân đến giúp cũng là chuyện thiên kinh địa nghĩa . nếu như nga hay quốc gia nào đo thử mang quân đánh 1 trong nhưng nước NATO xem họ ( NATO ) có để yên ?
    2 bác nói " bởi có đồng minh nên họ có 60 năm... " vậy thì bác đã hiểu rõ có đồng minh sẽ lợi như thế nào ? nhưng câu sau bác lại đá ngay vào cái gì bác nói đó là " bảo kê " . chuyện có đi có lại giữa các liên minh là chuyện phải có và đôi bên chấp nhận thì có thể nói đó là bảo kê ?
    3 bác nói :" 80 triẹu dân không tự lo... " tự hào dân tộc là tốt nhưng đứng có biến cái tự hào đó thành tự cao tự đại , tự kiêu .. để trở thành ngạo mạn để đen khi có chuyện cứu vãn không nổi lúc đó thành chuyện đã rồi , hay biết thế .... tôi chỉ hỏi bác VN so với Nga - Mỹ - các nước châu âu - khối kazag - Nam hàn - Nhật bản ..... có bằng không ? ví dụ Anh- pháp- dức- ý ...... nước nào quốc gia nào tranh chấp , o ép , răn de họ mà họ phải nhập vào liên minh Nato ? rồi Nga nước nào tranh cướp đát đai , xâm lược họ , xung đột với họ mà họ phải lập đồng minh với Berarú với khối kazag ... hay thôi nói luôn gã khổng lồ Mỹ họ sợ nước nào ? mà họ phải có những đồng minh như Nato - HQ - Nhật bản - Isaraen .... ? rồi ngay anh bạn hàng xóm khổng lồ bên cạnh Vn đi họ cũng tìm cho mình những đồng minh như pakistan, khối OED , BTT ... là bởi vì họ yếu hơn VN bởi vi dân số của họ ít hơn 80 triệu dân ,họ không bằng Vn ?
    kính thưa với bác không phải thế mà là vì lợi ích quốc gia , an ninh quốc gia , đường lối chính trị ... và nói cho đến cùng là lợi ích , quyền lợi của họ . nên họ kiếm cho mình những đồng minh để lấp vào những gì họ thiếu ,chưa có hoặc chưa cân bằng trong khu vực hoặc trong lĩnh vực mà họ cần . cho nên đừng có nói là VN không cần mà chỉ có thể nói đồng minh cửa Vn là nước nào ? liên minh nào ?.. bao giờ và thời điểm nào mà thôi .
  9. onamiowada

    onamiowada Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    14/06/2007
    Bài viết:
    6.401
    Đã được thích:
    20
    Thực ra đối tác tiềm năng nhất trong việc thành lập một liên minh quân sự với Việt nam chỉ có Nhật bản, Bắc Triều tiên và Lào mà thôi. Không phải tôi Pro Nhật mà tôi nói thế, đó là sự thực khách quan.
    Tôi sửa bài, bổ sung:
    Thêm 1 đối tác tiềm năng nữa có thể trở thành đồng minh của Việt nam là: Trung quốc, nhưng ở 1 thời điểm sau khi liên minh 4 nước kia được thành lập, chắc cỡ chừng 20 đến 30 năm nữa. Còn liên minh 4 nước trên có thể được thành lập từ sau khoảng vài ba năm đến 10 năm nữa.
    Được onamiowada sửa chữa / chuyển vào 00:07 ngày 27/05/2009
  10. vinh2k5

    vinh2k5 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    20/08/2005
    Bài viết:
    765
    Đã được thích:
    3
    Anh Ấn hơn anh Nga à ?
    Hồi đánh Pháp thì Ấn chưa giúp được gì nhiều vì hồi đó Ấn mới độc lập
    Hồi đánh Mỹ thì Ấn cũng ủng hộ thôi chứ giúp sao bằng Nga?
    Hồi đánh Căm thì chỉ có anh Nga là ủng hộ, anh Ấn hồi đó thậm chí còn ù ù cạc cạc nghe theo Mỹ đòi VN chấm dứt "xâm lược" Căm, nhiều nước trong khối không liên kết cũng làm như Ấn
    Nói chung trong những lúc khó khăn nhất thì anh Nga vẫn là giúp VN nhiều nhất.
Trạng thái chủ đề:
Đã khóa

Chia sẻ trang này