1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Xung đột và sự lựa chọn đồng minh cho VN trong tương lai

Chủ đề trong 'Giáo dục quốc phòng' bởi dodien1305, 25/05/2009.

Trạng thái chủ đề:
Đã khóa
  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
  1. ViQuocThanh

    ViQuocThanh Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    27/06/2009
    Bài viết:
    141
    Đã được thích:
    0
    16 chữ vàng có từ thời điểm nào so với mốc mà bạn nói?
    Mỹ bảo ghét là ghét, bảo yêu là yêu, đúng rồi bạn ơi! Lúc yêu là con cưng, lúc ghét thành con ghẻ, thậm chí là bán đứng đứa con mình dứt ruột đẻ ra nữa cơ bạn ạ.
    Bạn có cần ví dụ không?
  2. onamiowada

    onamiowada Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    14/06/2007
    Bài viết:
    6.401
    Đã được thích:
    20
    Vấn đề mà Việt nam cần kiên quyết không thoả hiệp, không nhân nhượng trong quan hệ quốc tế đó là gì?
    Ta xem xét tạm thời từ mấy vấn đề sau:
    1. Ý thức hệ
    Ý thức hệ đã là 1 câu chuyện quá xưa cũ, ngay cả với nhiều đ ảng viên CSVN. Ngày nay, việc đưa ý thức hệ như là 1 yếu tố then chốt để quyết định hợp tác hay bất hợp tác với một đối tác nào đó có lẽ là không thích hợp.
    Tuy vậy, thời hiện tại, khi nhắc tới ý thức hệ, thực chất người ta muốn ám chỉ đến sự duy trì những quyền lực có được từ cuộc CM mang màu sắc ý thức hệ. Trên các phương tiện thông tin đại chúng, sự duy trì quyền lực này thường được được đề cập tới như là sự duy trì "ổn định ch ính trị".
    Đã rõ là chính quyền VN - người đại diện cho nhân dân VN sẽ chỉ hợp tác tích cực với những đối tác có sự tác động để duy trì sự "ổn định chính trị", hoặc ít ra là không tạo ra nguy cơ mất "ổn định ch ính trị".
    Xét từ nhân tố này, Trung quốc có thể nói là 1 ứng cử viên nặng ký cho vị trí "đồng minh" của Việt nam. Nga, với xu hướng dung hoà với những di sản còn sót lại từ thời CM tháng 10 của chính quyền hiện tại, cũng có thể là 1 đối tác có tiềm năng. Những quốc gia ủng hộ gián tiếp cho sự thay đổi thể chế tại VN như EU, Hoa kỳ là không thích hợp.
    2. Yếu tố quyền lợi dân tộc.
    Nói đến quyền lợi trong hợp tác quốc tế là nói đến sự hợp tác đôi bên cùng có lợi, dù ở những mức độ khác nhau.
    Khi nói đến quyền lợi dân tộc, có 2 phương diện nổi trội trong tình hình hiện nay. Thứ nhất là Quyền dân tộc tự quyết, và thứ 2 là vấn đề chủ quyền lãnh thổ, lãnh hải.
    2.1. Quyền dân tộc tự quyết:
    Hoa kỳ, EU, Nga, Trung quốc đều không thích hợp cho vị trí đồng minh của Việt nam, nếu xét từ phương diện này. Bởi họ đều là các "đế quốc" - với những mức độ khác nhau. Trong lịch sử bang giao với Việt nam, cũng như trong chính sách đối ngoại hiện tại của các quốc gia này, họ chưa từng có suy nghĩ cần tôn trọng tuyệt đối quyền tự quyết của Việt nam.
    Hiện tại, và trong tương lai không quá xa, tôi thấy có Nhật bản, Bắc Triều tiên, Ấn độ sẽ là những đối tác sẵn sàng hợp tác với Việt nam trên cơ sở bình đẳng, xét từ phương diện này. Đây là những quốc gia có cùng tham vọng muốn có vị thế lớn hơn trong đời sống ch ính trị và quân sự quốc tế, nhưng chưa đủ sức mạnh để áp đặt về đường lối, chính sách lên 1 quốc gia đối tác là Việt nam.
    2.2. Vấn đề chủ quyền lãnh thổ, lãnh hải.
    Nếu xét chỉ từ phương diện này, Trung quốc nhất quyết không thể là 1 "đồng minh" tương lai của Việt nam. Trung quốc chưa từng từ bỏ tham vọng lấn dần lãnh thổ, lãnh hải của các quốc gia lân bang.
    Ngay từ thời Pháp thuộc, chính quyền đô hộ cũng không làm mất đất của Việt nam nhiều hơn là chính quyền Việt nam C ộng hoà (với việc để mất Hoàng sa); và ............. - Đó là 1 vấn đề nhạy cảm, không nên nói nữa, nhưng sự thực là như vậy. Và chỉ có những người dám nhìn thẳng vào sự thực, nhìn thẳng vào sai lầm, khuyết điểm của mình mới không đáng bị coi thường.
    Về phương diện này, Nga, Hoa kỳ, EU, Nhật bản, Ấn độ,v.v..... đều không tạo nên nguy cơ mất dần lãnh thổ lãnh hải cho Việt nam.
    ----------------------------
    Kết luận: Với phương châm: "Khép lại quá khứ", "Việt nam muốn làm bạn với tất cả các nước", chúng ta sẵn sàng mở rộng quan hệ hợp tác quân sự với tất cả các quốc gia có tên ở trên. Tuy vậy, phải giữ cho được quan điểm nhất quán là:
    1. Không nhân nhượng lãnh thổ lãnh hải, không đổi đất lấy quan hệ bang giao.
    2. Không hy sinh quyền lãnh đạo độc tôn của ĐCSVN.
    3. Không hy sinh quyền tự quyết về chính trị, kinh tế, văn hoá, quân sự của dân tộc Việt nam.

    Ba nguyên tắc trên phải được lấy làm kim chỉ nam cho mọi quyết sách về mặt ngoại giao quân sự nói riêng, và chính sách đối ngoại nói chung.
    Nga, Hoa kỳ, Trung quốc, EU đều không thoả mãn được cả ba nguyên tắc trên. Do vậy, các quốc gia này đều không thể là những "đồng minh quân sự" tiềm năng của Việt nam.
    Đó chính là cơ sở cho quan điểm mà tôi đã nêu ở ngay những trang đầu Topic này. Đó là: Chỉ có Nhật bản, Bắc Triều tiên, Lào là các đối tác tiềm năng có thể trở thành "đồng minh quân sự" của Việt nam. Nay xin bổ sung thêm 1 quốc gia thứ 4. Đó là: Ấn độ.
    Được onamiowada sửa chữa / chuyển vào 02:46 ngày 01/07/2009
    Được onamiowada sửa chữa / chuyển vào 02:52 ngày 01/07/2009
    Được onamiowada sửa chữa / chuyển vào 03:26 ngày 01/07/2009
  3. dodien1305

    dodien1305 Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    21/10/2008
    Bài viết:
    1.234
    Đã được thích:
    3
    bác dọc diễn văn dài quá làm tui đọc toét cả mắt nhưng cuối cùng bác chốt lại cũng chẳng có căn cứ hay noi chính xác ra bài viết nhiều sạn quá ( đừng giận nha ), mấy ông rân chủ hay tàu lai vào chọc cho mấy câu lại đổ
    1 - bác bảo nhật - bắc triều tiên - lào - và ấn có thể làm đồng minh QS , bác có lập luận gì để cho người nghe thấy có lí hay chỉ nói sướng miệng ? ( chẳng thấy câu nào nói là tại sao chọn họ )
    2 - bác nói :Hoa kỳ, EU, Nga, Trung quốc đều không thích hợp cho vị trí đồng minh của Việt nam, nếu xét từ phương diện này. Bởi họ đều là các "đế quốc" .. việc bác dùng từ " đế quốc " liệu có đúng ? nếu nói về ngôn từ thì đế quốc và phát xít thì phát xít còn cao hơn và đọc tôn hơn mà bác cho NHật có thể làm đồng minh trong khi những nước bác nêu không phải nước nào cung là đế quốc ( chỉ là 1 số rất nhỏ trong do ) ... hic
    tóm lại hiihihiihi tôi thấy sao nói vậy thui
  4. onamiowada

    onamiowada Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    14/06/2007
    Bài viết:
    6.401
    Đã được thích:
    20
    Check sạn nhé:
    1. Vàng 1: Bác đọc 1 lần nữa các luận điểm 1 và 2.1., 2.2. Đều có nêu lý do hết rồi.
    Tui không có ý định phân tích, dẫn chứng dài dòng bởi 1 lý do: bài viết trên chỉ dành cho những đối tượng độc giả hạn hẹp. Là những độc giả như thế nào:
    - Thứ nhất: Có sự tìm hiểu tình hình quân sự, chính trị thế giới ở mức tối thiểu (để họ có thể tự tìm lấy dẫn chứng cho những nhận định mà tôi đưa ra).
    - Thứ 2: Có thiện ý thảo luận với tinh thần xây dựng, vì tôi không có thời gian để tranh luận theo kiểu đôi co, bới lông, đá xoáy, chọc ngoáy (À, không ám chỉ bác đâu nhé, chỉ ám chỉ mấy Spammer chuyên nghiệp của Box thôi).
    - Thứ 3: Phải là người thảo luận trên lập trường khách quankhoa học. Ví dụ như người phe "rân chủ" thì cũng không nhảy dựng lên khi nói về quyền lãnh đạo độc tôn của ĐCSVN. Bởi đó là 1 thực tế khách quan. Là người thuộc phe VNCH cũng phải nhìn thẳng vào sự thật là VNCH đã để mất Hoàng sa. Là đ ảng viên CSVN cũng phải nhìn nhận thấy những yếu kém của chính quyền hiện tại để mà sửa đổi. Là người Trung quốc cũng phải biết nhận ra những vấn đề tồn tại trong chính sách đối ngoại của chính quyền Trung quốc. Còn vì quyền lợi đ ảng phái, quyền lợi dân tộc, quyền lợi cá nhân mà thảo luận thiếu trung thực, thiếu khách quan thì xin lỗi, những người đó không bao giờ nhận được sự reply của tôi trên Diễn đàn.
    2. Vàng 2: Đúng. Vì vậy, tôi viết: " "đế quốc" - với những mức độ khác nhau". Bác cứ yên tâm về câu chữ, dấu má, các phó từ, các mệnh đề rào trước đón sau. Sai tôi cân nhắc sửa lại ngay.
    Tiếp: Nhật bản là nước phát xít - điều này là bác nói đến nước Nhật năm 1945 hay nước Nhật năm 2009??? Tôi đang bàn đến vấn đề lựa chọn đồng minh năm 2009 đấy nhé. Bác nhớ trong bài trên của tôi có cụm từ "khép lại quá khứ" đấy nhé.
    Được onamiowada sửa chữa / chuyển vào 04:10 ngày 01/07/2009
  5. Mr_Hoang

    Mr_Hoang Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    23/12/2004
    Bài viết:
    8.879
    Đã được thích:
    10.411
    _ Bắc triều tiên: thân mình còn lo chưa xong, vẫn đang trong tình trạng chiến tranh với Nam triều Tiên + Mỹ giúp gì được cho VN ?
    _ Nhật làm gì có quyền tự quyết các vấn đề ngoại giao - quân sự ? Nên nhớ đến giờ này thì Nhật vẫn được đặt dưới sự bảo vệ quân sự của Mỹ
    _ Nhà bác Cà Ri thì hiền quá, chỉ an phận thủ thường không có cái chí làm "đế quốc" để mà lôi kéo làm đồng minh.
    _ Lào không phải là đồng minh QS của VN. Lào là quốc gia anh em, là người trong nhà.
    Với lại cân nhắc đồng minh, bạn tốt gì thì cũng nên cân nhắc thêm là họ có muốn làm bạn với mình hay không (mình sẽ mang lại mối lợi gì cho họ). Và phải đảm bảo được là chúng ta trở thành đồng minh với nước lớn (như Mỹ đối với Anh, Canada) chứ không trở thành chốt thí, chó săn như Mỹ và VNCH năm xưa. Vài lời vậy thôi, chuyện quốc gia đại sự các bác lãnh đạo đã tuyên bố và thực thi 1 cách rõ ràng rành mạch rồi đấy: "không tham gia các liên minh quân sự"; chỉ làm "đối tác chiến lược" của Nga, Nhật, TQ, Ấn ...v...v.
    Được Mr_hoang sửa chữa / chuyển vào 04:12 ngày 01/07/2009
    Được Mr_hoang sửa chữa / chuyển vào 04:17 ngày 01/07/2009
  6. onamiowada

    onamiowada Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    14/06/2007
    Bài viết:
    6.401
    Đã được thích:
    20
    Vàng 1+2: Đồng ý. Bạn đọc lại luận điểm của tôi ở bài đầu tiên trong trang này về quyền tự quyết, hợp tác bình đẳng và cùng có lợi.

    Vàng 3: Đó là các tuyên bố mang tính chất ngoại giao. Không phải là chủ trương chính sách được đóng dấu "lưu hành nội bộ". Nếu không thì không cần thảo luận, mà chỉ cần copy 1 bài báo Nhân dân để trả lời bài mở đầu Topic rồi khoá Topic lại là được rồi.
    Tiếp, Topic này không bàn tới việc quốc gia nào là đồng minh trong tuần này, trong tháng này.
    - BTT đang gặp những khó khăn nhất thời. Hơn thế nữa, càng khó khăn, BTT càng cần đến sự hợp tác với những quốc gia như VN. Chắc khỏi cần dẫn chứng?!
    - Nhật bản thoát khỏi sự mất tự chủ trong chính sách đối ngoại chỉ là vấn đề thời gian.
    - Ấn độ là một nước không có tham vọng đế quốc. Nhưng họ có nhu cầu hợp tác để đảm bảo an ninh quốc phòng cho chính họ. Chắc không cần nhắc đến những động thái của Ấn độ tại VN thời gian qua.
    - Lào không là anh em của Việt nam, không là bạn của Việt nam. Lào là đối tác tốt (nhưng dưới cơ 1 chút) của Việt nam. Dẫn chứng: Bạn tự đi giao lưu với các cán bộ lãnh đạo của Lào để hiểu về tâm tư, nguyện vọng của họ.
  7. Mr_Hoang

    Mr_Hoang Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    23/12/2004
    Bài viết:
    8.879
    Đã được thích:
    10.411

    Trước hết phải định nghĩa đồng minh: đây là 1 dạng hợp tác KT-CT-QS có tính ràng buộc thường là bằng hiệp ước ký công khai. Đồng minh đòi hỏi các bên phải sử dụng sức mạnh quân sự để bảo vệ quyền lợi của nhau khi cần thiết.
    Dựa vào định nghĩa ấy:
    _ Bạn cho rằng trong vòng 10-20 năm nữa BTT sẽ chiến thắng đế quốc Mỹ và thống nhất triều tiên ? và sau đó có khả năng sử dụng sức mạnh QS của mình để giúp đỡ VN khi cần thiết (vấn đề biển đông )? Bạn cho VN có đủ sức mạnh QS để thực hiện cam kết của mình bảo vệ BTT trong trường hợp Mỹ và Nam triều tiên nhân danh abcd nào đó phát động tấn công quân sự BTT ? VN có lợi gì trong việc ràng buộc bản thân với BTT ? BTT có lợi gì trong việc làm đồng minh với VN ?
    _ Bạn cho rằng Nhật thích thú trong việc tái vũ tranh đất nước ? Mỹ và quan trọng hơn hết cộng đồng quốc tế nghĩ gì nếu nhật xé hiệp ước đầu hành tiến hành tái vũ trang ? Không quốc gia nào có thể tự quyết ngoại giao nếu không có lực lượng vũ trang chống lưng.
    _ Bạn cho rằng Ấn Độ sẽ huy động sức mạnh QS của họ để bảo vệ quyền lợi của VN ?
    _ Đối với mình thì Lào là anh em, bạn muốn cho rằng Lào là cái gì thì là chuyện của bạn; mình không muốn nói thêm về đề tài này.
    Đừng nhầm lẫn giữa "hợp tác đôi bên cùng có lợi" và "đồng minh", "đồng minh" đòi hỏi 2 bên cần có chung lợi ích sâu sắc, sống còn; và lợi ích do quan hệ giữa 2 nước mang lại lớn hơn cái giá phải trả khi huy động sức mạnh QS để bảo vệ lẫn nhau.
  8. onamiowada

    onamiowada Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    14/06/2007
    Bài viết:
    6.401
    Đã được thích:
    20
    Tạm Reply bạn về Định nghĩa đồng minh đã nhé. Còn việc phân tích cái lợi của cả 2 phía Việt - BTT, Việt - Nhật,v.v..... khi ký kết Hiệp ước với nhau thì để bài sau vậy.
    Trên lý thuyết, mình hoàn toàn đồng ý với định nghĩa về đồng minh của bạn. Nhưng trên thực tiễn, hành động quân sự ở mức độ như thế nào, không phụ thuộc nhiều vào bản Hiệp ước đó.
    Xin lấy 2 ví dụ:
    1. Ví dụ thứ nhất: lời của ông Nguyễn Văn Thiệu: "Hoa kỳ đã bỏ rơi đồng minh".
    2. Ví dụ thứ 2: Quan hệ đồng minh quân sự giữa Nhật bản và Hoa kỳ, trong tình huống tên lửa Bắc Triều tiên có nguy cơ rơi xuống lãnh hải Nhật bản hồi tháng 4 vừa qua:
    "Phản ứng của Hoa kỳ.
    Tuy vậy, theo AFP, ngày 29 tháng 3, trả lời phỏng vấn kênh truyền hình FoxNews, ông Robert Gates, Bộ trưởng Quốc phòng Hoa kỳ cho hay: "Hoa kỳ sẽ không đánh chặn tên lửa của Bắc Triều tiên". Ông cho biết: Hoa kỳ sẽ nghiên cứu phương án đánh chặn nếu tên lửa hướng tới Hawai, nhưng lần thử tên lửa này của Bắc Triều tiên, Hoa kỳ không có kế hoạch đánh chặn. Tên lửa này của Bắc Triều tiên không có khả năng bắn tới bờ Tây nước Mỹ - ông khẳng định.
    Còn theo tờ Nikkei Shimbun, trong cuộc phỏng vấn này, trả lời đề nghị bình luận về việc Nhật bản sẽ tiến hành đánh chặn tên lửa Bắc Triều tiên, ông Robert Gates cho hay: "Nếu các phần của tên lửa đẩy rơi xuống lãnh thổ Nhật bản, thì họ nói là sẽ hành động".
    Nguồn: http://ttvnol.com/forum/quansu/1116124/trang-17.ttvn
    Qua 2 ví dụ trên, có thể thấy Việt nam hoàn toàn có thể ký những bản Hiệp ước liên minh quân sự với Bắc Triều tiên, mà trên thực tế, có thể không hề giúp Bắc Triều tiên đánh Mỹ, một khi hai nước có xảy ra xung đột vũ trang. Tương tự, có thể ký Hiệp ước đồng minh với Nhật bản, mà chẳng có động thái quân sự nào khi Bắc Triều tiên tấn công Nhật bản.
    Xuất quân giúp đồng minh hay không xuất quân, không phụ thuộc vào 1 mảnh giấy mà ta gọi là HIệp ước, mà hoàn toàn dựa trên việc cân nhắc hơn thiệt của việc xuất quân đó.
  9. ngochai12a2

    ngochai12a2 Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    02/01/2008
    Bài viết:
    2.078
    Đã được thích:
    959
    Thế người ta gọi là bắt cá hai tay , tệ hơn nữa là còn cho mình là kẻ bội tín . Đến lúc đó bị đánh thì chả ai nó thèm cứu , có khi nó còn ủng hộ ngầm phe kia
    Được ngochai12a2 sửa chữa / chuyển vào 06:40 ngày 01/07/2009
    Được ngochai12a2 sửa chữa / chuyển vào 06:41 ngày 01/07/2009
  10. Mr_Hoang

    Mr_Hoang Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    23/12/2004
    Bài viết:
    8.879
    Đã được thích:
    10.411
Trạng thái chủ đề:
Đã khóa

Chia sẻ trang này